Giáo trình Địa lý du lịch



tải về 1.09 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

1.5 DANH LAM THẮNG CẢNH

Chùa Thiên Mụ:

Từ cấu Phú Xuân chạy đến cửa Kinh Thành Huế, ngang qua Ngọ Môn, thẳng đến một ngã ba, thẳng vào một con đường nhỏ thì đến chùa Thiên Mụ. Sauk hi qua khỏi ngã ba, chúng ta đi thẳng đến làng Kim LongTừ trung tâm đến chùa Thiên Mụ chúng ta có thể đi bằng thuyền . Làng Kim Long ngày xưa có tên là An Ninh Hạ, còn An Ninh thượng là nơi có chùa Thiên Mụ. Làng Kim Long ngày xưa đã nổi tiếng có nhiều cô gái đẹp. Vua Thành Thái và vua Duy Tân lấy vợ cũng là người làng này. Gai vị vua này là người duy nhất cho vợ ăn chung mâm và xưng hô là an hem. Dòng Hương buổi sáng sương mờ lan ảo như làn khói mỏng đó chính là thi hứng cho nhà thơ Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ nổi tiếng “ Đây thôn Vĩ Dạ”

Huế là nơi có nhiều chùa chiền nhất Việt Nam. Huế có hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ và hơn 200 niệm phật đường. Như vậy là gần 300 ngôi chùa cho 30 vạn dân Huế. Chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Báo Quốc, Giác Hòang, Linh Hựu là 5 ngôi chùa được xếp hàng quốc tự. Chùa Thiên Mụ gắn liền với lịch sử Nam tiến của Đại Việt. Nó là ngôi chùa đầu tiên ở đất thần kinh.,

Thời gian phát triển cực thịnh của chùa Thiên Mụ là thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Vào 1710 , chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc đại Hồng Chung nặng 2,5 tấn. Chuông này được đánh giá là chuông nặng thứ hai ở Việt Nam sau chuông ở chùa Cổ Lệ – Nam Định nặng 9 tấn.


Thời Triệu Thị , 1844 , cho xây dựng tháp cao 24m, 7 tầng, mỗi tầng thờ một tượng phật( số 7 là số linh thiêng của nhà Phật). Tầng trên cùng có tượng Phật bằng vàng. Năm 1942 tượng phật bằng vàng này bị mất đi cùng với hai chữ Ngọ Môn ở Huế.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hạng thứ 12 trong số 20 cảnh đẹp ở đất thần kinh. Trước mặt chùa là sông Hương , xa xa là núi Kim Phụng và lăng Minh Mạng làm tiền án cho chùa. Bên phải là dãy trường Sơn , nhìn xa hơn nữa là đồng bằng phía Nam của Huế. Năm 1714 nhà bia đối diện chuông được xây dựng, nói lên quá trình đúc chuông. Bia Rùa khắc bài bia ký của chúa Nguyễn Phúc Chu

Cuối thế kỷ 18 chùa bị chiến tranh tàn phá. Năm 1815 và 1831 vua Gia Long và Minh Mạng đã cho trùng tu chùa đẹp hơn. Năm 1904 có trận bão lớn làm chùa bị đổ nát. Năm 1907 vua Thành Thái cho trùng tu nhưng kiến trúc nhỏ hơn.

Đình Hương Nguyện:

Bước lên 13 bậc thang cấp từ cổng Tam Quan là đến đình Hương Nguyện, mà ngày nay chỉ còn lại cái nền ở trước tháp Phước Duyên. Đây là một công trình kiến trúc bằng gỗ của vua Thiệu Trị (1841 – 1847). Sau đó, đã bị bão đánh đổ. Đây là một ngôi nhà tứ giác của 150 năm trước. Đứng ở giữa nàh nhìn lên ta sẽ thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở giữa mái có một số bài thơ chữ Hán được chạm nổi.

Qua khỏi sân trước là cổng tam quan chùa, bên trên có đề là Thiên Mụ Tự. Có 3 cửa ra vào, cả 3 cửa này đều có Hộ Pháp trấn giữ. Ngay sau cổng Tam Quan là Lầu Chuông và Lầu Trống đối xứng nhau. Kế đó đối xứng 2 bên tả hữu Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng ngồi trên các con thú.
Điện Đại Hùng:

Tiếp tục đi vào trong ta đến điện Đại Hùng. Đây là nơi chính điện trong chùa. Kiến trúc kiểu trùng thiềm điệp ốc. Điện được phục chế năm 1959. các cột, kèo, lăng, bệ đều được xây bằng bêtông và phủ bên ngoài bằng một lớp sơn giả gỗ. Ở bức hoành trên cao có 4 chữ “ Linh Thử Cao Phong”. Người ta so sánh nơi chùa tọa lạc giống như đồi linh thửu ở đất Ấn Độ, nơi Phật đắc đạo. Ở cửa có bảng công nhận di tích văn hóa. Tháng 10/1993, chùa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cùng với kinh thành Huế.




Chùa Thuyền Tôn:

Chùa Thuyền Tôn nay thuộc thôn Ngũ Tây xã Thủy An. Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi cao, bên phải là núi Thiên Thai nên ngày xưa có tên là Thiên Thai Thuyền Tôn tự hoặc Thiên Thai Nội Tự. Muốn đến thăm chùa, qua Đàn Nam Giao theo con đường vào nghĩa trang thành phố, qua chiếc cầu xây bắc ngang kênh Thủy Lợi nam sông Hương, rẽ bên phải 2,5 km là đến chùa.

Cổng chùa xây 4 trụ biểu lớn, bên cạnh có cây bồ đề cành lá xum xuê quanh năm tỏa bóng mát. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “ Khẩu”. Bên triền núi phía Đông Nam chùa là tháp của Tổ Liễu Quán- người sáng lập chùa. Trước cổng tháp có đề 7 chữ “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương” ý nói tuy ngài đã viên tịch nhưng đạo đứa ngài còn lưu truyền như hoa ưu đàm đã rã cánh mà hương thơm vẫn còn phản phất.

Chùa Thánh Duyên:

Chùa tọa lạc trên núi Túy Vân thuộc xã Vinh Hiếu, huyện Phú Lộc, cách Huế khoảng 30 km về phía Đông Nam.

Chùa do chúa Nguyễn Phúc Chu dựng vào thế kỷ thứ XVII. Năm 1825, vua Minh Mạng cho trùng tu lại chùa Thánh Duyên và đổi tên núi lại thành Túy Hoa. Chùa gồm có ba gian, hai chái, cao rộng thoáng đãng ở dưới chân núi. Phía sau là ngôi Đại Từ các, cũng có ba gian rộng rãi có nghị môn và la thành riêng. Ở đỉnh núi là bảo tháp Điều Ngự hình khối tứ giác 3 tầng cao khoảng 12m.

Án tiền thờ Phật Di Lặc, Quan Âm và Thị Gỉa. Hai án tả hữu tòng sự thiết trí tượng thập điện minh vương, Thập Bát La Hán Bồ Đề Đạt Ma, Bồ Tát Địa Tạng. Đặc biệt, 18 vị La Hán đều bằng đồng và lớn bằng cỡ người thật.

Chùa Tam Thai:

Nằm ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, một trong 5 ngọn núi nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn, thuộc xã Gòa Hải, huyện Hòa vang. Chùa được khởi dựng vào thời hậu Lê , khỏang năm 1630. Chùa Tam Thai từng là nơi xuất gia tu hành của một người em gái vua Minh Mạng. Chùa được trùng tu lớn vào các năm :1825, dưới thời vua Thành Thái và sau năm 1975. Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ “ vương”, với nhiều đường nét mang tính mỹ thuật cao, là những di sản quý báu đặc trưng cho kiến trúc cung đình thời Nguyễn

Phía Bắc sân chùa, trước kia là hành cung với tên là Đông Thiên Phước – nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ Dồng, chùa Từ Tâm, vọng Giang Đài( đài ngắm cảnh sông) .Đứng trên vọing Giang Đài nhìn rõ con sông Cẩm Lệ lượn quanh cánh đồng trù phú của huyện Hòa Vang

Phía trái chùaTam Thai là động Huyền Thông. Lòng động cao, rộng, không khí mát lạnh. Động có nhiều nhũ đá đẹp. Kề bên động Huyền Thông là động Linh Nham , động Tàng Chơn và chùa Linh Ứng

__________________



2. LỄ HỘI :

Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu của vùng:



Quảng Bình
Lễ hội làng Cảnh Dương:

Đây là lễ hội cầu mùa của người day Quảng Bình. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 yháng tư âm lịch hàng năm tại xã Cảnh Dương, huyện QUảng Trạch. Đình làng thờ nhân thần(hai cha con người đánh cá và cá voi- cá ông) Phần lễ mở đầu có tục rước cốt Ông từ làng về đình, có diễn chèo khoan- hò cạn, múa bóng. Tiếp theo là ngày hội xuống biển có lễ thả thuyền giấy, cá giấy xuống biển, làm lễ cầu khan. Kết thúc lễ hội là rước Ông về làng. Lễ hội diễn ra trong không khí phấn khởi của một làng nghề đánh bắt cá với nhũng ước mơ về một vụ mùa bội thu


Hội làng Bảo Ninh tháng 7

Lễ hội mở ra hàng năm vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm tại làng Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới để nhớ ơn cá Voi đã cứu dân làng khỏi bị đắm thuyền trong một trận bảo. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày. Sáng 14 rước Ông từ làng về Đình mở hội. Sáng 15, Làng Hà thi bơi thuyền với các làng khác. Sáng 16 , rước Ông về làng. Trong các ngày hội còn có biểu diễn hò khoan, chèo cạn, múa bông, xếp hình rồng, hình cá.


Hội Đua Thuyền

Hội mở vào mùa nước tại Đồng Hới, kéo dài 3 ngày, 6 năm hội mở 1 lần. Đây là ngày hội đua thuyền, tìm ra những tay chèo giỏi. Đặc sắc nhất là phần kết thúc hội có tổ chức lễ buông phao là nghi thức tưởng nhớ những đồng nghiệp xấu số trong cuộc sống trên sông nước.



Quảng Trị:

Hội Thượng Phước:

Hội Thượng Phước thụôc xã Triệu Thượng, huyện triệu Phong. Lễ hội mở ra hàng năm vào 3 ngày từ 13 – 15/3 âm lịch để ghi nhớ công lao của Quan công Hòang Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước. Nàgy 13 -14/3 âm lịch cả làng đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng. Sáng ngày 15/3 làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Cuộc tế lễ, dâng cúng kéo dài đến hết ngày 15.



Hội cướp cù:

Đây là hội làng được tổ chức tại đình An Mỹ, Cẩm Phổ, Gio Mỹ, huyện Gio Linh vào ngày 4/1 âm lịch hàng năm. Lễ hội kéo dài 2 ngày. Sau phần lễ, tế cầu an là trò cướp cù. Nét độc đáo của lễ hội là bên àno huy động đu7ọc nhiều người tham gia thì càng dễ thắng cuộc. Người tham gia không kể gia, true, trai gái. Đây là một hình thức thể thao mang tính dân gian.



Lễ hội La Vang:

Hàng năm vào các ngày 15/8 đều có tổ chức “kiệu” . song kệiu tộ chức vào các năm chẵn lớn hơn “kiệu: tổ chức vào các năm lẽ, cứ 3 năm 1 lần gọi là kiệu “đại nội” và kiệu 100 năm thì lớn hơn kiệu 50 năm, 40 năm… Từ ngày 13 – 15/8/1998 vừa qua đã tổ chức cuộc hành hương kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện hình tại La Vang, có hơn 20 vạn lượt giáo dân và quan khách tham dự. Đây là lễ hội khá độc đáo ở Quảng Trị.



Thừa Thiên Huế:

Lễ hội Điện Hòn Chén:

Diễn ra một năm hai kỳ. Tháng hai ( lễ Xuân Tết) và tháng bảy ( lễ Thu Tế). Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chứa trên núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội suy tên Thiên Y A Na Thánh Mẫu ( mẹ Xứ Sở) theo truyền thuyết Chăm là thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý… và dạy dân cách trồng trọt. Đây là lễ hội dân gian ở Huế với nhiều nghi thức hấp dẫn tạo nên một không khí tôn giáo thiêng liêng giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình nên thu hút hàng vạn khách thập phương đến tham dự.



Lễ hội cầu ngư ở Thái Dương Hạ:

Là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, huyện Phong Điền, tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công ( biệt danh của Trương Thiều), người gốc miền bắc có công dạy cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Đặc biệt cứ 3 năm một lần làng tổ chức đại lễ hội rất linh đình, có tổ chức các trò diễn tả sinh hoạt nghề biển. Trò diễn “bủa lưới” là trò diễn trình nghề đậm đà tính lễ nghi.



Lễ hội Chợ xuân Gia Lạc:

Chợ xuân Gia Lạc ở làng nam phộ có từ thời minh mạng (1820 – 1840). Lúc đầu chỉ là nơi trao đổi hàng hoá, vui chơi, sau thu hút nhân dân quanh vùng đến để mua bán rồi bày các trò chơi nhân gian. Do vậy, chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ xuân vui chơi, loại chợ phiên trong ngày tết. Chợ họp từ mồng một đến mồng ba tết. Chợ bày bán các loại sản phẩm của dân địa phương trong vùng. Cả người bán lẫn người mua ăn nói ứng xử lịch sự vui vẻ, không ồn ào, mang những nét văn hoá rất Huế từ cách ăn mặc đến ngôn ngữ. Trong những ngày diễn ra hội chợ có các cuộc chơi bài chòi, bài ghế, hát giã gạo, bài thái.



Vật võ làng Sình:

Làng Sình nằm ở bân bờ nam sông hương thuộc huyện hương phú. Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 1 âm lịch các lò vật trong vùng kéo đến hội vật võ làng Sình để tranh tài, giật giải. Lễ hội vật võ làng Sình diễn ra rất đông vui, nhộn nhịp, ngoài trai tráng trong làng còn có hàng ngàn nam nữ thanh niên từ các huyện thành phố kéo về. Vật võ làng Sình là truyền thống thượng võ đẹp của người dân Huế trong nhiều thế kỷ qua.



Đua trải: 
Bơi trải là một trong những lễ hội dân gian được tổ chứa vào đầu mùa xuân. Tục đua trải có nguồn gốc từ tục cầu mưa từ thời cổ xưa của cư dân sống về nông nghiệp. Nó là một trong những bộ phận của nghi lễ cầu mưa, cầu ngư mong muốn có một vụ mùa thắng lợi.

Tục đua trãi hàng năm được tổ chức ở sông Hương ( bến Phu Văn Lâu) trước đây do triều đình tổ chức nay vẫn được duy trì. Nghi lễ cúng bái trước cuộc đua được cử hành rất trang nghiêm. Vào cuộc đua phải thực hiện các quy định rất nghiêm ngặt.

Đua trải cũng là một cuộc tranh tài thể lực. Cuộc đua này rất hấp dẫn thể hiện tài năng khéo léo cùng kinh nghiệm của người theo nghề sông biển ở Thừa Thiên Huế.

Quảng Nam

Lễ hội Bà Thu Bồn:

Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, dân làng Thu Bồn –Quảng Nam lại tổ chức lễ hội tưng bừng, náo nhiệt tại dinh bà Thu Bồn (còn gọi là Bô Bô phu nhân – người Chăm) để tưởng niệm Bà.

Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng đến tối mịt mờ mới chấm dứt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ và hát bội. Người từ nhiều nơi khác tới đây dự đua để tranh tài. Theo tục lệ, thuyền thuộc lăng miếu nào thì được vị thần ở lăng miếu đó bảo hộ. Phía bên con sông Thu Bồn có thuyền bà Phường Chào – người Việt , cũng tham gia đua thuyền cùng bà Thu Bồn .trước khi trang giải cả đoàn trạo thủ phải đến làm lễ xuất phát. Mỗi thuyền đua cử ra một người ngồi ở đầu thuyền. Người đó có nhiệm vụ vừa hát vừa múa để khích lệ trạo thủ. Các trạo thủ khi nghe tiếng hô ấy sẽ cảm thấy mình được thần linh trợ lực nên bơi khỏe hơn. con sông thu bồn như cuộn sóng bởi tiếng hò reo của trạo thủ, tiếng cỗ vũ của nhân dân hai bờ.

Tiếp theo đó la lễ rước Cộ, người tham gai rước Cộ càng đông thì càng vui. Cộ là một bàn lớn hay có thể là một xe kéo được hóa trang lộng lẫy, bên trong để rất nhiều thức ăn như bánh, hoa quả, gạo thịt … Người rước Cộ mặc trang phục của làng. Dân làng quây quần bên nhau cùng hát bội.

Ngày hội đã đem đến cho mỗi người dân niềm vui,tin yêu cuộc sống.

Lễ vía Bà Thiên Hậu:
Lễ vía Bà Thiên Hậu của người Hoa sinh sống ở Hội An tổ chức tại hội quán Phúc Kiến (Hội An) và ngũ Bang vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm để cúng một vị nữ thần chuyên cứu trợ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biểnt. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó phần bội có múa lân,xin xăm. Trong khuôn viên rộng,trang hoàng rực rở, con cháu và khách thập phương tham dự đông vui.


Lễ hội Long Chu:

Lễ hội Long Chu là lễ hội của các làng biển quanh thị xã Hội An. Đây là lễ hội của các cư dân vùng biển Hội An để tống ôn và dịch bệnh lúc chuyển mùa.

Lễ hội được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm ở đình làng hoặc nhà chính quyền thôn , ấp. Trong dân gian Long Chu là thuyền rồng, một biêu tượng oai linh để trừ ôn , tống dịch. Lể hội có tục rước “Long Chu” (thuyền rồng) bằng cót tre, voi, giấy vải từ đình đến bến nước, đẩy bè, thuyền trôi ra sông biển…

Trước ngày lễ, các thầy pháp đặt hương án yểm bùa nơi có ma quỹ, theo sau là đoàn nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng, bờ bụi, miệng hát hò đối đáp trong không khí vui vẻ.Vào ngày lễ chính, thầy cả làm lễ tế và sau đó là lễ rước thuyền rồng đi trừ tà ma dịch tế quang làng. Trong lễ có hát bộ, hát hò khoan, xô cô, các trò chơi dân gian khác. Dân làng quần tụ ăn uống múa hát đến tận đêm khuya.




Lễ cúng tổ Minh Hải:

Tổ chức tại chùa chúc Thánh vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm các nghi lễ liên hoan đến Phật giáo. Sau phần nghi lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí như văn nghệ, cắm trại và các trò chơi dân gian.




Lễ hội Cầu Bông:
Lễ hội Cầu Bông được tổ chức vào một ngày đẹp trời,thuận tiện của mùa xuân hàng năm ở sông Hội An thuộc đoạn gần Cửa Đại. Lễ hội cầu Bông có ý nghĩa như một nghi lễ mở mùa cho một năm mới. Trong lễ hội luôn luôn có tiết mục đua ghe vừa là thi trí, vừa để cầu cho dân được mùa, nhà nhà bình an và thịnh vượng. Lễ hội Cầu Bông được nhiều người tham gia.

Lễ Nguyên Tiêu:

Tổ chức tại hội quán Triều Châu và Quảng Triệu vao ngày 16/1 âm lịch.Đây là lễ cúng đầu năm của bang Triều Châu và Quảng Đông của người Hoa tại Hội An. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân, chơi xổ số.

Lễ hội đã thu hút con cháu người Hoa và khách thập phương về dự

Quảng Ngãi

Lễ hội Nghinh Ông:

Lễ hội nghinh Ông hay là lễ cúng cá Ông gắn liền với tục thờ cá Ông của ngư dân ven biển nước ta từ đèo Ngang đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, được tổ chức vào đầu mùa đánh cá ở hầu hết các làng chài.

Đây là loại lễ hội nước lớm nhất của ngư dân vùng biển tại tỉnh Quảng Ngãi. Đã tự lâu họ quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng liêng ở biển, là cứu tinh của những người đi biển.

Lễ hộ nghinh Ông được tổ chức tại các lăng, miếu thờ cá Ông không theo nàgy cố định, mà tùy đặc điểm của từng vùng. Tục thờ cá Ông vốn là một tín ngưỡng của người Chăm. Trong ngày lễ, lăng thờ được trang hòang rực rỡ , trang nghiêm, có giăng đèn, kết hoa. Các nhà dân đặt bàn hương án, nhang đèn, bánh trái, hoa, xôi… Ban đêm có treo đèn lồng. Các tàu thuyền của ngư phủ đều đậu ở bến. Lễ hội còn diễn ra trên biển ở ngoài khơi. Phần hội có tổ chức hát bả trạo và hát bội.



3. DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

Ngoài người Việt chiếm đa số, ở đậy còn có nhiều thành phần dân tộc khác sinh sống như: Bru – Vân Kiều, Chứt, Hoa, Cơ Tu, Xđăng…



BRU-VÂN KIỀU:

Thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Môn_khmer sinh sống tập trung ở miền núi và các tỉnh Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế. Kinh tế chủ yếu là nương rẫy và đã biết làm lúa nước, chăn nuôi gia súc và biết một số nghề thủ công như đan lát, đan gùi, đan chiếu lá, săn bắn, hái lượm, đánh cá vẫn được duy trì để cung cấp lương thực thực phẩm. Làng bản của những người Bru thường gọi là Wín hay Wel, nhà của người Bru là kiểu nhà sàn.

Phong tục: Trong lễ cưới nhà trai cho nhà gái một thanh kiếm, khi về nhà chồng cô dâu phải qua nghi lễ bắt buộc: bắc bếp rửa chân, ăn cơm chung với chồng.

Trang phục: Đàn ông đóng khố, ở trần, đàn bà đóng khố chăn có áo chui cổ rộng, không ống tay ngang ngực và gấu cổ có những đường trang trí màu đỏ.



CHỨT:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Sinh sống ở một số xã ở hai huyện Mink Hoá và Tuyên Hoá thuộc tỉnh Quảng Bình.

Kinh tế: nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, nương rẫy, ngoài ra còn có hái lượm, nghề thủ công đan lát, nghề mộc đang phổ biến.

Phong tục: ngoài thờ cúng giống người Kinh, người Chứt còn thờ nhiều ma như: ma rừng, ma núi, ma suối. Kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú như: làn điệu dân ca Ka Tum, Kà Lành, nhiều truyện kể, nhạc cụ có khèn bè, đèn ống, sáo trúc.



CO:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Khmer, cư trú ở Trà My tỉnh Quảng Nam, Trà BẢn tỉnh quảng Ngãi. Kinh tế chủ yếu làm rẫy với láu ngô, sắn.

Sắc phục: nam ở trần đóng khố, nữ quấn váy mặc áo cộc tay, yếm, khi trời lạnh khoác thêm tấm vải, thích đeo trang sức, những hạt cườm được ưa thích nhất.

Tín ngưỡng: người Co tin vào vạn vật hữu linh, nhiều thần nhưng chủ yếu là thần lúa. Thanh niên nam nữ tự do tìm hiểu, cưới xin đơn giàn, cô dâu về nhà chồng. Nhưng trước đây, người Co chỉ được kết hôn trong cùng tộc người. Sinh hoạt văn nghệ dân gain phong phú, nhiều làn điệu dân ca như: A Giói, Klu, Xku và nhiều truyện cổ tích về nguồn gốc xa xưa của con người.



CƠTU:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer cư trú ở Quảng Nam, huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế, kinh tế làm rẫy là chủ yếu.

Phong tục: theo chế độ phụ hệ, có nhiều dòng họ, mỗi dòng họ có một tên họ. Kiêng cữ một điều nhất định nào đó, theo phong tục thì con trai họ này lấy con gái họ kia, khi vợ hay chồng chết thì có thể lấy chị hay em vợ, người vợ có thể lấy em và anh của chồng.

Trang phục: đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà mặc váy áo, mùa lạnh khoác thêm tấm vải quanh mình. Đồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ, khuyên tai có tập tục xâm mình, cưa răng. Sinh hoạt văn hóa dân gian như lối hát trữ tình, gọi là Tơ Len, có nhiều truyện cổ. Hàng năm, có nhiều lễ hội cầu mong cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, lễ đâm trâu là mùa màng tiêu biểu nhất.



HOA:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Hán. Nhà ở phổ biến là kiểu chữ Môn, ba gian hai chái, bằng vật liệu có sẵn trong vùng. Thừơng thì gia đình phụ hệ duy trì kiểu gia đình truyền thống với bốn đến năm đời.

Trang phục: phụ nữ vận quần, áo 5 thân cài lệch phía bên phải, trùm khăn mỏng áo cộc tay dài 5 phân, còn đàn ông mặc giống người Nùng, Mông, Giao.

Tập tục: “Môn đăng hộ đối” ma chay tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Sinh hoạt ca hát “Sơn ca” ca kịch, nhạc cụ, lễ tết múa Sư Tử, quyền thuật, nhiều trò chơi truyền thống.



HRÊ:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Cư trú huyện Ba Tơ – Ngũ Hành Sơn – Quảng Ngãi, Bình Định. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước.

Trang phục: đàn ông trước kia đóng khố, áo cánh ngắn ở trần, đầu quấn khăn, đàn bà mặc váy hai tầng có năm thân trùm khăn. Nam nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim, thích đeo trang sức sinh hoạt văn nghệ dân gian phong phú nhiều thơ ca, thích ca hát làn điệu dân ca có tiếng La Ca Choi, Ka Lêu.

MNÔNG:

Ngôn ngữ thuộc Môn-Khmer, kinh tế chủ yếu là nương rẫy.

Trang phục: đàn ông đóng khố cởi trần, phụ nữ quấn váy ngang mắt cá chân. Khố và váy có màu chàm, có trang trí hoa văn, thanh niên mặc áo chui đầu.

Phong tục:đến tuổi trưởng thành con trai con gái phải cà răng mới được lấy vợ lấy chồng. Khi có người chết thường ca hát gõ chiêng trống bên quan tài suốt ngày.



XƠĐĂNG:

Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, cư trú tập trung ở Quãng Namvà Quãng Ngãi. Kinh tế chủ yếu là nương rẫy.

Trang phục: đàn ông đóng khố đàn bà mặc váy đến dầu gối. Mùa lạnh đàn ông khoác lên người tấm “đồ” có nhiều sọc đỏ, đàn bà mặc áo ngắn tay có sọc dài ở ngực ở eo, thích đeo nhiều đồ trang sức.
Sinh hoạt van nghệ phong phú, lễ đâm trâu múa hát, tấu kồng chiêng……

Các làng nghề truyền thống- làng cổ:

Phường đúc đồng :

Phường nằm ở ven bờ nam sông Hương ở phía Long Thọ, cách thành phố Huế khoảng 3km về phía tây nam, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Nghề đđúc đồng là một trong những nghề thành công truyền thống lâu đđời và nổi tiếng ở Việt Nam. Phường đđúc ở Huế ra đđời có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền có nghề đđúc thời Chúa Nguyễn. Vào thời Chúa Nguyễn, đã ra đời được một công tượng đúc đồng, những người thợ từ nhiều nơi làm việc trong những công trình của Chúa ở Trường Đồng.

Phường Đúc đồng gồm có 5 xóm, Trường Đồng, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Giang Dinh, Giang Tiền nhưng chỉ có Kinh Nhơn và Bổn Bộ là hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng.

Khi Chúa Trịnh về Tây Sơn chiêm Phú Xuân thì các công tượng đúc đồng bị tan rã. Riêng chỉ có họ Nguyễn ở Kinh Nhơn vẫn ở lại tại chỗ và tiếp tục nghề đúc của cha ông. Nhờ các anh em trong dòng họ Nguyễn, nghề đúc vẫn được duy trì và phát triển cho tới ngày nay.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn thì thuỷ tổ của nghề này là Nguyễn Văn Lương quê ở Kinh Bắc và nghề này được truyền thừa qua 13 đời, hiện nay đđang là đời thứ 14.
Những người thợ tài hoa phường đúc đã để lại cho cố đô Huế các tác phẩm danh tiếng như Đại Hồng Chung, chùa Thiên Mụ; những chiếc vạc đồng, nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Cửu Vị Thần Công đặt trước Ngọ Môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh – bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nỗi. Đó là những thành tựu rực rỡ của nghệ thuật đúc đồng ở nước ta.

Làng cổ Phước Tích:

Ngôi làng cổ này nằm bên bờ sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều làm Phước Tích hấp dẫn mọi du khách là ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít.


Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có hơn 30 ngôi nhà được xếp vào loại cổ nhất của lành cổ Việt Nam. Ngày xưa để làm những ngôi nhà như thế này công thợ phải mất hàng năm trời. Thợ làm nhà không tính công, tính tháng.

Nhà cụ Trương Công Bậc được thiết kế theo kiểu ba gian hai chái. Mái lợp ngói liệt đã thắm nâu, tường gạch rêu phong cổ kính. Hàng cửa bảng khoá sậm đen màu thời gian tạo nét thâm nghiêm. Cái sân trước nhà rộng thênh thang được lót bằng gạhc bát tràng còn khá nguyên vẹn.

Cạnh nhà cụ Bậc là nhà ông nguyễn Đình lan. Làm quan, nhưng suốt đời ông sống thanh liêm trong sạch, không tham của công một cắc bạc nên khi về già được vua Duy Tân bức hoành ca ngợi công đức.

Sự phát hiện làng cổ phước tích được đánh giá ngang với sự phát hiện phố cổ Hội An vào những năm tám mươi của thế kỳ XX. Ngay lập tức, nhành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đưa vào khai thác các tour du lịch làng cồ Phương Tích và đã có nhiều đoàn khách du lịch quốc tế đến tham quan và họ đánh giá cao về làng cổ này.

Về Phương Tích, du khách thấy dân trong làng ai cũng thuộc lịch sử làng mình như bài học vỡ lòng và người dân nào trong làng làm được hướng dẫn viên du lịch. Bà Trương Thị Thú, con gái cụ bậc dù tuổi đã cao nhưng vẫn còn nói năng lưu loát. Trong nhà bà có đầy đủ bộ đồ gốm cổ của ngôi làng hơn 500 năm tuổi này.

Ngày xưa làng Phương Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm bằng đất sét pha bùn, có màu nâu đen. Sự giàu sang. Xây dựng lên ngôi nhà gỗ trong làng độc đáo bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.

Làng Dương Nỗ:
Làng Dương Nỗ thuộc xã Phú dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách Thành phố Huế khoảng 8km.

Dương Nỗ là một làng người Việt khai phá xây dựng từ khá sớm. Thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã sống cùng cụ thân sinh khi còn dạy học ở đây. Tại đây hiện còn lưu giữ ngôi nhà kỉ niệm, cùng ngững kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Người.

Cách đây vài thế kỷ, dương Nổ là làng quê sầm uất, giàu có va là mảnh đất có truyền thống văn võ. Ngôi đình làng được xây cất từ lâu đời. Đình Dương Nỗ khá nỗi tiếng bởi kiến trúc quy mô đẹp và thâm niên, một di tích tiêu biểu cho mô hình làng cổ Việt Nam.

Năm 1898, cụ Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Bác Hồ) được ông Nguyễn Viết Tuyên, nhân viên bộ hình, người Làng Dương Nỗ mời về dạy cho con mình đang chuẩn bị kỳ thi hương. Thời gian ấy cậu bé Nguyễn Sinh Cung được theo cha về Làng Dương Nỗ. Tại đây, cậu bắt đầu học chữ hán cùng với những học sinh nhỏ của cha. Cha con cụ Huy đã được gia đình ông Nguyễn Văn Độ giao cho sử dụng một ngôi nhà năm gian để làm nơi ở và dạy học trò. Cậu Cung đã ở với với cha tại Làng Dương Nỗ cho đến năm 1900 khi cụ Huy phải đi nhận chức giám thị tại cuộc thi Hương ở Thanh Hoá, cậu trở lại sống với mẹ tại ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan, Huế.

Ngôi nhà ở dương Nỗ dựng theo hướng đông nam, cách bờ sông Phố Lợi chừng 30m. ngôi nhà này sau bị hoả hoạn, ông Độ cho dựng lại một gian hai chái. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhyân dân địa phương đã bảo trì và phục chế lại theo kiến trúc xưa để làm khu lưu niệm thể hiện tấm lòng kính yêu và ngưỡng mộ của dân tộc đối với Bác Hồ.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước:


Làng đá nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, được hình thành vào thế kỷ XVIII do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Nguyên liệu làm ra là đá cẩm thạch có nhiều vân ngũ sắc rất đẹp và sang trọng. Tham quan làng đá, du khách khỏi tán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá qua đôi tay tài ba của các nghệ nhân, mỗi tác phẩm mang một nét hài hòa và độc đáo riêng của nó. Các tác phẩm có hình dáng các vị Phật, vị Thánh, Chúa, thần Vệ Nữ, các con vật trong huyền thoại như lân, rồng; rồi đến các đồ trang sức bằng đá. Những năm gần đây làng nghề phát triển nhanh chóng; sản xuất kinh doanh đã mang tính chuyên nghiệp cao hơn. Khách đến Đà Nẵng thường rất thích mua những sản phẩm làm từ đá về làm quà. Hiện nay ngoài những cơ sở điêu khắc đá do chính các nghệ nhân làm chủ, còn có “ Trung tâm điêu khắc đá Đà Nẵng” từ Dự án điêu khác Đà Nẵng do một người Na Uy tên Stobakken Oyvin đứng ra quyên góp từ các tổ chức quốc tế tài trợ. Trung tâm đứng ra hỗ trợ thiết bị và đào tạo tay nghề cho những thiếu niên có năng khiếu điêu khắc nhằm duy trì và phát triển làng nghề truyền thống này.

Làng bánh khô mè Cẩm Lệ:

Ngôi làng nằm bên dòng sông Cẩm lệ hiền hòa, cách trung tâm thành phố 6 km về phía nam thuộc phường Khuê Trung- quận Hải Châu. Loại bánh khô mè của làng nổi tiếng khắp nơi. Bánh được làm từ bột gạo, bột neap, đường kính, gừng và mè; đặc biệt bánh ở đây vẫn giữ được độ giòn của ruột bánh, độ dẻo của đường kính và mùi thơm của gừng, mè. Đối với người dân Quãng Nam, Đà Nẵng thì bánh khô mè đã đi vào tiềm thức. Nó không chỉ là món quà được ưa thích mà còn là phẩm vật dâng cúng ông bà tổ tiên trong dịp lễ, tết.

Làng chiếu Cẩm Nê:

Cách trung tâm thành phố 14 km về phía tây nam, thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang. Cẩm Nê từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng với các loại chiếu hoa truyền thống. Được làm từ nguyên liệu thảo mộc là lát và đay với khung dệt kết cấu tinh tế sẽ cho ra đời những chiếc chiếu có các kích thước khác nhau, hoa văn trang trí đẹp mắt, giữ được ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra làng nghề nằm bên con sông Yên thơ mộng này còn có nghề làm nong rổ Yến Nê và nón lá La Bông.

__________________



Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương