Giáo trình Địa lý du lịch



tải về 1.09 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

1.3 Địa hình vùng núi:

ü Các núi cao nhất đều được cấu tạo bằng đá granit, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Ví dụ: Đỉnh núi Mang cao 1708m phía sau Bạch Mã.

ü Dãy Trường Sơn Bắc đột ngột chấm dứt ở phía nam Thừa Thiên Huế bằng một mạch núi cao lên đến 1000m đâm thẳng ra biển và kết thúc bằng bán đảo Sơn Trà ở phía đông núi Hải Vân.

ü Có đỉnh Bạch Mã, đây là khu du lịch lí tưởng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Trên đỉnh núi có một thị trấn nghỉ mát đã được xây dựng- một thị trấn đẹp giữa rừng nhiệt đới ẩm. Ở đó người ta hưởng được một loại khí hậu rất giống khí hậu ôn đới.

ü Điểm cuối cùng nói đến là dãy Hải Vân, đây là một bức thành khí hậu quan trọng: các đợt gió mùa Đông Bắc dường như không đủ sức vượt qua ngọn núi này.

1.4 Địa hình Karstơ:

Có ý nghĩa và giá trị lớn trong tổ chức du lịch. Đây là kiểu địa hình được tạo thành do lưu thông của nước trong đá dễ hòa tan ( đá vôi, polomit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ…). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi.

Một trong các kiểu Karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karstơ. Hang động ở Việt Nam tuy dài, sâu nhưng đẹp. Động Phong Nha ( Bố Trạch- Quảng Bình) dài gần 8 km, cửa vào rộng 25m và cao gần 10m, được coi là hang nước đẹp nhất thế giới.

1.5 Địa hình ven bờ:

Rất hấp dẫn với những bãi tắm nắng quanh năm: Cảnh Dương, Mỹ Khê, Lăng Cô… ngoài ra còn có lọai hình du kịch cũng khá hấp dẫn là du lịch ven những con sông : Sông Hương, Bến Hải, Trà Khúc…

Đầm phá là một trong 4 loại hình thủy vực ven bờ. Đây là một trong những hệ sinh thái ven biển đặc thù, là nơi phát triển các loài thủy sinh có nguồn gốc hỗn hợp nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Tiêu biểu trong hệ thống các đầm phá ở Việt Nam là đầm phá Tam Giang – cầu Hai nằm trong tổng thể cụm du lịch Huế và vùng phụ cận. Đầm phá này có dạng tuyến với chiều dài 68 km, chiếm phần lớn chiều dài đường bờ của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều rộng 0,5 – 0,9 km. Độ sâu trung bình 1,5 – 2 m, sâu nhất là 6 -7m ở cửa thông ra biển. Với diện tích 21.600ha, Tam Giang- cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Là nơi giao lưu giữa môi trường nước ngọt và nước mặn nên đầm phá này có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của tài nguyên.

Với nguồn gen khá phong phú khoảng 600 loài sinh vật, trong đó nhiều loại thủy sản có giá trị đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khu du lịch như: cua, ghẹ, cá Dày, cá Dìa, đối mục… Đây còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn với nhiều loại chim nước cư trú. Trong đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, với ưu thế mặt thoáng rộng, có thể tổ chức lặn tham quan, khám phá các hệ sinh thái rong biển ( có khoảng 44 loài đã được phát hiện). Hoặc tổ chức các hình thức vui chơi giải trí như đua thuyền, lướt ván, câu cá…, tham quan các làng chài, các bè nuôi sinh vật cảnh bán tự nhiên … Ven đầm phá có các bãi biển đẹp nổi tiếng như Thuận An, Vinh Hiền rất thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển.


2. KHÍ HẬU:

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Dãy Bạch Mã do đâm ngang ra biển nên đã trở thành những ranh giới khí hậu thực sự, tạo nên những nét khí hậu khác biệt giữa Quảng Bình, Quảng Trị, Huế với Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Huế có một thời kỳ mưa liên miên “ trắng đất trắng trời”, Đà Nẵng thì nắng chói chang và hầu như không có gió mùa mùa đông.

Nhìn chung vùng du lịch Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Từ Huế đến Quảng Bình thì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở miền Bắc; còn từ Đà nẵng trở vào Quảng Ngãi thì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Nhưng các tỉnh lại có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa

Ø Mùa nắng: từ tháng 2 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Ø Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Mùa mưa thường đến chậm và tương đối ngắn so với các miền khí hậu Bắc và Nam, thường có bão vào tháng 7 đến tháng 11. Có những nơi hạn hán kéo dài gây hại cho cây cối, đất đai và gây khó khăn cho viện dẫn thoát thủy.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng khoảng từ 24o đến 26oC , cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28o đến 30oC, thấp nhất là vào tháng 12, 1, 2 trung bình từ 180 đến 230C. Đặc biệt những ngày có gió Tây khô nóng thổi từ bên Lào qua thì nhiệt độ rất cao.

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là từ 81% đến 85%, cao nhất là vào tháng 10, 11 trung bình từ 86% đến 88%, thấp nhất là vào tháng 6, 7 trung bình từ 77% đến 78%.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2100- 2500 mm/ năm. Ở Quảng Ngãi có mưa đặc biệt là mưa chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các tháng khác thì khô hạn.

Gió mùa: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có gió Nồm thổi từ biển vào rất mát mẻ và dễ chịu. Còn các tỉnh Huế, Quảng Trị, Quảng Bình thì chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông khô lạnh nên có mùa đông rét và đậm.

Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.150 đến 2.180 giờ , nhiều nhất là vào tháng 6, 7 trung bình từ 234- 277 giờ/ tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12 trung bình từ 69- 165 giờ/ tháng.

Nhìn chung, với điều kiện khí hậu như vậy là khá thích nghi đối với sức khỏe của con người trừ những khoảng thời gian có bão, hạn hán, lũ lụt và gió Lào. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ cùng với bờ biển dài đẹp, núi cao, cảnh quan đẹp sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển lọai hình du lịch biển, leo núi và nghỉ dưỡng vào mùa hè. Nhưng vùng du lịch Bắc Trung Bộ đã chịu không ít những thiên tai như : lũ lụt, hạn hán, bão, gió Lào khô nóng. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở đây đã làm cản trở đến kế hoạch du lịch, nên tránh tổ chức các hoạt động du lịch biển từ tháng 8 đến tháng 11, vì trong khoảng thời gian này thường có bão và mưa nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý du khách về sự an toàn và nhu cầu du lịch của họ. Nên tổ chức các loại hình du lịch từ tháng 5 đến tháng 7, vì khoảng thời gian này số giờ nắng là nhiều nhất, chắc chắn du khách sẽ rất ưa chuộng và hài lòng.

Với điều kiện khí hậu như vậy, các nhà làm du lịch phải có sự nghiên cứu đầy đủ và chặt chẽ để xác định thời gian du lịch tối ưu, nhằm thu hút du khách, đáp ứng được nhu cầu của họ.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TRONG DU LỊCH:

ü Do ảnh hưởng của địa hình nên sông ngòi của vùng có đặc điểm chung là ngắn và dốc, mạng lưới cũng khá dày đặc.

Quảng Bình : sông Nhật Lệ, sông Gianh.
Quảng Trị: sông Bến Hải, sông Hiếu, Vĩnh Linh, Ô Lâu mà tiêu biểu là sông Thạch Hàn.
Thừa Thiên Huế: sông Hương, sông Bồ, sông Trùi.
Đà Nẵng: sông Cu Đê, sông Hàn.
Quảng Nam: sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Tam Kỳ.
Quảng Ngãi: sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Trà Câu, sông Vệ.

Ngoài mạng lưới sông ngòi, vùng còn có một số hồ nhỏ nước ngọt cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu và trồng trọt. Thế nhưng hệ thống thủy lợi chưa thông suốt nên việc cung cấp nước còn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng cho việc phát triển và phục vụ du lịch.

ü Vùng có lợi thế là 6 tỉnh đều giáp biển nên thuận lợi cho việc phát triển du lịch (các bãi tắm) cũng như xây dựng các cảng biển và nuôi trồng thủy hải sản.

Quảng Bình: bãi tắm Nhật Lệ.


Quảng Trị: bãi tắm Cửa Tùng.
Thừa Thiên Huế: bãi biển Thuận An, bãi tắm Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương.
Đà Nẵng: bãi biển Non Nước, các bãi biển của bán đảo Sơn Trà, bãi tắm Mỹ Khê, bãi tắm Thanh Bình – Xuân Thiều – Nam Ô, bãi tắm Bắc Mỹ An.
Quảng Nam: bãi tắm Cửa Đại, bãi tắm Tam Thanh, bãi Rạng, mõm Bàn Than.
Quảng Ngãi: bãi biển Sa Hùynh, bãi biển Mỹ Khê.

ü Đặc biệt trong vùng còn có 2 suối nước khoáng nóng thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh. Đó là:

Suối nước nóng Tân Tâm: Đây là một con suối tự nhiên thuộc hệ chi lưu ở thượng nguồn sông Hiếu. Hai chi lưu thượng nguồn sông Hiếu chảy vòng, vươn cánh tay ôm ấp cả một khu vực rộng lớn và cũng chính là đường giao thông thủy vô cùng thuận lợi. Nổi lên giữa không gian kỳ vỹ ấy là lèn đá vôi, trong lèn có nhiều hang động đẹp. Ở bờ trái của sông Hiếu có rất nhiều mạch nước nóng có trữ lượng và hàm lượng tuyệt vời. Đây sẽ là điểm du lịch hấp dẫn và là nơi chữa bệnh rất lý tưởng.

Suối nước khoáng Mỹ An: Mỹ An thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 7km về phía Đông trên đường đi từ Huế đến bãi biển Thuận An. Tháng 6/ 1979 đoàn địa chất thủy văn 79 đã phát hiện ra mạch nước tự nhiên này. Sau nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, đề tài “nghiên cứu tác dụng chữa bệnh cụ thể của mạch nước khoáng Mỹ An- Thừa Thiên Huế” đã có kết luận: nước khoáng Mỹ An có đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho họat động của cơ thể, có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như ở Koundour ( Liên Xô cũ) và Paven Banis (Bungari). Các cuộc điều trị thou nghiệm tại nguồn nước khoáng này đã có kết quả: nước khoáng Mỹ An có thể chữa được một số bệnh ngoài da, khớp, tim mạch, một số bệnh tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và một số bệnh mãn tính khác. Hiện nay có nhiều khách địa phương và quốc tế đã đến Mỹ An để tự chữa bệnh. Công ty du lịch Hương Giang và tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang bắt tay vào khai thác nguồn nước khoáng này. Đây sẽ là một khu dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh bằng nườc khoáng đầu tiên ở miền Trung.

ü Ngoài ra trong vùng còn có các đầm phá như phá Tam Giang, đầmCầu Hai. Đây là khu vực giao thoa giữa môi trường nước mặn và nước ngọt, có tiềm tăng phát triển du lịch sinh thái rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của tài nguyên . Phá Tam Giang –Đầm Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Ven đầm phá còn có các bãi tắm đẹp, nổi tiếng thích hợp cho loại hình tắm biển.

4. THỰC ĐỘNG VẬT:

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được hình thành và phát triển trên một địa bàn phức tạp do các hiện tượng giao lưu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam; giữa hai đơn vị kiến tạo lớn, và là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vất di cư từ Himalaya qua Vân Nam lan xuống và từ Malaysia lên, đã tạo cho thiên nhiên vùng này một sắc thái độc đáo muôn hình muôn vẻ.

Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình, sông ngòi tạo nên một lớp phủ thực vật rừng phong phú vời nhiều loại gỗ quí: gu, táu, lim, mun, sến, trầm hương, dạ hương, thông… và một số loại mây tre, lâm sản quí khác. Đặc biệt còn có một số loại dược liệu quí như sa nhân…

Dưới độ cao 800m là loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Thảm cỏ daị dưới rừng luôn ẩm ướt và đầy gai. Dưới tán rừng là cả một thế giới động vật còn được bảo tồn vời nhiều lọai quí hiếm như: voọc, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào đen, trĩ…

Nhiều nơi có khu hệ động- thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quí hiếm. Các tỉnh đều có hệ động- thực vật phong phú. Trong vùng có nhiều cánh rừng có trữ lượng gỗ cao trong tòan quốc, có giá trị sản xuất cao. Ví dụ: Quảng Bình có trữ lượng gỗ là 31 triệu m3, Thừa Thiên Huế là 17,3 triệu m3…
Hầu hết các tỉnh của vùng du lịch Bắc Trung Bộ đều giáp biển nên nguồn tài nguyên thủy hải sản đa dạng phong phú với các loại quí hiếm và có gia trị kinh tế cao là nguồn thực phẩm dồi dào cho cả vùng.
5. TÁC ĐỘNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KHAI THÁC, BẢO VỆ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN:

Thuận lợi:

Ø Địa hình vùng khá đa dạng (đồng bằng, vùng đồi, miền núi, karstơ, ven bờ) có điều kiện phát triển du lịch đặc biệt là kiểu địa hình Karstơ, ven bờ và miền núi.

Ø Khí hậu vùng thuộc lọai khá thích nghi ( 240- 280) cho hoạt động du lịch, trừ những tháng có bão, lũ, hạn hán.

Ø Tài nguyên nước của vùng phong phú với mạng lưới sông ngòi dày đặc, đầm phá, đặc biệt 6 tỉnh của vùng đều giáp biển nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển.

Ø Thực động vật khá phong phú về chủng loại thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học .

Khó khăn:

Ø Địa hình của vùng cao và dốc nên khó khăn trong việc xây dựng mạng lưới giao thông phân bổ đến các điểm du lịch .

Ø Khí hậu với nhiều biến động gây bất lợi cho họat động du lịch như bão lũ, hạn hán, gió Lào… vì vậy nên tránh tổ chức các họat động du lịch biển từ tháng 8 – 11 vì trong khỏang thời gian này thường có bão và mưa nhiều.

Ø Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng dẫn đến nhiều vùng hạn hán kéo dài trong nhiều tháng gây ảnh hưởng đến đời sống và họat động du lịch.VD: Quảng Ngãi: mưa nhiều trong 4 tháng cuối năm, những tháng còn lại thì nắng gắt gây hạn hán kéo dài đặc biệt là trong tháng 5 và 6.

Ø Hiện nay số lượng thú quí hiếm đã giảm một cách đáng kể cũng như các lòai gỗ quí . Cho nên cần có chính sách bảo vệ cũng như tái tạo lại nguồn tài nguyên này.

II. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN

1. CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI, DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA:

1.1 CÁC DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI:

CỐ ĐÔ HUẾ

Trong hơn 4000 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Chính vì vậy, nơi đây còn lưu trữ lại hàng trăm di tích lịch sử văn hoá mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vị vua chúa nhà Nguyễn. Với các di tích đó, Huế đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới ( 11/12/1993).

Tiềm năng du lịch nổi bật là quần thể di tích văn hoá Huế vừa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Nhân loại với hơn 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu,… .

Di tích lịch sử văn hoá bao gồm:

Kinh thành Huế:

Phần Kinh thành Huế còn lại ngày nay là được xây dựng từ năm 1805 ( thời vua Gia Long) đến năm 1832 ( thời vua Minh Mạng), trên khoảng diện tích 5,2 km2 bên bờ bắc sông Hương.

Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Kinh thành gồm 3 vòng thành: phòng thành, hoàng thành và tử cấm thành.

Bên trong các lớp thành cao hào sâu là một tổng thể với hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ. Tất cả những công trình này được xây dựng xung quanh một trục chính, theo hướng Nam Bắc. Khởi đầu là Kỳ Đài, tiếp đến là Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càng Thanh, điện Khôn Thái, điện Kiến Trúc và chấm hết ở cửa Hoà Bình. Các công trình kiến trúc còn lại được xây đăng đối ở hai bên đường trục.

Phòng thành là vòng thành thứ hai có tên là đại nội, chu vi 2405 m. Hoàng thành có 4 cửa: Ngọ Môn (Nam), Hoà Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông), Chương Đức (Tây). Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, cửa này ngày xưa chỉ để dành cho vua đi. Đây là một công trình kiến trúc còn sót lại gần như nguyên vẹn.

Tử cấm thành: vòng thành trong cùng có chu vi 1225 m, có 7 cửa ra vào. Đây là nơi ở và làm việc của vua và gia đình. Hầu như nơi đây được tách biệt với thế giới bên ngoài.



Ngọ Môn:

Là một công trình kiến trúc bề thế dài 58 m, rộng 27,5 m và cao 17 m, gồm 3 tầng, là của chính của Hoàng Thành.

Ngọ môn có 5 cửa. Cửa chính giữa chì dành cho vua đi, cao 4,2 m, rộng 3,7 m. Hai cửa liền kề là tả, hữu giáp môn dành cho các quan. Hai cửa ngoài cùng là tả, hữu dịch môn dành cho lính hầu và đoàn tuỳ tùng. Trên vòm cổng là lầu Ngữ Phụng, nơi nhà vua ngự trong các dịp lễ. Đây còn là nơi cử hành lễ xướng danh các sĩ tử trùng tuyển trong các khoa thi hội, thi Đình trước khi đem yết bảng ở Phú Văn Lâu.

Suốt thời nhà Nguyễn, chỉ khi nào vua đi hoặc tiếp các sứ thần thì cửa Ngọ Môn mới được mở.



Điện Thái Hoà:

Điện được xây dựng vào năm 1805, theo thể thức chung củ các cung điện, miếu tẩm của cung đình thế kỷ XIX. Mặt bằng diện tích của điện khoảng 1300 km2. căn nhà chính dài 43,3 m rộng 30,3m. điện gồm 2 nhà ghép lại, nhà trước là tiền điện, nhà sau là chính điện, nơi đặt ngai vàng của vua.

Điện Thái Hoà là trung tâm quan trọng nhất của kinh thành, nơi tổ chức các buổi lễ thiết triều.

Thế Miếu:

Đây là một trong những khu miếu thờ cúng các vua, chúa triều nguyễn. Trong hoàng thành có 5 ngôi miếu thờ gồm: Triệu Miếu (thờ Nguyễn Kim, được coi là người mở đầu triều Nguyễn, Thái Miếu (thờ 9 chúa Nguyễn), Hưng Miếu (thờ cha vua Gia Long), Thế Miếu (thờ các vua Nguyễn) và Phụng Tiên cũng thờ các vua nhà Nguyễn nhưng dành cho các bà nội cung đến lễ vì họ không được vào Thế Miếu.

Thế Miếu được xây dựng vào năm 1821 để thờ vua Gia Long. Sau đó thờ vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định. Vào tháng 1 năm 1959, theo yêu cầu của Hoàng tộc và quần chúng, linh vị của ba vị vua có tinh thần chống Pháp là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân được đưa vào thờ ở Thế Miếu. Cho đến nay, Thế Miếu thờ 10 vị vua.

Thế Miếu là toà nhà khép kín như Điện Thái Hoà, dài 55m, rộng 28m, mỗi gian trong nội thất của Thế Miếu bày một sập chân quỳ sơn son thiếp vàng, khán thờ, bài vị và một số đồ tế khí quý giá. Tại đây, vào ngày mất của các vị vua triều Nguyễn thời trước, triều đình tổ chức tế lễ rất lớn do đích thân nhà vua đứng ra chủ trì. So với các miếu, điện ở Việt Nam, Thế Miếu là một công trình to lớn nhất.



Cửu đỉnh:

Gồm 9 đỉnh đồng, mỗi đĩnh mang một tên: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thần, Tuyên, Dụ, Huyền. Lớn nhất là Cao Đỉnh nặng 4.307 cân (2601kg), cao 2,5m. Huyền Đỉnh là bé nhất, cao 2,31m, nặng 3.201 cân (1935 kg). chín đỉnh này được đúc trong ba năm từ năm 1835 – 1837 và phải sử dụng đến 20 tấn đồng thau. Đây chính là những thành tựu xuất sắc về kỷ thuật và nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam vào thế kỷ XIX.

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua và hàng đỉnh tượng trưng cho sự bền vững của triều đại. Trên thân mỗi đỉnh có 18 hoạ tiết và chữ đúc nỗi, thanh thoát theo mô tuýp cổ điển về các chủ đề phong cảnh, sản vật, chim muông, hoa lá và những nét sinh hoạt của người Việt Nam. Nhiều người đã coi cửu đỉnh như một bộ Bách khoa thư tóm tắt về đất nước và con người Việt Nam.

Hiển Lâm Các:
Nằm chung khu vực với Thế Miếu, dựng bằng gỗ cao 25m gồm 3 tầng. Đây là công trình kiến trúc cao nhất trong hoàng thành. Nó phá vỡ tính đơn điệu về chiều ngang của các cung điện. Hiển Lâm Các được coi như một đài lưu niệm ghi công những công thần đã góp phần sáng lập ra triều nguyễn. Nếu các vua Nguyễn được thờ trong Thế Miếu thì các công thần bậc nhất được thờ trong hai nhà Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự ở hai bên của Hiển Lâm Các.

Cung thất:

Là nơi ở của vua và gia đình. Khu vực này là một bộ phận quan trọng của kinh thành Huế bao gồm các cung: Càn Thanh – nơi ở của vua, Khôn Thái – nơi ở của Hoàng hậu, cung Diên Thọ – nơi ở của Thái Hậu, Trường Sinh – nơi ở của Thái Hoàng Thái Hậu,…. Đáng tiết khu vực quan trọng này đã bị phá huỷ gần hết, hiện còn lại cung Diên Thọ và cung Trường Sinh là khá nguyên dạng.

Cung Diên Thọ được xây dựng từ năm 1804. điều đặc biệt ở cung Diên Thọ là hệ thống hành lang có mái che nối liền với nơi vua ở để nhà vua có thể đi thăm mẹ bất cứ lúc nào.
HỆ THỐNG LĂNG TẨM:

Ngoài hệ thống kinh thành và hoàng cung, cũng như những di tích chùa chiền. Huế còn có hệ thống lăng tẩm rất nổi tiếng (có 7 khu lăng tẩm). Bởi có quan niệm “sinh ký tử quy” – sống gởi thác về, nghĩa là cuộc sống trên trần gian này chỉ là tạm bợ, cái chết mới trở về thế giới vĩnh hằng và như thế cái nhà ở chỉ là tạm bợ, cái mồ mới là cái muôn đời. Cho nên các vua Nguyễn mới tốn công sức cho việc xây dựng lăng tẩm của mình. Có tất cả 7 lăng bao gồm: Lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định. Mỗi lăng mang dáng vẻ riêng biệt, độc đáo, lối kiến trúc bộc lộ rõ tính hoành tráng.

Quần thể kiến trúc lăng tẩm các vua Nguyễn khác với kiến trúc lăng tẩm của các vua nhà Minh – Trung Quốc ở chỗ lăng của vua Trung Quốc mang cảm giác lạnh lùng, u tịch. Còn kiến trúc lăng tẩm nhà Nguyễn là gạch nối giữa thiên nhiên và con người. Chính sự hòa quyện đó là một tuyệt tác thơ trong kiến trúc. Lăng tẩm Huế được đánh giá như sau: với cảnh thiên đường chóng qua trên dương thế, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xây dựng để làm thiên đường vĩnh viễn cho mai sau.

Dưới đây là một vài kiến trúc lăng tẩm độc đáo và tiêu biểu nhất.



LĂNG GIA LONG (THIÊN THỌ LĂNG):

Nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách trung tâm cố đô Huế 16km.

Đến thăm lăng Gia Long, du khách có thể đi thuyền theo sông Hương khoảng 18km rồi cập bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số nữa thì tới.

Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn, nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhấtđược chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Từ bờ sông hương đi vào lăng có con đường rộng, hai bêm\n trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột truỵ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng, báo hiệu khu vực lăng.

Lăng tẩm của nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn đại thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi làm “tả thanh long” và bên phải có 14 ngọn làm “hửu bạch hổ”. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực: cvhính giữa là lăng mộ vua và Thừa Thiên cao Hoàng Hậu. Qua khỏi sân chầu có các hàng tượng đá uy nghiêm và bảy cấp sân tế là Bửu Thánh ở đỉnh đồi. Trong Bửu Thánh có hai ngôi mộ đá được sáng tác theo quan niệm “ càn khôn hiệp đức” biểu tượng cho hạnh phúc và thuỷ chung.

Bên phải là khu tẩm điện mà điện Minh Thành là trung tâm nơi thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Trước đây điện Minh Thành có thờ nhiều kỷ vật gắn bó với cuộc đời chinh chiến của Gia Long.

Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn là tấm bia lớn ghi bài” Thánh Đức Thần Công” của vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo. Ngoài ra còn có các lăng phụ cận trong khu vực này như lăng Quang Hưng (bà vợ thứ hai của chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc tần), lăng Vĩnh Mậu (vợ chúa Ngãi Vương Nguyễn Phúc Trăn), lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên cao Hoàng Hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng, bên cạnh có điện Gia thành dùng để thờ.

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc tạo nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan.

LĂNG TỰ ĐỨC – KHIÊM LĂNG:

Lăng Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và cũng chính bản thân nhà vua. Vua sinh năm 1829, lên ngôi 20 tuổi (1848). Sau đó 10 năm, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858) mở màng cho công cuộc xâm chiếm nước ta. Vua Tự Đức đã là người hấp thụ káh đầy đủ nền văn hóa và triết học Đông phương với một số mâu thuẫn nội tại của nó giữa cái tích cực và tiêu cực lúc già, giữa sự sống và cái chết. Nhà vua nghĩ đến cái chếtt tất nhiên sẽ đến với đời mình và để vơi bớt đi những dằn vặt khổ đau trong quãng đời còn lại, cho nên hạ lệnh xây dựng lăng tẩm như một hoàng cung thứ hai để thỉnh thoảng lên đây tiêu khiển, nghỉ ngơi và nơi đây được xem như là“ngôi nhà lâu đài của trẩm” (vi vô vĩnh vũ – trong bài Khiêm Cung Ký).

Sau khi xây dựng lăng xong, vua Tự Đức còn sống thêm 16 năm nữa, cho đến năm 1883 thì qua đời, thọ 55 tuổi. Như vậy vua Tự Đức trị vì 36 năm, là người trị vì lâu nhất trong số 13 vua triều Nguyễn. Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là con thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo ông Bùi Văn Trung lẽ ra người lên ngôi phải là con trai trưởng Nguyễn Phúc Hồng Bảo, vì ông này vừa là con trai trưởng, vừa cao lớn đẹp trai, thông minh, không có khuyết tật gì để có thể truất ngôi của ông ta được. Trong khi Hồng Nhậm là người ốm yếu và mới sinh ra là người ủy mị và đã mang nhiều thứ bệnh trong đó có căn bệnh đậu mùa mà hậu quả di chứng của căn bệnh này là di chứng vô sinh (theo nghiên cứu của người Pháp thì vua Tự Đức có đến 103 bà vợ mà không có một người con nào). Theo Bùi Văn Trung thì các phe phái trong triều đình muốn gạt Hồng Bảo ra để Hồng Nhậm lên ngôi.

Tự Đức sống nhiều chục năm trong đời mình tại Khiêm Lăng, đó là cách giải sầu để làm giảm đi những nổi đau khổ trong cuộc đời mình. Vua cho khởi công xây dựng lăng vào năm 1864. Công việc xây lăng huy động đến 5 vạn binh lính. Người thầu vì muốn lập công nên đã cưỡng bách binh lính cật lực xây dựng khiến sau 2 năm xây dựng làm nổi lên lọan chày vôi. Đó là cuộc khởi nghĩa mà binh lính dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào kinh đô Huế, nhưng cuộc nổi lọan bị thất bại, những người cầm đầu đều bị bắt và bị giết chết. Sau sự kiện này vua Tự Đức cách chức hai vị quan trông coi việc xây dựng. Tốc độ thi công khá khẩn trương nên công trình hoàn thành vào năm 1867 tức là chỉ sau 3 năm (dự đoán việc xây dựng kéo dài trong 6 năm). Lúc đầu lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng do Hoàng Khiêm bị sét đánh, vua sợ rằng vì mình đã động tới oai trời nên quyết định đổi tên là Khiêm Cung.

Vòng la thành bao bọc xung quanh lăng có diện tích 12 ha, bao bọc gần 50 công trình lớn nhỏ, chia thành 3 khu vực gồm : khu vui chơi giải trí, khu ăn ở và khu sinh họat, khu an táng vua. Vua Tự Đức vốn là người am tường, thâm thúy về thơ văn nên khi mất ông đã để lại cho đời 500 bài thơ chữ Hán, 400 bài thơ chữ Nôm và rất nhiều áng thơ văn khác. Thơ văn nói lên ông là người nhân hậu, một tâm hồn đa cảm, một tư chất thiên về văn chương nghệ thuật. Tư chất ấy có thể thấy rõ trong nghệ thuật kiến trúc lăng. Các nhà kiến trúc đã lợi dụng một con suối tự nhiên, ngăn dòng tạo thành hồ Lưu Khiêm, trên hồ người ta cho đúc một đảo nhỏ mang tên Tịnh Khiêm thơ mộng. Đình Tạ mọc bên hồ để vua câu cá và ngắm cảnh. Đối diện, chếch bên kia hồ là Xung Khiêm – một ngôi nhà khá lớn xây trên mặt hồ là nơi vua làm thơ. Trên hồ có nhiều sen trắng, đỏ nở hương thơm ngát. Qua khỏi Khiêm Cung Môn là cổng tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, bước vào là một hệ thống cung điện gồm nhiều tòa nhà lớn nhỏ. Bên trái điện Lương Khiêm là nhà hát Minh Khiêm Đường, xây dựng vào năm 1886 ( vua ngồi phía dưới nhìn lên sân khấu, phía trên chỉ là chỗ ngồi của vua giả). Đây là ngôi nhà cổ thứ hai của Việt Nam ( ngôi nhà cổ thứ nhất là Duyệt Thị Đường trong thành nội).

Trở ra cổng tam quan, đi vòng ra phía sau, chúng ta đến khu lăng mộ vua. Các công trình trong lăng mộ hoàn toàn bằng gạch đá. Trước tiên là Ân Bái Đình với hai hàng tương quan văn võ lạnh lùng đứng hai bên. Phía sau Bái Đình là Bi Đình với tấm bia bằng đá thanh lớn nhất Việt Nam, nặng 20 tấn, cao 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ, kiên cố. Trên bia có khắc bài “Khiêm Cung Ký” của vua Tự Đức. Ông viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh Đức Thần Công” trong những lăng khác. Bài văn bia dài 4.935 chữ là một bài tự thuật của vua về cuộc đời, sự nghiệp, cũng như những rủi ro bệnh tật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia này để kể công cũng như nhận tội với lịch sử. Ông tự luận : “không sáng suốt trong việc biết người, ấy là tội của ta, dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta…”. Và rồi ông có ý nhường cho sử sách đời sau đánh giá công tội của mình. Tiếp sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức của nhà vua. Kế đến là Hồ Tiểu Khiêm hình bán nguyệt đựng nước mưa để linh hồn nhà vua rửa tội và cũng có ý nói rằng trăng khuyết rồi trăng lại tròn, mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn.

Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ Tiều Khiêm là Bửu Thành, xây bằng gạch, chính giữa là nơi vua yên nghỉ. Bửu Thành được bao phủ bằng rừng thông réo rắt bốn mùa. Phía trên nóc điện có một bình hồ lô. Đó chính là bình thái cực đựng khí âm dương của vũ trụ. Thỉnh thoảng ta lại thấy bát quái trên nóc điện. Lăng không mang tính đối xứng cổ điển như các lăng khác, kiến trúc không trùng lập mà lại rất sinh động. Ở đây đường nét kiến trúc thật hài hòa, phóng khoáng gần gũi với thiên nhiên.


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương