HỌc viện nông nghiệp việt nam


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU



tải về 4.84 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38491
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1.1. Vị trí địa lý


Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải - Thái Bình là vùng bãi bồi rộng lớn nằm phía Đông Bắc cửa sông Hồng, nằm ở cuối huyện Tiền Hải cách thành phố Thái Bình 45 km về phía Đông Nam bao gồm Cồn Vành, Cồn Thủ ra đến đẳng sâu 6m khi triều cường xuống thấp. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải - Thái Bình nằm trong tọa độ địa lý 20o24’14’’ đến 20o22’ Vĩ độ Bắc và 106o31’ đến 160o37’ Kinh độ Đông.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải chia làm hai phân khu:

- Khu bảo tồn rộng 12.500 ha được phân làm 4 phân khu

+ Vùng lõi rộng 800 ha từ lạch sông Cau lên cửa Lân và ra biển.

+ Vùng phục hồi sinh thái rộng 800 ha cải tạo theo mô hình ao tôm sinh thái lâm - ngư kết hợp.

+ Vùng khai thác bền vững rộng 1500 ha từ ao tôm đến sông Hồng Lấp

+ Vùng khai thác tích cực rộng 1200 ha là khu B

- Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên rộng 1700 ha thuộc địa bàn ranh giới ba xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh.



4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Tổng giá trị sản xuất của huyện Tiền Hải năm 2010 đạt 2838 tỷ đồng (giá cố định 1994). Trong đó, giá trị sản xuất nông lâm, thuỷ sản đạt 919 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,8%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 1450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 20,8%; giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 469 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15,5%. Tổng giá trị sản xuất của huyện theo giá hiện hành là 6940 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng.

Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, tuy nền kinh tế cả nước cũng như của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhưng Tiền Hải là một trong những địa phương đi đầu về phát triển kinh tế của Thái Bình, tổng giá trị sản xuất tại Tiền Hải ước đạt 9.900 tỷ đồng, tăng 8.4% so với năm 2013. Trong đó, giá trị sản xuất nông, thủy sản đạt 3.800 tỷ đồng (tăng 3,3% so với năm 2013); giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 4.370 tỷ đồng (tăng 13,1% so với năm 2013); giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1749 tỷ đồng (tăng 8.8% so với năm 2013). Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá hiện hành ước đạt 37,14 triệu đồng, tăng 14,3% so với năm 2010.

Theo số liệu thống kê năm 2014 toàn huyện có 115.8 nghìn người trong độ tuổi lao động chiếm 55,2% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26%; dịch vụ thương mại chiếm 16%. Tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp vẫn còn phổ biến. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chưa hợp lý, lực lượng tham gia vào các ngành công nghiệp, xây dựng còn thấp. Dự kiến đến năm 2020 có 142.692 lao động trên địa bàn huyện, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; dịch vụ thương mại chiếm 25%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng năm 2020.

Khu vực nghiên cứu có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cho khả năng phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuội. Tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo đà làm cơ sở để đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, nơi đây cũng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro do BĐKH gây ra như bão, lụt, độ ẩm, hạn hán... có tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa lượng mưa lớn, mực nước dâng cao gây ảnh hưởng một phần không nhỏ đến diện tích nông nghiệp và năng suất cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra vào mùa mưa, nơi đây còn bị ảnh hưởng của giông bão gây thiệt hại cho nhân dân. Mùa khô lượng mưa ít, đất đai thường bị bốc mặn từ dưới đất lên bề mặt gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Trước những tác động của BĐKH, mỗi hộ gia đình sẽ quyết định có những biện pháp thích ứng cho sản xuất dựa vào điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội sẵn có. Khi gặp phải những rủi ro do BĐKH gây ra thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và NTTS, hộ gia đình có thể bán hoặc cho thuê một phần hay toàn bộ những loại tài sản này để lấy tiền. Hoặc hộ gia đình có thể thay đổi hình thức sử dụng đất hoặc phương thức canh tác tại thời điểm hiện tại để giảm mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và NTTS. Hoặc khi gặp khó khăn do tác động của BĐKH gây ra, hộ gia đình có thể nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, dòng họ hoặc hội nhóm. Các hình thức giúp đỡ đa dạng, có thể là tiền mặt hoặc vật như quần áo, thực phẩm, thuốc men,... Những sự hỗ trợ này có thể giúp hộ gia đình khắc phục được phần nào những khó khăn, nâng cao năng lực phục hồi của hộ. Trong tình trạng khó khăn, thành viên của hộ có thể sử dụng tri thức của mình (thông qua giáo dục, đào tạo, học nghề) để kiếm sinh nhai khác. Hộ có thể phải bán sức lao động của mình đi làm thuê cho người trong thôn xóm hoặc tại nơi khác.


4.2. DIỄN BIẾN KHÍ HẬU HUYỆN TIỀN HẢI

4.2.1. Diễn biến biến đổi về nhiệt độ


Biến đổi về nhiệt độ tại Tiền Hải được xem xét qua diễn biến, xu hướng nhiệt độ trung bình và sự chênh lệnh nhiệt độ tối cao - nhiệt độ tối thiểu giữa hai giai đoạn khác nhau từ năm 1962 - 2014 qua từng tháng và cả năm.

Hình 4.1. Diễn biến và xu hướng nhiệt độ tại huyện Tiền Hải


giai đoạn 1962 – 2014

Ghi chú: Đường màu đỏ là đường trung bình trượt mô tả diễn biến và xu hướng biến đổi nhiệt độ tại huyện Tiền Hải theo từng giai đoạn (5 năm).

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Thái Bình (2015)

Từ hình 4.1 ta thấy, nhiệt độ trung bình tại huyện Tiền Hải đặc trưng của kiểu nhiệt độ nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ phân chia rõ rệt 4 mùa. Nhiệt độ có xu hướng biến động không ngừng trong vòng hơn 5 thập kỷ. Trong đó, nhiệt độ trung bình ở thập kỷ 60 là 23,43oC, thập kỷ 70 là 23,09oC, thập kỷ 80 là 23,24oC, thập kỉ 90 là 23,37oC. Đặc biệt, trong giai đoạn 2000 – 2014, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng nhanh, nhiệt độ trung bình là 23,48oC. Trong đó, năm 2003 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 24,15oC. Sự thay đổi nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự biến đổi khí hậu và cũng là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng - vật nuôi và NTTS như đã trình bày ở phần tổng quan.

Bên cạnh đó thì những biến đổi của nhiệt độ theo tháng của các giá trị: nhiệt độ trung bình tối thấp và nhiệt độ trung bình tối cao hằng năm tại Tiền Hải trong vòng hơn 5 thập kỷ (từ 1962- 2014) cũng có xu hướng tăng. Để hiểu rõ hơn về xu thế thay đổi của nhiệt độ thì luận văn đã chia ra hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là từ năm 1963 - 1989 và giai đoạn hai là từ 1990 - 2014.

Bảng 4.1. Xu hướng biến đổi của nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp theo tháng tại huyện Tiền Hải trong giai đoạn 1962 – 2014



Năm
Tháng

Nhiệt độ trung bình tối cao

Nhiệt độ trung bình tối thấp

1963-1989

1990-2014

Mức ý

nghĩa


1963-1989

1963-2014

Mức ý nghĩa

1

19,29

19,27

*

14,10

14,13




2

19,07

20,18




15,12

15,58




3

21,86

22,13




17,71

17,98




4

26,09

26,47




21,62

21,52




5

30,70

30,16

*

24,51

24,24




6

32,23

32,64

**

26,05

26,17




7

32,64

32,47




26,67

26,75




8

31,53

31,65




25,93

25,84




9

30,24

30,48




24,63

24,37

**

10

27,90

28,82




21,68

21,94




11

24,79

25,72

**

18,16

18,72




12

21,46

22,09

*

14,96

15,40




Cả năm

26,52

26,86

*

20,90

21,05

*

*p<0,1; **p<0,05; ***p<0,01

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Tỉnh Thái Bình (2015)

Từ bảng 4.1 cho thấy, xu hướng diễn biến và xu thế nhiệt độ trung bình tối đa và nhiệt độ trung bình tối thiểu năm đều có xu hướng tăng lên mặc dù có ý nghĩa thống kê thấp (p<0,1). Nhiệt độ trung bình tối cao trong giai đoạn
1990 - 2014 có xu hướng tăng lên so với giai đoạn 1963-1989 khoảng 0,34oC, còn nhiệt độ trung bình tối thấp tăng khoảng 0,15oC với mức ý nghĩa thống kê thấp (p<0,1).

Xét về sự chênh lệch nhiệt độ trong cùng tháng giữa các giai đoạn, có thể thấy nhiệt độ tối cao và tối thấp có xu hướng tăng dần, tuy nhiên không đồng thuận giữa các tháng, nhiệt độ giữa các giai đoạn thường chênh lệch từ 0 - 1oC. Nhiệt độ tối cao tháng 1 của giai đoạn 1990 - 2014 thấp hơn giai đoạn 1963 - 1989 là 0,02oC, làm cho mùa đông càng lạnh. Nhiệt độ tối cao của tháng 6 tăng 0,41oC với độ tin cậy khá cao (p<0,05) có thể chứng minh nhiệt độ mùa hè có xu hướng tăng lên.



Giá trị nhiệt độ cao nhất và giá trị thấp nhất đều có xu hướng tăng 0,34oC và 0,15oC, tuy nhiên có xu hướng ổn định vào những tháng cuối năm.


tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương