HỌc viện nông nghiệp việt nam


ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM



tải về 4.84 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38491
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới


Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Đặc biệt là vai trò của bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp, bức xạ mặt trời quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng. Năng suất tiềm năng của cây trồng là hàm đồng biến với bức xạ mặt trời. Đóng vai trò quan trọng trong thời vụ, tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng là chế độ nhiệt, mưa, ẩm. Những thiên tai khí tượng như bão, lốc, tố, mưa lớn gây ngập úng, hạn hán,… chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng gây ra thảm họa đối với sản xuất nông nghiệp, không chỉ là quá trình sinh trưởng, năng suất mà cả sản phẩm sau thu hoạch. Trong sản xuất nông nghiệp, trên từng đối tượng khác nhau, các giai đoạn khác nhau thì chịu những tác động của BĐKH ở các mức ảnh hưởng khác nhau. Hiện nay, trên thế giới, 40% đất đai đang được sử dụng cho trồng trọt và chăn nuôi, 70% dân số thế giới sống ở các vùng nông thôn và lấy nông nghiệp làm nguồn chính để cung cấp lương thực, vải vóc,… Theo Tổ chức Lương Nông quốc tế (FAO, Food and Agriculture Organisation) thì khoảng 450 triệu người, thuộc thành phần nghèo nhất đang sống phụ thuộc vào các dịch vụ của hệ thống môi trường.

Ngoài các biểu hiện của BĐKH gây ra ảnh hưởng xấu đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp như bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng cao,… thì các nhân tố sơ cấp gây biến đổi khí hậu như nhiệt độ trái đất, lượng mưa, nồng độ CO2,... lại tác động trên năng suất, sự sinh sản,... của các loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, ngành nông nghiệp mà cụ thể là hiện diện của cây trồng hay các thảm thực vật đều có đóng góp vào việc phát tán hay hấp thụ CO2 và các khí thải nhà kính khác.

Nhiệt độ trên mặt đất và trong không khí tăng dần dưới ảnh hưởng của các chất khí thải nhà kính. Trong trường hợp xuất hiện các hiện tượng cực đoan như nóng và lạnh quá mức thì nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế bị tác động nhiều nhất. Thực vật và động vật đều rất nhạy cảm với những thay đổi, dù rất nhỏ, của nhiệt độ trung bình trong môi trường sống. Quá một mức nhiệt độ nào đó, tốc độ phát triển của chúng sẽ trở nên suy tính, rồi đến một mức khác cao hơn, sự phát triển sẽ giảm đi trông thấy. Khi có đủ nước trong đất thì hạt lúa giống chỉ nảy mầm nếu nhiệt độ đất ở một ngưỡng thích hợp. Cây mạ non cũng phát triển nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ. Nếu bất ngờ bị rét đậm thì cây mạ có thể bị thối rễ. Ở các nước nhiệt đới mà phần lớn thuộc thành phần các quốc gia đang phát triển, nhiệt độ không khí đã ở mức ngưỡng của sinh trưởng cao nên khi nhiệt độ tăng lên thì năng suất cây trồng sẽ không tăng mà còn giảm đi. Phần lớn các nước này đều nghèo, ít có khả năng ứng phó, hơn nữa nông nghiệp lại thường là hoạt động kinh tế chính, cho nên việc giảm năng suất cây trồng sẽ gây tác hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Người ta tính rằng, với việc trái đất ấm dần lên, năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ giảm đi từ 9% đến 21%, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển năng suất này còn giảm ít hơn 6%. Theo báo cáo Stern năm 2009, các ảnh hưởng trên nông nghiệp của hiện tượng trái đất ấm dần lên sẽ như sau:

Bảng 2.3. Trái đất ấm lên ảnh hưởng đến nông nghiệp

Nếu trái đất ấm lên

Ảnh hưởng trên sản xuất lương thực thế giới

10C

Năng suất ngũ cốc ở các vùng ôn đới có thể tăng ít nhiều

20C

Năng suất cây lương thực ở vùng nhiệt đới bị giảm đi (giảm 5% - 10% ở châu Phi)

30C

Năng suất cây lương thực ở các vĩ độ cao đạt đến đỉnh cao nhất, 100 triệu – 550 triệu người có thể bị thiếu đói ở các vùng năng suất thấp

40C

Năng suất nông nghiệp ở châu Phi giảm đi từ 15% đến 35%. Nhiều vùng khô cằn như ở châu Úc sẽ không còn khả năng sản xuất nông nghiệp

50C

Độ axit của nước biển lên cao, tác động đến hệ sinh thái biển. Nhiều loại cá không sinh trưởng được nữa.

Nguồn: Stephen N. Ngigi (2009)

Ngoài ra, độ ẩm của không khí cũng là một yếu tố quan trọng trong nông nghiệp. Nếu độ ẩm này giảm đi thì hiện tượng bốc hơi và thoát hơi nước tăng lên, do đó, muốn duy trì sự tăng trưởng tối ưu của thực vật, người ta cần phải bổ sung nước tưới. Trong mùa thu hoạch, độ ẩm không khí cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng chín của hạt. Độ ẩm cao còn làm tăng khả năng mắc bệnh của cây trồng. Nhiệt độ không khí lên cao cũng như việc kéo dài chu kỳ sinh trưởng trong trồng trọt có thể đẩy mạnh việc phát triển của sâu bệnh. Ở các xứ lạnh, nếu mùa đông có nhiệt độ cao thì các ấu trùng sâu bệnh có thể tồn tại đến mùa gieo trồng sau khi nhiệt độ lên cao hơn.



Theo báo cáo AR4 của IPCC, một số các tác hại của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp sẽ tăng dần trong thế kỷ 21. Mặc dù, trên các vĩ độ cao và trung bình, hiện tượng ấm dần lên của trái đất (từ 1 đến 30C) đi đôi với sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển có thể ít nhiều tăng năng suất cây trồng, nhưng ở các vĩ độ thấp vùng nhiệt đới, chỉ cần một sự gia tăng nhỏ của nhiệt độ (từ 1 đến 20C) cũng đủ làm giảm năng suất các cây lương thực chính. Ở châu Á, năng suất cây lương thực sẽ bị giảm đi từ 2,5 đến 10% vào năm 2020 và sẽ giảm từ
5 – 30% vào năm 2050 so với năm 1990. Lúa, ngô, lúa mì đã bị giảm năng suất từ nhiều thập kỷ nay ở những vùng bị hạn hán đe dọa. Theo nghiên cứu của Viện Lúa Quốc Tế (IRRI), năng suất lúa sẽ giảm đi 10% nếu nhiệt độ tối thiểu trong mùa gieo trồng tăng thêm 10C. Trong thế kỷ 20, sản lượng lúa ở châu Á đã giảm đi 3,8% do nhiều lý do, trong đó có biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ tăng lên 20C, năng suất lúa nước ở Trung Quốc giảm từ 5 đến 12%, còn năng suất lúa mì ở Ấn Độ giảm đi 0,45 tấn một hecta nếu nhiệt độ mùa đông tăng 0,50C. Các hiện tương thời tiết cực đoan có khả năng tăng cường và tần suất cũng gây nguy hại cho nông, lâm, ngư nghiệp. Hạn hán, lũ lụt, nắng nóng cũng như dịch bệnh, côn trùng, cháy rừng có nguy cơ tăng lên sẽ làm cho sản lượng lương thực, cây có sợi,... bị hao hụt đi rất nhiều. Trong đợt nắng nóng vào mùa hè 2003 (nhiệt độ cao hơn bình thường đến 60C), sản lượng ngô ở Pháp giảm đi 20% so với năm 2002, sản lượng hoa quả giảm 25%, sản lượng rượu nho thấp nhất trong một thập kỷ và thiệt hại tổng cộng của nước Pháp lên đến 4 tỷ euro (Nguyễn Thọ Nhân, 2009).

2.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam


Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Đây là một thách thức lớn dưới tác động của BĐKH. Nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ những tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam như: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp, mất diện tích do nước biển dâng. Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên vùng sinh thái, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp phía Bắc.

Thiên tai, hạn hán, lũ lụt là một trong những hậu quả của BĐKH. Việt Nam được đánh giá là nước nằm trong trung tâm của vùng bão nhiệt đới. Kết hợp với các thiên tai khác, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan (bảng 2.4).



Bảng 2.4. Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 – 2003)

Năm

Lĩnh vực nông nghiệp

Tất cả các lĩnh vực

Tỷ lệ %

Triệu VNĐ

Triệu USD

Triệu VNĐ

Triệu USD

1995

58.369,0

4,2

1.129.434,0

82,1

5,2

1996

2.463.861,0

178,5

7.798.410,0

565,1

31,6

1997

1.729.283,0

124,4

7.730.047,0

556,1

22,4

1998

285.216,0

20,4

1.797.249,0

128,4

15,9

1999

564.119,0

40,3

5.427.139,0

387,4

10,4

2000

468.239,0

32,2

5.098.371,0

350,2

9,2

2001

79.485,0

5,5

3.370.222,0

231,5

2,4

2002

954.690,0

61,2

18.565.661,0

1.190,1

5,1

2003

432.615,0

27,7

11.513.916,0

738,1

3,8

Thiệt hại TB/năm

781.764,11

54,9

6.936.716,6

469,9

11,6

Cơ cấu thiệt hại trong GDP (%)

0,67

1,24




Nguồn: Bộ NN&PTNN (2011)

Từ số liệu của bảng 2.4 cho thấy, thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp nước ta trung bình năm (trong giai đoạn 1995 – 2007) là 781.764 tỷ đồng (tương đương 54,9 triệu USD). Thiệt hại do thiên tai đối với sản suất nông nghiệp chiếm 0,67% giá rị GDP ngành. Trong khi tổng thiệt hại của tất cả các ngành chiếm 1,24%. Kết qủa này cho thấy cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông nghiệp chiếm 35,08% so với tổng thiệt hại GDP. Cùng với đó giá trị nông nghiệp lại là nguồn sống của trên 71.41% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên tai đối với nông nghiệp sẽ mang tổn thương nhiều hơn tới nông dân nghèo và khả năng phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn.

Đợt rét hại kỷ lục kéo dài 33 ngày (năm 2007 – 2008) là một minh chứng cụ thể cho vấn đề đó. Theo số liệu thống kê, có 33.000 con trâu bò, 34.000 ha lúa Xuân đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm cá tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ bị chết, thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng (trong đó chưa tính tới các cây, con hoang dã ở các vùng núi cao bị băng giá trong nhiều ngày liền). Lũ năm 2008 do bão Kammuri (tháng 8) làm thiệt hại lớn về người (162 người chết) và tài sản cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Hạn hán năm 2009, kéo dài đến 2010 trên hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc làm thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp, bao gồm cả việc gia tăng nguy cơ cháy rừng, điển hình là cháy rừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên vào tháng 1/2010 thiêu trụi hơn 1.000 héc ta rừng. Đợt rét hại kỷ lục kéo dài 33 ngày (năm 2007 – 2008) là một minh chứng cụ thể cho vấn đề đó (Bộ NN&PTNN, 2011).

Năm 2011, thời tiết thủy văn đã có những diễn biến phức tạp, khó lường, trong năm có hàng chục cơn bão và đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, nhiều đợt gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường. Mưa lớn kéo dài gây lũ, lụt ở nhiều địa phương của miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, đặc biệt là đợt lũ tháng 9 và tháng 10 tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và ĐBSCL đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân. Theo thống kê, trong năm 2012, thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, bão gây ra đã làm 239.676 ha lúa bị ngập, trong đó có 15.848 ha bị mất trắng và nhiều thiệt hại khác về nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản,…



Bảng 2.5. Thiệt hại do thiện tai gây ra đối với nông nghiệp ở nước ta

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Diện tích lúa mất trắng (ha)

2.182

41.076

105.337

30.372

21.348

33.064

44.628

4.083

9.706

12.433

15.848

Diện tích lúa thiệt hại nặng (ha)

-

-

9.035

-

5.370

4.710

-

-

-

20.110

6.678

Diện tích hoa mầu mất trắng (ha)

10.233

5.925

3.072

1.710

23.488

37.768

189.395

0

0

1.519

3.027

Diện tích hoa màu thiệt hại nặng (ha)

-

-

195

-

749

951

-

0

-

-

4.600

Trâu bò chết (con)

8.465

288

837

1.629

427

1.931

414

48.492

4.567

3.354

2.096

Lợn chết (con)

27.723

2.535

1.365

6.708

619

246.553

22.006

98.350

32.555

21.896

53.604

Gia cầm chết (con)

219.456

93.885

171.481

131.747

79.766

2.868.985

1.162.303

1.231.007

767.782

49.815

70.015

Nguồn: Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão trung ương (2011)

Đánh bắt thủy sản là một sinh kế quan trọng của nhiều hộ gia đình ở vùng ven biển mặc dù chi phí đầu tư tàu, thuyền, xăng dầu cao và mức độ rủi ro đến tính mạng cao cũng như sản lượng, giá cả phụ thuộc theo mùa. Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, không phải hộ gia đình nào cũng có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện mà chỉ có một số hộ khá giả mới có khả năng thực hiện. Những năm gần đây, do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước, ngọt hóa do lũ lụt, muối hóa do xâm nhập mặn và hạn hán, thay đổi thời tiết, khí hậu nên sản lượng nuôi trồng giảm, có hộ lỗ hàng trăm triệu trong một vụ. Do phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên ngành thủy sản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sự thay đổi môi trường sống sau khi bị ảnh hưởng của thiên tai hay sự tàn phá của thiên tai với hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn và san hô. Vậy nên thiệt hại do thiên tai đối với ngành thủy sản là thiệt hại lớn.



Bảng 2.6. Thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Diện tích ao, hồ nuôi tôm cá bị vỡ

21.250

16.651

5.828

14.490

55.691

9.819

19.765

57.199

Lồng cá bị trôi (cái)

1

3.298

-

51

124

329

1.308

201

Cá, tôm bị mất (tấn)

2.877

1.002

-

10.581

3.663

566

3.308

100.104

Tàu thuyền chím mất (chiếc)

109

2.003

26

183

381

1.151

266

226

Tàu thuyền hư hại (chiếc)

96

344

-

1

-

1.095

163

52

Bè mảng hư hỏng (chiếc)

0

0

-

630

-

1

-

-

Ước tính thành tiền (triệu đồng)

6.604

100.650

-

-

-

258.500

-

-

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thiệt hại thiên tai qua các năm

Ở Việt Nam, cực đoan khí hậu không đồng đều về cường độ và phân bố không gian trên cả nước, do đó, vai trò, tác động và mức độ nguy hiểm của từng hiểm họa, và mức độ phơi bày trước các hiểm họa cực đoan cũng khác nhau tùy thuộc vào bản chất và vùng mà chúng gây tác động. Sự tương tác (ảnh hưởng lẫn nhau, làm giảm hoặc gia tăng tác động tiêu cực...) giữa các hiểm họa cực đoan và tác động phụ thuộc vào quy mô, tần suất của chúng (Buzna và cs., 2006).

Do tác động của BĐKH, những năm gần đây, thiên tai dị thường về khí hậu vượt qua những hiểu biết hiện tại của con người đã xảy ra ngày thường xuyên hơn, diễn biến phức tạp hơn gây hậu quả khó lường (Bộ TN&MT, 2011).



tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương