HỌc viện nông nghiệp việt nam


ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỆM



tải về 4.84 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38491
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỆM


Ngành nông nghiệp của huyện Tiền Hải luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được sàng lọc và đưa vào phục vụ sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao.

Theo số liệu thu thập từ xã và kết quả phỏng vấn sâu cán bộ xã, tại khu vực nghiên cứu, có các ngành kinh tế sản xuất nông-ngư nghiệp là: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và NTTS. Theo kết quả phỏng vấn sâu cán bộ các xã vùng đệm năm 2014, cơ cấu kinh tế là:



Hình 4.8. Tỷ trọng giá trị kinh tế các xã vùng đệm khu bảo tồn năm 2015

Nguồn: Phỏng vấn cán bộ xã (2015)

Như vậy theo hình 4.7 thì tỷ trọng cơ cấu kinh tế ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chiếm tỷ trọng kinh tế lớn và mang lại giá trị sản xuất lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của các xã trong khu vực nghiên cứu là 53,9%; sau đó là trồng trọt chiếm 28,2%, thương mại dịch vụ là 17,6% và cuối cùng là chăn nuôi 0,3%. Tuy nhiên, trồng trọt lại là ngành mang lại nguồn thu nhập chính trong tổng thu nhập (77,3%) và sau đó mới là ngành đánh bắt (23,3%) và nuôi trồng thủy sản (36,7%). Trong đó 81,9% số thành viên của hộ gia đình có nghề nghiệp chính là các ngành nghề này (bảng 4.4).

Bảng 4.4. Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ điều tra tại địa điểm nghiên cứu


Sinh kế

Số hộ tham gia (n = 90)

Tỷ lệ (%)

Trồng trọt

70

77,3

Chăn nuôi

27

30

Khai thác thủy hải sản

21

23,3

NTTS

33

36,7

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm... nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH ở Việt Nam nói chung và Tiền Hải nói riêng. Vì vậy, thiệt hại trong NTTS những năm gần đây có xu hướng gia tăng. BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thủy sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loại thủy sản do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm. Từ đó làm thu hẹp ngư trình đánh bắt, số lượng bắt và số lượng NTTS.

Mỗi loại cây trồng hay bất cứ loại cây khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau như giống, đất trồng, nước, phân bón, các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, biên độ canh tác,… Mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều tác động tới cây trồng có thể gây chết, tăng hoặc giảm số lượng, giảm chất lượng cây trồng. Trong đó, sự biến đổi khí hậu được coi là yếu tố bất thường của thời tiết, có tác động không nhỏ tới năng suất và chất lượng cây trồng. Dưới đây là bảng những tác động của thời tiết và những thiên tai đến các lĩnh vực đời sống theo cảm nhận của người dân.

Bảng 4.5. Mức độ tác động của thời tiết, thiên tai đến các lĩnh vực đời sống ở các xã vùng đệm của huyện Tiền Hải



Lĩnh vực đời sống

Những yếu tố tác động

Nhiệt độ tăng cao

Hạn hán/Nắng nóng

Nhiễm mặn

Ngập úng/ nước biển dâng

Bão

Rét đậm rét hại

Lượng mưa thay đổi

Sức khỏe

***

**

*

*

***

**

**

Mất tài sản

0

0

0

0

***

0

0

Thu nhập

**

**

*

*

***

*

0

Sản xuất lúa và hoa màu

**

**

**

*

***

**

*

Nuôi trồng thủy sản

**

*

*

0

***

**

**

Đánh bắt thủy sản

0

0

0

0

***

*

0

Du lịch sinh thái

0

0

0

0

***

**

0

Buôn bán nhỏ

0

0

0

0

*

***

0

Chú giải: - Không ảnh hưởng: 0 - Ảnh hưởng nhẹ: *

- Ảnh hưởng trung bình: ** - Ảnh hưởng nặng: ***

Nguồn: Phỏng vấn họp nhóm (2015)

Từ bảng 4.5 trên ta thấy, theo cảm nhận của người dân, các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, nắng nóng, rét đậm rét hại ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống, sản xuất ở mức độ trung bình. Trong đó, bão là yếu tố gây ảnh hưởng nặng nhất và ảnh hưởng trên tất cả các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các hoạt động sản xuất lúa và hoa màu, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, sức khỏe của người dân đều được người dân cho là ảnh hưởng nặng nhất.

Bên cạnh đó từ điều tra phỏng vấn hộ gia đình thì mức độ tác động của những loại hình thời tiết do BĐKH gây ra là:

Bảng 4.6. Tác động của những yếu tố thời tiết do BĐKH gây ra tại khu vực nghiên cứu



Hiện tượng

(n = 90)

Trồng trọt

Số hộ (%)

Chăn nuôi

Số hộ (%)

NTTS

Số hộ (%)

ĐBHS

Số hộ (%)

Xếp loại

Bão

87,8

16,7

97,8

55,6

1

Mưa lớn

72,2

0,00

76,7

11,1

4

Rét đậm, rét hại

75,6

27,8

64,4

20,0

3

Nắng nóng gay gắt

77,8

13,3

88,9

10,0

2

Xâm nhập mặn

22,2

0,00

31,1

13,3

5

Xếp loại

2

4

1

3




Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Từ bảng 4.6 cho thấy, mức độ tác động của các hiện tượng BĐKH lên từng hoạt động sản xuất, cụ thể là hoạt động NTTS bị tác động nhiều nhất, kế đến là hoạt động trồng trọt, sau đó là đánh bắt hải sản (ĐBHS) và cuối cùng là chăn nuôi. Bên cạnh đó, bảng trên cũng cho biết loại hình thời tiết ảnh hưởng nhiều nhất lên các loại hình sinh kế chính của ngành sản xuất nông nghiệp là bão và ảnh hưởng ít nhất là xâm nhập mặn.

Theo số thu thập được từ cán bộ xã tại khu vực nghiên cứu, mức độ thiệt hại do bão Sơn Tinh năm 2012 của các hộ gia đình như sau:

Bảng 4.7. Mức độ thiệt hại của các hộ gia đình sau cơn bão Sơn Tinh năm 2012



Thiệt hại

Số hộ thiệt hại

(hộ với n = 90)



Tỷ lệ thiệt hại (%)

Thiệt hại TB (triệu đồng)

Sản xuất nông nghiệp

23

92

7,2

Đánh bắt thủy sản

2

100

22,5

Nuôi trồng thủy sản

11

100

333,6

Thiệt hại tài sản và nhà cửa

24

80

15,9

Nguồn: Phỏng vấn cán bộ xã (2015)

Các hộ gia đình thực hiện nuôi trồng thủy sản là những hộ chịu thiệt hại nặng nề nhất do bão xảy ra muộn, đúng thời điểm bán tôm cùng giá của các loại này rất cao với số lượng nuôi nhiều và có số tiền đầu tư sửa chữa lại ao, đầm tương đối lớn và hậu quả do bão có thể ảnh hưởng đến tất cả các vụ nuôi sau. Các hộ đánh bắt thủy hải sản có mức thiệt hại nhỏ hơn so với hộ nuôi trồng vì sau khi nghe dự báo có bão, người dân đã chủ động không ra khơi nên thiệt hại trên chủ yếu là thiệt hại do sửa chữa tàu thuyền. Tuy số hộ bị thiệt hại cao (92%) nhưng số hộ sản xuất nông nghiệp lại có thiệt hại ở mức trung bình 7,3 triệu đồng, thấp hơn các hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do đây là cơn bão muộn, người dân đã thu hoạch hết cây trồng của vụ mùa và bắt đầu gieo trồng hoa màu cho vụ đông, các cây trồng bị thiệt hại chủ yếu là các cây con mới trồng nên thiệt hại không nhiều.


4.3.1. Ảnh hưởng của BĐKH đến trồng trọt


Theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình có 70/90 hộ được phỏng vấn có tham gia hoạt động trồng trọt. Các loại cây trồng tại địa phương là: lúa, đậu tương, ngô, khoai tây. Ở đây, lúa là cây trồng chính (70/70) cung cấp hầu hết nhu cầu lương thực trong sinh hoạt và chăn nuôi của người dân nơi đây. Mặc dù cây lúa không mang lại hiệu qủa cao nhưng lại được hết sức chú trọng trong sản xuất, sản lượng đạt 125,5 tạ/ha/năm; tiếp đến là cây lạc chiếm 67,1% với sản lượng là 23,4 tạ/ha/năm; sau đó là đậu tương (54,3%) và ngô (47,1%); cuối cùng là khoai tây (25,7%) với sản lượng 160 tạ/ha/năm (bảng 4.8).

Bảng 4.8. Hiện trạng và năng xuất cây trồng chính qua các hộ điều tra


tại địa điểm nghiên cứu


Cây trồng

2015 (với n = 70)

2010 (với n = 70)

Số hộ tham gia (hộ)

Tỷ lệ

(%)

Năng suất (tạ/ha/năm)

Số hộ tham gia (hộ)

Tỷ lệ

(%)

Năng suất (tạ/ha/năm)

Lúa

70

100

125,5

80

100

105,5

Lạc

47

67,1

23,4

55

71,4

25,5

Đậu tương

38

54,3

18,2

38

18,2

18,2

Khoai tây

18

25,7

160

10

14,3

149,2

Ngô

33

47,1

50

33

47,1

49,8

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Theo bảng 4.8 ta thấy, năng suất cây trồng qua các năm tương đối ổn định, tuy nhiên số lượng các hộ tham gia vào sản xuất một số loại cây trồng có biến động như: lúa năm 2010 có 80 hộ tham gia sản xuất đến năm 2010 chỉ còn 70 hộ, lạc năm 2010 có 55 hộ tham gia sản xuất đến năm 2015 còn có 47 hộ, hay khoai tây năm 2010 chỉ có 10 hộ tham gia đến năm 2015 có 18 hộ tham gia mà nguyên nhân đa số những hộ này cho biết do điều kiện khí hậu thay đổi thất thường, đất nông nghiệp bị mặn hóa và phèn hóa nên một số loại cây trồng không còn phù hợp gây nhiều dịch bệnh, năng suất giảm và hiệu quả kinh tế không được cao.

Lúa là cây trồng cần các điều kiện nhất định về nhiệt độ, ánh sáng…. Nếu năm nào điều kiện thời tiết bất lợi thì năng suất kém. Năng suất là yếu tố dễ bị ảnh hưởng nhất và là biểu hiện rõ rệt nhất của những tác động thời tiết đến cây trồng. Các yếu tố biến đổi khí hậu tác động làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng, từ đó làm giảm sinh khối, chất lượng nông sản. Các yếu tố thường tác động trực tiếp vào năng suất như mưa, bão vào thời gian thu hoạch, hay tác động gián tiếp tới cây trồng thông qua các yếu tố nắng, mưa, rét bất thường, tác động đến mỗi quá trình của cây trồng, dẫn đến sự sụt giảm về năng suất, chất lượng. Hiện nay do ảnh hưởng của BĐKH đến cây trồng đặc biệt là cây lúa nên nó không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng màu khác hoặc rau màu khác, ngoài ra người dân ven biển cũng đã nhận thấy sự hiệu quả của NTTS.



Tiền Hải là huyện trọng điểm của sản xuất lúa, năm 2014 đóng 12,09% vào tổng sản lượng nông nghiệp của tỉnh (Chi cục Thống kê, 2014). Tuy nhiên theo số liệu điều tra 90 hộ gia đình tại địa điểm nghiên cứu cho thấy năm 2010 tổng diện tích là 41,34ha và năm 2014 chỉ còn 37ha đã giảm 10,5%. Người dân cho biết nguyên nhân chủ yếu là: đất bị nhiễm mặn, ngập úng khi mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường gây sâu bệnh nên trồng lúa kém hiệu quả.

Cây lúa trên địa bàn nghiên cứu được gieo trồng ở hai vụ: vụ Xuân và vụ Mùa. Theo số liệu điều tra các hộ trên địa bàn nghiên cứu, cả hai vụ đều có diện tích tương đương nhau. Từ số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Tiền Hải và kết quả điều tra cho thấy BĐKH đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành trồng trọt của huyện, đặc biệt là cây lúa. Tác động tiêu cực của BĐKH (bão, xâm nhập mặn, mưa ngập…) đã làm thu hẹp diện tích trồng trọt (giảm bình quân 1,23% lúa xuân và 0,12% lúa mùa), giảm năng suất cây trồng (giảm bình quân 0,52% lúa xuân và 3,55% lúa mùa) dẫn đến sản lượng giảm (giảm bình quân 1,74% lúa xuân và 3,66% lúa mùa), thiệt hại về giá trị kinh tế. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm rét hại, bão, lụt, sương muối, mưa axit... làm cho cây trồng bị chết hàng loạt làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, đời sống của người dân. Trong giai đoạn 1994 – 2014, năng suất lúa biến đổi theo năm, năng suất trung bình của vụ Xuân là 65,2 tạ/ha thì năng suất trung bình của vụ Mùa là 56,6 tạ/ha. Sự chênh lệch về năng suất 2 vụ là 8,6 tạ/ha.

Hình 4.9. Năng suất lúa vụ Mùa và Vụ Xuân tại điểm nghiên cứu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải, 2015

Từ hình 4.9 ta thấy, diễn biến năng suất tăng giảm theo từng năm. Với vụ Mùa năm 2005 và 2012 có năng xuất thấp chỉ đạt 34,09 tạ/ha và 33,25 tạ/ha Do năm 2005, từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9 có 4 cơn bão đổ bộ và 2012 Tiền Hải chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão vào những thời điểm lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch của cây lúa gây giảm năng suất rõ rệt. Đặc biệt, năm 2012, huyện Tiền Hải bị thiệt hại nặng nề khi cơn báo Sơn Tinh đổ bộ trực tiếp vào địa bàn. Đây là cơn siêu bão lớn nhất trong vòng 10 năm qua, bão cấp 12 giật trên cấp 13, gây thiệt hại vô cùng to lớn đến cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất của người dân. Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiền Hải thống kê lượng diện tích canh tác bị thiệt hại sau khi cơn bão đi qua, Tiền Hải là huyện có diện tích lúa thu hoạch muộn nhất do đó bị thiệt hại nặng nề nhất toàn tỉnh

- 5.922,68 ha lúa bị thiệt hại nặng, trong đó có 1.437,8 ha mất trên 70% năng suất; 4.485,2 ha mất trên 40% năng suất.

- 2.136,65 ha hoa màu và cây vụ đông bị thiệt hại (1.652 ha thiệt hại trên 70%; 48,47 ha thiệt hại trên 30%)

- Cây công nghiệp dài ngày thiệt hại 90 ha

- Cây công nghiệp ngắn ngày 132 ha

- Cây ăn quả tập trung 204 ha

Vụ Mùa thường kéo dài bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 nên vụ Mùa thường chịu tác động nhiều từ thiên tai thời tiết như bão, hạn hán, lũ lụt,..



Trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp thống kê đánh giá sự tác động của yếu tố khí tượng - thủy văn đến năng suất lúa ở khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy có, tương quan giữ lượng mưa với năng suất lúa mùa là tương quan nghịch có giá trị rất cao (R=-0.650, p < 0,05). Hình 4.10 mô tả mối tương quan giữa lượng mưa và năng suất.

Hình 4.10. Mối tương quan giữa năng suất vụ Mùa với lượng mưa tại địa điểm nghiên cứu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải (2015)

Từ hình 4.10 ta thấy, mối tương quan giữa năng suất lúa và lượng mưa của huyện Tiền Hải trong 20 năm gần đây từ năm 1994 - 2014 khá cao. Năm 2005 và 2012 vụ mùa có năng suất chỉ đạt 34,09 và 33,25 tạ/ha. Nguyên nhân chính do năm 2005 do ảnh hưởng của 4 cơn bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của lúa như:

- Từ ngày 29 - 31/7 mưa lớn 150 - 170mm. Vào thời gian gieo cấy làm chậm thời vụ.

- Từ ngày 12 - 14/8 mưa lớn 130 - 160mm gây úng ngập trong thời gian lúa đẻ nhánh tập trung, làm hạn chế số nhánh và ảnh hưởng đến sinh trưởng.

- Từ ngày 18 - 20/9 mưa lớn 140 - 150mm vào đúng thời kỳ lúa đang làm đòng và chuẩn bị trổ bông, làm đứt rễ, đổ ngã, dập lá lúa dẫn đến tỷ lệ lúa bị lép hạt cao. Cùng với đó, một số diện tích bị bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn.

- Từ ngày 27 - 29/9 mưa lớn 150 - 170mm vào thời kỳ lúa trổ đại trà và phơi màu vào mẩy, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất bình quân 30 - 35%

Còn với năm 2012 chịu ảnh hưởng của cơn bão đổ bộ vào thời gian từ ngày 28 – 29/10/2012, với gió giật cấp 6, cấp 7 và kèm theo mưa lớn 300mm đúng vào thời điểm lúa đang chín, đang thu hoạch, gây gãy đổ, rụng bông làm cho năng suất vụ Mùa giảm.

Bên cạnh đó, là năng suất vụ Xuân. Vụ Xuân do thời tiết thuận lợi hơn nên năng suất mang lại cũng cao hơn. Tương tự tác giả cũng xét tương quan giữa năng suất và điều kiện khí tượng - thủy văn tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy, số ngày rét đậm - rét hại với năng suất lúa Xuân là tương quan nghịch có giá trị rất cao (R=-0.827, p <0,05 ).



Hình 4.11. Mối tương quan giữa năng suất vụ Xuân với số ngày rét đậm tại địa điểm nghiên cứu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải (2015)

Theo hình 4.11, điển hình vụ Xuân năm 2008 rét đậm rét hại kéo dài chưa từng có, làm cho 1.700 ha mạ, 15.000 ha lúa cấy và 2.500 ha cây màu bị chết rét, mức thiệt hại lên tới 100,2 tỷ đồng, là vụ có diện tích mạ chết nhiều nhất, cũng là năm nhiệt độ xuống thấp nhất. Nhiệt độ trung bình 2 tháng 1 và 2 năm 2008 là 14oC, thấp hơn nhiệt độ trung bình của cả giai đoạn (16,69oC) là 2,39oC, nhiều ngày có nhiệt độ xuống dưới 13oC, kể cả 8oC, do đó trong thời gian dài không thể gieo mạ được, ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng, làm giảm diện tích mạ phát triển được và diện tích cấy lúa cũng như hoa màu vụ Đông. Số ngày rét đậm rét hại trong năm cũng tương đối nhiều (41 ngày rét đậm, trong đó có 28 ngày rét hại và thành 5 đợt rét kéo dài, chủ yếu là vào tháng 1 và tháng 2), ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông nghiệp làm năng suất giảm còn 45,46 tạ/ha. Hay vụ xuân 2011, có số ngày rét đậm lên đến 47 ngày với 30 ngày rét hại, đặc biệt trong tháng 1/2011 không khí lạnh tăng cường liên tiếp, 3 - 4 ngày lại có một đợt rét đậm - rét hại kéo dài, có những đợt rét đậm làm nền nhiệt độ giảm - 3,8oC so với trung bình nhiều năm. Sang đến tháng 3 có nhiều đợt rét đậm làm nhiệt độ trung bình giảm 2,9oC làm cho thời gian sinh trưởng, lúa trỗ muộn nên năng suất chỉ đạt 35,54 tạ/ha thấp nhất trong giai đoạn 1994-2014. Vụ xuân 2007, nhiệt độ ấm bất thường của những tháng đầu năm làm cho cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh rút ngắn thời gian sinh trưởng, có nhiều nơi cây lúa trỗ sớm vào tháng 4 gặp rét cuối mùa gây tỷ lệ lép hạt cao, năng suất giảm nghiêm trọng chỉ đạt 69,85 tạ/ha.

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng tực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng. Theo Shouichi Yoshida (1981), trong từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau, cây lúa sẽ chịu sự tổn hại ở các mức độ khác nhau khi nhiệt độ nhỏ hơn 20oC và lớn hơn 35oC. Nhiệt độ trung bình thích hợp nhất cho cây lúa phát triển là từ 26oC đến 28oC. Ở nhiệt độ 28oC, phần lớn các giống lúa đều đạt trọng lượng hạt tối đa vào khoảng 13 - 20 ngày sau khi thụ phấn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).



Thời tiết diễn biến bất thường cùng với yếu tố thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng phát sinh không theo quy luật hàng năm và xuất hiện thêm những kiểu sâu bệnh mới.

Hình 4.12. Tần suất phun thuốc BTVT 5 năm trước và hiện nay

Nguồn: Thảo luận nhóm, 2015

Từ hình 4.12 ta nhận thấy, có sự thay đổi rõ rệt về tần suất phun thuốc BVTV hiện nay và 5 năm trước. 5 năm trước tần suất phun trung bình chỉ 3,6 lần/hộ/vụ, thông thường là 3 lần/hộ/vụ (chiếm 40%) và không có hộ nào phun đến 6 lần/vụ. Trong khi đó hiện nay số lần phun nhiều hơn, trung bình phun 4,9 lần/hộ/vụ, thông thường là 5 lần/hộ/vụ (chiếm 26,7%), số lần phun đến 7 lần/vụ đã xuất hiện (chiếm 13,3%). Theo cán bộ khuyến nông của huyện Tiền Hải và ý kiến của các hộ tham gia phỏng vấn, mấy năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh hại có xu hướng gia tăng rõ rệt, các trà lứa sâu rải rác, không cụ thể và không xử lý gọn được trong thời gian ngắn nên phải phun thuốc nhiều lần, chủ yếu là phun kép, diệt trừ đến hai loại sâu bệnh trong một lần phun. Tùy theo điều kiện thời tiết, mức độ sâu bệnh và vòng đời của sâu trên cây trồng mà tần suất phun thuốc giữa các hộ cũng khác nhau.

Bất cứ cây trồng nào vật nuôi nào ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu thì phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật.... đều ảnh hưởng đến cây trồng. Trong sản suất lúa hiện nay dưới sự ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa và hiệu quả kinh tế mà cây lúa đem lại. Vì vậy mà người sản xuất quyết định đầu tư ở mức nào phù hợp với từng mùa vụ là điều quan trọng. Do sự khác nhau về điều kiện thời tiết, khí hậu và sử dụng giống khác nhau cho nên đầu tư giữa hai vụ cũng khác nhau.

Đối với địa điểm nghiên cứu là vùng ven biển, cửa sông chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH thì quy trình chăm sóc, bón phân cần được cân đối cho lúa khỏe, cây cứng nhằm tăng khả năng chống chịu, hạn chế thấp nhất các thiệt hại thiên tai, thời tiết, sâu bệnh, bảo đàm an toàn về năng suất.

Bảng 4.9. Chi phí sản xuất lúa của các hộ được điều tra thực tế

ĐVT: nghìn đồng/1 sào



Chỉ Tiêu

ĐVT

Vụ Xuân

Vụ Mùa

SL

GT(1000đ)

SL

GT(1000đ)




1000đ




164,56




182,12

- Giống

Kg

2,89

15,82

2,96

18,00

- Đạm

Kg

5,33

25,05

4,60

21,63

- Kali

Kg

2,95

13,28

3,76

16,92

- Phân chuồng

Tạ

2,55

17,60

2,71

18,70

- NPK

Kg

25,08

50,16

28,13

56,27

- Thuốc BVTV

1000đ




23,46




31,70

- Thủy lợi phí

1000đ




12,60




12,60

- Nộp HTX

1000đ




6,30




6,30

Nguồn: Điều tra hộ gia đình (2015)

Theo điều tra phỏng vấn hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu, mức đầu tư chi phí cho bình quân một sào lúa ở vụ Xuân là 164,56 nghìn đồng thấp hơn vụ Mùa là 182,12 nghìn đồng (bảng 4.14). Vụ xuân cơ cấu giống lúa lai khoảng 30%, đối với vụ Mùa phải đối mặt với nhiều cơn bão, cơ cấu giống lúa lai tăng lên khoảng 40 - 50% do lúa lai thân cứng, có khả năng chống đổ do bão lũ, đảm bảo về năng suất, giảm thiệt hại do bão, ngập úng. Vụ Mùa với cơ cấu giống lúa lai cao hơn vụ Xuân, trong khi lượng phân sử dụng cho lúa lai cao hơn hẳn lúa thuần, dẫn đến sự chênh lệch về mức độ sử dụng phân bón trong 2 vụ.

Vụ Mùa, thời tiết diễn biến thất thường cây lúa xuất hiện nhiều loại sâu, bệnh hại như dòi đục lá, khô vằn, đạo ôn, bạc lá, sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân..., mỗi giai đoạn sinh trưởng là một loại sâu bệnh khác nhau, như đầu vụ thường xuất hiện dòi đục lá, giai đoạn sau đẻ nhánh thì xuất hiện đạo ôn, đến khi phát triển làm đòng thì khó tránh khỏi sâu cuốn lá, thời điểm lúa trỗ thì lại gặp phải sâu đục thân. Chính vì vậy, Vụ Mùa có chi phí cho thuốc BVTV lớn hơn (31,70 nghìn đồng/sào).

Các yếu tố làm ảnh hưởng năng suất và diện tích cây trồng chủ yếu là mưa, bão lớn, các yếu tố nhiệt độ, trong đó bão vẫn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa và các cây trồng khác.


4.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS


Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện Tiền Hải trong giai đoạn từ năm 2007 - 2014 hầu như tăng vọt. Nguyên nhân có sự tăng lên về diện tích nuôi thuỷ hải sản 5 năm trở lại đây là do người dân đã nhận thấy được vai trò của nuôi trồng hải sản đối với phát triển kinh tế gia đình là rất lớn, đặc biệt là tôm và ngao. Có thể nói, nghề nuôi hải sản có thể thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, khai thác và đánh bắt hải sản ở ngoài tự nhiên. Bên cạnh đó chủ trương của chính phủ về việc khuyến khích mở rộng mô hình nuôi trồng thuỷ sản và các chính sách chuyển đổi ruộng từ đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cũng như chính sách hỗ trợ vốn,... Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ năm 2007 là 2700ha đến năm 2014, huyện có tổng diện tích nuôi trồng là 5.135 ha trong đó, diện tích nuôi nước ngọt đạt 907 ha; diện tích nuôi nước lợ đạt 2.046 ha; diện tích nuôi nước mặn 1.120 ha.

Hình 4.13. Diện tích NTTS của huyện Tiền Hải giai đoạn 2007 – 2014

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tiền Hải (2014)

Trong những năm gần đây, người dân đã sử dụng diện tích nước mặn, lợ vào nuôi trồng thuỷ sản, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Các xã trong khu vực nghiên cứu phát triển nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến trong các ao đầm có diện tích lớn, như ở các xã Nam Thịnh, Nam Phú.







Hình 4.14. Cơ cấu diện tích nuôi phân theo các loại hình nuôi mặn lợ qua các hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)



Theo hình, cơ cấu diện tích nuôi trồng đã có những thay đổi lớn, diện tích nuôi ngao tăng mạnh năm 2010 có 32,4% đến năm 2014 chiếm 42,3% do người dân đã nhận thấy sự thuận lợi của vùng bãi triều cho phát triển nuôi ngao, cùng với đó chi phí nhỏ hiệu quả kinh tế cao thời vụ nuôi có thể kéo dài quanh năm, không phải đầu tư thức ăn. Việc nuôi ghép các đối tượng như rong câu, cua xanh, tôm rảo, cá nước lợ và tôm sú,... lại chiếm tỷ lệ rất lớn đạt khoảng 33,2% năm 2014.

Đối tượng nuôi chủ yếu của khu vực là tôm, ngao, cua, cá (vược, song...) và một số loại rong biển. Tổng sản lượng NTTS tăng tương đối nhanh trong năm 2008 (sản lượng đạt 9704 tấn). Tuy nhiên đến năm 2010 (giảm 11,86%) và 2012 (giảm 10,8%) lại chững lại và đến năm 2014 (còn 8349 tấn) thì có dấu hiệu đi xuống chứng tỏ sự phát triển chưa có dấu hiệu ổn định theo xu thế bền vững. Trong đó, ngao đạt sản lượng 4100 tấn, tôm sản lượng 1.442 tấn, cá (vược, song, rôphi) sản lượng 720 tấn, cua 565 tấn và rau câu sản lượng 1640 tấn.



Hình 4.15. Diễn biến sản lượng hải sản nuôi qua các điều tra các hộ gia đình tại khu vực nghiện cứu

Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ (2015)

Theo điều tra hộ gia đình có 23/90 hộ tham gia vào nuôi trồng thủy sản, đa số đều cho rằng sản lượng này đều thấp hơn so với những năm trước mà nguyên nhân chủ yếu là:

+ Do dịch bệnh nhiều vì sự thay đổi thời tiết: mưa nắng nhiều, thất thường và ô nhiễm nguồn nước trong và ngoài ao nuôi.

+ Do hậu quả của bão, đặc biệt là cơn bão Sơn Tinh năm 2012 chưa được khắc phục triệt để.

+ Do các hộ chuyển đổi nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp chưa có kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật cao vào nuôi trồng

Các yếu tố thời tiết là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng, mang tính chất quyết định chất lượng và sản lượng của sản phẩm từ NTTS. Trong đó, các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, bão, nước biển dâng…hay các thiên tai thời tiết như bão, hạn hán, sương muối, số ngày nắng nóng, rét đậm,...đã và đang tác động nghiêm trọng đến hoạt động NTTS ở các xã vùng đệm huyện Tiền Hải. Theo báo cáo Phòng NN&PTNT, sự thay đổi môi trường đột ngột, nhiệt độ cao, rét đậm kéo dài đã gây chết hàng loạt tôm, ngao... làm chết gần như toàn bộ đàn tôm cá bố mẹ và đàn thủy sản nuôi qua đông, gây thiệt hại rất lớn vào các năm 2004, 2005. Riêng năm 2010 ngao chết thiệt hại hơn 40 tỷ đồng, năm 2012 bão số 8 thiệt hại trên 500 tỷ đồng. .

Nhìn chung diện tích bãi triều được quy hoạch để phát triển nuôi ngao phù hợp với đặc điểm sinh học của đối tượng nuôi. Theo số liệu điều tra tại điểm nghiên cứu, năm 2010 tổng số diện tích nuôi ngao là 181ha nhưng đến năm 2014 chỉ còn 170ha, giảm 6.08%. Nguyên nhân chủ yếu được người dân cho biết do ngao được nuôi ở môi trường mở, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như bão, nắng mưa bất thường (mưa giông lớn khi đang phơi bãi), nhiệt độ ngày đêm dao động lớn (>80C), thời gian phơi bãi dài (> 12 giờ/ngày), chất đáy có tỷ lệ cát cao (> 95%).... Mà hiện nay do ảnh hưởng của BĐKH, thời tiết diễn biến phức tạp ngao chết hàng loạt ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng và hiệu quả kinh tế của người dân. Cùng với đó giá cả ngao thương phẩm thấp năm 2003 giá ngao 20 - 22 nghìn đồng/kg, năm 2014 giá ngao chỉ còn 12 - 16 nghìn đồng/kg, chi phí đầu tư lớn do đó rất nhiều hộ gia đình không đủ khả năng đầu tư nuôi trồng tiếp.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của BĐKH, thời tiết diễn biến ngày một phức tạp khó lường, trực tiếp nhất là các cơn bão lớn đổ bộ vào tỉnh đã làm biến dạng mặt bãi nuôi ngao, gây chết và thất thoát ngao nuôi ở một số bãi triều, năng suất giảm ảnh hưởng đến kinh tế, gây khó khăn cho người dân.



Hình 4.16. Năng suất ngao tại địa điểm nghiên cứu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải (2015)

Theo hình 4.16 biểu thị năng suất ngao tại điểm nghiên cứu từ năm 2004 - 2014 thì năng suất ngao tăng giảm theo từng năm. Sở dĩ năm 2005 có năng suất thấp 13,16 tấn/ha do từ tháng 7 - 9 Tiền Hải phải hứng chịu 4 cơn bão liên tiếp. Hay bão số 8/2012 diện tích thiệt hại là 1100 ha, trong đó diện tích ngao bị ảnh hưởng 30 - 70% là 400ha, dưới 30% là 600ha nên năng suất năm 2012 chỉ đạt 10,67 tấn/ha. Và đợt bão số 2 ngày 23 - 24/6/2013, diện tích ngao chết 150 ha với tỷ lệ chết từ 8 - 10%, ngao chết do bị sóng đánh dồn về phía chân vây với mật độ cao (> 700 con/m2), gây thiếu ôxy cục bộ, ngao yếu kết hợp với chất lượng nước sau bão từ nhiều nguồn đổ về nên ô nhiễm, ngọt hóa đã gây chết ngao nuôi.

Ngao được nuôi trong môi trường mở, nên sẽ chịu tác động của rất nhiều yếu tố thời tiết. Ta xét sự tương quan của năng suất vụ ngao với các hiện tượng thời tiết do BĐKH gây ra tại điểm nghiên cứu. Xét sự tương quan giữa năng suất ngao với các yếu tố tự nhiên do BĐKH gây ra. Kết quả cho thấy, tương quan giữa số ngày mưa lớn có tương quan nghịch rất cao với năng suất ngao (R = -0.712, p< 0,1).

Bão thường kèm theo mưa lớn và đạt trung bình 200 - 300mm, chiếm khoảng 30% tổng số lượng mưa toàn mùa mưa, dẫn đến hiện tượng ngọt hóa, giảm pH và tăng độ đục, gây hiện tượng sốc đối với vật nuôi. Cùng với đó đối với nghề nuôi thủy sản nước lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.



Hình 4.17. Mối tương quan giữa năng suất ngao và ngày có mưa lớn (200 -300 mm) tại địa điểm nghiên cứu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải (2015)

Từ hình 4.17 ta thấy, năm 2005, 2012 là năm có số ngày mưa lớn cao nhất đạt 14 và 13 ngày thì năng suất ngao rất thấp chỉ đạt 13,16 và 10,67 tấn/ha. Năm có năng suất cao nhất là năm 2014 đạt 23.9 tấn/ha thì số ngày có mưa lớn thấp chỉ 6 ngày. Điều này chứng tỏ phần nào sản lượng phụ thuộc vào lượng mưa. Điển hình, đợt mưa lớn (300mm) ngày 8/2012, qua kiểm tra diện tích ngao chết khoảng 107ha, trong đó 91ha ngao chết với tỷ lệ từ 5 - 20%, diện tích còn lại 16 ha ngao chết với tỷ lệ chết 50 - 60%. Nguyên nhân gây chết ngao nuôi, thời gian ngao chết vào kỳ triều kém (15 - 20cm), thời tiết nắng nóng, ngao chết tập trung những vây nuôi có mặt bãi cao, nắng nóng xen kẽ mưa lớn nên độ mặn giảm đột ngột (0 - 20/00), đã gây sốc cho ngao, thời gian độ mặn thấp kéo dài đã làm cho ngao yếu và gây chết.

Ngoài ra, bão và áp thấp nhiệt đới gây ra những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, chòi canh, vây ngao... trên biển vì vậy tổn thất là điều khó tránh khỏi. Điển hình bão năm 2005, số chòi canh ngao bị hư hỏng và tốc mái là 350 cái, đầm bị thiệt hại trên 70% là 100ha. Sự tàn phá của bão và áp thấp còn ảnh hưởng đến sinh thái vùng nuôi, sau khi bão đi qua cần thời gian dài để hồi phục. So với sự thay đổi của các yếu tố thời tiết thì bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó nghiêm trọng hơn nhiều. Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị ảnh hưởng hoặc mất đi.

Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm như: hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đống hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch đối với bệnh tật, sự tăng trưởng... Nhiệt độ nước trong các ao đầm nuôi vùng tại điểm nghiên cứu trung bình dao động trong khoảng 25,2 - 26,7oC. Sự phân bố nhiệt độ nước trong các ao đầm nuôi trung bình của các tháng trong năm là có sự khác biệt nhau giữa các mùa. Đối với mùa hè từ tháng 5-10 nhiệt độ nước trung bình dao động trong khoảng 25 - 33oC và sự dao động nhiệt giữa ngày và đêm không nhiều, do đó rất thích hợp cho tất cả các đối tượng nuôi thủy sản như tôm sú, cua, cá, rong câu, cũng như ngao.... Đối với mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, nhiệt độ nước dao động trong khoảng 17 - 21oC là thấp so với các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Riêng hai tháng chuyển tiếp giữa hai mùa với nhau có sự giao thoa nhiệt độ, nhiệt độ trong tháng 3 là chế độ nhiệt chuyển tiếp từ mùa xuân sang mùa hè và trong tháng 11 là chế độ nhiệt từ mùa hè sang mùa đông, thường gây sốc nhiệt, và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển đối với các đối tượng nuôi. Số ngày nắng nóng trên 35oC có ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng và kéo dài tới ba năm sau. Nếu số ngày nắng nóng kéo dài đã làm giảm sức đề kháng của tôm, phát sinh dịch bệnh, suy giảm chất lượng môi trường và làm nghèo dinh dưỡng tự nhiên trong thủy vực.

Để minh chứng cho yếu tố nhiệt độ có tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, hình 4.18 mô tả sự tương quan giữa năng suất tôm với các yếu tố tự nhiên do BĐKH gây ra. Kết quả cho thấy, số ngày nắng nóng là biến gây tác động tương quan nghịch với năng suất tôm rất cao (R=-0.847, p<0,01).



Hình 4.18. Mối tương quan giữa năng suất tôm và số ngày nắng tại địa điểm nghiên cứu

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải (2015)

Ở hình 4.18 đã thể hiện mối tương quan giữa sản lượng tôm với số ngày nắng nóng, năm 2010 là năm có số ngày nắng nóng cao nhất 25 ngày và sản lượng NTTS chỉ đạt 210.8 kg/ha và năm 2008 là năm có số ngày nắng nóng thấp nhất 5 ngày với sản lượng tương ứng đạt 572,3 kg/ha. Theo Staples và Heales (1991), Bùi Quang Tề (2003) và Ngô Đăng Nghĩa (2008), nhiệt độ tăng cao trên 35oC làm cho tôm nuôi giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn, suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh và giảm tốc độ tăng trưởng thậm chí chết hàng loạt. Điều này cũng đã được đề cập trong nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2003) khi phân tích hiện tượng tôm nuôi bị chết tới 57% trong tổng số diện tích thả tôm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau năm 2002. Tác giả này đã khẳng định, nguyên nhân chính của thiệt hại năm 2002 là do hiện tượng El -Nino hoạt động mạnh trong năm 2002 đã làm nhiệt độ không khí tại khu vực Nam bộ tăng cao với thời tiết nắng nóng kéo dài hơn mức bình thường, “dẫn đến nhiệt độ nước ở các đầm nuôi tôm cũng tăng cao, chúng đã sốc cho tôm, làm cho tôm yếu, dễ bị bệnh chết” (Bùi Quang Tề, 2003). Sức khỏe của tôm nuôi như sức đề kháng, khả năng nhiễm bệnh và môi trường trong ao nuôi bị ảnh hưởng mạnh nhất do tác động của nhiệt độ trong ao nuôi bị ảnh hưởng mạnh nhất do tác động của nhiệt độ tăng trong mùa hè và thay đổi lượng mưa trong mùa mưa. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi là đối tượng bị thiệt hại nhất do bão lũ vì gây sạt lở đê bao, kênh mương, đường nội vùng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2003) và Mai Văn Tài và cs (2014).

Bảng 4.10. Chi phí sản xuất tôm qua một các hộ điều tra tại điểm nghiên cứu

ĐVT: đồng/1ha



STT

Các chỉ tiêu

2015

2010



Tổng chi phí sản xuất

50.000.000

70.000.000

1

Giống

25.000.000

40.000.000

2

Thức ăn

5.000.000

6.000.000

3

Nhân công

2.000.000

3.000.000

4

Thuốc xử lý nước

35.000

40.000

5

Thuốc bệnh

9.000

10.000

6

Thuốc khác

7.000

12.000

7

Vôi

4.000

6.000

8

Phân bón

2.000

5.000

9

Cải tạo ao

10.000.000

12.000.000

10

Trả lãi ngân hàng

1.000.000

1.500.000

11

Thuế nông nghiệp

45.000

72.000

12

Công thu hoạch

250.000

300.000

14

Chi khác

6.648.000

7.055.000

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình, 2015

Theo số liệu điều tra, khảo sát bảng 4.10, tổng chi phí sản xuất cho 1ha hoạt động nuôi tôm của hộ điều tra năm 2015 trung bình đạt 70 triệu đồng/ha, Trung bình có 40 triệu đồng/ha đầu tư cho con giống và 6 triệu đồng/ha cho thức ăn. Vốn cho thuốc xử lý nước 40 nghìn đồng/ha, thuốc bệnh 10 nghìn đồng/ha, thuốc diệt tạp (thuốc khác) cho NTTS là 12 nghìn đồng/ha. Vốn chi cho phân bón và chi vôi là tương đối thấp khoảng 11 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên tiền dành cho cải tạo đầm trung bình đạt 12 triệu đồng/ha.

Năm 2010 tổng chi phí sản xuất cho 1ha hoạt động nuôi tôm của hộ điều tra trung bình đạt 50 triệu đồng/ha. Trung bình có 25 triệu đồng/ha đầu tư cho con giống và 5 triệu đồng/ha cho thức ăn. Vốn cho thuốc xử lý nước 35 nghìn đồng/ha, thuốc bệnh 9 nghìn đồng/ha, thuốc diệt tạp (thuốc khác) cho NTTS là 7 nghìn đồng/ha. Vốn chi cho phân bón và chi vôi là tương đối thấp khoảng 6 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên tiền dành cho cải tạo đầm trung bình đạt 10 triệu đồng/ha.

So sánh giữa hai năm ta thấy, nhu cầu chi phí của năm 2015 ngày càng cao. Đặc biệt là chi phí cho cải tạo xây dựng ao nuôi, chi phí cho xử lý nước, thuốc bệnh, phân bón, vôi, cải tạo ao.... rất cao. Theo kết quả điều tra thì hiện nay đã chịu tác động bất lợi và tiêu cực từ những ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS thông qua nguồn nước, sức đề kháng của vật nuôi, con giống, dịch bệnh bùng phát... và qua đó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng vùng NTTS.

4.3.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến đánh bắt thủy sản


Nguồn lợi thủy sản và nghề cá sẽ chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Đặc biệt nghề cá quy mô nhỏ ven bờ với các loại ngư lưới cụ khai thác truyền thống và hàng trăm hộ gia đình đang sống phụ thuộc tại các xã ven biển như khu vực nghiên cứu, là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH. BĐKH và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái (HST) quan trọng ven bờ và nghề cá liên quan như HST rừng ngập mặn và nghề cá rừng ngập mặn ven biển,…

Rừng ngập mặn cùng với 2 hệ sinh thái biển – ven biển nhiệt đới điển hình (rạn san hô và thảm cỏ biển) quyết định phần lớn năng suất sơ cấp của toàn vùng biển. Rừng ngập mặn ven biển là cái nôi của nghề cá ven bờ (cả khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven bờ), dải rừng ngập mặn ven biển là những cái nôi của nguồn lợi thuỷ sản, là nơi mà nguồn lợi tự nhiên, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản được bảo tồn, sinh sôi và phát tán ra các vùng nước xung quanh.

Nếu xét trên tổng thể ngành thuỷ sản, theo ước tính khoảng gần 50% sản lượng tôm sú ở đây thu được của ngành là được nuôi và khai thác có liên quan đến rừng ngập mặn. Liên quan đến người nghèo, thu nhặt cua, ốc, cá, tôm từ rừng ngập mặn chính là nguồn thu nhập chính của họ. Các nghề khai thác hải sản truyền thống liên quan đến RNM như nghề sẻo, soi, đăng, đáy, câu, vó, xúc thủ công, sáo, nò, bắt tay… cũng bị mai một do không còn rừng ngập mặn và nguồn lợi đi kèm theo RNM để hoạt động.

Có thể nói, trong những nguồn lợi mà biển đem lại cho huyện Tiền Hải, kinh tế thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển. Năm 2014, toàn huyện có 900 chiếc tàu có công suất từ 20 - 300CV, trong đó tàu khai thác hải sản là 726 chiếc và 174 chiếc làm dịch vụ. Sản lượng khai thác vào khoảng 31.000 tấn giảm 12% so với năm 2013 (35.286 tấn). Các loại thủy sản chủ yếu là sứa tươi 19.000 tấn, cá 10.000 tấn và hải sản khác (tôm, cua, ngao) 2.000 tấn.

Bảng 4.11. Hiệu quả sản xuất khai thác hải sản qua các hộ điều tra tại địa điểm nghiên cứu

ĐVT: Triệu đồng/tàu



TT

Các chỉ tiêu

2015

2010

1

Giá trị tàu khai thác hải sản

145.00

57.30

2

Chi nhiên liệu

80.00

22.45

3

Khấu hao tàu

16.00

6.22

4

Công lao động

49.22

17.35

5

Trả lãi ngân hàng

2.50

0.57

6

Thuế

1.20

0.50

7

Chi khác

1.30

0.69

8

Tổng chi phí cho một năm (đã trừ khấu hao)

123.28

41.45

9

Tổng thu

150.00

59.93

10

Lợi nhuận

49.22

18.48

11

Tổng số tiền ngư dân đầu tư

252.28

92.53

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình (2015)

Theo số liệu qua điều tra thực tế có 21/90 hộ tham gia hoạt động đánh bắt hải sản. Hoạt động sản xuất khai thác hải sản rất khó khăn, chi phí nhiên liệu lớn trung bình 22,45 triệu đồng/tàu, lớn nhất 80 triệu đồng/tàu và thấp nhất là 2 triệu đồng/tàu. Công lao động trung bình cho mỗi người là 17 triệu đồng/năm/người, cao nhất là 49,22 triệu đồng/người/năm và thấp nhất là 3,1 triệu đồng/người/năm. Trung bình lợi nhuận đạt 18,48 triệu đồng/người/năm, cao nhất là 49,22 triệu đồng/năm và thấp nhất 3,1 triệu đồng/năm (bảng 4.11).

Từ bảng 4.11 ta thấy sự sút giảm nhiều về nguồn thu giữa năm 2010 và 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, do sự suy giảm nguồn lợi thủy sản gần bờ (do ô nhiễm môi trường, do sự thay đổi không theo quy luật của thời tiết và khai thác quá mức), một số biện pháp thích ứng với BĐKH trong đánh bắt hải sản được người dân ven biển áp dụng đã được kết quả tốt. Theo số liệu của Phòng NN&PTNT huyện thì trong giai đoạn 2010 - 2015, sản lượng hải sản tăng bình quân 5,6% (trong đó tăng mạnh nhất là tôm biển tăng 29,9%), chủ yếu do đánh bắt xa bờ, vốn đầu tư tăng 3,5%.

4.3.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến chăn nuôi


Hoạt động chăn nuôi của huyện tuy đã được quan tâm tăng cường kỹ thuật, đẩy mạnh công tác thú y và phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn chịu những tác động của BĐKH (ô nhiễm môi trường, bão, rét đậm). Thiên tai và những biểu hiện dị thường của thời tiết, khí hậu đã gây bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm các năm 2004, 2005, 2011, 2012 như bệnh lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm H5N1 ở một số xã ven biển gây thiệt hại cho người chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, vịt... Cuối năm 2004 và đầu năm 2005 thiệt hại hơn 750 triệu đồng, bão số 8 năm 2012 thiệt hại lên đến 18.798,225 triệu đồng trong đó thiệt hại nặng nề nhất với gia cầm (trên 50%).

Từ kết quả phỏng vấn hộ, các chủ hộ đều cho biết, trong kinh tế gia đình các vật nuôi như trâu, bò, lợn gà... có giá trị kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế hộ. Tuy nhiên, chăn nuôi có nguy cơ rủi ro, mất mát rất cao. Nếu chăn nuôi trúng mùa vụ, giá cả thị trường cao, không dịch bệnh thì mang lại thu nhập lớn cho kinh tế gia đình. Nhưng nếu chăn nuôi đến vụ xuất chuồng mà giá cả thị trường xuống thấp, dịch bệnh thì sẽ thua lỗ và mất mát rất nhiều tiền của và công sức. Vì vậy tại khu vực nghiên cứu, khi được hỏi có 90% các hộ tham gia hoạt động chăn nuôi. Tuy nhiên thì 100% hộ tham gia trả lời tham gia hoạt động này dưới quy mô nhỏ lẻ và mùa vụ, không thường xuyên với quy mô hộ gia đình, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của gia đình người dân.



Như vậy, các hoạt động sinh kế của một gia đình rất đa dạng. Các hộ có thể chỉ thực hiện một hoạt động sinh kế (41,11%) hoặc thực hiện ba hoạt động sinh kế (7,78%). Đa số các hộ gia đình thực hiện 2 hoạt động sinh kế (51,11%) là trồng trọt - chăn nuôi và nuôi trồng - đánh bắt hải sản.

Từ những phân tích trên có thể kết luận được rằng: Các hoạt động sinh kế chính của người dân tại các xã khu vực nghiên cứu là: trồng trọt và chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các sinh kế này có mức độ phụ thuộc cao vào tài nguyên thiên nhiên do đầu vào sản xuất của các sinh kế là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò thiết yếu đối với cuộc sống là đất, nguồn nước, thủy sản. Đây cũng là nguồn tài nguyên rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các loại rủi ro thiên tai, đặc biệt là bão. Thêm vào đó, địa điểm thực hiện các hoạt động sản xuất này cũng là những khu vực chịu rủi ro cao bởi thiên tai. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp là những ngành rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu.




tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương