Giáo trình Địa lý du lịch



tải về 1.09 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Cù lao Chàm

Đến những năm 80 của thế kỷ này, giới hâm mộ, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc trong và ngoài nước phát hiện ở Hội An một vẻ đẹp độc đáo của đô thị quý hiếm có độ tuổi khoảng 400 năm, được tổ chức của liên hiệp quốc về giáo dục khoa học và văn hoá, UNESCO đưa vào chương trình hoạt động.

Ở Hội An, 55% tiền bán vé dành cho việc trùng tu các kiến trúc cổ.

Tháng 12- 1999, tại Marốc, UNESCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. Để giữ gìn hồn của phố cổ, chính quyền địa phương không ngừng cải tạo các di tích còn lại. Một việc làm được mọi du khách ủng hộ là đêm rằm phố cổ – được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Lúc đó hồn phố cổ được tái hiện: không xe máy, không đèn điện, chỉ có áo the guốc mộc, tiếng rao lanh lảnh vang lên khắp phố cổ, đèn lồng giăng lên khắp lối, du khách sẽ được đắm mình trong ánh trăng huyền hoặc, ánh nến lung linh của đêm rằm phố cổ.

Tháng 11 – 2000 tại hội nghị thường niên của UNESCO được tổ chức tại Malaysia đã trao tặng giải thưởng xuất sắc về quản lý, bảo tồn di sản văn hoá thế giới năm 2000 cho Hội An với 3 lý do: đô thị cổ Hội An được đánh giá là công trình được bảo tồn xuất sắc, được xem mẫu hình cho công tác nghiên cứu – bảo tồn; Hội An là di sản văn hoá tiêu biểu cho chiến lược bảo tồn di sản văn hoá Châu Á – Thái Bình Dương.

ĐỘNG PHONG NHA- VƯỜN QUỐC GIA KẺ BÀNG:

Việt Nam có rất nhiều núi, núi non trùng điệp cho nên có rất nhiều, nếu tính ra cũng cả chục ngàn hang động. Nhiều hang, động nổi tiếng đẹp, kỳ bí. Trong đó Động Phong Nha ở Quảng Bình cho tới nay vẫn còn nhiều bí hiểm.



VÀI NÉT VỀ HANG ĐỘNG Ở NƯỚC TA:

Ở Việt Nam bờ biển dài hình chữ S với khoảng gần 3.000 km có khá nhiều bãi tắm tuyệt vời thì núi non cũng có rất nhiều hang động kỳ bí nổi tiếng.

Tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có những hang động như Bồ Nâu, Trinh Nữ, Dấu Gỗ, Hang Luồn, Sửng Sốt …, có những công trình điêu khắc trên đá rất kỳ dị thô lên trên mặt biển và các hang động này đã tạo ra một thế giới say mê và vô cùng tận.

Tỉnh Lạng Sơn ở địa đầu biên giới phía Bắc có trên 100 hang động mà mỗi hang là một thế giới kỳ ảo. Các hang ở đây đều ngắn, chừng vài trăm mét, dài nhất là Hang Cả ở Tân Bình, dài 3342 m, sâu tới 123 m, cùng nhiều hang đẹp như Thẩm Oay, Dù Moóc, Hang Dơi, Thẩm Kim, Mỏ Đáy, v.v… Các hang Tam Thanh, Nhị Thanh đều là những thắng cảnh ngoạn mục.

Nàng Tô Thị là một cảnh đẹp của tỉnh, là một khối đá vôi nhô lên trên đỉnh núi. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng một người phụ nữ đứng chờ chồng về quá lâu mà biến thành đá.

Ai Chi Lăng là một địa danh nhiều lần vang lừng trong chiến trận lịch sử từ ngàn xưa, là một loạt đèo được nối lại với nhau bằng những con đường mòn. Nơi đây là chiến trường ghi dấu bao lần người Việt Nam cả thắng trong nhiều trận chiến đấu hiển hách chống quân xâm lược phương Bắc.

Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía Tây Bắc Lạng Sơn, có hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145m, dài 8km, rộng tới 3km và sâu từ 20 tới 30m với làn nước xanh biếc. Ở giữa hồ có nhiều đảo nổi lên và xung quanh hồ là các hang động. Ở Cao Bằng có hang Pắc Bó, nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Tại Sơn La có hang Bản Pó khô và Bản Pó nước, cùng hang Thẩm Ké nơi từng lưu dấu chân của vua Lê Thánh Tông đã tới đây vào năm 1440.

Ở tỉnh Hoà Bình có hang Bờ và nhiều hang khác trên bờ hồ động Cô Tiên trên núi Ky ở độ cao 222m. Truyền thuyết kể lại rằng xưa kia có bảy nàng tiên đi tắm trên sông Đa, có một cô lên thăm động và mải ngắm nhìn cảnh đẹp trong động quá lâu đến nỗi hoá thành đá.

Ở tỉnh Ninh Bình có hang Bích Động, cách khoảng 5km ơ phía Nam thị xã. Du khách đi thuyền thong thả sẽ tới một hệ thống hang luồn gọi là Tam Cốc. Các hang đẹp lộng lẫy với những mảng đá và nhũ đá đi sâu vào núi.

Trở vào phía Nam thì thuộc Quảng Nam, có một số nhiều hang động bí hiểm trong vùng Ngũ Hành Sơn. Nơi đây có động Huyền Không thường làm chú ý khách du lịch tới từ bốn phương.

Ở cuối phần đất nước phía Nam, tại Hà Tiên có nhiều hang động nổi tiếng là động Chùa Hang, động Hang Tiền, hay Thạch Động…

Nổi bật trong số hang động của Việt Nam, động Phong Nha ở Quảng Bình vẫn là một nơi kỳ bí đang hấp dẫn những nhà nghiên cứu và thám hiểm trong và ngoài nước.

__________________

VƯỜN QUỐC GIA KẺ BÀNG:


Các kiểu thảm thực vật:

1. Rừng kín cây lá rộng thường xanh, núi thấp nhiệt đới rất ẩm mưa mùa:


Có diện tích chừng 21.354 ha phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và Đông Bắc của khu vực. Bề mặt hiểm trở, giông, sinh khí hậu nóng ẩm có hiệu ứng rõ rệt tới các đặc điểm của quần thụ như tầng tán phức tạp, tán lá xanh quanh năm.

Các lòai đặc trưng ở đây: sao mặt quỷ, Nàng hai, Trai, mùng quân, nghiên, hoàng đàn giả…


Thực vật hạt trần chỉ thấy xuất hiện lẻ tẻ trên các vách đá với lòai Tuê núi đá và trong các hẻm đá có đất bồi. Tầng cỏ quyết hoặc thân thảo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân hủy núi đá tạo thành đất mùn như cá lòai họ Ngũ Gia Bì, họ Thu hải đường…

Hiện tượng tái sinh thường chỉ xuất hiện cục bộ trong các hang hốc, khe rãnh có đất lấn động.


Rừng phân thành 3 tầng rõ rệt:
Tầng 1: gồm các cây có kích thước lơn là Sâu , Trám, trường, vải, trâm.
Tầng 2:chiếm ưu thế về số cây trong quần thụ với mật độ khá dày, tầng tán liên tục: phổ biến al2 các lòai máu chó, hoa cải, bọt each thân gỗ, cò ke, hèo…
Tầng 3: xuất hiện dưới các lập địa ẩm, gồm hang và các phễu Karst: Thu hải đường, bóng nước, thiên niên kiện, rái…
Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng tuy phong phú hơn về chỉ số cây và số lượng giống lòai nhưng tập trung chủ yếu ở các tuối ma.

2. Rừng thứ sinh sau khi khai thách trên núi đá vôi:


Phân bố chủ yếu ở ven đường 20 và khu vực tiếp cận điểm quân cư phía Bắc. Diện tích rộng chừng 3507 ha. Kiểu quần thụ này có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu rừng nêu trên sau khi thu nhận các tác động của con người với mức độ nhiều hoặc ít, trong thời gian lâu hoặc mau rất khác nhau. Hầu hết các điểm hiện có kiểu quần thụ này là những nơi có địa hình ít hiểm trở.
3.Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi:
Rộng chừng 847 ha xuất hiện tập trung ở khu vực phía Đông con lộ 20 và nằm kề bên điểm quân cư của xã Tân Trạch. Tầng tán chính của kiểu thảm này được cấu tạo bởi các cây bụi thân gỗ như: mun, cò ke, đom đóm, hoa dẻ…

4. Rừng dày thường xanh chủ yếu là cây lá rộng: vùng thấp nhiệt đới ẩm, mưa mùa.


Có diện tích 11038 ha. Phân bố tập trung thành 2 khối lớn: một khối khu trú ở phía Đông kéo dài từ mỏ suối làng Va, ven theo lộ 20 tới cận Rào Thơơng. Còn một khối khác gần như bao trùm trọn vẹn giông núi Cồ Khu.
5. Rừng thứ sinh sau khai thác:
Diện tích ước chùng 2394 ha cư trú ở mạng phía Đông, tiếp giáp với Ba Rến và trên một số chân đất hội tụ trên hai ven mạng suối Rào Thương. Hiện trạng phổ biến của các quần hệ này là trạng thái rừng nghèo.
6. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác:
Diện tích 1118 ha, phân bố ở rìa phía đông chân núi Cồ Khu và khu vưc Làng Va. Các quần lạc này có nguồn gốc từ đất nương ray bị bỏ hóa từ lâu.
7. Rừng hành lang bị ngập định kỳ:
Rộng chừng 142 ha, phân bố ven theo suối Rào Thương. Kiểu rừng này thực chất chỉ là dải quần hệ phân bố dọc theo hai bên bờ suối được cấu tạo bởi nhóm loài cây âm sinh có khả năng chịu ngập không thường xuyên.
8. Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất bồi tụ ven sông suối: có diện tích 429 ha, phân bố trên địa hình thung lũng phía Tây núi Cô Tan.
9. Cây nông nghiệp: (lúa và hoa màu). Có diện tích 118 ha phân bố ven sông Troóc thuộc địa phận Phường Chày và Phong Nha.
10. Đất rẫy mới.

Khu hệ động vật:

1. khu hệ thú:


Kết quả điều tra được có 67 lòai thú trong 15 họ và 11 bộ. Có 26 lòai trong sách đỏ của Việt Nam. Đặc biệt là phát hiện thêm mẫu vật và dấu vết của 2 loài thú mới mang ý nghĩa toàn cầu đó là Sao La và Mang lớn.
2. Phân bố các lòai: phân bố không đều trong toàn khu vực.

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:



Nhã nhạc cung đình Huế – di sản văn hoá thế giới:

Di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam – Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO xếp vào danh mục di sản Văn hoá của nhân loại vào tháng 11/2003.

Hội đồng UNESCO nhận xét : “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa âm nhạc tao nhã. Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên gồm các lễ kỷ niệm, những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chình thức. Trong các thể loại phong phú được phát triển tại Việt Nam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia”.

Am nhạc cung đình ở Việt Nam có nguồn gốc từ thời Lý, được định hình và phát triển qua các triều đại nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Tây Sơn và phát triển rực rỡ vào thời nhà Nguyễn.

Nhã nhạc Huế là một điển hình cho âm nhạc bác học Việt nam, nó quy tụ được những nhạc sỹ, nhạc công tài hoa nhất, được rèn luyện một cách công phu nghiêm ngặt nhất, với hệ thống các bài bản phong phú nhất và đầy đủ các loại nhạc cụ và khí nhạc của dân tộc.

1.2 DI TÍCH VĂN HÓA KHẢO CỔ:

QUẢNG BÌNH:

Di tích Bàu Tró:

Vào mùa hè năm 1923, hai thông tin viên người Pháp là Max và Depirui đã phát hiện ra điều kiện chỉ khảo cổ học tại Bàu Tró. Cuối hè năm đó, nhà địa chất kim khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật và công bố những hiện vật của thời tiền sử đồ đá mới. Những hiện vật này gồm nhiều rìa đá, mảnh tước, hai hòn ghè bằng thạch anh, bảng nghiền hạt mảnh gốm vỡ… Mùa xuân năm 1980, trường Đại hộc Tổng Hợp Huế tổ chức khai quật lại điều kiện chỉ Bàu Tró ở khoảng cách cách mép nước hồ lúc đó là 40m, cao hơn mặt nước 2,3m, cách hố khai quật của Patte hơn 100m về phía Tây. Hiện vật thu được gồm có nhiều rìu, bôn đá, bàn mài, chày nghiền, mũi nhọn, và vô số các mảnh gốm vỡ của các loại nồi, niêu, bình, vò… và từ đó các nhà khảo cổ học đã lấy tên của di chỉ này để đặt tân cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hóa Bàu Tró.



Quảng Ngãi:

Cồn Ràng – khu mộ chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh:

Cồn Ràng là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hoá Sa Huỳnh từ khoảng 2500 năm trước.

Năm 1987, thầy trò khoa lịch sử trường Đại học Khoa học Huế đã đến Cồn Ràng, thử khai quật một số điểm, phát hiện 3 chum kích thước lớn về các di vật gốm, hạt trang sức bằng mã não và thủy tinh. Tiếp đến là các cuộc khai quật của Viện khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Tổng hợp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vừa qua, các cơ quan này đã tiến hành khai quật xong đđợt 3, với tổng diện tích khai quật 2.300m², chia thành 14 hố với kích thước trung bình 150m²/hố. Kết quả cho thấy : Mộ táng phân bổ chủ yếu ở độ sâu 0,5m đđến 1,5m. địa tầng di tích khá thuần nhất, các lớp chủ yếu là cát, cát pha sét, cát thơ mịn vì bị laterit do địa hình chịu ảnh hưởng của phù sa sông biển và những đđợt xâm thực bào mịn trước núi.

Đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật được 217 ngôi mộ, chủ yếu là mộ chum phân bổ thành từng cụm thẳng hàng, tứ giác, tam giác, ngũ giác. Mộ chum Cồn Ràng có 4 dạng: Dạng hình trụ, hình trứng, hình cầu; giữa trụ và trứng được trang trí nhiều loại hoa văn, có chum trang trí văn đập xung quanh vai, có chum trang trí văn thừng tồn thân, đđa số các chum để trơn phần thân và đáy. Nắp mộ chum có 3 loại: loại nón cụt, đđáy bằng, hình cầu đáy lòng chảo và loại nón chóp đáy nhọn. Cách thức bày trí: Trên nắp, quanh vai và thân mộ chum thường đặt đồ gốm như nồi bình niên, bát đèn; bên trong là đồ trang sức như khuyên tai hình bông hoa rau muống, hình đđầu thú …

Nhìn chung, mộ chum Cồn Ràng được chôn không tuân theo một quy luật nào cả. Đa số các mộ chưa tìm thấy xương cốt, cả trong và ngoài mộ chỉ phát hiện thấy than củi… Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Trưởng đoàn khai quật cho biết: Đây là cuộc khai quật một di tích khảo cổ lớn thứ hai trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam, chỉ sau di chỉ Lung Leng ở tỉnh Kon Tum. Qua nghiên cứu từ tu liệu lòng đđất Cồn Ràng với khối lượng lớn hạt mã não làm đồ trang sức, đồ sắt làm công cụ sản xuất, đđồ gốm làm đồ gia dụng…, có thể dự đoán Cồn Ràng là một trong những khu mộ lớn nhất của văn hóa Sa Huỳnh từ khoảng 2500 năm trướcnghiên cứu cũng cho thấy cư dân Cồn Ràng vào thời kỳ này đã đạt được những thành tựu lớn trong đời sống kinh tế và vật chất,văn hoá tinh thần; thạo nghề nông, chăn nuôi và giỏi trong đánh bắt thuỷ hải sản; biết đến thẩm mỹ làm đẹp cho bản thân và cộng đồng.

Trong thời gian khai quật di tích cồn ràng, được sự giúp đỡ của bà con địa phương, đoàn khảo cổ còn phát hiện ra di tích mộ chum ở nhiều địa điểm khác thuộc vùng lân cận Cồn Ràng như: Cồn dài, Bàu Dưng, Cửa Thiền, Phú Ốc… Ngoài ra, Cồn Ràng cách xóm Tháp, thôn An Đô, xã hương Xuân, huyện Hương Trà khoảng 2500m về phía đông bắc có nhà thờ họ Chế có gia phả từ 14 đến 16 đời, và nơi đây còn có nhiều huyền thoại, huyền tích như miếu Bà Yàng, điện thờ bà Lôi,… là những tư liệu quý trong quá trình nghiên cứu giai đoạn tiền sơ sử ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Cồn Ràng ở thôn các tỉnh ven biển miền trung nói chung. Tỉnh Thừa Thiên Huế tự hào có di sản văn hoá Thế giới là cố đô Huế, nay thực sự có thêm niềm tự hào nữa là khu mộ chum lớn thuộc văn hoá sa Huỳnh ở Cồn Ràng.



Thành cổ Châu Sa:

Một thành Chăm cổ còn khá nguyên vẹn, được dựng vào thế kỷ X, cao 5m, hình vuông, có hai vòng thành trong và ngoài, mỗi cạnh dài 800m. Thành Châu Sa thuộc Thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, các Thị xã Quảng Ngãi 6 km về phía đông, trên bờ biển Bắc gần cửa biển sông Trà. Nơi đây đã có một thời nổi tiếng với những nghề : làm lúa, làm gốm, trao đổi, buôn bán vớicủa cư dân Chămpa thế kỷ 9-14. Thành cổ Châu Sa còn có di tích Cổ Lũy nằm ở thắng cảnh ở núi Phú Thọ-Cổ Lũy Cô Thôn. Thànhxây nhô ra biển án ngữ Cửa Đại bảo vệ Thành Châu Sa.



QUẢNG TRỊ:

Khu lăng mộ Quảng Trị:

Nằm bên bở Bắc sông Ô Lâu thuộc làng Văn Qúy, xã Hải Tân, huyện Hải Lâm, tỉnh Quảng Trị. Có một khu nghĩa trang của làng xã vừa qua những người nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa dân gian miền Trung đã phát hiện được một nhóm 5 ngôi mộ kỳ lạ nằm rải rác trên diện tích khoảng 1000 m2 xen lẫn với những ngôi mộ mới ngày nay. Những ngôi mộ này được xây dựng bằng vôi trộn mật, không có cốt gạch với hợp chât xây còn giữ lại nhiều vỏ hào hến chưa gĩa nát có thể nhận ra dễ dàng. Đây là loại vật liệu thường thấy ở các lăng mộ rải rác trên các nghĩa trang miền Trung, mà người dân thường gọi là ma Tàu hay ma Vôi.

Những điều đáng chú ý là những nấm mồ lại được đắp thành một hình khác nhau, có dáng dấp như một công trình điêu khắc hoàn chỉnh. Ngôi mộ thứ nhất có hình con rùa, với đầu mai rùa và khoảng cách từ ai đến chân được phân định rõ ràng. Mộ thứ hai có hình quả đào có thể thấy đường lõm chạy theo chiều dọc trên thân quả, các chi tiết ở đâu và cuối đều được thể hiện chân thực. Một ngôi mộ khác có hình lá sen đặt úp với những đường gân lá nổi lên rõ rệt.

Bao quanh nấm mồ là tường lăng, cũng được xây dựng bằng cùng thứ vật liệu như mộ. Các trụ cửa được xây theo một phong cách khác nhau, trên mặt nước của lăng số 1 còn thấy hai bứa phù điêu đắp nổi bằng vôi, phần lớn bị chìm lắp dưới đất, nhưng vẫn còn nhận dạng được một hình con lân với nét khắc sâu dứt khoát mạnh mẽ.

Đây là một kiến trúc độc đáo, chưa từng thấy ở các lăng mộ phía Bắc cũng như phía Nam. Thông thu7òng trong các lăng mộ, nấm mồ được đắp thành hình tròn, hình chữ nhật hay hình bầu dục tùy theo thời gian. Đấy cũng là điều kiện khiến những người khảo sát phải đi tìm để xác định xem đấy là lăng mộ của ai vào thời nào?

May mắn ở một ngôi mộ còn phát hiện một tấm bia bằng sa thạch, tuy bị vỡ mấy chỗ nhưng vẫn còn đọc được chữ và nhũng hoa văn trang trí hình “Lưỡng long triều Nhật” káh quen thuộc. Dòng chữ ghi trên bia là: “Đầu khảo Quang Nam Tướng thần lại ty Cai hợp Trần quý công chi mộ”. Không nghi ngờ gì nữa đây là một vị Cai hợp họ Trần thuộc tướng thần lại ty ở Quảng Nam. Đây là một quan chức thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.

Đây là một phát hiện quý vì dấu vết vật chất thời các chúa Nguyễn đến nay chỉ còn lại rất ít. Thời gian và những cuộc nội chiến đã khiến khá nhiều di tích bị hủy hoại, đặc biệt trên dải đất từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Khu lăng mộ Quảng Trị kia chỉ là mới là mộ phát hiện khiêm tốn, nhưng sẽ là một chứng tích vật chất giúp ta hiểu thêm về một giai đọan lịch sử đến nay còn ít người biết đến.

1.3 DI TÍCH LỊCH SỬ:

Quảng Bình:

Lũy Đào Duy Từ:

Hệ thống lũy Đào Duy Từ bắt đầu được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1662 nhằm ngăn chặn quân Trịnh. Hệ thống này gồm có 4 lũy chính:


ü Lũy Trường Dục: lũy dài 10km bắt đầu từ chân núi Trường Dục đến đầm phá Hạc Hải.
ü Lũy Nhật Lệ: bắt đầu từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu dài 12 km. lũy cao 6m, phía ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất làm 5 bậc.
ü Lũy Trường Sa: chạy dọc theo bờ biển phía Nam cửa Nhật Lệ dài 7 km.
ü Lũy Trấn Ninh: thuộc địa phận 2 xã Động Hải và Trấn Ninh.

Đây là dấu ấn của một thời nội chiến đau khổ dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm.



Quảng Trị:

Địa đạo Vĩnh Mốc:

Địa đạo thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trước năm 1965, Vĩnh Mốc là một làng nhỏ rất đẹp nằm sát bờ biển với bãi cát trắng mịn và những rặng phi lao rợp bóng mát.

Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến hành ở Vĩnh Linh một cuộc chiến tranh hủy diệt man rợ và tàn khóc. Làng quê Vĩnh Mốc nhỏ bé với diện tích chưa đầy 1 km2, số dân là 300 người với chỉ 82 nốc nhà đã phải chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ của hơn 1003 trận oanh kích trải thảm. Tính trung bình mỗi người dân ở khu vực này phải hứng chịu 7 tấn bom và 800 quả đại bác. Tháng 6/1965, Vĩnh Mốc đã hòan tòan bị thiêu trụi bởi bom đạn Mỹ. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, nhân dân Vĩnh Mốc quyết tâm bám trụ giữ làng làng không chịu khuất phục trước kẻ thù, 2/3 số dân được di cư ra các tỉnh phía Bắc, 1/3 còn lại quyết định làm địa đạo bám làng sản xuất và chiến đấu.

Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồn công an Vĩng Mốc và chi bộ thôn, một tổ xung kích 4 người được thành lập chuẩn bị cho việc đào hệ thống địa đạo dưới lòng đất đảm bảo điều kiện chiến đấu lâu dài với kẻ thù. Với công cụ lao động thô sơ như cuốc xẻng, quang gánh, xe cải tiến… lao động hơn 3 tháng với 18 ngàn ngày công đào đắp một khối lượng 6000 m3 đất đá tạo nên trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan một hệ thống đường hầm chằng chịt với nhiều cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Xung quanh được bao bọc bởi 8200m giao thông hào.

Địa đạo vĩnh mộc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất, với chiều sâu từ 20 – 28m. tổng chiều dài của hệ thốnh đường hầm là 2034m, địa đạo có trục đường chính dài 769m, cao 1,5 – 1,8m, rộng từ 1,1 – 2m. từ trục chính đix5 đạo được cấu thành nhiều nhánh, mội nhánh thông với một cửa hầm. Địa đạo có tất cả 13 cửa, 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm coi như một lỗ thônh hơi. Tại các cửa hầm đix5 đạo đều có làm khung gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống suit lỡ. Hai bên trục chính cách nhau từ 3 – 5m lại khoét loom sâu vào tạo thành một ô nhỏ, mỗi ô làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Địa đạo được chia thành 3 tầng. Tầng một là nơi sinh sống của nhân dân, tầng hai là nơi đóng trụ sở của Đảng ủy, UBND và Bộ chỉ huy quân sự. Tầng ba dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vĩnh Mốc.

Từ địa đạo này quân dân Vĩnh Mốc đã sản xuất và chiến đấu gần 2000 ngày đêm trước sự bằn phá của kẻ thù. Sau năm 1972, khi chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Paris được ký kết, nhân dân Vĩnh Mốc rời lòng đất bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Ngày 21/12/1975, Bộ Văn hóa được đặc cách xếp hạng di tích lịch sử đối với đị đạo Vĩnh Mốc. Năm 1993, địa đạo Vĩnh Mốc lại được công nhận là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của cả nước

Thành cổ Quảng Trị:

Thành cổ nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A hơn 1 km về phía Đông. Thành được vua Gia Long cho di chuyển từ làng Tiền Kiên (Triệu Thành, Triệu Phong) về làng Thạch Hãn vào năm 1809, ban đàu chỉ đắp bằng đất. Năm 1827, dưới triều vua Minh Mạng, thành cổ Quảng Trị chính thức được xây dựng bằng gạch, nằm trên địa phận 2 làng Tri Bưu và Thạch Hãn. Thành được xây theo cấu trúc kiểu Vô – ban chi vi 2160m, 4 mặt có cửa ra vào. Bốn góc có 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài để kiểm soát 4 cửa thành. Bên trong trành có hòang cung được bao quanh bằng hệ thống tường dày, chu vi 400 m. Hành cung là ngôi nhà 3 gian, 2 chái làm nơi vua lễ bái, thăng chức cho các quan hay tổ chức các lễ tết định kỳ trong năm.

Ngoài hành cung, trong trành còn có cột cờ, dinh Tuấn Vũ, dinh án sát, dinh lãnh binh, kho thóc… Khi pháp đặt chính quyền bảo hộ mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế, nhưng bây giờ những dấu tích đó đã không còn, tất cả bị phá hủy, san bằng bởi bom đạn Mỹ ngụy trút xuống vào mùa hè năm 1972.

Cả thế giới biết đến thành cổ Quảng Trị với sự kiện 81 ngày đêm (từ 28/6 – 16/9/1972). Quân Mỹ với lực lượng tinh nhuệ nhất, quyết dùng hỏa lực mạnh tái chiếm thành cổ Quảng Trị trong 2- 3 ngày. Chúng đã huy động mỗi ngày 140 lượt máy bay B52, hơn 200 máy bay chiến thuật, 12- 16 tàu khu trục, tuần dương hạm thả bom, nả pháo vào thị xã. Đặc biệt nhất là vào ngày 25/7 chúng đã bắn 5000 quả đại bác, sức công phá của bom đạn Mỹ ở Quảng Trị tương đương với 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima và Nagazaki năm 1945. Nếu tính trung bình mỗi người dân ở mảnh đất này phải gánh chịu 7 tấn bom. Thất là một sức chịu đựng ghê gớm nhưng cũng chứng minh ý chí quật cường của dân tộc ta.

__________________

Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải:

Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thành, xuất phát từ dãy Trường Sơn, dài 10km từ ngọn nguồn cho đến Cửa Tùng. Sông Bến Hản vốn chỉ là một dòng sông nhỏ, nơi rộng nhất cũng chỉ khoảng 200m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170m.

Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông trở thành cây cầu lịch sử. Càu do công binh Pháp xây dựng từ năm 1950, trước đó dân qua lại hai bên bờ sông bằng thuyền. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván, trong đó có 450 miếng ván phía Bắc thuộc chủ quyền của ta và 444 miếng ván bờ Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa. Theo hiệp định Genevè mỗi vùng tập kết Nam- Bắc được chủ quyền 89m cầu. Hai đầu cầu có hai cột cờ phân biệt ranh giới hai bên. Âm mưu phá hoại hiệp định Genevè, phá hoại tổng tuyển cử thống nhất đất nước, Mỹ Ngụy thấy rất rõ lá cờ kia đã trở thành một khát vọng thống nhất của nhân dân hai miền Nam Bắc. Chúng đã dội bom lên lá cờ ấy, không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, cờ gãy lại dựng lên, cờ rách vá lại. Từ ngày 19/5/1956 đến 28/10/1967 có 264 lần lá cờ Tổ quốc đã được nối tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ vắng bóng ngọn cờ đỏ sao vàng.

Cầu Hiền Lương xưa

Để bảo vệ ngọn cờ, quân dân Vĩnh Linh đã xây dựng 48 ụ sáng, đào 18km chiến hào, đánh 300 trận lớn nhỏ để giữ cầu, 13 người hy sinh, 16 người bị thương.

Từ năm 1968 – 1972 bến đò Tùng Luật ngay sông Bến Hải đã đưa 1,5 triệu lượt bộ đội qua sông, 400 ngàn lượt quân dân, dân công vượt tuyến, hàng ngàn tấn đạn dược, vũ khí, lương thực chi viện cho bờ Nam. Cao điểm nhất là đêm 20/5/1968 bến đò Tùng Luật huy động tới 145 chuyến đò, chuyển vào miền Nam 21 ngàn người, dốc sức cho chiến dịch Mậu Thân giành thắng lợi trên chiến trường. Hiền Lương mãi mãi còn trong sử sách, còn trong tâm tưởng của người dân Việt. Cây cầu hiện nay được xây dựng lại sau này. Cây cầu nguyên thủy đã bị Mỹ đánh sập vào năm 1967. Cây cầu mới hòan thành tháng 6 năm 1999.

Hàng Rào điện tử Macnamara :

Hàng rào điện tử nổi tiếng trong cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và đã mang chính tên tác giả của nó – Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra. Mỹ thiết lập ra hàng rào điện tử này nhằm kiểm soát và ngăn cản sự chi viện từ Bắc vào Nam của quân dân Việt Nam.


Hàng rào điện tử kéo dài từ sông Cửa Việt tới vùng Sêpôn (Lào). Hàng rào gồm có hai hệ thống :hệ thống chống bộ binh và hệ thống chống xe cộ. Toàn bộ tuyến hàng rào đều có các máy thu tiếng động. Mỗi khi có tiếng chân người, tiếng động cơ, các máy thu tiếng động này lập tức báo về trung tâm. Sau khi nhận được tín hiệu thì Mỹ cho máy bay tới oanh kích địa điểm bị phát hiện. Hàng rào còn được rải mìn trên một vùng dài 200km, rộng 5km. chi phí cho hàng rào khoảng 800 triệu USD/năm.

Mặc dù thiết lập hàng rào này, chi phí quá tốn kém mà vẫn không ngăn chặn nổi sự chi viện từ Bắc vào Nam. Kế hoạch này đã nhanh chóng bị phá sản với cuộc tấn công và nổi day của quân dân miền Nam.



Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương