Giáo trình Địa lý du lịch


ĐỐI TƯỢNG VĂN HÓA, THỂ THAO KHÁC



tải về 1.09 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

4. ĐỐI TƯỢNG VĂN HÓA, THỂ THAO KHÁC:

Các bảo tàng:

Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh:

Được đặt trong toà nhà hai tầng nằm trên đường Lê Lợi, nhìn ra sông Hương. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật, tranh ảnh nói về sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt giới thiệu Người 10 năm ở Huế.

Tới thăm phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế sẽ giúp cho du khách hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh _ vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và tình cảm kính trọng vô bờ bến của người dân Thừa Thiên Huế đối với Người.

Bảo Tàng Cổ Vật – Điện Long An:

Bảo tàng có diện tích 6.330 m2. bao gồm tòa nhà chính ở giữa và một số nhà kho, nhà ở cho nhân viên. Tòa nhà chính từng là điện Long An trong cung Bảo Định được xây dựng vào năm 1845 thời Thiệu Trị. Nơi đây là chống vuyi chơi giải trí cho vua Thiệu Trị khi đi làm lễ Định Điền hàng năm. Năm 1847, vua Thiệu Trị qua đời, nơi đây dùng để thờ vua. Năm 1885, quân Pháp đóng quân ở đây nên vua Thành Thái cho dời việc thờ cúng về điện Phụng Tiên. Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ của người Pháp được thành lập, nên năm 1923 bảo tàng Khải Định được thành lập và tồn tại cho đến thời Bảo Đại. Năm 1947, bảo tàng Khải Định được đổi thành Tàng Cổ Viện. Đến năm 1958, Tàng Cổ Viện được gọi là Bảo Tàng Huế. Sau ngày 30/4/1975 có thể gọi là nàh trưng bày cổ vật hay bảo tàng Huế. Hiện nay gọi là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế.

Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ quí với nghệ thuật cung điện độc đáo. Tòa nhà được làm theo kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”. Có tất cả 128 cột và cách trang trí nội ngoại thất vô cùng phong phú. Trên tường gỗ của tòa nhà trang trí trên 1000 bài thơ văn bằng chữ Hán và hàng trăm hình ảnh cổ vật theo mô típ cổ điển với những đường nét chạm trổ rất tinh tế và khảm nổi bằng những vật liệu quí giá như xương, xà cừ, đồi mồi. Đặc biệt nhất có hai bài thơ của Thiệu Trị, mỗi bài 56 chữ theo kiểu “Hồi văn kiếm liên hoàn”, sắp xếp theo hình bát quái, có thể đọc thành 64 bài thơ thất ngôn và ngũ ngôn khác nhau. Trước đây có hơn 10.000 hiện vật được trưng bày nhưng đã bị thất lạc và mất mát nhiều.

Tòa nhà này là tòa nhà kép gồm bộ mái của nhà trước và nhà sau liên kết nhau chặt chẽ. Cách này còn gọi là chính doanh – tiền doanh, tiền điện – hậu điện. Nàh trước có 7 gian với 8 bộ, hai bên có hai chái đơn. Nhà sau chỉ có 5 gian với 6 bộ, hai bên có hai chái kép.

Chung quanh tòa nhà là cửa bảng khoa lồng kính thu ánh sáng tự nhiên. Điện có nền cao để tránh lụtm mái làm thấp để tránh gió bão. Các nàh kiến trúc xưa đã khéo léo tạo ra ảo giác chiều cao: cắt phần mái che bao xung quanh ra làm 3 tầng, tầng giữa là hàng cổ diêm để trang trí. Chuốt nhỏ các cột hiên đứng xuống mặt sân chứ không tựa lên nền. Trang trí hình lưỡng long tranh châu và hình hồi long ở hai đầu trong tư thế muốn bay bổng lên không trung. Mái ở đây thẳng không cong lên như chùa ở miền Bắc. Trên sân dưới mái hiên trước tòa nàh có trưng bày khoảng 20 hiên vật bằng đá và kim loại gồm bia đá, súng thần công, tượng quan, vạc đồng, chuông đồng. Nội thất có chừng 30 hiện vật được trưng bày thành 6 khu trưng bày bao gồm: Bộ (chiên) biên chung dùng để tế giao (1846); Hộc, đấu là những đơn vị đo lường lúa gạo; súng điểu thương (TK XVII – XIX); Đồ tự khí bằng đồng; áo vua, án thư của vua Tự Đức; Long Sàn; Sập Gụ; Đầu Hồ; Bình Phong; Qủa cầu chạm cửu long; chậu sứ; bộ dụng cụ uống rượu hình lồng đèn: ấm chén bằng ngà voi của vua Đồng Khánh ( 1885- 1889); gương soi bằng đồng; bàn ủi đồng; lò đồng; vá múc, áo, ủng, hài của vua và hoàng hậu; bát bảo binh khí, đồ pháp lam… Ngòai những hiện vật đu7ọc trưng bày, bảo tàng còn có hàng ngàn đồ sứ men lam, đây là đồ sứ làm bằng đất nung do triều đình Huế đặt làm ở các lò gốm sứ bên Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là bảo tàng còn hơn 80 hiện vật Chàm sưu tập được tại Quảng Trị và mang ra từ Trà Kiệu sau những cuộc khảo cổ năm 1927.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa:

Nằm góc đường Trưng Nữ Vương và đường 2/9, Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915 theo môtíp Chămpa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn đông bác cổ Pháp. Hầu hết các tác phẩm Chămpa được trưng bày tại đây đều có nguồn gốc xuất xứ từ Quãng Nam, Quãng Ngãi, Quãng Bình, Quãng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Kontum. Đây là những tác phẩm nguyên bản thể hiện trên chất liệu sa thạch, đất nung và đồng có niên đại từ thế kỷ thứ VII đế thế kỷ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau và có tính nối tiếp theo lịch đại như phong cách Mỹ Sơn E1, Đồng Dương, Chánh Lộ, Tháp Mẫm. Trong bảo tàng có các lọai hình điêu khắc như : tượng, đài thờ và vật trang trí. Các tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Vê Đa như thần Sấm sét Indra, thần Siva, thần Brama, thần Skanda, thần Genesa, Laksmi, Sarasvati, Uma, tượng vũ nữ Apsara, thần hộ pháp… Tất cả đều thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.

Bảo tàng luôn được đầu tư nâng cấp và bổ sung thêm các hiện vật mới được phát hiện.

Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng:


Tiền thân của Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào ngày 02/09/1975; đến ngày 18/10/1986 được đổi tên là Thư viện Khoa học tổng hợp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau khi chia các tỉnh thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Thư viện được mang tên là Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng cho đến ngày hôm nay.
Chức năng và nhiệm vụ của thư viện là chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngoài nước về các nàgnh khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn ngiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố. Hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi có yêu cầu.
Thư viện có 120.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nga…, 180 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Ngòai ra còn có các loại tài liệu khác như: tranh, ảnh, nhạc, bản đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM…

Bảo Tàng Đà Nẵng:

Địa chỉ: 24 phố Lê Duẩn – Đà Nẵng. Bảo tàng thành phố được đặt trong toà nhà ba tầng rộng rãi, khang trang, trước đó là thư viện của UBKH – KT tỉnh.

Bảo tàng được trưng bày theo 5 chuyên đề ớn: văn hóa các dân tộc miền núi, nền văn hóa Sa Huỳnh, còn lại ở Quảng Nam – Đà Nẵng; những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chàm phát hiện sau 1975, những di tích chiến tranh trong thời kỳ chống Mỹ, giới thiệu lịch sử cận đại từ trước 1930 – 1975 của địa phương.

__________________

5. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KHAI THÁC

Thuận lợi:

Ø Vùng có nhiều di sản văn hóa thế giới như : cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha – vườn quốc gia Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra trong vùng còn có nhiều di tích lịch sử – văn hóa- nghệ thuật có giá trị cao , thuận lợi cho việc phát triển lọai hình du lịch văn hóa.

Ø Có nhiều lễ hội phong phú, trải dài suốt năm, đặc biệt là lễ hội cá Ông – đây là lễ hội lớn và tiêu biểu cho các tỉnh ven biển miền Trung.

Ø Cộng đồng dân tộc khá đa dạng và kèm theo đó là bản sắc văn hóa đặc trưng độc đáo càng với các làng nghề truyền thống và làng cổ.

Ø Các đối tượng thể thao – văn hóa khác cũng khá đa dạng với hệ thống các bảo tàng có sức hút du khách cao, ví dụ như Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm.

Khó khăn:

Ø Đối với các di sản văn hóa thế giới thì nhiều hạng mục đang bị xuống cấp bởi tác động của thiên nhiên và của con người. Ví dụ: Phố cổ Hội An hiện nay đang bị xuống cấp trầm trọng bởi lũ lụt. Nếu không được trùng tu thì có thể trong một vài tới có thể bị biến mất hòan toàn.
Một vấn đề đặt ra nữa là hiệu quả sử dụng hình ảnh của các di sản văn hóa thế giới vào việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Ví dụ như Thánh địa Mỹ Sơn tuy được công nhận là di sản văn hóa thế giới nhưng lại rất vắng khách, chính vì vậy hiệu quả đem lại là chưa cao.

Ø Một số lễ hội, làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một bởi sự tác động của đời sống kinh tế.

Ø Đời sống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn vì thế Đảng và Nhà nước cần quan tâm đến họ nhiều hơn nữa.

Ø Quy mô các bảo tàng , thư viện chưa lớn .

__________________

III. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT,DỊCH VỤ DU LỊCH, DỊCH VỤ DU LỊCH

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ VẬT CHẤT KỶ THUẬT:

A- CƠ SỞ HẠ TẦNG:

Được ví như chiếc đòn gánh, gánh hai vựa lúa lớn của hai đầu đất nước. Dải đất Bắc Trung Bộ dài và hẹp có tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam chạy qua, trung tâm của vùng là Huế – đà Nẵng cách hà nội khoảng 700km và thành phố Hồ Chí Minh gần 900 km. vùng du lịch này có điều kiện để phát triển mạng lưới giao thông rộng khắp phục vụ cho các hoạt động của vùng với hệ thống giao thông: đường sắt, đường sông và đường hàng không.

Hệ thống đường bộ và đường sắt phát triển, song song đường biển. Quốc lộ 1A chạy qua vùng khá khang trang và tốt. Đường Quốc lộ 9 dài 89 km từ Quảng trị đến cửa khẩu lao Bảo đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế vào năm 1993 càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách từ Thái Lan sang.

Ngày 1/4/1989, sân bay Đà nẵng được nâng cấp thành sân bay Quốc tế. Đây là sân bay thứ ba của cả nước được trực tiếp noun khách quốc tế sau Nội bài (Hà Nội), và tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh). Sự kiện sân bay quốc tế Đà Nẵng được mở là một điểm nhấn quan trọng trong sị* phát triển du lịch của địa phương, giúp địa phương trở thành một trung tâm giao lưu quốc tế của miền Trung. Ngoài sân bay quốc tế Đà Nẵng còn có sân bay Phú Bài (Huế), một số sân bay quân sự cũ ở Quảng Trị, Quảng Ngãi.

Đường giao thông đến các huyện lị trong vùng cũng được nâng cấp tương đối hoan chỉnh. Đường sắt xuyên việt chạy song song với quốc lộ 1A và đi qua phần lớn các điểm du lịch trong vùng.

Hệ thống điện và nước trong vùng tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng đang được chú trọng và được sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trong vùng không có lấy một nhà máy điện cở trung bình. Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có sản lượng điện hàng năm chỉ đạt 100triệu kwh. Bình quân rên đầu người chỉ đạt 58kwh, thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại, điện báo tương đối tốt trong việc giao dịch với các vùng trong cả nước, tuy nhiên hệ thống thông tin liên lạc này chưa thông suốt đến mọi nơi, so với nhu cầu hiện nay thì đang ở mức thấp.

Đường hầm xuyên đèo Hải Vân

Từ đầu tháng 6/2005 chúng ta sẽ chỉ mất 10 phút xuyên qua đèo Hải Vân , thay vì 45 phút leo đèo như trước đây. Sau 5 năm thi công, hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân nối thành phố Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế là một trong 30 hần đường bộ dài và hiện đại nhất Đông Nam Á sẽ được chính thức đưa vào sử dụng


]
Hệ thống đường hầm Hải Vân gồm : hầm chính(hầm giao thông) và hầm phụ (hầm lánh nạn), Hầm chính có chiều dài 6280m, rộng 11,9m, cao 7,5m , tĩnh không thông xe 4,95 mt. Trong hầm có hai làn xe, mỗi làn rộng 3,75 m được ngăn cách bởi hàng cọc cao su. Phía Tây của hầm có đường đi bộ dành cho người đi bộ rộng 1 m, cao 1m. Dọc theo đường hầm có 18 điểm mở rộng dành cho mục đích đổ xe khẩn cấp.

Hầm phụ rộng 4,7 m , cao 3,8 m , nằm về phía Đông chạy song song hầm chính, cách hầm chính 30m, mỗi hầm cách nhau cách nhau 400m. Có 15 hầm ngang nối hầm chính và hầm phụ, mỗi hầm cách nhau 400m. trong đó 11 hầm ngang dành cho người đi bộ có kích thước cửa vào là 2,25m, cao 2m, và 4 hầm dành cho cứu hộ( và cả người đi bộ) có cửa vào rộng 45m, cao 3m. trong trường hợp vận hành bình thường các hầm ngang được đóng kín bằng cửa kéo. Trong trường hợp khẩn cấp ( có tai nạn ) người tham gia giao thông rời ôtô chạy bộ đến hầm ngang, tự kéo cửa để vào hầm thóat hiểm theo biển chỉ dẫn ở ngòai. Sau khi thả tay ra cửa này sẽ tự động đóng lại để ngăn khói từ hầm chính lan sang.



B. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT:

Nếu như Bắc Bộ có cơ sở vật chất kỷ thuật hùng hậu, vững chắc, Nam Bộ có hệ thống tiên tiến hiện đại thì bắc Trung Bộ là kém hơn cả. Các khách sạn đang sử dụng hầu hết là được cải tạo từ cư xá của lính Mỹ. Các trung tâm lưu trú chính của vùng là Huế và Đà Nẵng, trung tâm phụ là Đông Hà vì đây là vị trí đầu mối giao thông quốc tế.


Nhìn chung cơ sờ hạ tầng kỹ thuật của miền Bắc Trung Bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhành du lịch, đóng góp GDP phần trăm cả nước.

Cơ sở lưu trú:
Do yêu cầu tổ chức họat động du lịch của vùng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Thừa Thiên Huế và Quãng Nam Đà Nẵng, nên trung tâm lưu trú chính của vùng là Huế và Đà Nẵng.

Thừa Thiên Huế:

Khách Sạn Century:


DT. 823390 Fax: 823394
Khách sạn Hương Giang:
DT: 822122 -823958 Fax: 823102
Nhà hàng nổi Sông Hương:
ĐT: 823738
Khách sạn Sài Gòn
ĐT: 821007

Đà Nẵng:

Khách sạn Bamboo Green


ĐT: 822996-822997 Fax:822998
Khách sạnSài Gòn Tourane
ĐT: 821021 Fax: 895285
Khách sạn Faifo
ĐT: 827901
Khách Sạn Furama
ĐT:847333-847888 Fax :847666

Cơ sở kinh doanh ăn uống:



Thừa Thiên Huế:

Cơm hến Trương Định


7b Trương Định
Nhà hàng Thiên Đường
17 Lê Lợi
Nhà hàng Quê Hương
75 Nguyễn Sinh Cung

Đà Nẵng:

Nhà hàng Đà Nẵng Seafood


3 Hoàng Văn Thụ
ĐT 826320 Fax 823769
Nhà hàng Phì Lũ
225 Nguyễn Chí Thanh
ĐT 823547 Fax 823574
Nhà Hàg Kim Đô
174 Trần Phú
ĐT 821846 Fax 891029

__________________



IV. LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH

Sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, các di tích lịch sử, cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh.



Các sản phẩm chủ yếu:

Tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới và truyền thống.


Tham quan các di tích chống Mỹ cứu nước.
Nghỉ dưỡng, giải trí cảnh quan ven bien, hồ và núi, hang động.
Tham quan các vườn quốc gia, các khu dự trữ tự nhiên.
Các hình thức du lịch biển.
Các loại hình du lịch:
Du lịch sinh thái:
Du lịch biển:
Du lịch tắm biển.
Du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch thể thao.

Các điểm du lịch chủ yếu:

Bãi đá Nhảy:

Bãi đá Nhảy là một quần thể núi ở ngay bãi biển, dưới chân đèo đá Nhảy; cách thị xã Đồng Hới khoảng 20 km về phía Bắc.

Bãi đá Nhảy là một bãi biển cát trắng, sạch và có nhiều núi đá, những cột đá cao nhỏ, cao thấp với những hình thù như những con thú ngộ nghĩnh, phải chăng vì thế mà bãi đá này được dân gian gọi tên là đá Nhảy.

Khu du lịch Mỹ Cảnh- Bảo Ninh :

Khu du lịch Mỹ Cảnh nằm trong hệ thống du lịch miền Trung mang tên con đường di sản thế giới. Toàn bộ khu du lịch này nằm chính ở mũi cát Mỹ Cảnh, cận kề cửa sông Nhật Lệ với diện tích 29 ha. Có 9 khu chức năng tại khu du lịch Mỹ Cảnh – Bảo Ninh: khu trung tâm, khu đại lộ xanh và đài Mỹ Cảnh vọng, khu khách sạn cao tầng, khu resort, khu nghỉ dưỡng, khu công viên công cộng, khu văn hóa thể thao, giải trí, khu du lịch lữ hành, khu phụ trợ và kỹ thuật.

Cửa Tùng:

Là một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và là cửa sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang mộ vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển lúc nào cũng lộng gió.

Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Thất thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây. Cửa Tùng là một nơi du lịch đầy tiềm năng và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách gần xa.

Biển Cảnh Dương:

Cảnh Dương là một trong những bãi biển đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách thành phố Huế 45 km về phía Đông Nam và cách đường quốc lộ 1A 4 km. Bãi biển Cảnh Dương dài 8 km, rộng 200m, có hình vòng cung được giới hạn bởi mũi Chân Mây Tây và mũi Chân Mây Đông, dải cát trắng mịn tạo nên độ dốc thoai thoải và mặt nước phẳng lặng khác thường khiến cho Cảnh Dương là nơi tắm biển lý tưởng và tổ chức các lọai hình thể thao dưới nước. Ngoài ra tại đây còn có cửa biển Tư Hiền nối với đầm cầu Hai, có cửa sông Bu- so và chùa Túy Vân là những thắng cảnh nổi tiếng từ xa xưa có sức hấp dẫn cao đối với du khách.

Biển Lăng Cô:

Dài khoảng 10km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, gần đèo Hải Vân. Với bờ biển thoai thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, Lăng Cô là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Ngoài việc tận hưởng những món ăn đặc sản tuyệt vời, du khách có thể đến thăm thắng cảnh Chân Mây và làng chài Lăng Cô gần bãi biển.



Biển Thuận An:

Thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thuận An là nơi tắm biển thú vị cho du khách sau một ngày tham quan kinh thành, lăng tẩm, chùa chiền, phong cảnh Huế. Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra Phá Tam Giang rồi thông ra biển. Bãi biển cách thành phố Huế 15km, du khách có thể đến đó bằng ô tô.

Chuyến đi bằng ô tô vừa nhanh vừa thú vị với một bên là cảnh dòng sông còn bên kia là quang cảnh nhà cửa, am miếu, đền chùa và những cánh đồng lúa.
Thuận An là nơi thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kép dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhát.

Ngoài ra, du khách có thể tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích Nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Am Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.




Bãi biển Cửa Đại:
Cửa Đại còn gọi là Đại Chiêm, cách Hội An 4km, đi thẳng theo đường Trần Hưng Đạo, đường Cửa Đại. Đây là một bãi biển đạp thu hút nhiều khách. Xa xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của cù lao Chàm. Trên đảo có 2.500 dân sinh sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến.

Bãi tắm Mỹ Khê:

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 2 km, không gian bãi tắm rộng kéo dài đến Nam Thọ. Mỹ Khê có phong cảnh đẹp, các dịch vụ khá đầy đủ. Mỹ Khê còn có khu biệt thự sang trọng hơn 100 phòng nằm sát biển, thích hợp cho những chuyến du lịch nghỉ biển của du khách phương xa. Bãi tắm thuộc loại nhộn nhịp nhất thành phốm nhưng công tác an ninh, trật tự cũng như công tác cứu hộ tại bãi biển đều đảm bảo an toàn.

Bãi tắm Bắc Mỹ An:

Cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Đông Nam, thuộc phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn. Khu Bắc Mỹ An có 5 bãi tắm đẹp là T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama- bãi tắm được đánh giá cao với nước biển trong xanh, cát trắng mịn. Tùy theo khả năng và sở thích mà du khách có thể lựa chọn cho mình một chuyến nghỉ biển phù hợp tại đây. Ngoài khu nghỉ mát Furama Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong khu vực còn có các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng sẵn sàng phục vụ du khách các nơi.



Bãi tắm Thanh Bình- Xuân Thiều- Nam Ô:

Từ Thanh Bình đến Liên Chiểu dài hơn 12 km có những bãi tắm sát đường lộ. Đường du lịch biển Nguyễn Tất Thành vừa đưa vào sử dụng vào năm 2003 đã mở ra cơ hội tốt để khai thác thế mạnh của các bãi tắm này. Cả khu vực nói chung còn hoang sơ và đẹp, nước trong xanh soi rõ tận đáy, có độ thoải, cát mịn. Các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, mô tô nước, dù bay… cũng đã được đưa vào khai thác, từng bước đáp ứng nhu cầu giải trí biển của người dân địa phương và du khách các nơi.



Các bãi tắm thuộc bán đảo Sơn Trà:

Quanh Sơn Trà có nhiều bãi tắm đẹp rất đẹp và vẫn giữ được nét hoang sơ như: bãi Tiên Sa, bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Con, bãi Nam, bãi Bắc… các bãi tắm này có điểm chung là độ dốc khá lớn, nước trong xanh soi rõ tận đáy, phù hợp với các loại hình du lịch biển như: nghỉ dưỡng, lặn biển, leo núi, câu cá… Đến với các bãi tắm này, ngoài thú vui ngâm mình trong nước, du khách còn được thưởng thức các món hải sản do ngư dân đánh bắt tại chỗ.



V. MẠNG LƯỚI ĐIỂM DU LỊCH VÀ TUYẾN DU LỊCH (NỘI VÙNG)

Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc tế và quốc gia:

A- Tiểu vùng du lịch phía Bắc:

1. Động Phong Nha:


Động Phong Nha còn gọi là động Trốc hay chùa Hang, nằm ở vùng núi đá vôi kẻ Bàng, cách thị xã Đồng Hới 50 km vế phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới có thể đi thweo con đường ô tô đến thị xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son khoảng 30 phút thì đến động.
2. Điểm du lịch Quảng Trị:

Bao gồm các cụm di tích lịch sử, đặc biệt à các di tích chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc trong thờikỳ chjiến tranh chống Mỹ chiếm một vị trí quan trọng. Trong số các điều kiện tích thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa đặc biệt.


3. Đường mòn Hồ Chí Minh:

B – Tiểu vùng du lịch phía Nam:

1. Các điểm du lịch ở Cố đô Huế:


• Kinh thành Huế và Đại Nội.
• Lăng tẩm của 7 đời vua triều Nguyễn.
• Khu đàn Nam Giao.
• Chùa Thiên Mụ.
• Sông Hương.
• Núi Ngự Bình.
• Đồi Vọng Cảnh.

2. Điểm du lịch vườn quốc gia Bạch Mã:

Nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40 km. là một trong những khu vực có khí hậu dễ chịu của những nơi nghỉ núi ở Đông Dương.


3. Điểm du lịch Cảnh Dương.
4. Điểm du lịch A Lưới.
5. Bãi biển Thuận An.
6. Bãi tắm Lăng Cô.
7. Bà Nà- Suối Mơ.
8. Đèo Hải Vân.
9. Đường hầm xuyên đèo Hải Vân.
10. Dải ven biển từ bán đảo Sơn Trà đến Non Nước, Ngũ Hành Sơn.
• Bán đảo Sơn Trà
• Ngũ Hành Sơn.

11. Cù lao Chàm.

12. Phố cổ Hội An.
Phố cổ Hội An là một di tích kiến trúc đô thị nằm cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam. Đây là một điểm du lịch độc đáo, đặc biệt qýi hiếm ở nước ta và cả khu vực Đông Nam Á.

13. Thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu.


Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây Nam, trong một thung lũng hẹp kín, được bao bọc bởi núi non hiểm trở.
Trên đường từ Mỹ Sơn về thành phố Đà Nẵng khoảng 10km là đền Trà Kiệu, kinh đô cũ của vương quốc Chămpa.

14. Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chàm:


Bảo tàng được xây dựng trong 21 năm từ 1915 đến 1936. Nơi đây hiện lưu giữ rất nhiều tượng thần và tượng vũ nữ, tất cả những tác phẩm này đều bằng đá hay bằng đất nung.

Các tuyến du lịch chính của vùng:

• Hành trình “cung đường di sản” (6 ngày 5 đêm)
Ngày 1: tham quan Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, nhà cổ Tân Ký.
Tham quan phố cổ- phố đèn lồng bên dòng sông Hoài.

Ngày 2: Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng.

Tham quan thánh địa Mỹ Sơn.


Tham quan chùa Cầu Nhật Bản, chùa Ong.
Tham quan bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Bụt, cảng Tiên Sa.

Ngày 3: Đà Nẵng- Huế.

Tham quan bãi biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, chụp ảnh Lăng Cô.


Dạo phố đêm ở Huế

Ngày 4: Huế.

Tham quan chùa Thiên Mụ, hoàng cung của 13 triều vua Nguyễn.


Ghé Duyệt Thị Đường. Xem ca múa nhạc cung đình Huế.
Tham quan lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, thưởng thức đặc sản Huế.
Đi thuyền trên sông Hương, nghe ca Huế.

Ngày 5: Huế- Phong Nha.
Mua sắm ở chợ Đông Ba.
Tham quan nhà thờ thánh địa La Vang, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
Tham quan động Phong Nha- VQG Kẻ Bàng.

Ngày 6: Phong Nha- Huế- TPHCM.

Xe đưa khách ra sân bay.

Tour “Cung đường di sản” là tour chính và quan trọng nhất vùng, ngoài ra vùng còn có các tour đặc biệt như: “Về thăm chiến trường xưa”, ” Chinh phục Bà Nà”.

Thêm vào đó, vùng còn có các tuyến du lịch xuất phát – nối kết từ Đà Nẵng, Hội An.


o Đà Nẵng- Ngũ Hành Sơn- Hội An: Tham quan bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn với các hang động, chùa, tháp Xá Lợi, làng đá mỹ nghệ Non Nước, tắm biển Mỹ Khê, tham quan cầu quay trên sông Hàn, viếng phố cổ Hội An.
Tour đặc biệt của công ty du lịch cộng đồng Đà Nẵng:

ü Chương trình chinh phục đỉnh Bạch Mã.


ü Chương trình tham quan Bà Nà- Núi Chúẵ
ü Chương trình khám phá cù lao Chàm
ü Chương trình tham quan hệ thống động Phong Nha- Vườn quốc gia Kẻ Bàng.

Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương