Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


Kỳ cuối: Thua ở Pari sau khi thua trên bầu trời Hà Nội



tải về 1.12 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Kỳ cuối: Thua ở Pari sau khi thua trên bầu trời Hà Nội


C


Người dân Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.

uộc tập kích Linebacker II cũng có thể làm những người dân Hà Nội bất ngờ trong những phút đầu tiên về quy mô rộng lớn và mức độ tàn bạo của những trận bom “rải thảm”. Nhưng nếu xét ở tầm chiến lược, “Cuộc ném bom mùa giáng sinh” của Mỹ không phải là một bất ngờ với quân và dân miền Bắc Việt Nam. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo với các cán bộ chỉ huy lực lượng phòng không - không quân từ năm 1967: “Mỹ có thể dùng B52 đánh phá Hà Nội và chúng chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội” (1).


 Thua trên bầu trời Hà Nội

Lực lượng nòng cốt chống lại “con bài chiến lược” B52 của Mỹ là các đơn vị tên lửa phòng không, với những bệ phóng tên lửa SAM 2 (theo cách gọi của Mỹ hay S 75 theo cách gọi của Liên Xô). Để đối phó và tìm ra cách đánh B52 hiệu quả nhất, từ năm 1967, Sư đoàn phòng không 361 đã đưa các trung đoàn tên lửa vào Trường Sơn và bắc Quảng Trị để tiếp cận B52 và nghiên cứu các chiến thuật gây nhiễu điện tử của không quân Mỹ. Sau một số trận chiến đấu, các ghi nhận này đã được cơ quan tham mưu phân tích và đúc kết thành cuốn Cẩm nang bìa đỏ nổi tiếng của quân chủng. Trong tháng 10/1972, cuốn Cẩm nang này được chuyển đến tất cả các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu luyện tập phương án đánh B52 nếu chúng tấn công quy mô lớn vào Hà Nội.

C


Lễ ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973.
ho đến khi đó, hệ thống radar của SAM 2 đã được cải tiến 4 lần với 40 nội dung kỹ thuật để có thể đối đầu hiệu quả với cuộc chiến tranh điện tử của không lực Hoa Kỳ. Các “miếng” đánh kỹ thuật chống tên lửa shrike từ các máy bay tiêm kích hộ tống B52 phóng vào các trạm radar cũng được hoàn thiện và luyện tập thành thục. Cuốn Cẩm nang bìa đỏ cũng hướng dẫn cho các cấp chỉ huy tiểu đoàn tên lửa về công tác chỉ huy, cách chọn dải nhiễu, chọn thời cơ phát sóng, cự ly phóng đạn, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu trong nhiễu... Riêng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, 14 tiểu đoàn tên lửa SAM 2 bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng đã bắn rơi 27 máy bay B52. Cho đến nay, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới đã sử dụng tên lửa SAM 2 đánh thắng máy bay ném bom chiến lược B52 của không lực Hoa Kỳ.

Tháng 5/1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ nêu câu hỏi với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Cho đến lúc đó các phương án đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu về tỷ lệ bắn rơi B52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó. Sau mấy tuần vật lộn với những con số, câu trả lời đã được đưa ra:

N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1 -2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ);

N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh với Quân chủng Phòng không là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3. Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo. Quân chủng Phòng không đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm đó, tỷ lệ B52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc và đã làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy địa cầu.

Cố gắng của Mỹ dùng B52 ném bom hủy diệt Hà Nội những ngày cuối năm 1972 đã gây cho nhân dân Việt Nam nhiều tổn thất đau thương nhưng cũng đem lại cho nước Mỹ những thiệt hại to lớn cả về quân sự và chính trị.


Điện Biên Phủ trên không” đã làm Mỹ thiệt hại 81 máy bay, trong đó có 34 “pháo đài bay” B52; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... (2) Nếu tiếp tục mức độ tổn thất như 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ sẽ hết máy bay chiến lược B52 trong vài tháng. Ngoài ra và trầm trọng hơn là tổn thất to lớn về lực lượng phi công lái B52 - thứ còn khó thay thế hơn B52.
 Không thể sửa Điều 1

Trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội đã quyết định kết cục của cuộc đàm phán ở Pari. Dù Tổng thống Nixon có thể cho phép mình tin rằng phía Việt Nam chấp nhận họp lại ở Pari để thương lượng là "sự đầu hàng tuyệt vời của địch theo các điều kiện của chúng ta" nhưng ngày 6/1/1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tới Pari trong vòng hào quang chiến thắng và Mỹ đã phải chấp nhận ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973. Nixon và Kissinger đã thua ở Pari sau khi B52 đã thua trên bầu trời Hà Nội.

Khi đặt bút ký Hiệp định Pari, phía Mỹ cũng đã đạt được phần nào những gì họ muốn: Đưa quân viễn chinh cùng tù binh Mỹ ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam và xoa dịu dư luận bằng một hiệp định hòa bình; Thiệu cũng giữ được chính quyền và bấu víu vào những cam kết trợ giúp của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ cũng không thể loại bỏ được những gì họ không muốn: Lực lượng vũ trang, chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn giữ nguyên.

 Mỹ buộc phải thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị; Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam toàn bộ quân đội, cố vấn và nhân viên quân sự (kể cả nhân viên kỹ thuật quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định), thu hồi và rút bỏ vũ khí, dụng cụ chiến tranh của Mỹ và các nước ngoài khác trong thời hạn 60 ngày trong khi quân đội của miền Bắc Việt Nam vẫn ở tại vị trí của mình. Những điều đó không phải là bất ngờ đối với Mỹ. Họ cũng đã dự kiến và gấp rút thực hiện những biện pháp đối phó với những bất lợi bị Hiệp định Pari quy định. Hay nói cách khác, Mỹ và chính quyền Thiệu đã chuẩn bị vi phạm Hiệp định Pari từ trước khi ký.

Ngày 10/2/1973, ông Kissinger đến Hà Nội trong một chuyến đi không có lễ đón chính thức. Kissinger và những cộng sự của ông ta trong đoàn là những công chức Mỹ đầu tiên đi lại tự do trên đường phố Hà Nội kể từ sau năm 1954. Cách những bước chân của Kissinger lúc đó không xa là những đồng hương lái máy bay B52 của ông đang là tù binh bị giam giữ tại Hỏa Lò.

Về sau, ông Kissinger viết trong hồi ký của mình: “Người Việt Nam đã sống qua hàng thế kỷ dưới ách thống trị của phong kiến Trung Quốc mà không hề đánh mất bản sắc văn hóa, đây là một kỳ công hiếm khi được nghe nói đến. Sau đó, họ đã chiến thắng sự xâm lược của Pháp, luôn ấp ủ một niềm tin rằng cuối cùng họ sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược”(3). Ông ta tỏ ra hiểu hơn vì sao đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Pari đã kiên quyết giữ Điều 1 (Chương I) trong Hiệp định: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư (1954) về Việt Nam đã công nhận” (4).

*
* *



“Pháo đài bay” B52 và cuộc tấn công tàn bạo trong dịp Giáng sinh năm 1972 của Nixon đã không lật ngược được thế cờ. Vượt qua mọi toan tính chiến lược và sách lược của Mỹ và chính quyền Thiệu cố “giữ Nam Việt Nam khỏi rơi vào tay cộng sản”, xu thế chiến thắng giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sau Hiệp định Pari của quân và dân hai miền Nam - Bắc là tất yếu trong sự suy yếu cả về thế và lực của chính quyền Sài Gòn trên chính trường và trên chiến trường.


Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ trên thế giới và trong nước Mỹ càng bùng lên mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới và trong nước Mỹ. Ngày 2/1/1973, với 154/75 phiếu, Hạ viện Mỹ ra Nghị quyết đòi cắt tất cả các khoản ngân sách cho chiến tranh Đông Dương, trừ các chi phí cho việc rút quân và hồi hương tù binh.
 (1) Theo Hồi ký của Thượng tướng Phùng Thế Tài - Tạp chí Lịch sử quân sự - số 12.1987

(2) Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (1954 - 1975) - Nxb CTQG; Hà Nội, 1995, Tập II, 578

(3) Henry Kissinger, Kết thúc chiến tranh Việt Nam, Sđd, tập 2, tr 296

(4) Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (1996) - Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Pari, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 450; 451

Ngô Vương Anh

Theo Báo Tin tức




Hà Nội - những tháng ngày sơ tán

Kỳ 1:

Đồng bào chú ý!... Đồng bào chú ý!...

Những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965-1972), đặc biệt là cao điểm 12 ngày đêm cuối năm 1972, hơn nửa triệu dân nội đô (xấp xỉ 50% dân số Hà Nội lúc đó) đã sơ tán về các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận để tránh thương vong.

Tròn 40 năm sau sự kiện lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”, những người trong cuộc đã kể lại câu chuyện khó quên trong đời...

Trên chiếc bàn làm việc của thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên phó cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, chất đầy tài liệu liên quan tới cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ông bảo ngoài lĩnh vực quân sự, việc ông quan tâm và dành thời gian tìm hiểu là cuộc sơ tán thần tốc của người dân Hà Nội trong những ngày chiến tranh ác liệt nhất. “Nhờ làm tốt chủ trương này mà Hà Nội đã giảm thiểu được thương vong trước sức công phá ác liệt của các loại vũ khí hiện đại” - vị thiếu tướng đã bước qua tuổi 83 nói.

Tiếng còi từ hầm Bộ Tổng tham mưu

Trải tấm bản đồ về hành trình bay của những máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972, thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh vạch chéo ngón tay ngang nút thắt miền Trung: Nó bay theo hai hướng, từ đảo Guam sang và từ một sân bay Thái Lan. Chuyến đầu tiên này Hà Nội biết trước được bốn giờ để chuẩn bị.

Còi báo động được bấm nút từ hầm Bộ Tổng tham mưu. Chiếc còi lớn tám loa đặt trên nóc tòa nhà Quốc hội sẽ bắt đầu réo lên. Rồi 15 chiếc còi khác trên toàn thành phố cũng đồng loạt báo động. “Mỗi hồi còi báo động thường kéo dài ba hồi. Khi có thông tin từ các trạm thông tin báo về thì tôi sẽ thực hiện lệnh bấm nút. Trong 12 ngày đêm không biết đã bấm nút bao nhiêu lần” - thiếu tướng Ninh nói.

Ông Trần Đức Thịnh (sinh năm 1943), một người lính có nhiệm vụ canh gác tại Bộ Tổng tham mưu (hiện sống tại Phú Bình, Thái Nguyên), lại nhớ về hình ảnh 12 ngày đêm khốc liệt bằng cách khác: “Nhiệm vụ của tôi hơi đặc biệt nên mỗi khi tiếng còi báo động cất lên thì tôi lại phải lên mặt đất chứ không được chui xuống hầm. Lẫn trong tiếng còi báo động là tiếng loa phát thanh khắp nơi: Đồng bào chú ý!... Đồng bào chú ý... Chỉ vài phút sau những tiếng còi là tiếng máy bay gầm rú, tiếng bom rơi, đạn nổ, những vệt lửa sáng lóe giữa bầu trời. Nhưng khoảnh khắc ấy nhanh thôi. Khi tiếng còi báo yên cất lên là những đoàn người chui lên từ lòng đất. Lại hối hả với công việc dang dở bên những ngôi nhà bị sập và những đoạn đường bị bom cày”.

Ngày 19 và ngày 20-12-1972, từ Cửa Nam nhìn ra, từng dòng người ùn ùn rời thủ đô. Họ đi bộ, xe đạp và cả xe cút kít để chở người già và trẻ em.

Và các nẻo đường

Là một trong số không nhiều phóng viên của VN ghi lại trọn vẹn cuộc sống Hà Nội trong 12 ngày đêm cũng như hình ảnh chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi tại Phủ Lỗ, đạo diễn Việt Tùng (đạo diễn bộ phim Hà Nội Điện Biên Phủ) còn nguyên cảm xúc khi thực hiện những thước phim về 12 ngày đêm tang thương và hào hùng: “Sau loạt ném bom đêm 18-12-1972, mọi ngả đường của Hà Nội rùng rùng người di chuyển ra ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Giữa mùa đông lạnh giá, những người sơ tán dường như không mang theo được gì nhiều ngoài những vật dụng cần thiết như chăn màn, quần áo. Tôi còn thấy cả những con cá còn sống trong chuyến di chuyển, có nhà mang theo mấy con lợn, con gà”.

Một cụ già đang bị ốm được con cái đưa đi sơ tán mà đạo diễn Việt Tùng gặp ở Mỗ Lao (Hà Đông) đang run rẩy trong tấm chăn mà không thể ở lại Hà Nội. Một đứa trẻ mắt tròn xoe ngồi trên chiếc gióng ngang xe đạp của bố tay ôm khư khư con búp bê bằng nhựa cũ. “Phần lớn người Hà Nội đã sơ tán trước đó. Họ đã yên ổn được một năm đón tết Hà Nội. Những đứa trẻ, các ngôi trường và cơ quan công xưởng đã được chuyển ra ngoại thành và các tỉnh lân cận”.

Trong ký ức của cụ bà Nguyễn Thị Cúc (87 tuổi, vợ nhà văn Tô Hoài) thì: “Khủng khiếp lắm con ơi”. Khi đó cụ Cúc làm việc tại một xí nghiệp dược trên phố Khâm Thiên, hằng ngày vẫn đi đi về về giữa nơi làm và nơi ở. “Còi báo động được lắp khắp nơi, loa phát thanh gắn vào từng ngõ phố. Chỉ cần nghe tiếng còi báo động và loa phát thanh là chúng tôi chạy xuống hầm rồi. Không ai sợ chết đâu. Gần mười năm chiến tranh, chúng tôi quen với từng khẩu hiệu và tiếng loa phát thanh khi báo động. Đến tận bây giờ ký ức vẫn chưa có gì nguôi phai” - cụ Cúc nói.

Làm việc gấp đôi

“Già vác mai, trẻ vác đất” - ông Lê Quang Châu (80 tuổi, ở số 126, ngách 3, phố Kim Ngưu, P.Thanh Lương, Q.Hai Bà Trưng), cựu giáo viên Trường CĐSP Hà Nội - vẫn nhớ mãi thời gian khó nhưng hào hùng khi ông cùng hàng trăm giáo viên, sinh viên của trường sơ tán về Thạch Thất (Hà Tây).

Ông Châu giải thích thêm: Mai là dụng cụ dùng để đào đất. Ngày ấy mặc dù bận rộn với việc xây cất trường lớp, đào giao thông hào, làm hầm trú ẩn đảm bảo an toàn cho việc dạy học ở nơi sơ tán, nhưng thầy trò Trường CĐSP Hà Nội vẫn hăng say tham gia mở đường giao thông từ chùa Thầy lên chùa Trầm (huyện Thạch Thất).

Bốn mươi năm rồi, ông Châu vẫn nhớ mãi hình ảnh những đồng nghiệp, những sinh viên như Đinh Văn Viên, Nguyễn Văn Thắng “người chỉ chừng 50 cân nhưng luôn cõng trên vai những bao đất ngoài 70 cân” để công trình sớm hoàn thành, việc đi lại, sơ tán của người dân được thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Ở tuổi 87, ông Đỗ Doãn Đại, nguyên giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, vẫn chưa quên cảm xúc của một thời bi tráng. “Thời kỳ Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, Hà Nội có hai bệnh viện lớn: Bệnh viện Việt - Đức chịu trách nhiệm cấp cứu bệnh nhân các tỉnh phía Bắc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận bệnh nhân các tỉnh phía Nam. Từ năm 1965 thực hiện yêu cầu sơ tán, Bệnh viện Bạch Mai đã chia đôi các khoa, phòng. Ai đi được cũng mừng, ai ở lại cũng mừng. Bởi lúc ấy đi được có nghĩa là rủi ro thấp và ở lại thì chẳng có gì đảm bảo được tính mạng, nhưng tôi mừng bởi thêm người ở thì thêm người thực hiện công việc cứu chữa cho bệnh nhân tại Hà Nội, nơi hứng chịu hàng loạt trận mưa bom Mỹ giội xuống”.

Ban đầu bệnh viện được sơ tán về Phú Thọ, rồi sau đó về Ứng Hòa, Chương Mỹ (lúc bấy giờ thuộc tỉnh Hà Tây). Không kịp để xây dựng cơ sở, dù là tạm bợ, nên bệnh viện sơ tán được đặt rải rác tại nhà dân, đình, chùa và các công trình công cộng. Để đưa được hàng trăm bệnh nhân và hàng tấn trang thiết bị y tế về nơi sơ tán, toàn bộ nhân lực của bệnh viện được huy động làm việc tối đa: “Không có đơn vị nào giúp sức hết, bởi lúc đó mọi người cũng phải lo sắp xếp công việc của cơ quan mình. Vậy mà chỉ trong vòng nửa tháng, một nửa bệnh viện đã được chuyển đi. Chia hai đội ngũ thầy thuốc, có nghĩa là chúng tôi phải làm việc gấp đôi để hoàn thành nhiệm vụ” - ông Đại kể.





Kỳ 2:

Rầm rập rời thủ đô

Sau đợt bom đầu tiên mở màn cao điểm 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc, khoảng 8g tối 18-12, loạt bom thứ hai đã nhằm vào xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh).

Mặc dù đã đoán trước, nhưng người dân Uy Nỗ vẫn không khỏi thảng thốt khi chứng kiến mức độ công phá của các loại vũ khí tối tân. Hàng ngàn người của xã này ngay lập tức phải rời nhà cửa ngay trong đêm.



Chuyến sơ tán trong đêm

Ngay trong đêm đó, trong khi máy bay Mỹ vẫn tiếp tục oanh tạc, người dân Uy Nỗ đã lũ lượt kéo nhau đi sơ tán. Ai có xe bò, xe đạp thì chất cả gia đình lên, ai không có thì chạy bộ băng đồng sang các địa bàn lân cận.

Bà Nguyễn Thị Chút (73 tuổi) ở thôn Đản Dị, xã Uy Nỗ (Đông Anh) nhớ lại: “Đêm ấy một tay tôi bế thằng Đào Văn Đức (người con nhỏ nhất) phía trước ngực, đầu cúi gập xuống để che bom đạn cho nó, tay còn lại dắt đứa con kế chạy bổ về hướng Tráng Việt (Mê Linh). Bốn đứa con còn lại tán loạn nhập theo dòng người chạy đạn. Bị lạc mất bốn đứa con, hỏi thăm tôi mới biết chúng chạy về xã Vĩnh Ngọc (Đông Anh) nhưng không thể đi đón được, đành nhắn người quen nhờ cho ăn uống, chăm sóc hộ”.

T




Phụ nữ và trẻ em đi sơ tán vào những ngày cuối tháng 12-1972 - Ảnh: tư liệu của NXB Kim Đồng


Sơ tán khỏi Hà Nội bằng tất cả phương tiện có được - Ảnh tư liệu

ừ tháng 6-1966, Nhà máy cơ khí Hà Nội đã di chuyển an toàn gần 1.500 tấn phương tiện, thiết bị đến 16 địa điểm, trại trẻ của nhà máy lên Hà Bắc; Nhà máy dệt 8-3 với hơn 7.000 công nhân đã phân tán ra nhiều địa điểm nhưng vẫn duy trì sản xuất liên tục. Các đơn vị sản xuất trọng điểm khác như Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Nhà máy gỗ Cầu Đuống, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Xí nghiệp dược phẩm 1,2, Nhà máy in Tiến Bộ... Hàng chục nghìn công nhân viên chức cùng người thân được sơ tán ra khỏi nội thành.

Để duy trì sản xuất, Hà Nội cũng chuyển hướng công nghiệp sang thời chiến, với 17 xí nghiệp địa phương, gần 200 hợp tác xã thủ công và 128 tổ sản xuất được đưa ra khỏi thành phố. Mạng lưới thương nghiệp cũng được mở rộng ra ngoại thành và các tỉnh lân cận với gần 500 điểm bán hàng mới.

Nhưng điều bà Chút lo lắng nhất trong cái đêm “chạy giặc” đáng nhớ ấy là sự an nguy của chồng.

“Đêm ấy trời rét đậm nhưng người tôi ướt đẫm mồ hôi, vì vừa chạy vừa trông lên đầu thấy bom đạn đan nhau sáng rực một góc trời. Mà đâu chỉ một lần, cả đêm ấy có tới ba đợt máy bay ném bom quanh trụ sở ủy ban xã Uy Nỗ, nơi ông nhà tôi đang làm nhiệm vụ. Chừng được tin chồng bình an vô sự, tôi đã bật khóc cảm ơn trời” - bà Chút nhớ lại.

Chỉ riêng trong đêm 18-12 thôi, khoảng 4.000 dân trên địa bàn xã Uy Nỗ đã ra khỏi nhà. Cả trâu bò, lợn gà cũng được đưa đi hoặc cho xuống hầm trú ẩn.

“Đó là cuộc sơ tán vô tiền khoáng hậu. Uy Nỗ gần như trở thành xã trắng, chỉ còn lại trên dưới 100 người làm nhiệm vụ chiến đấu trong những căn hầm, giao thông hào. Nhờ vậy đã tránh được nguy cơ thiệt hại về người và của trong những đợt oanh kích tiếp sau đó” - ông Đào Văn Đạc (76 tuổi), nguyên phó chủ tịch kiêm trưởng Công an xã Uy Nỗ, hồi tưởng.

Nhà văn Tô Hoài, khi đó là cán bộ tổ dân phố, trực tiếp đốc thúc, tuyên truyền cho người dân đi sơ tán, nhớ lại: “Trong suốt gần chục năm Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, người Hà Nội có lẽ đã quen với bom đạn. Thế nhưng sau đêm 18-12 thì dù có quen với tiếng bom nổ đến bao nhiêu người Hà Nội cũng cảm thấy bất an. Vậy là ai nấy kéo nhau đi mà không phải vận động như trước nữa”.

Ông Nguyễn Văn Viễn (67 tuổi, ở phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm), một cư dân phố cổ chính cống, hồ hởi nhớ lại thời trai trẻ: “Phía bên kia Chợ Gạo là bến sông, bà con đi sơ tán nhiều lắm nhưng tôi thì không đi. Gồng gánh, tay xách nách mang hối hả vượt sông Hồng. Hồi ấy tôi được giao nhiệm vụ trực chiến. Nhưng nhiều người trong phố không có nhiệm vụ ở lại cũng chẳng đi sơ tán. Họ nói đâu đâu cũng có hầm, chết sao được. Những người nào đi rồi gửi chìa khóa nhà lại cho hàng xóm để trông hộ. Người ta cứ đi vài hôm lại về nhà để lấy thêm đồ đạc, gạo củi mắm muối. Nên dù là thành phố thời chiến nhưng không hề vắng bóng người. Nó vẫn là một thành phố sống với đủ mọi hoạt động ngày thường: sản xuất, sinh hoạt và các lực lượng tự vệ, tự quản, quân đội cùng phối hợp nhịp nhàng để bắn máy bay Mỹ”.



Đi để trở về

Để cuộc sơ tán được tiến hành nhanh chóng, Hà Nội đã huy động hàng trăm phương tiện, từ tàu điện, xe ca, xe tải, cả xe khách của các tỉnh lân cận về đậu sẵn ở các đầu phố đón người đi sơ tán không thu cước phí. Khắp nơi vang lên tiếng loa vận động, kêu gọi người dân tạm rời trung tâm Hà Nội để tránh thương vong.

“Xe ca đón ở đầu phố từ ngày 21-12 trở đi. Đây là những người đi theo tổ dân phố thôi chứ mọi nhà có quê thì về quê, hoặc đi theo cơ quan, chỉ còn những người nào không có cơ quan mới đi theo tổ dân phố. Ôtô lúc ấy thì ít, nhưng được huy động từ các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phú... đều là xe chở khách cả. Từng đoàn xe rầm rập rời thành phố, hối hả nhưng vẫn bình thản, trật tự. Họ biết đi rồi sẽ trở về, bởi tin rằng chúng ta sẽ thắng” - nhà văn Tô Hoài nhớ lại.

Hướng đi, địa bàn sơ tán đối với dân cư ở từng khu phố đã được chính quyền sắp xếp, liên hệ sẵn, mọi người chỉ việc bước lên xe là đi, không cần phải mang theo nhiều tài sản. “Cán bộ bảo là đi tạm thôi, sẽ có tiếp tế, tiếp viện, có thương nghiệp đi theo phục vụ nên ai cũng an tâm” - ông Trần Văn Tâm ở khu Trung Tự (Q.Đống Đa) kể.

“Sau gần một đêm hết xuống rồi lên khỏi hầm trú ẩn theo còi báo động, báo an, khoảng 5g sáng hôm sau (19-12), tôi cột túi gạo, dưa cà, mắm muối vào hai bên ghiđông chiếc xe đạp Thống Nhất, đặt con trai đầu 11 tuổi lên yên phía trước, thằng con kế lên yên sau, rồi tới bà vợ ngồi lên sau cùng, kẹp thằng bé ở giữa, cứ thế theo đường 6 mải miết đạp về Lương Sơn (Hòa Bình), quê vợ. Dọc đường đi lúc nào mệt thì dừng lại, trải tấm cao su cho cả nhà nằm nghỉ, lấy cơm nắm ăn rồi đi tiếp. Mọi người đi sơ tán ai cũng làm thế mà” - ông Lê Minh Sơn, nhà ở phố Hàng Cót, P. Hàng Mã, Q. Hoàn Kiếm, kể.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường (Hà Nội) cũng là thành viên trong đoàn người đi sơ tán ngày ấy. Ông kể: “Đầu năm 1972 Hà Nội đã rục rịch đi sơ tán rồi vì ta biết trước thể nào địch cũng đánh Hà Nội. Trường đại học Mỏ - địa chất, nơi tôi công tác, cũng đã sơ tán khỏi Hà Nội từ trước nên đến tháng 12-1972 tôi mang xe đạp về Hà Nội đón mẹ sang Gia Lâm sơ tán. Khi đi hai mẹ con chỉ mang theo một số đồ dùng và vật dụng cần thiết, còn tài sản gần như để lại hết. Đi sơ tán cả tháng nhưng khi về thì tất cả mọi thứ vẫn còn nguyên xi, chả suy suyển gì”.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường cũng tâm sự trong ký ức của ông tuyệt nhiên không có sự sợ hãi, không có hoảng loạn cho dù bom có nổ ngay trên đầu. Nhiều người dân mà ông có dịp trò chuyện ngay trên đường đi sơ tán cũng tỏ ra bình thản đến lạ.


Kỳ 3:

Lớp học thời sơ tán

Trong thời gian cao điểm của chiến tranh phá hoại miền Bắc, đã có khoảng 260.000 học sinh các cấp cùng 50.000 sinh viên, học sinh chuyên nghiệp rời trung tâm Hà Nội sơ tán ra ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Các em tiếp tục đến trường: học chữ, học làm mũ rơm, học làm trường, làm hầm, đào hào... Và từ nơi sơ tán, rất nhiều câu chuyện xúc động giữa thầy và trò trong hoàn cảnh khó khăn.



Lớp học dưới hầm

“Thời gian Mỹ đánh phá ác liệt nhất, thầy trò trường chúng tôi được lệnh chia làm hai nhóm, một nửa sơ tán về Gia Lâm, một nửa sang mãi tận Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Về nơi ở mới, chúng tôi gần như phải bắt đầu lại từ con số không, từ việc lo cơ sở vật chất tới bố trí nơi ăn ở cho giáo viên, học sinh” - nhà giáo ưu tú Hoàng Ngọc Anh, một trong những giáo viên của Trường THPT Lý Thường Kiệt (nay được sáp nhập vào Trường THPT Việt Đức, Q.Hoàn Kiếm) cùng cả trường đi sơ tán, nhớ lại.

Về nơi ở mới (Khoái Châu), việc đầu tiên mà thầy giáo Hoàng Ngọc Anh cùng các đồng nghiệp phải thực hiện là xây cất trường lớp. Được người dân địa phương hỗ trợ, dẫn đường, thầy trò Trường Lý Thường Kiệt cùng đốn cây đào đất, dựng các lớp học. “Gọi thế cho sang, chứ thật ra lớp học chỉ là những căn phòng tạm bợ, được che chắn bằng các tấm phên, bạt cao su”.

K




Chiếc mũ rơm của các em nhỏ Hà Nội thời sơ tán - Ảnh tư liệu của NXB Kim Đồng

ỳ công hơn thì làm “vách tường” bằng cách trát bùn trộn rơm. Thậm chí không có phên, không có rơm làm vách, thầy trò Trường THPT Lý Thường Kiệt còn đào sâu xuống lòng đất chừng 1,5m như người ta đào ao nuôi cá, rồi đưa cả lớp xuống đó dạy - học.

Bàn ghế là những thanh tre, gỗ tạp được tận dụng từ nhiều thứ. Những lớp học như vậy tuy mất nhiều công sức để đào nhưng có tác dụng phòng tránh bom đạn tốt hơn, lại hạn chế gió lùa nên ấm áp hơn hẳn những lớp trên mặt đất. Vậy là hàng chục phòng học kiểu này đã ra đời trên địa bàn sơ tán. “Nhưng dù bằng cách nào thì mỗi lớp vẫn phải đảm bảo có đủ hầm trú ẩn cá nhân, có giao thông hào để khi nghe tiếng kẻng báo động tất cả thầy trò đều rút xuống cho an toàn” - thầy Hoàng Ngọc Anh kể.

Đói và rét là hai thứ luôn thường trực, đeo bám thầy trò hết ngày này sang ngày khác. Thi thoảng có học sinh được người nhà ở Hà Nội mang một ít gạo, đường lên “tiếp tế” hoặc thầy cô tới tháng nhận hàng trợ cấp, lớp lại vui như tết. “Mỗi em chỉ có 1-2 bộ quần áo, mùa đông cũng như mùa hè.

Ngày nóng nực còn đỡ khổ chứ ngày rét thì lạnh thấu xương. Trong khi đó hầu hết học sinh của tôi đều đi chân đất đến trường, gió lùa tứ phía, vừa học vừa run” - thầy Ngọc Anh hồi tưởng.

Đề phòng gián điệp tìm hiểu các mục tiêu để đánh phá, những đứa trẻ ở Hà Nội được bố mẹ trang bị cho kiến thức để phòng giặc. “Ba không” là một trong những điều mà trẻ em ở Hà Nội hay đi sơ tán phải thuộc nằm lòng. Ba không là không nói, không chỉ, không trả lời khi có người lạ tìm đến nhà, hỏi đường.

Anh Nguyễn Văn Quang (Ngô Quyền, Hà Nội) cho biết: Hành trang đi học của những đứa trẻ thời chiến ngoài sách bút còn có mũ rơm và túi cứu thương, trong túi cứu thương có bông băng và thuốc đỏ. Chúng tôi được học sơ cứu, garo và băng, rửa vết thương nếu chẳng may bị bom đạn.

Chúng tôi còn được học làm mũ rơm, cài lá ngụy trang và được hướng dẫn không mặc áo màu sáng. Các bạn gái thì không dùng kẹp tóc bằng thép màu trắng, nếu dùng phải cuốn sợi len vào che đi”.

Mấy năm đi sơ tán ở xã Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), cứ đến cuối tuần anh Quang lại đi bộ về nhà ở Ngô Quyền. “Khi ấy nhà tôi chỉ còn mẹ, vì bố cũng đưa các em đi sơ tán cả. Cuối tuần tôi về nhà thì gặp được bố, thỉnh thoảng mới gặp các em. Mình về vì nhớ nhà thôi chứ cũng không phải mang theo lương thực thực phẩm gì. Tem phiếu thì mang nộp cho trường và ăn ở nơi sơ tán rồi”.

K


Học sinh vùng sơ tán đào hào tránh bom - Ảnh tư liệu của NXB Kim Đồng



Bầu trời không yên tĩnh, còn dưới đất những đứa trẻ tiểu học đối mặt với bao gian nan - Ảnh tư liệu

ể về sự gắn bó, tình cảm thầy trò từ nơi sơ tán, thầy Hoàng Ngọc Anh bảo không thể nào nhớ hết và kể hết được. Đặc biệt, một món quà rất bất ngờ từ những người học trò thân thương làm cho mình mà đến giờ khi kể lại thầy vẫn còn nguyên sự xúc động.

Trước tết năm ấy, thầy Hoàng Ngọc Anh chơi thể thao bị bong gân chân nên đã báo về gia đình không thể về vui xuân cùng bố mẹ. Hôm rước ông bà về ăn tết, thấy nhà nhà sum vầy, ngôi trường sơ tán cũng vắng hoe, thầy Anh càng thắt lòng. Nhưng chiều 29 tết thầy Ngọc Anh hết sức bất ngờ khi thấy: “Bốn em học sinh mang theo thức ăn, xe đạp và nạng xuống nơi tôi ở trọ, ngỏ ý muốn chở tôi về nhà đón tết”.

Chân vẫn còn đau, đến việc sinh hoạt cá nhân còn khó khăn, nói gì tới di chuyển cả quãng đường gần 30km. “Dù đã biết sẽ ít có khả năng Mỹ ném bom trong những ngày Tết Nguyên đán nhưng tôi vẫn lo. Nhỡ lúc đi đường mà lại bị bom thì không chỉ mình khổ, mà còn phiền lụy cho các em”. Nhưng cuối cùng, những lời thuyết phục của học trò đã tiếp thêm sức mạnh cho thầy giáo trẻ. “Năm chúng tôi vừa đi xe đạp, vừa đi bộ cùng qua sông để về nhà trước sự ngỡ ngàng của cả gia đình”. Trên đường đi về, tôi có hỏi các em: “Tại sao không ở nhà giúp đỡ bố mẹ?”. Các em trả lời: “Tết là ngày sum họp, thấy thầy phải đón tết một mình các em cũng không vui. Bố mẹ chúng em cũng nghĩ thế!”.

Ngoài những trường hợp sơ tán theo trường như THPT Lý Thường Kiệt, còn có bộ phận không nhỏ học sinh sơ tán theo gia đình hoặc theo cơ quan bố mẹ. Số này sẽ được học ghép cùng học sinh tại địa phương đến. Cùng với học văn hóa, các em còn được dạy kỹ năng sơ cứu thương và bện mũ rơm để phòng tránh thương tích. “Trường tôi đã tiếp nhận nhiều học sinh thuộc diện sơ tán. Dù lạ người, lạ cảnh nhưng đa số các em hòa nhập rất tốt, nhiều em có kết quả học vượt trội so với học sinh địa phương” - thầy Nguyễn Duy Nghĩa, giáo viên Trường THCS Phùng Xá (huyện Thạch Thất) giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc, cho biết.





Kỳ 4:

Chuyện nhà ông Nguyễn Vinh Phúc

Ngày mà năm bố con thầy giáo Nguyễn Vinh Phúc (sau này là nhà Hà Nội học nổi tiếng) tay xách nách mang nào quần áo, nào chăn màn, sách vở, đồ dùng học tập lếch thếch sang Gia Lâm sơ tán theo trường cũng là lúc cô bé Nguyễn Thị Viền đang học lớp 4 trường làng.

M


Từ trái sang: bà Nguyễn Thị Viền, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Trinh trở thành chị em một nhà sau chuyến sơ tán cách đây 40 năm - Ảnh: Hoàng Điệp
ấy hôm trước bố đi họp đội sản xuất về đã thông báo: nhà ta sắp có người đến ở sơ tán, nên Viền và anh trai phải biết ý tứ khi có thầy giáo đến ở cùng nhà. Vì vậy, sau giờ đi làm tập thể, mẹ tranh thủ giẫy cỏ sân vườn, cổng ngõ, quét tước cho sạch bóng mọi chỗ. Viền thì được giao nhiệm vụ lấy tro bếp kỳ cọ đến sạch tinh bộ ấm chén uống trà, sắp xếp ngăn nắp sách vở. Bà nội ngả thêm một chum tương nữa. Bố Viền đóng thêm một chiếc bàn dài kê sát cửa sổ và bảo để cho thầy giáo làm việc. Tất cả những việc ấy được làm chỉ bởi lời bố bảo: Sắp có thầy giáo đến ở nhà ta!

Học làm trẻ con nông dân

Ngày thầy giáo Phúc và bốn người con trứng gà trứng vịt đến nhà là ngày mà Viền vui đến mức chỉ muốn chạy sang hàng xóm khoe. Nhưng nhà hàng xóm nào cũng có người từ nội thành sang sơ tán nên nhà nào cũng vui. Nhất là đám trẻ con như Viền. Chẳng đứa nào còn nghĩ đến chuyện Mỹ ném bom và đứa trẻ con nào đi học cũng phải mang theo mũ rơm và túi cứu thương nữa. Cứ có khách là vui đã. Trong nhà có khách, đôi khi có lỗi bố cũng không mắng nhiều, không đánh bằng roi vì còn nể khách.

Không cần đến nửa ngày, Viền và những đứa trẻ con nhà thầy giáo Phúc đã ngay lập tức trở nên thân thiết. Cả mấy chị em cùng kéo nhau ra vườn nhặt cỏ, trồng rau và ra đồng mót lúa. Trẻ con dễ trở nên thân thiện.

Ngôi nhà ba gian của bố mẹ Viền được dành hẳn một gian có giường, có phản cho mấy bố con thầy giáo Phúc. Mọi đồ đạc trong nhà được dọn dẹp tinh tươm, những món nào chiếm nhiều diện tích thì được chuyển xuống bếp. Gian nhà của mấy bố con thầy giáo Phúc nhờ vậy mà sạch sẽ gọn gàng hơn. Hằng ngày ở bên này cửa sổ, Viền vừa mở sách học bài vừa vểnh tai sang bên phía cửa sổ bên kia để nghe thầy Phúc giảng bài cho chị Trinh (con gái lớn). Nghe giảng và lẩm nhẩm đọc theo. Thầy Phúc thấy đứa trẻ nhà chủ chịu khó nghe giảng vậy cũng cố nói to hơn một chút để nó nghe rõ.

Mùa đông, rau khúc mọc đầy trên ruộng cạn. Những lá rau khúc mỏng manh, phủ một lớp lông tơ trắng mượt. Chân trần giẫm trên cuống rạ. Mấy đứa trẻ sung sướng ngắt từng ngọn rau khúc, bất chấp những giọt sương lạnh buốt hay những cuống rạ đâm vào làn da chân tím tái. “Hồi ấy rau khúc nhiều lắm, mùa đông mọc đầy trên những cánh đồng cạn” - bà Viền nhớ lại. Rau khúc dùng để làm bánh khúc. Rau khúc nhặt về giã nát, trộn với đậu xanh đồ chín cùng thịt lợn để làm nhân. Vỏ bánh được làm bằng gạo nếp ngâm kỹ. Nhưng hồi ấy khó khăn, đến gạo tẻ để ăn còn không đủ thì lấy đâu ra gạo nếp. Mấy đứa trẻ hái rau khúc rồi trộn với bột mì làm bánh khúc chia nhau ăn.

Rồi những lúc rảnh rỗi khác, Viền hay dẫn Vân Anh ra đồng bắt cua bắt ốc để cải thiện bữa ăn hằng ngày cho gia đình. “Bởi chị Trinh lớn, sắp học cấp III rồi nên ba Phúc bắt chị học cả ngày, không cho đi chơi”. Hai đứa trẻ mỗi đứa cầm theo một cái rổ, một cái giỏ nhỏ, xắn quần lưng bắp chân đi xúc tép kho cà. Thỉnh thoảng cũng bắt được ít cá diếc to, bà bỏ vào nồi đất kho tương. Ngon lắm. Cũng bởi sự chăm chỉ của mấy cô bé mà bữa ăn trong nhà thỉnh thoảng được cải thiện chút đỉnh. “Những người nông dân ở đó quá tốt. Suốt mấy năm đi sơ tán mà lúc nào họ cũng đối với chúng tôi như khách. Trọng thị và yêu thương” - chị Nguyễn Thị Trinh, con gái thầy giáo Nguyễn Vinh Phúc, nói.



Nếu không có ba Phúc và 6 năm sơ tán...

Câu chuyện của rất nhiều gia đình sơ tán đã dừng lại vào đầu năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết. Nhưng câu chuyện giữa những đứa trẻ của gia đình thầy giáo Phúc và cô bé Viền vẫn chưa dừng lại.

Bởi chị Trinh học hơn Viền một lớp, thế nên mỗi khi chị đọc bài, học bài, Viền lại vểnh tai lên nghe để học lỏm. Thầy Phúc thấy vậy gọi Viền sang giảng thêm cho Viền những bài văn hay, những câu thơ đẹp và giảng giải cho Viền cả những tích xưa trong và ngoài sách. Cũng nhờ có trường sơ tán, lớp sơ tán và những đứa trẻ Hà Nội sơ tán mà những đứa trẻ trong làng như Viền đã có cơ hội được học nhiều hơn. Ngoài giờ làm đồng giúp bố mẹ thì chúng ganh đua nhau để được học như những đứa trẻ ở Hà Nội. Và những đứa trẻ từ Hà Nội về, ngoài việc học lại ra đồng nhặt cỏ, phơi lúa giúp nhau.

Gần hết đợt sơ tán, có đoàn văn công về tuyển Viền làm diễn viên. Bố Viền, một nông dân chính cống, rất muốn con cái thoát ly khỏi cuộc sống ruộng đồng đã nói chuyện với thầy Phúc, đại ý xin thầy một lời khuyên về việc có cho con bé theo đoàn văn công không. Thầy Phúc nói: Con bé thông minh, sáng dạ, nên cho nó đi học tiếp lên cấp III.

Hòa bình, năm bố con thầy giáo Nguyễn Vinh Phúc trở về Hà Nội, mang theo cả cô bé Viền lúc ấy vừa vào lớp 8. “Bố tôi bị bệnh, trước khi mất nhờ ba Phúc chăm lo cho tôi. Ba Phúc nhận lời và nói tôi sẽ là đứa con thứ 6 của ba” - bà Viền nói.

Học hết cấp III, thi vào Đại học Y, Viền tốt nghiệp và đi làm. Ngôi nhà ở số 72 Ngô Quyền (Hà Nội) trở thành nhà của Viền cùng các anh chị em con thầy giáo Phúc. “Tôi nghĩ cuộc đời tôi sẽ không được như hôm nay nếu không có ba Phúc và sáu năm sơ tán. Ba Phúc chăm lo cho tôi từ nhỏ, đến cả khi lấy chồng, mỗi khi gặp chuyện gì bế tắc tôi đều tìm đến ba như một người bạn lớn” - bà Viền tâm sự.

Bây giờ thì bà Viền đã nghỉ hưu. Cả hai người con gái khác của nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng thế. Họ vẫn gặp nhau hằng tuần để chia sẻ chuyện gia đình, công việc, con cái. Vẫn ríu rít như chim khi nhắc về những kỷ niệm cách đây hơn 40 năm.

Còn nhớ khi nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc còn sống, có lần ông kể: “Gia đình tôi sơ tán ở chùa Keo Gia Lâm cách Hà Nội 20km cùng với cả trường. Nông dân của ta rất tốt, chào đón và dành những điều kiện tốt nhất cho người sơ tán: dành nhà to, từ đường cho người sơ tán ở, còn gia đình mình thì ở nhà ngang, nhà bếp. Ngay trong cuộc sống cũng có sự tương trợ: có miếng ăn ngon cũng nhường cho những người sơ tán, có rau ngoài vườn thì cho ăn chung, đi tát đồng được ít cua cá cũng chia cho đồng bào...

Những điều đó nói lên cái gì? Đó chính là tinh thần cộng đồng được đặt lên trên hết, trong khó khăn người và người chia sẻ cho nhau. Thành ra người đi sơ tán yên tâm, người ở lại nội thành cũng yên tâm, nông dân cũng hài lòng vì đã giúp đỡ được đồng bào sơ tán thực hiện chủ trương của thành phố. Tình người lúc ấy thật cao cả. Đó chính là bản sắc của người VN là tôn trọng cộng đồng, tương thân tương ái và lá lành đùm lá rách”.



Kỳ 5:

Nhịp võng xe bò

Đạo diễn Việt Tùng, một trong những người hiếm hoi có cơ hội ghi lại được những khoảnh khắc lịch sử trong suốt 12 ngày đêm diễn ra cuộc ném bom Hà Nội, thường kể về những khoảnh khắc khó quên trong những ngày tàn khốc ấy.

T
Từ trái qua: bà Nguyễn Thị Dung, chị Nguyễn Thị Hương và bà Nguyễn Thị Phương, những nhân vật đi sơ tán trên chiếc xe bò 40 năm trước - Ảnh: Hoàng Điệp

rong đó có câu chuyện một gia đình bốn thế hệ đi sơ tán khỏi Hà Nội trên chiếc xe bò kéo.


Bốn thế hệ trong chiếc xe bò

Đó là hình ảnh một người mẹ trẻ đang cho một em bé sơ sinh bú, là ông cụ già đội chiếc mũ bông đang đánh xe. Trong xe là lố nhố trẻ con cùng xoong nồi và chăn màn quần áo. Chiếc xe bò hướng từ Ngã Tư Sở xuống mạn Hà Đông. Đạo diễn Việt Tùng nói: “Hai ngày sau khi Hà Nội bị ném bom, các ngả đường Hà Nội ùn ùn người di tản. Tôi đã ghi lại hình ảnh những chuyến sơ tán rất trật tự của người Hà Nội. Chủ yếu bằng xe đạp và xe thô sơ thôi. Các ngả đường rời khỏi thành phố đều rất đông người nhưng không tắc ở đâu cả. Rất trật tự. Dù bom rơi đạn vãi trên đầu nhưng không thấy một sự hoảng sợ nào từ người Hà Nội. Họ đã chuẩn bị cho cuộc chiến và bình tĩnh đón nhận”.

Đó là những hình ảnh của 40 năm về trước. Bây giờ đứa trẻ đang bú mẹ trên chiếc xe bò kéo đã 40 tuổi, con gái của chị đã học đại học năm thứ 3. Người phụ nữ lúc ấy chỉ là cô bé con giờ cũng đã lên bà... Nhưng hình ảnh về 12 ngày máy bay quần thảo trên bầu trời Hà Nội vẫn chưa nguôi phai trong tâm trí của mọi người.

“Hôm ấy là sáng 20-12, đã sang ngày thứ ba Hà Nội bị máy bay B52 giội bom. Tôi xách máy quay xuống Ngã Tư Sở ghi hình bà con đi sơ tán. Từng đoàn người ùn ùn rời thủ đô men theo quốc lộ 6. Hai bên đường chi chít hầm trú bom, nhất là đoạn Cao - Xà - Lá. Chẳng nơi nào đối diện với cuộc chiến và cái sống, cái chết như Việt Nam. Đến đứa trẻ sơ sinh đang bú mẹ cũng không thể nằm ngoài cuộc chiến. Nhìn dòng người đi sơ tán, thương lắm”. Đạo diễn Việt Tùng nói về khoảnh khắc ghi lại hình ảnh gia đình bà Nguyễn Thị Phương đi sơ tán trên chiếc xe bò trong bộ phim Hà Nội - Điện Biên Phủ của ông.



Về quê

Một buổi chiều cuối tháng 11-2012, bà Nguyễn Thị Dung (sinh năm 1957, nhà ở đường Trường Chinh, phường Ngã Tư Sở, Hà Nội) tay xách nách mang hoa quả bánh trái xuống Hà Đông. Không biết đi xe gắn máy nên bà gọi xe ôm chở đi: “Mỗi lần về Yên Nghĩa tôi vẫn gọi là về quê dù tôi không được sinh ra ở đó, cha mẹ cũng không ở đó, cũng chẳng có họ hàng nào ở đó nhưng nơi ấy có một gia đình từng là gia đình của tôi”.

Nơi mà bà Dung tìm đến là nhà cụ Đỗ Văn Khóa.

Cụ Khóa đã hơn 80 tuổi, vận bộ đồ màu nâu đang ngồi trên chiếc ghế bố giữa căn nhà to rộng mới xây dựng, mái tóc bạc trắng như cước. Thấy bà Dung đi vào, cụ móm mém cười hỏi: “Dung đấy à con? Sao lại về có một mình thế? Con Phương có khỏe không?”.

Bà Dung dựng túi xách vào chân tường, sà xuống cạnh ông Khóa: “Chị Phương đang được mời đi miền Nam nên không xuống thăm ông được, nhưng chị ấy gửi lời hỏi thăm ông và gửi cho ông ít quà”.

Trên nền đất cũ của ngôi nhà ba tầng này trước đây từng có một ngôi nhà cấp 4, ba gian và một dãy nhà ngang do bố mẹ ông cụ Khóa để lại. Ba gian nhà rộng rãi, có sập, phản, giường thờ được gia đình ông Khóa nhường lại cho gần chục người nhà bà Dung. “Lúc ấy chị Phương hơn 20 tuổi, vừa sinh con đầu lòng, chồng lại đi B nên chị Phương đi sơ tán cùng gia đình tôi. Kể cả ông bà nội, bố mẹ tôi cùng mấy chị em gần một chục người sống trong gian nhà trên. Tất cả những gì tốt nhất của nhà cụ Khóa, chúng tôi đều được ưu tiên sử dụng”.

Chiến tranh, mọi thứ đều thiếu thốn và khó khăn, nhất là những gia đình làm công ăn lương. “Nhà đông người nên chúng tôi phải ăn mì, ăn bo bo thay cơm là bình thường. Nhà cụ làm nông nghiệp nên vẫn được ăn cơm gạo mới. Thương chúng tôi đói nên mỗi bữa cụ nấu dư ra một bát, vun thật đầy rồi đưa sang cho chúng tôi ăn cho chặt dạ” - bà Dung nhớ lại.

Đã 40 năm trôi qua mà những hình ảnh về bà cụ chủ nhà mắt lòa không phai nhạt một chút nào trong trí nhớ của bà Dung cũng như những người trong gia đình bà.



Vẫn nguyên nếp làng

Bố mẹ bà Dung làm trong HTX xe bò kéo, hằng ngày ông bà cùng đôi bò rong ruổi trên nhiều nẻo đường để chở hàng hóa cho Nhà nước, chở vật liệu xây dựng để làm các công trình và phục vụ nhu cầu vận tải trong thành phố. “Bố mẹ đưa mấy ông cháu chúng tôi xuống Yên Nghĩa rồi các cụ trở lại thành phố làm việc. Không có bố mẹ nhưng chúng tôi vẫn được ăn uống đầy đủ và được chăm sóc chu đáo”.

Để chuẩn bị đón những người đồng bào mới của mình từ thành phố về sơ tán, ông Khóa đã chặt tre, luồng để đào bốn chiếc hầm chữ A ngay phía sau nhà: “Chúng tôi chỉ nghĩ người thành phố đang sống sung sướng, đầy đủ nay phải về nông thôn thì khổ lắm. Vậy nên mình có thể thiếu thốn khổ cực được vì mình quen rồi, nhưng phải nhường những gì tốt nhất cho người ta”. Những gì tốt nhất cho người ta mà gia đình gần chục người nhà bà Dung được hưởng đó chính là ngôi nhà chính ba gian và khoảnh sân rộng, là những luống rau được trồng thêm ngoài bãi, những dây cà dây bí được giắt thêm vào hàng rào để đám trẻ nhỏ có thêm thức ăn cho mỗi bữa ăn đơn điệu hằng ngày từ những cọng rau héo úa mua từ cửa hàng thực phẩm.

40 năm đã trôi qua, chưa một cái tết nào mấy chị em bà Dung không thay nhau về thắp hương trên ban thờ gia tiên nhà cụ Khóa. Và dù là giỗ mọn hay cỗ lớn thì cũng chưa khi nào mấy chị em bà vắng mặt trong những sự kiện dù vui hay buồn của gia đình. “Chúng tôi không nhận cụ là bố mẹ nuôi, cụ cũng không phải là họ hàng, nhưng những gì gia đình cụ đã dành cho chúng tôi những ngày Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc khiến tôi không thể nào quên”.

Cũng trong suốt thời gian đi sơ tán ấy, cô bé Nguyễn Thị Dung chính là người đi về như con thoi hằng tuần để tiếp tế lương thực, thực phẩm cho gia đình. “Từ Yên Nghĩa tôi đi bộ, rồi đi xe điện để về cửa hàng thực phẩm mua gạo, đậu phụ và các mặt hàng thiết yếu khác ở cửa hàng lương thực Ngã Tư Sở. Không có xe đạp nên chỉ gánh bộ thôi. Có lần đang đi bộ gần sông Nhuệ thì bị bom. Tôi vẫn ôm chặt túi gạo trong tay lăn xuống hầm cá nhân. Bởi nhà đông người nên chuyện ăn uống thật sự rất quan trọng”.

HOÀNG ĐIỆP - TẤN ĐỨC



Kỳ cuối:

Như chưa hề có cuộc chia ly

Lớp người trẻ thời sơ tán giờ đã qua tuổi thanh niên, có người đã lên hàng ông, bà; người vẫn ở Hà Nội, người vì yêu cầu công tác, cuộc sống đã tỏa đi khắp nơi trong và ngoài nước.

Nhưng dù ở đâu, làm gì họ vẫn không quên một thời gian khó.

“Đói khát, khốc liệt nhưng cũng thật đẹp. Thời sơ tán giờ đã lùi xa, nhưng trong tâm hồn chúng tôi, những người đi sơ tán và người địa phương vẫn như chưa hề có cuộc chia ly” - nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, hiện ngụ tại Q.1, TP. HCM, tâm sự...

Kết nối vòng tay

Cách đây không lâu, tại nhà thờ họ Phùng ở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ (di tích được xếp hạng của TP Hà Nội) đã diễn ra một cuộc họp mặt “ba bên” khá thú vị giữa những thành viên trại trẻ sơ tán báo Nhân Dân - phụ huynh trẻ sơ tán và người dân địa phương nơi tiếp nhận trẻ. Những người bạn lên năm, lên mười ngày nào giờ có người đã bạc mái đầu, ôm chầm lấy nhau, tíu tít thăm hỏi, chuyện trò.

“Đây là thầy Hợi, hiệu trưởng trường cấp I của xã Hữu Văn năm xưa. Đây bác Hoan, bác Bài, bác Giao, đại diện họ Phùng và cũng là những chủ nhà đã nhường cho chúng ta chỗ ở tốt nhất, đào hầm trú ẩn cho ta trú bom. Đặc biệt, buổi họp hôm nay còn có cô Bình Định, bảo mẫu, người không quản ngày đêm chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho chúng ta năm xưa vừa từ TP.HCM ra...” - một thành viên trại trẻ sơ tán báo Nhân Dân giới thiệu. C


Những thành viên trại trẻ sơ tán báo Nhân Dân trong một chuyến thăm lại nơi sơ tán tại nhà thờ họ Phùng, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội)

- Ảnh: Hà Huy Hồng
âu chuyện càng lúc càng rôm rả khiến người ta cứ ngỡ không phải một cuộc viếng thăm, mà là hành trình trở về của những đứa con xa nhà!

Thật ra từ nhiều năm trước, một số thành viên trại trẻ đã có những chuyến hành hương tìm về nơi sơ tán, nhưng đây là lần đông đủ thành phần nhất. Để có chuyến trở về ý nghĩa này, cách đây năm năm một trang mạng đặc biệt mang tên “trại trẻ sơ tán báo Nhân Dân” đã ra đời, kết nối hơn 130 thành viên đang làm việc, sinh sống khắp mọi miền đất nước. “Đó là tổ ấm, là mái nhà chung kết nối chúng tôi, để cùng ôn lại kỷ niệm đẹp, qua đó tự nhắc mình có trách nhiệm hơn với thế hệ tương lai” - anh Hà Huy Hồng, thành viên trại trẻ, hiện là cán bộ báo Nhân Dân, nói.

Thời sơ tán, để bảo đảm an toàn cho thế hệ tương lai, có tới 4.000 trại trẻ được lập ra ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Những trại trẻ này đã tiếp nhận, chăm sóc hàng chục ngàn thiếu niên, nhi đồng là con em các cơ quan, đơn vị, cụm dân cư ở trung tâm Hà Nội. Sau ngày ký Hiệp định Paris (tháng 1-1973), các em mới được trở về nhà, tiếp tục học tập sinh hoạt như thời bình. Thời gian dù là ngắn ngủi được sống trong sự quan tâm, bảo bọc, yêu thương của cả cộng đồng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong tâm hồn trẻ thơ. “Bài học về lòng yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần tự lập là hành trang quý báu nhất cho những trẻ em trải qua cảnh sống sơ tán trong thời chiến như chúng tôi” - anh Hà Huy Hồng tâm sự.

Tình người ở lại

Bà Hiền là con đầu của nhà văn Kim Lân. Thời sơ tán do bố phải ở lại làm việc tại báo Văn Nghệ, bà đã cùng sáu người em sơ tán về nông thôn.

“Trong những năm chiến tranh phá hoại, bảy anh em tôi đã không dưới bốn lần sơ tán, khi ở Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Oai (Hà Tây cũ), khi lên Tân Yên, Hiệp Hòa (Bắc Giang). Tới đâu chúng tôi cũng được bà con địa phương chăm lo hết lòng, thậm chí họ còn tranh nhau để được đón người Hà Nội sơ tán, xem việc đó là niềm tự hào của gia đình mình” - bà Nguyễn Thị Hiền nhớ lại.

Trong ký ức của nữ họa sĩ đã bước qua tuổi 60 vẫn còn nguyên hình ảnh của ông lão Bàng ở đồi Non Tứa (Tân Yên, Bắc Giang), khi được tin có gia đình đến sơ tán đã dành sẵn nồi lạc nóng hổi để mấy chị em Hiền chống đói sau chuyến hành trình mấy chục cây số bằng xe đạp. Hay như chuyện vợ chồng ông lão ở Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây cũ) thay nhau ra sông giăng lưới bắt cá nấu món canh riêu ngon đáo để cho anh em Hiền dùng. Và càng không thể quên chuyện ông bà Cát có bốn cô con gái, đặt tên nghe rất ngộ: Bùn, Ao, Tắm, Mát! Lúc đầu không hiểu tiếng địa phương nên khi nghe cô út Mát nhờ lấy cái bát trên cái tần (bàn), mấy chị em Hiền chả hiểu ra làm sao. Rồi thì có việc cần hỏi mẹ thì các cô lại bảo “ầm” (tức mẹ) đi vắng.

“Lắm khi do bất đồng ngôn ngữ, con chủ nhà và đám trẻ sơ tán lại cãi nhau ầm trời. Nhưng lạ, mỗi lần có chuyện xích mích, ông bà chủ nhà đều đứng ra bênh khách” - bà Hiền kể.

Cũng như anh em bà Hiền, bà Nguyễn Thu Thủy, người Hà Nội, hiện đang làm việc tại một văn phòng luật sư tại Frankfurt (Đức), đã gửi cho chúng tôi những dòng tâm sự: Khi chiến tranh phá hoại vào cao điểm, cha bà đã hi sinh, còn mẹ là công chức phải ở lại thủ đô làm việc, anh em bà sơ tán về thôn Mộ Đạo, xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú.

“Nơi chúng tôi đến ở nhờ là nhà cụ Trà, đã ngoài 70 tuổi. Vợ chồng cụ có người con trai đầu đã hi sinh ở chiến trường miền Nam, người con rể cũng đang tham gia quân đội. Ở nhà chỉ còn cô gái út tên Thêm và người chị dâu nên khi chúng tôi đến hai cụ vui lắm, coi như con cháu trong nhà. Chúng tôi ăn cơm với ông bà. Cơm chỉ có canh dưa và cá tép bắt ở ao, nhưng cả ba đứa ăn ngon lành. Bà mắt kém nhưng có bao nhiêu thức ăn ngon trên mâm cứ gắp đầy bát ép tôi ăn vì “thương con bé gầy và chịu khó”.

Lúc không phải tới trường, tôi theo các bạn trong làng đi bắt cua. Do không thạo việc nên bắt được ít. Thấy vậy trước khi về, các bạn đã lén đổ thêm cua vào giỏ cho tôi. Mãi tới bây giờ tụi tôi vẫn nhắc về những kỷ niệm đẹp ấy”.




Người chèo thuyền ở bãi Phúc Tân

Ngày trước, phố Phúc Tân (P.Phúc Tân, Q. Hoàn Kiếm) dưới chân cầu Long Biên bây giờ còn là bãi, quy tụ nhiều thuyền ghe của dân làm nghề đánh cá trên sông Hồng. Trong 12 ngày đêm Mỹ ném bom Hà Nội, hầu hết cư dân xóm nghề này đã chèo ghe sơ tán lên mạn ngược sông Hồng. Nhưng vẫn còn một đội ghe chừng 30 chiếc tình nguyện ở lại làm nhiệm vụ đưa người từ trung tâm Hà Nội băng qua sông Hồng để sơ tán sang vùng ngoại thành Gia Lâm, Đông Anh.

Ông Nguyễn Văn Khải (năm nay 77 tuổi) là thành viên trong đội chèo thuyền ngày ấy. Ông kể: “Mỗi chuyến vượt sông Hồng mất độ 20 phút, thuyền chỉ chở được 6-7 người nên chúng tôi phải chèo liên tục cả ngày lẫn đêm mới đưa hết số người sang sông đi sơ tán. Nhiều lúc thuyền ra giữa dòng, thấy bom rơi đằng xa, bụi đất vãi đầy mặt sông nhưng tôi mặc kệ, cứ chèo mải miết suốt mấy ngày đêm vì thấy còn quá nhiều người phải qua sông đi sơ tán, chậm giờ nào thì nguy giờ đấy. Khi nào mệt và đói quá thì tôi dùng chân đạp chèo để rảnh tay gặm bánh mì. Không hiểu sao lúc ấy mình khỏe và gan đến vậy”.

HOÀNG ĐIỆP - TẤN ĐỨC

Theo Tuổi trẻ Online



Ký ức tự hào về một Thủ đô anh hùng


Chủ Nhật 25/11/2012

Nhiều nhân chứng lịch sử đã tụ hội tại TP. Hồ Chí Minh để tham dự cuộc tọa đàm "Hà Nội 12 ngày đêm, chuyện bây giờ mới kể" nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không" do Đài Truyền hình thành phố phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức. Những ngày tháng hào hùng không bao giờ quên trên mảnh đất Thủ đô 40 năm về trước được tái hiện đầy xúc động, thiêng liêng, tự hào…

Dù sinh ra trên quê hương "5 tấn" - Thái Bình, thế nhưng trong ký ức của Trung tướng Phạm Tuân, người phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay B52 luôn chan chứa những ký ức về một Hà Nội kiên cường, bất khuất trước bom đạn kẻ thù. Ông tâm sự, được mời vào TP Hồ Chí Minh tham dự buổi tọa đàm là một vinh dự lớn, vì đây là dịp để ông và đồng đội họp mặt, ôn lại kỷ niệm.

"


Chiếc máy bay Mig 21 do Anh hùng Phạm Tuân điều khiển đã bắn rơi pháo đài bay B52 của Mỹ năm 1972. Ảnh tư liệu

Chúng tôi đã phải rất vất vả để chống lại "pháo đài bay bất khả xâm phạm" của không lực Mỹ. Thế nhưng, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, chúng tôi đã không lùi bước. Một chiếc, hai chiếc, ba chiếc… rồi nhiều pháo đài bay B52 đã bị bắn hạ là điều phi thường trong lúc lực lượng không quân của ta nhỏ bé hơn Mỹ rất nhiều vào thời điểm đó". Trung tướng Phạm Tuân ví cuộc chiến đấu ngoan cường của quân và dân Hà Nội lúc bấy giờ, không chỉ giáng một đòn bất ngờ vào tham vọng của Mỹ, mà còn cho thấy những người con của Thủ đô đã chiến đấu bằng ý chí, sự khôn ngoan và bằng những cách đánh riêng, sáng tạo, mà rất ít dân tộc có thể làm được.

Một nhân vật lịch sử khác, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 tên lửa Đinh Thế Văn, người đã chỉ huy đơn vị bắn rơi 4 máy bay B52, cũng bồi hồi nhớ lại những ngày tháng hào hùng. Ông Văn kể rằng, lúc đó chính quyền Mỹ tuyên truyền rằng B52 sẽ bay vào đánh phá Hà Nội như… đi du lịch, không một vũ khí nào của Việt Nam có thể bắn rơi. Ông đã cùng đồng đội dày công nghiên cứu và nắm được tất cả những đặc điểm, tính năng của máy bay B52. Chính sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó của bộ đội tên lửa cùng với ý chí, quyết tâm, cách đánh linh hoạt, khéo léo, thông minh đã khiến nhiều "pháo đài bay" của Mỹ rơi rụng trên bầu trời Thủ đô.

Nhận định về cuộc chiến đấu kiên cường của những người cộng sản anh em, Đại tướng, chuyên gia Liên Xô Anatoli Ivanovich Khiupenen bày tỏ sự cảm phục về một đất nước tuy nhỏ bé nhưng anh dũng, phi thường: "Bản thân chúng tôi cũng không mấy tin tưởng là Việt Nam có thể đánh thắng một trong những lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, mà máy bay B52 là biểu tượng cho sức mạnh hủy diệt của họ. Thế nhưng Việt Nam đã giành được chiến thắng oanh liệt", Đại tướng Anatoli Ivanovich Khiupenen không giấu được xúc động, đôi mắt ông đỏ hoe nhìn sang người hùng Việt Nam bắn hạ máy bay B52 - Trung tướng Phạm Tuân. Hai người đồng chí đã dành cho nhau cử chỉ thân mật, trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của cả khán phòng.

Cùng có mặt tại buổi tọa đàm, nhà quay phim Nguyễn Việt Tùng bồi hồi, xúc động khi xem lại những cuốn băng tư liệu mà chính ông đã ghi lại về cảnh đổ nát mà những cỗ "pháo đài bay" của đế quốc Mỹ gây ra đối với Bệnh viện Bạch Mai, các khu dân cư, các tuyến phố Hà Nội và hình ảnh những chiến sĩ phòng không, không quân, những người lính trẻ Hà Nội vẫn bám phố phường để chiến đấu chống lại sức mạnh hủy diệt từ vũ khí tối tân của kẻ thù. Ông Tùng nhớ lại, một trong những cảnh quay xúc động nhất là cảnh người dân Hà Nội sơ tán khỏi Thủ đô, mà sau này xác định được danh tính của hai mẹ con trong đoàn người sơ tán ấy là bà Lê Thị Hương và chị Nguyễn Thị Phương. Có mặt trong buổi tọa đàm, hai nhân chứng lịch sử - hai mẹ con chị Phương cùng rưng rưng khi xem lại những thước phim quý giá về một thời điểm lịch sử vô cùng thiêng liêng mà oai hùng của Thủ đô.

Cuộc chiến đã lùi xa, trở lại TP Hồ Chí Minh trong một sự kiện đặc biệt, chuyên gia Liên Xô Anatoli Ivanovich Khiupenen bày tỏ sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay của đất nước Việt Nam anh hùng: "Tôi còn nhớ như in vào những ngày tháng 12 năm 1972, khi tôi đặt chân đến Hà Nội chỗ nào cũng thấy đổ nát, bầu trời thì rực lửa. Vậy mà giờ đây Hà Nội thật khang trang và tươi đẹp. Tôi coi đó là một chiến thắng nữa của các bạn - chiến thắng trên mặt trận đổi mới, hội nhập".

Trung tướng Phạm Tuân còn nhắc tới kỷ niệm khi tiếp xúc với những phi công Mỹ bị bắn rơi phải cúi đầu khuất phục trước ý chí của quân và dân Hà Nội. "Tôi nhớ lúc gặp một phi công lái B52 của Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò. Lúc đó tôi đã hỏi: "Ông suy nghĩ gì khi bay vào Hà Nội". Viên sĩ quan trả lời: "Vũ khí của không quân Bắc Việt chúng tôi biết hết, gồm có Mig, Sam và một số loại vũ khí khác. Thậm chí chúng tôi còn diễn tập bằng các loại khí tài này và nghĩ rằng bay vào Hà Nội là chuyến bay luyện tập thôi, vào ném bom xong rồi bay ra". Tôi hỏi tiếp: "Vậy giờ ngồi ở đây, ông cảm thấy như thế nào?". "Đúng là chúng tôi chưa đánh giá hết các ông nên giờ chúng tôi mới ngồi ở đây". Trung tướng Phạm Tuân kết luận: "Câu chuyện trên cho thấy rằng, chúng ta có quyền tự hào về chiến thắng của mình".

Ký ức và những câu chuyện bây giờ mới kể về Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972 được tái hiện giữa thành phố mang tên Bác Hồ như đang thôi thúc trong mỗi người dân thành phố cùng đồng bào Thủ đô và nhân dân cả nước chung niềm tự hào, xúc động được là "người Việt Nam".

Thành Luân

Theo Báo Hà Nội Mới

Nơi “bão lửa” từng đi qua


24/11/2012




Xã Uy Nỗ hôm nay.
Nằm ở cuối trục đường dẫn vào trung tâm huyện Đông Anh, xã Uy Nỗ hiện ra phóng khoáng trong không gian mở với cánh đồng "lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm".

Âm thanh sôi động của cuộc sống hiện tại và tiếng vọng ngàn xưa trên quê hương Uy Nỗ anh hùng như có chung tiếng nói giao hòa. Toàn xã, hay nói rộng hơn là cả vùng đất này mỗi thớ đất đều lưu giữ dấu ấn vẻ vang, truyền thống anh dũng, kiên cường trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm cuối năm 1972.

Những nhân chứng của Hà Nội 12 ngày đêm mà tôi đã gặp trên mảnh đất Uy Nỗ nay đã ngoài 70 tuổi nhưng khi được gợi lại những năm tháng cùng nhân dân Thủ đô chống trả những trận bom B52 của đế quốc Mỹ, ký ức của họ vẫn nguyên vẹn niềm tự hào. "Ngoài các cơ quan của huyện Đông Anh, trên địa bàn xã Uy Nỗ còn có hàng chục cơ quan, xí nghiệp của trung ương và Hà Nội. Bởi vậy nơi đây được không quân Mỹ xác định là một trọng điểm đánh phá trong những năm chiến tranh phá hoại miền Bắc và đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội. Liền trong đêm 18 và đêm 19-12-1972, bom đạn giặc Mỹ đã giết hại hơn 20 người, làm bị thương hơn 50 người, chủ yếu là người do hoàn cảnh khó khăn chưa đi sơ tán  hoặc những người được giao nhiệm vụ ở lại giữ làng" - ông Đào Văn Đạc, Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng công an xã Uy Nỗ thời đó nhớ lại.

Ông Đào Văn Đạc xúc động khi nhắc lại trận bom đầu tiên, chiều 18-12-1972, đã cướp đi sinh mạng 6 người thân của Bí thư Đảng ủy xã Uy Nỗ Hoàng Đình Dị, gồm vợ, 4 người con và 1 người cháu. Địa bàn xã rộng chưa đầy 15km2, ròng rã 12 ngày đêm chống chọi với hàng ngàn lượt máy bay Mỹ, hàng chục vết bom rải thảm biến làng chỗ thành ao sâu, nơi đá dồn thành đống, thành gò, tất cả bề bộn, tan hoang; gần 1.000 gia đình với hơn 4.000 nhân khẩu đã bị bom Mỹ làm mất hết tài sản…

Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội của Mỹ, chính quyền xã Uy Nỗ đã thành lập các tổ: Tổ bảo đảm hậu cần, đời sống; tổ cứu thương, cứu sập; tổ chôn cất những người bị chết; tổ bảo vệ giao thông, trị an thôn xóm và hoàn chỉnh các phương án sơ tán tài sản, con người. Hơn 50km đường giao thông hào được sửa sang và đào mới; trên 25.000 hố cá nhân được đào thêm. Xã đã thành lập được đội "Bạch đầu quân" (gồm 30 cụ già) làm nhiệm vụ động viên tinh thần và tham gia tiếp nước, tiếp đạn cho bộ đội. Chị em phụ nữ trong xã vừa làm thay phần việc của chồng vừa ngày đêm lao động sản xuất, canh gác bảo vệ xóm làng. Bà Nguyễn Thị Mỹ, nguyên Xã đội phó nhớ lại: "Ngày ấy, mỗi đội sản xuất chỉ vỏn vẹn có 10 người nhưng phải đảm nhận hơn 80 mẫu ruộng. Ngoài việc chiến đấu bảo vệ quê hương, các đội sản xuất còn phải hoàn thành nhiệm vụ của hậu phương lớn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Nam. Bởi vậy, ban ngày khi không có báo động máy bay giặc chúng tôi lo chăn nuôi gia súc, khoảng một giờ sáng các thành viên trong đội lại ra đồng nhổ mạ, cấy đêm. Trong 12 ngày đêm hứng chịu sự đánh phá của máy bay Mỹ nhưng ngày nào xã viên trong các đội sản xuất cũng đều gánh rau xanh, mang gà, lợn lên Ấp Tó để thực hiện nhiệm vụ chi viện". Ngay trong lúc địch bắn phá ác liệt nhất, vẫn có những người dân tình nguyện ở lại làm nhiệm vụ của mình như cụ Nguyễn Thị Mậu, tình nguyện chăm sóc đàn lợn 120 con của tập thể; ông Nguyễn Quang Thân nhận thường trực bảo vệ tài sản của trại chăn nuôi

Ngay sau khi tiếng bom thù vừa dứt, nhân dân Uy Nỗ lại bắt tay vào việc khắc phục hậu quả. Được sự chăm lo của cấp trên, của lãnh đạo huyện Đông Anh và bằng sự nỗ lực tự vươn lên của mình, chỉ sau một thời gian ngắn, hàng chục phòng học bằng tranh tre, nứa lá được dựng lên bảo đảm cho gần 2.000 con em trong xã từ học mẫu giáo đến lớp 7 có chỗ học. Hàng trăm ngôi nhà được dựng lên để các gia đình kịp đón tết Nguyên đán. Trên đồng ruộng Uy Nỗ, được sự chi viện của Cục Cơ giới (Bộ Nông nghiệp), các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn đã đưa hàng chục xe ủi làm việc suốt 3 tháng ròng để san lấp hố bom. Hàng vạn ngày công của bà con xã viên đã được huy động để san lấp và làm các công trình thủy nông, đường giao thông, bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm gieo trồng vụ đông xuân. Ngày ấy các phong trào làm bèo hoa dâu, cấy lúa, trồng rau… thực sự mang khí thế quyết liệt của người dân Uy Nỗ. Với sự vào cuộc đồng bộ từ các ngành chức năng và ý chí vươn lên của người dân, sự sống đã hồi sinh trên mảnh đất đầy hố bom.

Đảng bộ và nhân dân Uy Nỗ lại vững vàng bắt tay vào thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với nhà nước. 10 năm kháng chiến chống Mỹ, xã Uy Nỗ có gần 1.000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Kết thúc 12 ngày đêm bắn phá của đế quốc Mỹ, Đảng bộ xã Uy Nỗ được Thành ủy Hà Nội công nhận là Đảng bộ vững mạnh, chi bộ Cường Nỗ (gồm các thôn: Đản Mỗ, Dản Dị, Phan Xá, Phúc Lộc) được công nhận là chi bộ thép; Đảng bộ và nhân dân Uy Nỗ được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, cùng hàng chục Bằng khen về thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu…

Về Uy Nỗ trong những ngày này khi TP Hà Nội đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tôi bắt gặp những sắc màu tươi vui của đời sống dân sinh nơi đây. Toàn bộ đường làng ngõ xóm được bê tông hóa; điện, đường, trường, trạm được đầu tư kiên cố, 5/7 thôn được công nhận là Làng văn hóa… Trên quê hương cách mạng thuở nào vang vọng những âm thanh mới, một tương lai tốt đẹp đang hứa hẹn và chờ đón mảnh đất ấy, con người ấy ở phía trước…

Nguyên Hoa

Theo Hà Nội Mới





Sống lại thời khắc

“Hà Nội - những ngày đêm năm 1972”


T


Chiến dịch Linebacker II và 12 ngày đêm Hà Nội đối mặt với B52 (Ảnh tư liệu)
hứ Hai 05/11/201

Những hình ảnh tư liệu "Hà Nội - những ngày đêm năm 1972" đã làm sống lại hình ảnh Hà Nội hiên ngang trong những ngày khói lửa.

Nhằm tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết cuộc xung đột Việt Nam - Mỹ với kết cục là ký Hiệp định Paris (27/1/1973), Viện viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội - những ngày đêm năm 1972” tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội từ ngày 11/10 - 9/11.

Đến không gian này, công chúng sẽ được sống lại không khí hào hùng những ngày đêm năm 1972, về cuộc sống của người dân Hà Nội và số phận bi thương của hàng ngàn thường dân bị chết hoặc bị thương trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ thông qua những tư liệu và nhân chứng lịch sử.

Những thước phim, ảnh tư liệu và các tài liệu được cung cấp từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam và Pháp là những bằng chứng góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về một thời lịch sử đầy bi tráng của quân dân Hà Nội.

Những chuyến sơ tán, những ngôi nhà đổ nát hòa trộn trong máu và nước mắt của hàng nghìn người dân bị chết hoặc bị thương, cho đến những câu chuyện trong những đợt ném bom vào Hà Nội khiến không ít người xem phải xúc động đến nghẹn ngào. Triển lãm không chỉ trưng bày những hình ảnh tư liệu, mà còn đính kèm từng ý kiến của các nhân chứng lịch sự cụ thể nhằm vạch mặt tội ác của chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra.

Đ




Sửa đường tàu bị bom Mỹ phá hỏng tại huyện Thanh Trì, nằm ở phía Nam Hà Nội (Ảnh tư liệu)


Toàn bộ 6 khối phố ở Khâm Thiên hầu như bị xóa sạch trong đêm 26/12 (Ảnh tư liệu)
ược biết, triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của Viện viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, cùng nhà báo Đào Thanh Huyền - người tham gia thu thập tài liệu.

Các phim, ảnh tư liệu và các tài liệu được cung cấp từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam như: Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Phòng không - Không quân, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương... và tại Pháp (Viện nghe nhìn quốc gia, Cục thông tin và sản xuất nghe nhìn La Défense, Trung tâm lưu trữ Ngoại giao La Courneuve) cùng với các nguồn tư liệu của tư nhân do chủ sở hữu cung cấp (ông Jean-Marc Gravier, ông Alain Wasmes, ông Nicolas Cornet, ông Chu Chí Thành).

Đến tham quan triển lãm không chỉ có công chúng Hà Nội, du khách nước ngoài mà còn có đông đảo các bạn sinh viên. Bạn Phạm Vũ Huy (SV năm thứ 3 - trường ĐH Thăng Long, xúc động cho biết: “Thông qua lời kể của nhân chứng lịch sử là ông Nguyễn Bá Kinh, bác sỹ khoa Ngoại - Bệnh viện Bạch Mai năm 1972 về trường hợp cứu sống một bệnh nhân bị sập hầm do bom nằm giữa hai bệnh nhân khác đã chết, ông đã cùng đồng đội buộc phải tháo khớp chân người chết nằm ngoài cùng để lấy chỗ buộc dây vào cô gái còn sống kéo lên. Hình ảnh đó khiến những người trẻ như chúng tôi vô cùng xúc động, có lẽ cho đến bây giờ không có ai làm được điều đó. Những hình ảnh đau thương này khiến cho thế hệ trẻ càng trân trọng và tự hào về một thời khói lửa”.

Chỉ tay lên bức ảnh “Bộ đội tên lửa Việt Nam đã chiến thắng pháo đài bay B52”, bạn Trần Đình Dũng (SV năm thứ 2 trường ĐH Y Hà Nội) chia sẻ: “Những hình ảnh tư liệu này đã giúp cho những người trẻ không biết gì về chiến tranh như chúng tôi được hiểu hơn về lịch sử nước nhà, để biết ơn những người đi trước đã ngã xuống vì độc lập ngày hôm nay”.



http://hanoimoi.com.vn

Hà Nội Mới



Điện Biên phủ trên không”:

Việt Nam là dân tộc anh hùng

"Việt Nam đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập, là tấm gương để các nước noi theo".

Chiến thắng lịch sử “Điện Biên phủ trên không” cách đây tròn 40 năm có phần đóng góp quan trọng của những người đồng chí, anh em quốc tế, trong đó có các chuyên gia quân sự Liên Xô (cũ).

Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN có cuộc phỏng vấn Trung tướng Victor Ivanovich Filippov - Cựu chuyên gia quân sự Nga từng công tác tại Trung đoàn 263, Sư đoàn 4, Quân khu 4 và mặt trận ngoại thành Hà Nội năm 1972.

PV: Ông có thể cho biết ấn tượng của mình khi lần đầu tới Việt Nam vào đúng những ngày nóng bỏng ấy?

Trung tướng Victor Filippov: Đó là chuyến công tác đặc biệt, đến một đất nước xa lạ, một đất nước đang có chiến tranh.

Các bạn Việt Nam đã đón tiếp chúng tôi rất chu đáo, không chỉ đối với các chuyên gia quân sự, mà với tất cả những người Xô-viết sang Việt Nam.

Khi đến Việt Nam, tôi được biên chế vào một sư đoàn tên lửa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chúng tôi rất vui vì tinh thần yêu lao động, sẵn sàng chiến đấu của những người lính Việt Nam.

H



Trung tướng Victor Filippov trả lời phỏng vấn phóng viên VOV (Ảnh: Đoan Hải)

ọ nhanh chóng nắm bắt cách sử dụng các loại khí tài mới để chống lại kẻ địch. Họ sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi giải quyết mọi vấn đề. Đôi khi chúng tôi gặp vấn đề về kỹ thuật, và người lính Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ và luôn muốn học hỏi để làm chủ được thiết bị, vũ khí mà Liên Xô trang bị. Chúng tôi rất vui vì điều này.

PV: Nhìn lại chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” cách đây 40 năm, với tư cách một chuyên gia quân sự, ông có thể cho biết, tại sao Mỹ lại thua khi trong họ có rất nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại?

Trung tướng Victor Filippov: Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Quân đội Mỹ đã không rút ra được bài học khi vẫn âm mưu khuất phục ý chí quật cường của dân tộc các bạn bằng bom đạn.

Bên cạnh đó, cuộc chiến của các bạn là vì độc lập, tự do của dân tộc, còn cuộc chiến của Mỹ là cuộc chiến xâm lược.

Nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp chính nghĩa ấy nên nhận được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới cũng như ở Mỹ.

Nhân dân yêu chuộng hòa bình đã ủng hộ quân giải phóng chống Mỹ. Đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ can thiệp, chống không quân Mỹ ném bom tàn phá miền Bắc. Sự trợ giúp về kinh tế của các nước anh em như: Liên Xô, Trung Quốc và một số nước khác cũng đóng góp một phần nhất định trong chiến thắng này của Việt Nam.

Việt Nam đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh giành độc lập, là tấm gương để các nước noi theo.

PV: Ông đánh giá thế nào về vai trò của các chuyên gia quân sự Nga trong chiến thắng 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội?

Trung tướng Victor Filippov: Trách nhiệm chính trong thực hiện nhiệm vụ phòng không tại Hà Nội và trên toàn Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam thực hiện.

Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam về kinh tế, khí tài và hỗ trợ trên mặt trận ngoại giao.

Chúng tôi cũng có mặt trong lực lượng phòng không tại Việt Nam để giúp nhân dân Việt Nam đánh Mỹ. Song tất cả những điều đó chỉ đóng một vai trò nhất định.

T


Каталог: upload -> download
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
download -> Bảng Giá Bán Lẻ Dây & Cáp Điện Số: 01/09. 09. 2014/lkh-r

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương