Giáo trình Địa lý du lịch



tải về 1.09 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

Non nước Vân Long

Vân Long – miền đất huyền thoại, vùng du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Non nước Vân Long có diện tích 2.643ha, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Trong khu rừng Vn Long cĩ 457 lồi thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lt hoa, tuế l rộng, cốt tối bổi, sắng, bch bộ, m tiền hoa tn. Về động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quần đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ… Trong các động vật bị st cĩ chín lồi được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè… Điều đáng chú ý l tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đ được đưa vào sách Đỏ

Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long cịn l nơi có cảnh quan và di tích văn hoá

Đứng trên mặt đê, du khách thấy mặt nước là một không gian rộng lớn. Nhìn xa, các dãy núi sừng sững tạo thnh một bức tường thành thiên nhiên hùng vĩ. Một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê yên ả của hương đồng gió nội hiền hoà.

Đến đây, du khách ngồi thuyền đi thăm non nước Vân Long. Đây là núi Nghiên, núi Đá Bàn, núi Mèo Cào. Kia là núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi. Kế tiếp là một mỏm núi giống như mâm xôi mà lộc trời ban tặng đầy đủ ấm no giữa thanh thiên bạch nhật. Mỗi trái núi là huyền thoại hấp dẫn.

Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị phát triển du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Mỗi hang có một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi Hoàng Quyển. Trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối to. Tương truyền thời xưa, có người bắt được một con cá chuối nặng 45kg, nên gọi là hang Cá. Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m. Hang cấu tạo nửa chìm nửa nổi. Trần hang l những vịm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng hình lạ kỳ, giống như các con vật ở dưới nước và trên rừng. Khó có thể đẽo tạc được những dáng hình như thế.

Tiếp theo, du khách sẽ ngồi thuyền đến thăm Kẽm Trắm, rồi đến đền Mẫu ở chân núi Mèo Cào. Các vách núi dựng đứng có vết lồi lm ko di từ trn xuống như mèo cào nên gọi là núi Mèo Cào. Đền thờ bà mẹ bốn tướng Hồng Nương. Truyền thuyết kể rằng, thời Đông Hán đô hộ nước ta, có cô gái họ Mai tên là nàng Đại, năm 18 tuổi chưa lấy chồng thì cha mất, chưa đầy một năm sau mẹ cô cũng qua đời. Nàng Đại ngày ngày đi kiếm củi nuôi thân. Một hôm vào tiết trời mùa hạ, nàng qua núi Mèo Cào lấy củi gánh về. Khi ngồi nghỉ trên một phiến đá rồi ngủ thiếp đi, chợt nghe thấy tiếng hổ gầm, nàng bừng tỉnh, thấy một con hổ đen từ phương Bắc nhẩy đến bên mình. Nng kinh sợ ng nằm bất tỉnh, khi tỉnh dậy khơng thấy hổ đâu, chỉ thấy bốn bề sực nức hương thơm. Sau hơn một năm, nàng sinh ra bốn người con gái vào ngày 15 tháng 10 năm Nhâm Ngọ. Sau đó, nàng đem bỏ bốn người con gái vào trong núi rồi nhắm mắt từ trần. Hắc hổ ôm thi thể nàng táng trên đỉnh núi và nuôi nấng bốn con mình bằng nhuỵ hoa, nước quả. Bốn năm sau, Hắc hổ đem bốn cô gái vào sân nhà ông cậu Đinh Công Binh cho nuôi và đặt tên là “Hồng”.

Bốn nàng Hồng đến tuổi trưởng thành, nhan sắc tuyệt trần, lại có sức khoẻ hơn người. Đến năm 34 tuổi, Tô Định sang làm thái thú Giao Chỉ rất tàn ác. Bốn nàng Hồng đ chiu mộ nghĩa qun chống giặc Hn, được phong làm tướng và xin về quê, dựng đền thờ mẹ ở chân núi Mèo Cào.

Thời gian sau, bốn tướng Hồng Nương hoá trên đỉnh núi Ba Chon. Hiện nay ở núi Ba Chon có đền thờ “Tứ vị Hồng Nương”.

Khu bảo tồn Vân Long tồn tại một hệ thống động thực vật vô cùng đa dạng của hai hệ sinh thái rừng núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước. Nơi đây cũng là nơi nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và tìm hiểu về đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Hang Luồn-Ao Dong

Hang Luồn ở cách Ngũ Động Sơn 1km, Đây là một thủy động rất đẹp, dài 500m, rộng 20-30m. để vào được trong hang ta phải đi thuyền. Ao Dong nằm trong lòng hang rộng khoang,7 ha. Xung quanh hang Luồn là núi cao, rừng rậm, cảnh quan tuyệt đẹp.



Làng hoa Vị Khê

Đây là một làng chuyê trồng hoa và cây cảnh ở xã Nam Điền, huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định khoảng 4km. Làng hoa này đã có từ thời Lý rất nổi tiếng về nghệ thuật uốn tỉa cây thế và trồng cây cảnh. Vị Khê không những cung cấp hoa cho thành phố Nam Định mà còn cho các vùng lân cận.



Bãi biển Thịnh Long

Từ thành phố Nam Định đến thị trấn Hải Thịnh thuộc huyện Hải HẬu là bãi tắm Thịnh Long. Bãi tắm Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hàng cây số. Nước biển có độ mặn cao, sóng lớn…



Động Bích Động

Nằm trong dãy Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư…ở đây có ngôi chùa cổ là Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ “tam” dọc theo sườn núi từ thấp lên cao:Hạ, Trung, Thượng.



Nhà thờ Phát Diệm

Được xây dựng từ năm 1875 đến 1898 thì hoàn thành. Khu nhà thờ rộng gần 22 mẫu tại xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách Hà Nội 120km. nhà thờ có nhiều hạng mục công trình được chia làm 2 khu vực chính: khu nhà thờ và khu nhà chung. Đây là quần thể kiến trúc phương Đông gồm có:ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, Nhà thờ đá.

Nhà thờ chình toà xay dựng năm 1891, đây là hạng mục lớn nhất của công trình dài 80m, rộng 24m, cao 18m, bao gồm 48 cột lim,mỗi cột chu vi 2,4m. (nằm ở phần Di tích lịch sử)

Rừng quốc gia Cúc Phương

Cách Hà Nội hơn 100km về phía Tây Nam, ở vị trí giáp ranh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá và chỉ cách biển 60km. Rừng có diện tích 25.000ha, trong đó núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt nước biển.


Vườn quốc gia Cúc Phương

Cúc Phương-vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam có diện tích 22.000 hecta trải dài trên phần đất thuộc 3 tỉnh Ninh Bình,Thanh Hóa và Hòa Bình,cách Hà Nội trên 100 km về phía Tây Nam.Đến thăm Vườn quốc gia Cúc Phương từ Hà Nội du khách xuôi về phía Nam theo đường quốc lộ 1A,đến gần ngã ba Gián Khẩu rẽ phải vào đường 12B lên huyện Nho Quan là tới.


Là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam ,Vườn quốc gia Cúc Phương như một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn,một vườn bách thảo,bách thú ngoạn mục,quý hiếm không chỉ riêng Việt Nam mà cả trên thế giới.Đồng thời đây cũng là phòng thí nghiệm khổng lồ của tạo hóa dành cho con người,thu hút nhiều ngành khoa học của Việt Nam và thế giới đến nghiên cứu.Không chỉ vậy Cúc Phương còn nổi tiếng là khu du lịch sinh thái đầy sức hấp dẫn với nhiều hang động tuyệt đẹp thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.

Chỉ riêng về thực vật,Cúc Phương có 1944 loại thực vật thuộc 912 chi trong 219 họ,86 bộ của 7 ngành thực vật bậc cao,có nhiều cây quý như :kim giao,chò chỉ, giẻ,de,mun,gụ,sến,táu,gội,đinh hương…,có nhiều cây cao to đường kính thân từ 5 đến 6 mét,chiều cao từ 40 đến 70 mét như cây Chò ngàn năm gốc to 16 người ôm không hết,cây Chò chiến thắng cao đến 70 mét nhìn không thấy ngọn,tán lá xòe rộng phủ kín một vùng.

Không chỉ là một khu rừng cổ đa dạng về thực vật,Cúc Phương còn là nơi lưu giữ nhiều loài động vật quý hiếm. “Vườn bách thú” này có đến trên 450 loài động vật có sương sống,trong đó có 64 loài thú,333 loài chim,36 loài bò sát,17 loài lưỡng cư và một số loài cá.Một số động vật quý hiếm được ghi vào Sách đỏ mà thế giới không còn,chỉ Cúc Phương mới có như : cá diếc hang,sóc bụng đỏ…

Điều đặc biệt là rừng Cúc Phương là rừng nhiệt đới,kết cấu nhiều tầng và còn giữ lại được một phần diện tích khá lớn là rừng nguyên sinh.Đây là những giá trị rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên này.

Đến với Cúc Phương du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và mới lạ bởi khu bảo tồn này không chỉ là một vườn bách thảo,bách thú đồ sộ mà còn xen dày các hang động kỳ thú với những tên gọi huyền thoại như :động Vui Xuân,động Trăng Khuyết,động Thanh Minh,động Chùa ,động Thủy Tiên,động Phò Mã…Mỗi hang là một “cung điện” lộng lẫy nguy nga với những nhũ đá đẹp mê hồn.Đặc biệt ở động Người Xưa và động Con Moong không còn đơn thuần là những danh thắng mà ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bộ công cụ đá cùng với những bộ hài cốt trong các ngôi mộ cổ có niên đại cách chúng ta từ 7000 đến 12.500 năm.

Du khách đến Cúc Phương vào buổi sớm,khi bình minh mới chiếu sáng đánh thức các muông thú,cả rừng cổ vang vọng đủ mọi âm thanh của muôn loài,xen lẫn với tiếng gió thổi,lá cây rơi xào xạc tạo nên một bản đại giao hưởng nghe mà du khách nghe như cảm thấy mình được bồng bềnh hòa quyện với thiên nhiên.Đó chính là những âm thanh của rừng già.



Khu du lịch Thần Độc Cước

Một trong các khu di tích thần thoại của tỉnh đã được đầ tư để trở thành khu du lịch.Đền nằm trên đỉnh núi Cổ Giải, thuộc dỹa Trường Lệ, được xây dựng từ thời vua Lê 1225-1400, với tượng thần Độc Cước chỉ có 1 tay 1 chân, là chàng trai đã tự xé thân mình để chống giặc.



Hòn Trống Mái

Trên bãi biển Sầm Sơn, điểm nghỉ mát lý tưởng. Sát bãi tắm có hai tảng đá chồng lên một núi đá,tạo ấn tượng giống như con trống, con mái đối diện chuyện trò.



Đền Cô Tiên

Là ngôi đền đẹp được xây dựng từ thời Nguyễn cũng nằm trên dãy núi Trường Lệ. Đây là 1 di tích có giá trị văn hoá và cũng nằm trong chương trình du lịch khi khách đến tham quan và tắm biển Sầm Sơn.



Sầm Sơn

Bãi biển xinh đẹp cách Hà Nội 170km (cách thành phố Thanh Háo 16km). bãi cát Sầm Sơn dài 3km, từ Lạch Hới phía BẮc đến chân núi Trường Lệ phía Nam.



Tam Cốc Bích Động

Nằm trên địa phận xã Ninh Hải,huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Tam Cốc là ba hang đá có tên gọi là hang Cả,hang Hai, hang Ba.Từ xã Ninh Hải, du khách muốn tới thăm Tam Cốc chỉ có thể đi bằng một con đường thủy duy nhất và cũng không mất nhiều thời gian, khách tham quan có thể vào thăm động.

Ngồi trên thuyền,chúng ta có dịp được ngắm cảnh vật hai bên bờ sông.Cảnh núi và sông tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp, núi nghiêng mình soi bóng xuống dòng sông xanh Đến núi Kiều, những cánh đồng lúa nằm thấp thoáng sau những vách núi dựng đứng, tiếng gió luồn qua những khe núi hòa quyện với tiếng chim hót làm cho cảnh vật đã thơ mộng lại càng thơ mộng hơn. Đi khoảng 2 km là đến được hang Cả.

Đến đây vào những ngày trời nắng,ta được ngắm một bức tranh thủy mặc thật đẹp. Đẹp nhất vẫn là những buổi sáng sớm khi mặt trời vừa mọc, những tia sáng chiếu qua hang tạo nên cảnh vật đã lung linh lại càng huyền diệu. Hang Cả có nhiều nhũ đá thật đẹp, nhũ đá tạo nên những tượng Phật Bà Quan Am, Lão Vọng câu cá, dòng sữa mẹ không bao giờ cạn… Sau khi chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ở hang Cả, thuyền lại nhẹ trôi đưa du khách tới hang Hai. Toàn bộ hang dài chừng 60m, ở đây có nhiều nhũ đá tạo thành những đám mây như đang bay lơ lửng trên không trung.Từ hang Hai đến hang Ba chừng khoảng 100m, hang này dài 50m,cũng giống như 2 hang trước, hang Ba cũng có những cảnh đẹp làm mê lòng người.

Chiêm ngưỡng xong cảnh vật tại Tam Cốc, thuyền lại nhẹ trôi đưa du khách tới Bích Động. Khi du khách còn đang ngây ngất với những cảnh đẹp tại Tam Cốc, toàn bộ cảnh vật của Bích Động đã hiện ra trước mắt.Nếu ở Tam Cốc đã lôi cuốn chúng ta bằng những cảnh tự nhiên, tới đây không chỉ những cảnh đẹp của thiên nhiên có sức lôi cuốn mà cả những cảnh nhân tạo cũng có sức hấp dẫn không kém.Đó là chùa Bích Động được xây theo kiểu chữ Tam(ba tòa),dọc theo sườn núi từ thấp đến cao.Gồm chùa Hạ,chùa Trung và chùa Thượng.Chùa Bích Động được xây theo kiểu kiến trúc cổ như những chùa khác ở Việt Nam.Nét cổ kính tạo nên sự trang nghiêm cho chùa.

Đi qua cầu Thạch Kiều,ta tới được chùa Hạ.Cột thềm,lan can chủ yếu được xây bằng đá tảng mài nhẵn,mái chùa lợp bằng ngói mũ hài.Khu chùa Hạ rộng khoảng 3 mẫu. Trước cửa là một sân gạch rộng, hai bên là hai dãy nhà trái,mỗi dãy 8 gian.Men theo sườn núi phía bên phải chùa là lối lên chùa Trung. Sau khoảng 80 bậc đá,du khách tới chùa Trung,nó ở lưng chừng núi.Và chùa có một nét đặc biệt là một nửa nằm sâu trong núi,một nửa để lộ thiên, leo tiếp khoảng 20 bậc nữa là tới động tối. Đây là động tối thâm nghiêm và tĩnh mịch. Tại cửa động có một chiếc cầu hình cầu vồng gọi là cầu Giải Oan cùng với một quả chuông đồng được đúc vào năm 1707. Đi qua động tối có lối lên chùa Thượng, từ chùa này phóng tầm mắt ra xa ta thấy cả một khoảng trời rộng lớn.Cảnh vật như được thu vào trong tầm mắt, nó vừa hùng vĩ, vừa huyền ảo. Rời nơi đây,nhiều du khách còn nuối tiếc một cái gì đấy.


Tổng quan địa lý Bắc Trung Bộ
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Ranh giới:

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm ở vị trí trung gian của cả nước, phía bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp với tỉnh Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, phía Tây giáp lào, phía Đông giáp biển Đông

Toạ độ:

Vĩ độ: 14032′ đến 18005′ vĩ bắc


Kinh độ: 105037′ đến 109004′ kinh đông

Số đơn vị hành chính :
Toàn vùng bắc trung bộ có 5 đơn vị hành chính , trong đó có một thành phố trực thuộc TW: thành phố Đà Nẵng

Quảng Bình:
Tỉnh lỵ :thị xã Đồng Hới
Các huyện:Tuyên Hoá, Mink Hoá, Quãng Trạch, Bố Trạch, Quãng Ninh, Lệ Thuỷ
Dân tộc:Việt (Kinh), Bru_Vân kiều ,Chức, Lào……

Quảng Trị:
Tỉnh lỵ: thị xã Đồng Hà
Các huyện: thị xã Quãng Trị, huyện: Vĩnh Linh, Giò Linh, Cam Lộ, Triệu Phong Hải Lăng, Hương Hoá, Đa Krong
Dân tộc: Việt (Kinh), Bru_Vân Kiều, Daco, Ta ôi, Nùng, Xtiêng, Xuđăng

Thừa Thiên Huế:
Tỉnh lỵ: thành phố Huế
Các huyện:Phong Điền, Quãng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông
Dân tộc : Việt (Kinh),Tà ôi, Cà Tu, Bru_Vân Kiều,Hoa….

Thành Phố Đà Nẵng:
Các quận nội thành:Hải Châu,Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu;2 huyện:Hòa Vang và Hoàng Sa.
Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa

Quảng Nam:
Tỉnh ly: thị xã Tam Kỳ
Các huyện:thị xã Hội An; huyện:Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Trà My
Dân tộc:Việt(Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Co(Cor)….

Quảng Ngãi:
Tỉnh lỵ:thị xã Quảng Ngãi
Các huyện:Lý Sơn. Bình Sơn, Trà Bồng, Sơn Tịnh, Sơn Tây, Sơn Hà, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mink Long, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ
Dân tộc:Việt(Kinh), Hrê, Kho, Xơ Đăng…

Quy mô diện tích tự nhiên:

Vùng có diện tích 34651 km2


Quảng Bình: 8052 km2 chiếm 23.2% diện tích vùng.
Quảng Trị: 4746 km2 chiếm 13.7% diện tích vùng.
Huế : 5054 km2 chiếm 14.6% diện tích vùng.
Đà Nẵng: 1256 km2 chiếm 3.6% diện tích vùng.
Quảng Nam: 10408 km2 chiếm 30% diện tích vùng.
Quảng Ngãi: 5135 km2 chiếm 14.8% diện tích vùng.

Quy mô dân số(2002)
Vùng có dân số: 5.882.400 người.
Mật độ dân số : 170 người/km2.
Quảng Bình: dân số 825.500 km2 , mật độ: 103 người/km2.
Quảng Trị: dân số 596.800 km2 , mật độ: 126 người/km2.
Huế: dân số 1.091.600 km2, mật độ: 216 người/km2.
Đà Nẵng: dân số 724.000 km2, mật độ: 576 người/km2.
Quảng Nam: dân số 1.420.900 km2, mật độ: 137 người/km2.
Quảng Ngãi: dân số 1.223.600 km2, mật độ: 238 người/km2 .

Tác động thuận lợi, khó khăn:

Thuận Lợi:

ü 6 tỉnh đều giáp biển thuận lợi cho viện phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, giao thương với các nước.

ü Khu vực Bắc Trung Bộ nằm ở phần giữa của đất nước nên thuận lợi cho việc liên kết tour với vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

ü Vùng nằm trong khu vực có hệ thống thực động vật phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.



Khó khăn:

ü Địa hình gồm chủ yếu là đồi núi, đồng bằng thì càng xuống phía nam thì càng thu hẹp lại đến mức gần như không còn tồn tại

ü Điều kiện khí hậu thay đổi từ kiểu nhiệt đới chí tuyến ở phía Bắc đèo Hải Vân trở ra đến kiểu Á xích đạo từ đó xuống phía nam. Có không ít những biến thể của 2 kiểu khí hậu chính đó, chủ yếu doanh thu ảnh hưởng của địa hình địa phương.

ü Các lưu vực sông:mỗi một tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ đều ứng với một lưu vực sông cấu tạo nên lãnh thổ đó. Ví dụ: Quãng Nam bởi lưu vực sông Cái với các chi nhánh Phú Gia, Thu Bồn. Các đồng bằng đều là những châu thổ hoặc đồng bằng cửa sông, thường thường chúng bị phân cách với nhau về phía biển bởi những thành tạo khác, những đầm phá hay vũng vịnh, không hiếm trường hợp là bởi những dãy núi đâm ngang hướng Tây Đông ( các Hoành Sơn) mà muốn vượt qua người ta phải men theo các đèo ( đèo Ngang, đèo Hải Vân… ).


TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG

I. TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN

1. ĐỊA HÌNH :

1.1 Địa hình đồng bằng:

ü Có địa hình nhỏ hẹp: Quảng Bình 640 km2, Quảng Trị 610 km2, Huế 900 km2, Quảng Nam 1450 km2, Quảng Ngãi 1200 km2.

ü Các đồng bằng này phân bố thành một chuỗi dọc theo chân Trường Sơn Đông, do đó cũng có dạng uốn thành vòng cánh cung như bản thân dãy núi.

ü Địa hình đồng bằng ít gây cảm hứng cho du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp, tập trung đông đúc dân cư nên nó có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch.

ü Sự hình thành các đồng bằng tất nhiên là có liên quan đến sự bồi đắp của các con sông nhưng phải nói rằng vai trò của chúng ở đây không lớn lắm. Những yếu tố đã giúp cho đồng bằng Bắc Trung Bộ được hình thành là do các cuộc vận động kiến tạo nâng lên làm chao đảo dãy Trường Sơn về phía Tây đã nâng rìa nền đá gốc lên, làm đứt gãy một phần rìa đó, tạo điều kiện cho phù sa bồi thành đồng bằng.

Sử dụng kinh tế các đồng bằng Bắc Trung Bộ:

Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ có nguồn gốc phát sinh phức tạp, có địa hình, khí hậu, đất đai, dòng chảy… rất thay đổi. Không có một địa phương nào lại giống địa phương nào, do đó không thể sử dụng chúng vền mặt kinh tế mà không chú ý đến các địa điểm địa phương. Khi nghiên cứu để sử dụng các đồng bằng về mặt kinh tế, điều có lẽ cần phải thấy là chúng tồn tại không tách rời với các đồi núi và cao nguyên phía trong đặc biệt với các bồn lưu vực sông và với vùng biển- thềm lục địa ở ngoài. Do vị trí của chúng, các đồng bằng này trở thành cửa ngõ của dãy Trường Sơn và các cao nguyên nói chung để thông ra biển, đồng thời lại là bàn đạp đất liền để khai thác biển khơi và thềm lục địa dưới biển. Hoạt động kinh tế của các đồng bằng duyên hải vì vậy trở thành phong phú và đa dạng nếu các điều kiện thuận lợi nói trên được tận dụng.

Cảng Đà Nẵng do đó đóng một vai trò hết sức quan trọng không những trong sự phát triển kinh tế của vùng mà còn trở thành những hạt nhân kinh tế chủ yếu nhờ có hậu phương miền núi đứng bên sau.

Về mặt nông nghiệp, tất cả các đồng bằng đều có một vấn đề chung cần phải giải quyết là vấn đề nước tưới cho các đồng ruộng, đặc biệt là các chân ruộng cao và ở những khu vực mà tình trạng khô hạn kéo dài nhiều tháng trong năm như là ở Quảng Ngãi là 1 ví dụ. Tình trạng thiếu lương thực nguyên thống trị triền miên một số nơi trong thực tế là do thiếu nước tưới, chứ không phải thiếu đất và vì vậy vấn đề thủy lợi phải được đặt ra hàng đầu. Nếu có nước tưới đầy đủ, trên cơ sở của những điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng, người ta có thể tạo ra một nền nông nghiệp đa canh. Nhiều lọai cây công nghiệp giá trị có thể mọc rất thích hợp ở một số vùng: lạc trên những diện tích rộng lớn từ Thanh Hóa đến Phú Yên, mía ở các đồng bằng Nam- Ngãi- Phú- Khánh, dừa ở Bồng Sơn- Tam Quan ( nói chung là ở ven biển), bông và thuốc lá ở thung lũng Cheo Reo, quế ở vùng đồi Nam Ngãi và các cây ăn quả ở khắp nơi. Vấn đề đặt ra là bảo quản và chế biến. Thí dụ, không ai không nhớ đến đường phổi và đường phèn trong như hổ phách của Quảng Ngãi, đến các bánh dừa của Tam Quan. Thiếu phương tiện bảo quản và chế biến làm cho loại tài nguyên nông nghiệp phong phú nói trên bị hư hỏng và lãng phí nhiều. Cũng không nên quên rằng các tỉnh vùng này có thế mạnh nổi bật về chăn nuôi gia súc có sừng. Thế nhưng cả thế mạnh này trong quy hoạch phát triển kinh tế thường ít được chú ý .

Người ta thường nói về cái nghèo ( xét về điều kiện tự nhiên ) của một vùng về phương diện này, ví dụ như vùng đồng bằng Bình- Trị- Thiên. Nhưng nếu chúng ta hiểu sự tận dụng các điều kiện tự nhiên một cách rộng rãi thì không có điều kiện nào mà lại không sử dụng được về mặt này hay mặt khác : các cồn cát của Quảng Bình, Quảng Trị có thể biến thành các rừng phi lao lấy gỗ, các bàu và đồng để nuôi cá, các đồi đất đỏ để trồng hồ tiêu, cây ăn quả, cà phê, thậm chí cao su, các đồng cỏ để chăn nuôi, biển để đánh cá và các sản phẩm được tạo ra sẽ được đổi lấy những sản phẩm khác trong mối liên hệ giữa vùng này với vùng khác.

Về các điều kiện không thuận lợi của tự nhiên, có lẽ cần phải nêu lên 3 trở ngại lớn là : nạn bão, lũ, hạn hán và cát bay.

Ø Nạn lụt thường do các cơn bão lớn gây ra làm cho lượng nước rơi trong 24 giờ có thể lên đến 300- 500mm, nước ứ lại trong đồng ruộng có khi lên đến tuần lễ. Vì vậy cần tăng cường trồng rừng ở các khu vực núi tiếp giáp với đồng bằng và hòan thiện các hệ thống cống tiêu nước ra phía biển. Các cơn bão có khi kèm theo các đợt sóng thần làm phá hủy các vùng đất ven biển, bão thường đổ bộ nhiều nhất ở dải bờ biển từ Thanh Hóa đến Quy Nhơn (trung bình 3- 4 cơn một năm từ tháng 5 đến tháng 7). Về mặt nhận thức, cần thấy rằng đấy là những thiên tai theo quy luật tự nhiên, cho nên con người phải luôn có biện pháp đối phó thường trực với chúng.

Ø Nạn hạn hán về nguyên nhân gây ra ngoài chế độ mùa khô và mùa mưa, có còn có nguyên nhân nữa là tính bất thường trong chế độ mưa. Do đó người ta không thể căn cứ vào lượng mưa trung bình năm mà phán đoán về hạn. Một năm nếu căn cứ theo lượng mưa thì có vẻ là bình thường, nhưng nếu lượng mưa tháng không có đủ như trị số trung bình của tháng đó trong năm thì lập tức có hạn hán, dù là sự bất thường chỉ xảy ra trong 10- 12 ngày. Chỉ có thể phát triển hệ thống tưới nước thì vấn đề hạn mới được giải quyết một cách căn bản.

Ø Nạn cát bay rất phổ biến ở suốt miền duyên hải, là một tai họa đáng kể, nhất là ở Quảng Bình là nơi các cồn cát có khả năng di động với một tốc độ khá lớn, làm cho nhiều khu vực ruộng đất phì nhiêu ở Quảng Khê và Lệ Thủy bị phá hoại. Việc trồng rừng phi lao chống sự di động của cồn cát và cát bay đã mang lại sự hiệu quả, nhưng cần phải tiến hành trồng rừng trên quy mô lớn hơn nữa.

Các đồng bằng này có khả năng sản xuất một phần lương thực, ngoài ra còn có những nguồn lợi lớn về muối, cá, cây công nghiệp các loại, cây dược liệu và cây đặc sản cũng là thế mạnh đáng kể. Các tài nguyên khoáng sản đa dạng- một số có quy mô quốc gia- còn có thể đóng góp để làm giàu thêm cho lãnh thổ này.



1.2 Địa hình vùng đồi:

ü Vùng đồi ở Bắc Trung Bộ không được rõ nét như vùng Bắc Bộ với những đồi cọ, đồi chè bạt ngàn mà ở đây đồi rất hẹp xen lẫn với núi. Trên những quả đồi với thời tiết khắc nghiệt ở mảnh đất miền Trung này, loại cây được thích nghi nhất là sắn ( khoai mì).

ü Vùng đồi ven chân núi của Quảng Trị và Thừa Thiên đều là bậc thềm phù sa cổ. Đất ở đây đã nghèo đi nhiều, có nơi trơ sỏi đá và vì vậy chỉ còn mọc được những bụi gai hay các bụi giỏi chịu hạn như : sim, mua, chổi sành, chàm. Sự có mặt của cây chàm dù chỉ cao 0,5 – 0,7 m có một ý nghĩa đặc biệt, có thể làm chứng cho một thời kỳ nước biển đã bao phủ các dải đất hiện nay là bậc thềm nằm sâu trong đất liền.

ü Khác với vùng đồi chân núi Bình – Trị – Thiên, vùng đồi sau lưng Quảng Nam – Tam Kỳ không có vẻ hoang vu và cằn cỗi tí nào. Ở đây có những đồi cao từ 200- 600m, có sườn thoải và thung lũng rộng được cấu tạo bằng phù sa cổ và phù sa mới của các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Những đồn điền trồng cây ăn quả và cây công nghiệp phủ hết sườn đồi này đến sườn đồi khác, còn ruộng lúa nước thì nằm trật trong các thung lũng. Diện tích toàn vùng đồi này lên đến 1400 km2, quang cảnh trông chẳng khác gì vùng trung du Bắc Bộ và dân cư sống ở đây cũng đông đúc như thế.



Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương