HỌc viện nông nghiệp việt nam


Số ngày nắng nóng và rét đậm rét hại



tải về 4.84 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38491
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

4.2.3. Số ngày nắng nóng và rét đậm rét hại


Khi nhiệt độ trung bình ngày đạt 35oC là nắng nóng, đạt 37oC là nắng nóng gay gắt, còn khi nhiệt độ đạt 15oC là rét đậm và đạt 13oC là rét hại (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Xu thế diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt trong năm (hình 4.4).

Hình 4.4. Diễn biến và xu thế số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại huyện Tiền Hải giai đoạn 1962 – 2014

Ghi chú: Đường màu đỏ là đường trung bình trượt mô tả diễn biến và xu hướng biến đổi số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt tại huyện Tiền Hải theo từng giai đoạn (5 năm).

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình (2015)

Từ hình 4.4 ta thấy, đường nét đứt biểu thị cho số ngày nắng nóng và đường nét liền biểu thị cho ngày nắng nóng gay gắt. Từ đó ta thấy, số ngày nắng nóng và số ngày nắng nóng gay gắt mỗi năm biến động. Một số năm có số ngày nắng nóng bất thường rất cao như năm 1967, 1977, 1983, 1993, 2010, số ngày nắng nóng đều trên 20 ngày/năm và kéo theo đó là số ngày nắng nóng gay gắt ở những năm này cũng nhiều hơn những năm khác. Từ năm 2000 đến nay số lượng ngày nắng nóng có xu thế tăng lên với số ngày chưa vượt qua 25 ngày/năm như: năm 2009 có 15 ngày nắng nóng, 2010 có 25 ngày ngày, năm 2012 có 14 ngày, số ngày nắng nóng gay gắt cũng tăng, đặc biệt vào năm 2010 có 7 ngày, cao nhất trong vòng 50 năm qua. Nhìn chung, xu thế diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt có xu hướng tăng lên đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2014.

Bên cạnh đó việc số ngày nắng nóng, nóng gay gắt tăng lên thì số ngày rét đậm, rét hại tại Tiền Hải lại có xu hướng giảm đi. Số ngày rét đậm thường từ 25 - 30 ngày/năm, số ngày rét hại cũng từ 10 - 15 ngày/năm. Từ số liệu khí tượng, ta còn thấy, tuy số lượng ngày rét đậm rét hại có giảm nhưng biên độ cũng giảm, có nghĩa là mùa đông ít ngày lạnh hơn, tuy nhiên nhiệt độ vào mùa đông lại thấp hơn. (Hình 4.5)



Hình 4.5. Diễn biến và xu thế số ngày rét đậm, rét hại tại huyện Tiền Hải giai đoạn 1962 – 2014

Ghi chú: Đường màu đỏ là đường trung bình trượt mô tả diễn biến và xu hướng biến đổi số ngày rét đậm, rét hại tại huyện Tiền Hải theo từng giai đoạn (5 năm).

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình (2015)

Từ hình 4.5, đường nét đứt biểu thị cho ngày rét đậm, còn đường nét liền biểu thị cho số ngày rét hại. Ta nhận thấy, xu thế diễn biến số ngày rét đậm, rét hại trong năm tại huyện Tiền Hải có xu thế giảm tuy nhiên số ngày/đợt lại có xu hướng tăng. Năm 2010, có 4 đợt rét đậm thì có tới 3 đợt kéo dài hơn 6 ngày, năm 2009 có 1 đợt kéo dài 9 ngày trên tổng số 5 đợt rét. Trong giai đoạn từ năm 1963-1999, số ngày rét đậm cao nhất là 60 ngày vào năm 1977, và thấp nhất là 4 ngày vào năm 1987, còn số ngày rét hại cao nhất là 35 ngày vào năm 1968 và thấp nhất là không có ngày nào vào năm 1991. Trong giai đoạn gần đây 2000-2014, số ngày rét đậm cao nhất là 47 ngày vào năm 2011 và thấp nhất là 15 ngày vào năm 2007, số ngày rét hại cao nhất là 30 ngày vào năm 2011 và thấp nhất là 1 ngày vào năm 2007. Từ đó, có thể thấy chênh lệch nhiệt độ trong năm lớn, biên độ nhiệt lớn, ảnh hưởng tới khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết của cây trồng và NTTS.

4.2.4. Bão


Thái Bình nằm ở vùng ven biển Bắc Bộ, giáp biển Đông nên chịu rất nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Mỗi năm khi đến mùa mưa bão Thái Bình là một trong các tỉnh miền Bắc chịu tác động nhiều nhất của bão và áp thấp nhiệt đới. Trong vòng hơn 50 năm (1962 – 2014) có tới gần 90 cơn bão đổ bộ vào bở biển Quảng Ninh – Thanh Hóa, trong đó có huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Bảng 4.2. Xu hướng cấp bão và tần suất bão đổ bộ vào bờ biển Quảng Ninh – Thanh Hóa giai đoạn 1962 - 2014

Đơn vị: cơn bão/năm


Năm

Cấp bão

Tần suất bão

1962 – 1979

6 - < 12

3,4

1980 – 1989

7 - 12

3,8

1990 – 1999

7 - >12

3,3

2000 - 2014

6 - 17

3,2

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình (2015)

Theo bảng 4.2 biểu thị xu hướng cấp bão và tần suất bão đổ bộ vào bờ biển Quảng Ninh - Thanh hóa giai đoạn 1962 - 2014. Ở giai đoạn 1962 – 1979 tần suất 3,4 cơn/năm, giai đoạn 1980 – 1989 là 3,8 cơn/năm nhưng đến giai đoạn 2000 – 2014 thì tần suất là 3,2 cơn/năm. Bên cạnh đó, bão có xu hướng biến động rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn 2000 – 2014 có nhiều cơn bão với cường độ mạnh hơn trước. Nếu ở giai đoạn 1962 – 1979 cường độ bão là cấp 12 hoặc 13 thì ở giai đoạn 2000 – 2014 cường độ bão đã lên tới cấp 16, 17. Ngoài ra, giữa hai năm có số lượng bão cao lại có 1 năm không có bão, hay mấy năm không xuất hiện. Điều này gây khó khăn cho công việc dự báo cũng như công tác chuẩn bị khi có bão.

Bên cạnh số lượng và cường độ bão thay đổi thì xu hướng thời gian đổ bộ của bão cũng biến động. Bảng dưới đây, đã minh chứng cho sự biến động về xu hướng thời gian đổ bộ của bão.

Bảng 4.3. Xu hướng của bão đổ bộ vào bờ biển Quảng Ninh – Thanh Hóa giai đoạn 1962 - 2014



Tháng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1962-1979








































1980-1989





































1990-1999








































2000-2014











































Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình (2015)

Từ bảng 4.3 trên ta thấy, trong giai đoạn 1960 – 1979, các cơn bão có quy luật xuất hiện bắt đầu từ tháng 6 đến giữa 10. Ở giai đoạn 1990 – 1999, các cơn bão có xu hướng dịch chuyển dần về cuối năm, bắt đầu từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 10. Đặc biệt là trong giai đoạn 2000 – 2014, các cơn bão thường xuất hiện bắt đầu từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 11. Điển hình như các cơn bão đổ bộ vào ven biển miền Bắc vào 16/10/2010 bão Megi cấp 12 (118 – 133 km/h), bão Krosa cấp 6 (39 – 49 km/h) ngày 29/10/2013 và đặc biệt là cơn bão Haiyan (10/11/2013) cấp 17 (315 – 380 km/h) được nhận định là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử của Việt Nam và thế giới.


4.2.5. Xâm nhập mặn và xu hướng xâm nhập mặn


Tiền Hải là huyện ven biển với đường bờ biển dài 23 km, do đó ảnh hưởng của nước biển và sự xâm nhập mặn là tương đối lớn. Có 90% ý kiến của các hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Trong những năm gần đây, diễn biến mặn ở các cửa sông ở Thái Bình nói chung và Tiền Hải nói riêng khá phức tạp, nhất là vào mùa khô, khi lưu lượng nước sông nhỏ, triều ảnh hưởng sâu trong lục địa. Mực nước và độ mặn biến đổi theo từng giờ, từng ngày trong một con nước triều và dọc theo sông phụ thuộc vào các quá trình thủy văn, hải văn và khí tượng vào những ngày triều trung và triều cường khi có gió mạnh thổi dọc sông từ biển vào, khoảng cách xâm nhập mặn tăng lên, còn khi có mưa trên lưu vực thì độ mặn sẽ giảm đi.

Địa bàn huyện Tiền Hải được giới hạn bởi 2 con sông là sông Trà Lý và sông Ba Lạt, đây là các con sông lớn chảy qua Thái Bình rồi đổ thẳng ra biển và nằm ở địa hình thấp, nên tạo điều kiện thuận lợi để sóng triều truyền sâu vào đất liền. Về mùa lũ các sông vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của dòng chảy mạnh có độ đục lớn. Về mùa khô, mặn xâm nhập vào do chênh lệch gradient và vị trí của đất.

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ra các hiện tượng như bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, ngập úng, xâm nhập mặn ở vùng ven biển,.... Mà thể hiện rõ nét nhất là hạn hán, xâm nhập mặn cùng với sự nóng lên của toàn cầu và nước biển dâng là những thách thức lớn đối với đời sống xã hội và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.



Dưới tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng, xâm nhập mặn vào các con sông có dòng chảy trực tiếp ra biển lại càng trở nên nghiêm trọng. Tiền Hải, nguồn cung cấp nước tưới nông nghiệp, ngoài lượng mưa tự nhiên, còn có sử dụng nước từ sông Hồng vào hệ thống tưới nội đồng, chủ yếu qua cống Kem (thôn Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương) (Phạm Hoàng Hải, 2007). Vị trí cụ thể của cống lấy nước này cách cửa Ba Lạt 21km. Tuy nhiên, hiện nay ranh giới XNM 0,1‰ trên sông Hồng vào mùa khô đã là 12km (tính từ cửa Ba Lạt) (Nguyễn Văn Hoàng, 2010) . Vì vậy, đến năm 2100, khi NBD thêm 0,75m ), ranh giới mặn này có thể tiến lại gần đến cống Kem khiến nước lợ theo hệ thống kênh mương đi vào nội đồng. Khi đó nước tưới của huyện có độ khoáng cao và nếu như việc tưới tiêu không hợp lý thì toàn bộ đất trồng lúa của huyện sẽ có xu hướng gia tăng độ mặn (Bộ TN&MT, 2009). Mà theo kết quả tính toán từ mô hình nghiên cứu diễn biến mực nước, lưu lượng và xâm nhập mặn dọc theo các con sông của Phạm Tất Thắng và cs. (2012) trong nghiên cứu về “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến tình hình xâm nhập mặn dải ven biển đồng bằng bắc bộ” thì chiều dài tại các cửa sông tính đến năm 2030 hầu như tăng lên từ 2 – 5 km. Hình 4.7 và 4.8 đã minh họa diễn biến độ mặn lớn nhất mô phỏng dọc các sông lớn thuộc vùng ven biển tại các cửa sông theo kịch bản hiện trạng và kịch bản biến đổi khí hậu năm 2030.

Hình 4.6. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc cửa sông Hồng

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình (2015)

Từ hình 4.6 ta có thể thấy, sông Hồng có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với kịch bản BĐKH – NBD đến năm 2030 (>1‰) là 47 km, tăng lên so với hiện tại khoảng 5 km. Tại cùng một vị trí độ mặn tăng lên trung bình khoảng 2 – 3,5 ‰.



Hình 4.7. Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc cửa sông Trà Lý

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Bình (2015)

Từ hình 4.7 ta có thể thấy, tại cùng một vị trí độ mặn tăng lên trung bình khoảng 2 – 3,5 ‰. Bên cạnh đó, đối với sông Trà Lý thì chiều dài xâm thực mặn và độ lớn lưỡi mặn không có sự khác nhau đáng kể giữa hai trường hợp. Chiều dài xâm thực mặn tương ứng với kịch bản năm 2030 tăng lên 2 – 3 km.




tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương