Giáo trình Địa lý du lịch


Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn



tải về 1.09 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.09 Mb.
#1820
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn :

nghĩa trang tọa lạc trên một ngọn đồi giữa 8 ngọn đồi khác bao quanh như bông hoa 8 cánh tại xã Vĩnh Trường ( huyện Gio Linh). Tổng diện tích khu nghĩa trang 106 ha, trong đó diện tích chin đặt 10327 ngôi mộ liệt sĩ là 46 ha chia làm 5 khu: khu trung tâm (có tượng đài chính) và 4 khu đặt mộ liệt sĩ theo địa chỉ từng tỉnh. Giữa khu IV và V có quần thể tượng đài biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của đoàn 559 và tình đoàn kết Việt – Lào.

Hàng năm nghĩa trang đón khoảng 20.000 lượt người trong nước đến viếng mộ liệt sĩ. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vượt hàng vạn dặm đến nghĩa trang Trường Sơn.

Khe Sanh :

Khe Sanh thuộc tỉnh Quãng Trị, đây là một thung lũng mỗi chiều ngang, dọc chưa đến 10 km, 4 bề là núi rừng trùng điệp, có một dòng khe tên là khe Sanh chảy qua. Trong những năm 1966-1967, đây là một cứ điểm quan trọng bậc nhất của Mỹ ở miền Trung, một tuyến phòng thủ được coi là bất khả xâm phạm. Các cứ điểm bao quanh Khe Sanh gồm có 3 cụm: cứ điểm Tà Cơn có sân bay dã chiến; cứ điểm làng vây ở phía Tây Nam Tà Cơn ; cứ điểm Hương Hóa ở phía Đông Làng Vây. Hơn 10 ngàn quân thường trực đóng tại Khe Sanh, ngoài ra còn lực lượng khác sẵn sàng tiếp viện. Tổng thống Mỹ Gion Sơn đã từng yêu cầu chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh

Cuộc chiến đấu diễn ra từ cuối tháng 1/1968 đến ngày 9/7/1968 thì kết thúc. Cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm Tà Cơn. Khe Sanh thất thủ.

Quảng Nam:

Địa đạo Kỳ Anh:

Địa đạo thuộc xã Tam Thái,thị xã tam kỳ;cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ 7km về phía đông bắc. Địa đạo được nhân dân địa phương xây dựng làm nơi trú ẩn và cất dấu lương thực ,cho các cán bộ chiến sĩ và du kích.địa đạo dài 20km được đào dưới lớp dá cứng vàa chắc ở độ sâu từ 1m đến 1.5m.địa đao được xây dựng thừ nmă 1967,được trùng tu đợt đầu vò năm 1997



Giếng Nhà Nhì (Bảy dũng sĩ diện ngọc):

Giếng nhà nhì là một giếng cạn xung quanh có những bờ mương và hàng dương chạy dài bao bọc. Ngày 26/4/1962, bảy dũng sĩ Điện Ngọc đã dựa vào lợi thế này để tấn công đánh bại một tiểu đoàn lính ngụy, gây nên tiếng vang lớn trên chiến trường miền Nam



Khu di tích cách mạng khu Ủy khu V:

Thuộc xã Phước Tra, huyện Hiệp Đức, cách thị xã Tân An 15km về phía Tây. Đây là nơi khu ủy khu V tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 3 vào tháng 12 năm1973, đồng thời là nơi chỉ đạo trực tiếp chiến dịch giải phóng Đà Nẵng và một số tỉnh trong khu vực miền Trung muà xuân 1975. Khu di tích gồm một hội trường làm bằng gỗ, nhà hầm, nơi ở của đồng chí Võ Chí Công (ủy viên BCH Trung Ương Đảng, Bí thư khu Ủy lúc bấy giờ), ao cá, ao rau muống và một số hầm trú ẩn. Khu di tích đã được trùng tu vào năm 1995 .



Khu Di Tích Nước Oa:

Thuộc xã Trà Tân , huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam; cách thị trấn Trà My 8 km về phía Tây Nam. Là căn cứ địa cơ bản của cách mạng trong suốt 2 cuộc kháng chiến và là nơi đặt cơ quan đầu nảo về chính trị, quân sự của chiến trường khu V trong kháng chiến chống Mỹ. Khu di tích bao gồm nhà ở, làm việc và hầm trú ẩn nằm giữa vùng rừng núi được trùng tu vào năm 1996.



Di Tích Núi Thành:

Thuộc thị xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành. Năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và lập căn cứ quân sự ở Chu Lai (Núi Thành). Ngày 26/5/1965, Đại đội 2, tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương Quảng Nam đã tấn công đánh tan Đại đội Mỹ, mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh” trên toàn miền Nam. Sau trận này, Đảng và Bác Hồ đã khen tặng cho Quảng Nam 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Một tượng đài chiến thắng đã được xây dựng gần di tích vào năm 1980.



Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng:

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Di tích là một căn nhà xây 3 gian, lợp ngói là ngôi nhà lưu niệm của cụ Huỳnh Thúc Kháng- Chiến sỹ yêu nước, nhà cách mạng nhiệt thành trong những năm đầu thế kỷ 20.



Mộ Hoàng Diệu:
Thuộc xã Điện Quang,huyện Điện Bàn. Ngôi mộ tọa lạc trên khu đất rộng tại làng Xuân Đài (xã Điện Quang, huyện Điện Bàn) là nơi cải táng cụ Hoàng Diệu – một công thần triều Nguyễn đã hy sinh anh dũng để bảo vệ Hà Nội ngày 25/4/1882 trước sự xâm lược của quân viễn chinh Pháp

Quảng Ngãi:

Di tích Ba Tơ:
Di tích thuộc xã Ba Đông, huyện Ba Tơ, cách thị xã Quảng Ngãi 60km về hướng tây nam. Là di tích lịch sử cách mạng Việt Nam trong những năm 1942 -1945. nơi đây có 9 điểm di tích để lại dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và chính quyền cách mạng đầu tiên được thành lập tại tỉnh Quảng Ngãi.
Di tích Ba Tơ đựơc tỉnh đầu tư để xây dựng thành các làng dân tộc kiểu mẫu.

Di tích Chiến thắng Vạn Tường:

Khu di tích chiến thắng Vạn Tường cách thị xã Quảng Ngãi chừng 35km. Cụm di tích có một số hạng mục: bia ghi lại chiến công oanh liệt của đại đội 1, tiểu đoàn 40, trung đoàn 1 quân Giải phóng và nhân dân Quảng Ngãi đã chiến đấu ngoan cường bẻ gãy mũi tiến công bằng xe tăng và diệt hàng trăm tên địch ngày 18 tháng 8 năm 1965,một đoạn chiến hào; xác những chiếc xe tăng của địch đã bắn cháy trong trận càn, đang được bảo quản trong hai ngôi nhà …. Nơi đây đã trở thành Chiến hào thép Lộc Tự trong trận chống càn lịch sử năm ấy.



Chứng tích Sơn Mỹ:

Khu chứng tích Sơn Mỹ được xây năm 1976 trên địa phận thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh. Quần thể khi chứng tích nằm trên phần đất từng xảy ra vụ thảm sát dã man của quân đội Mỹ đối với người dân địa phương vào sáng ngày 16/3/1968. Tại đây, 504 người đã bị giết thảm thương với nhiều hình thức: bắn chết, lựu đạn ném vào hầm, thiêu cháy, quẳng xuống giếng… hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.

Từ cổng đi vào, ở phía cuối con đường là hương đài chính nghi ngút khói hương. Trên bệ là nhóm tượng các nạn nhân đau đớn tột cùng trước cái chết. Hai bên lối vào còn nhiều tượng nhỏ miêu tả tư thế của những nạn nhân xấu số. Nhà chứng tích nằm ở bên trái lối vào. Đó đây và trước nhà chứng tích là những cây xén, tỉa hình các nấm mồ. Các vật trưng bày trong nhà chứng tích là những tư liệu ảnh, vật dụng minh chứng về vụ thảm sát.

Ngoài khuôn viên nhà chứng tích còn có con mương la nơi thảm sát tập thể 170 người; 24 nền nhà và 24 tấm bia của 24 gia đình không còn người sống sót, trên mối tấm bia đều có ghi tên những thành viên trong gia đình, nấm mộ chôn chung 11 người, giếng nước nơi cụ Hương Thơ bị đẩy xuống …

Chứng tích Sơn Mỹ không phải là nơi gợi sự thù hận mà mỗi người khi tới đây có dịp nhìn lại quá khứ đau thương để phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn.

1.4 DI TÍCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT:

Quảng Bình:

Chùa Hoằng Phúc:

Chùa ở làng Thuận Trạch, Lệ Thủy. Xưa kia Hoằng Phúc là một ngôi chùa lớn. Năm 1609, chùa được làm lại và có tên là Kính Thiên. Năm 1716, chùa tu sửa và được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho một biển đề tên chùa, một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” ( đất phúc khôn sánh) và 5 câu đối chữ Hán. Chùa có 5 quả chuông nặng hàng ngàn cân.



Quảng Bình Quan :

Quảng Bình Quan là công trình kiến trúc gồm có cổng và hệ thống thành lũy được xây dựng năm 1630 để bảo vệ từ xa kinh đô Phú Xuân của chúa Nguyễn. Do biến thiên của lịch sử và thời gian, Quảng Bình Quan đã bị hư hại nặng. Hiện nay, Quảng Bình Quan đã được phục chế lại như nguyên bản cách đây hơn 3 thế kỷ. Du khách ra Bắc vào Nam, ngang qua địa phận tỉnh Quảng Bình sẽ được chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan, một di tích kiến trúc có giá trị lịch sử và nghệ thuật, đã đi vào văn thơ.



Thành Đồng Hới:

Thành được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1842. thành có chu vi 1872m, mặt tàhnh rộng 1,2m, cao 4,6m. tàhnh có 3 cửa: Tả, Hữu, Hậu xây bằng gạch. Dấu tích của thành Đồng Hới còn lại khoảng 500m.



QUẢNG TRỊ:

Âm vang La Vang:

Quảng trị, vùng đất chịu nhiều đau thương trong chiến tranh, đổi lại nơi này cũng có nhiều di tích thắng cảnh đẹp. Cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị, hay Thánh địa La Vang….

Thánh đường La Vang được biết với tuổi thọ 200 tuổi. Cũng giống như Thánh địa Mecca của những người theo đạo Hồi, La vang rất đươc du khách mộ đạo tìm đến cầu nguyện.

Kiến trúc cổ xưa của ngôi thánh đường theo thời gian giờ chỉ còn lưu lại tháp chuông, đài cầu nguyện Đức Mẹ. Nhà Nguyện cũ đã được trùng tu lại bằng vật liệu tạm để đón khách hành hương. Du khách vẫn thích tìm đến La Vang để chiêm ngưỡng một trong những kiến trúc cổ xưa còn sót lại trên vùng đất này.



Chùa Sắc Tứ:

Chùa có tên chữ là Tịnh Quang tự, ở xã Ái Tử, huyện Triệu Phong. Chùa do hòa thượng Tu Pháp dựng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông, đặt tên chùa là Tịnh Nghiệp. Đến đời vua Gia Long được đặt tên là Tịnh Quang. Chùa được trùng tu năm 1941 và đến năm 1975 được xây dựng lại. Hiện nay chùa chỉ còn lại một hiện vật cổ có giá trị nghệ thuật là pho tượng đức Phật A Di Đà.

__________________

Đà Nẵng:

Chùa Phổ Đà:

Tọa lạc tại 340 Phan Châu Trinh do Hòa thượng Thích Tôn Thắng khai sơn. Chùa được xây dựng vào năm 1932 với phong cách Đông- Tây kết hợp. Trong chánh điện thờ 3 tượng Phật bằng đồng đúc vào năm 1947 gồm tượng Phật Di Đà, tượng Quán Thế Âm và tượng Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây còn là địa chỉ trường trung cấp Phật học Đà Nẵng- nơi nổi tiếng đào tạo tăng ni của Đà Nẵng và Quảng Nam hơn 3 thập kỷ qua.



Chùa Pháp Lâm:

Tọa lạc tại 574 Ông Ích Khiêm, chùa được xây dựng từ năm 1936 theo phong cách Á Đông trên diện tích khuôn viên 3.000m2, đầu tiên là nơi để Hội An Nam Phật học chi hội Đà Nẵng hoạt động, ngôi chùa có những nét kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Hiện nay chùa là trụ sở của Thành hội Phật giáo thành phố Đà Nẵng.



Chùa Tam Bảo:

Tọa lạc tại 323 Phan Châu Trinh. Đây là tổ đình đầu tiên của Phật giáo Quảng Nam- Đà Nẵng thuộc phái Tam Nông. Chùa được xây dựng vào năm 1953 với kiến trúc kết hợp hài hòa phong cáhc Đông Nam Á và đặc trưng Việt Nam. Chùa có tháp cao 5 tầng biểu tượng 5 màu sắc của Phật giáo, tháp chùa là nơi cất giữ Ngọc Xá Lợi ( xương của đức Phật) và là nơi có sức hấp dẫn đối với du khách phương Tây và nhiều nhà sư, phật tử trên đường hành hương từ các nước Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanma sang Việt Nam nghiên cứu về Phật giáo.



Chùa Quang Minh:

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km, nằm trên đường Tôn Đức Thắng thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Tiền thân của chùa là Niệm Phật đường có từ năm 1957.

Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Thích Ca lộ thiên cao 20 m ngồi trên bệ cao 10m, rộng 8m, xậy theo hình lục giác tròn như một đài sen khổng lồ đang độ mãn khai, bên trong tượng có cầu thang đi lên, tại tầng trên cùng ( ngang với mặt tượng) du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Đà Nẵng.

Chùa Linh Ứng:

Nằm bên sườn ngọn Thủy Sơn trông ra biển. Dưới thời vua Lê Hiển Tông ( 1740- 1780) có vị Hòa thượng Quang Chánh đến tu hành tại động Tàng Chơn, lúc đầu chỉ có một thảo am bằng tranh tre. Sau khi lên ngôi, Gia Long cho lập lại chùa và lấy tên là Ứng Chơn Tự và đến triều Thành Thái thứ 3 đổi tên chùa là Linh Ứng tự. Hiện giờ chùa vẫn còn giữ 2 hiện vật quí là 2 biển vàng “ Ngự chế Ứng Chơn tự Minh Mạng lục niên” và “ Cải tử”. Chùa là điểm đến không thể thiếu đối với du khách tham quan Ngũ Hành Sơn.



Nhà Thờ Chính Tòa:

Người địa phương quen gọi là Nhà thờ Lớn hay là nhà thờ Con Gà ( vì trên nóc thánh giá có hình một chú gà trống Gaulois). Nhà thờ tọa lạc tại 156 Trần Phú, được xây dựng vào năm 1923 do linh mục Louis Vallet đảm trách, nhà thờ cao gần 70m, kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những hình cửa quả trám. Cách bài trí theo theo dạng mỹ thuật nhà thờ Thiên Chúa giáo phương Tây thời Trung cổ, sau long nhà thờ là hang Đức Mẹ được bài trí phỏng theo hang đá Lourdes ở Pháp. Hàng ngày nhà thờ noun nhiều du khách đến tham quan, nhất là du khách Pháp.



Các Nhà Thờ Ở Hòa Sơn:
Cách Đà Nẵng khoảng 20 km trên đường đi Bà Nà, đến xã Hòa Sơn- nơi có 6 nhà thờ, 2 nhà nguyện tạo thành một quần thể kiến trúc Thiên Chúa giáo khá độc đáo. Các nhà thờ của các xứ đạo thuộc xã Hòa Sơn nằm rải rác trên một vùng quê êm ả. Lớn nhất là nhà thờ Phú Thượng, nhà thờ được xây dựng từ rất sớm ( năm 1887) do các linh mục dòng Thừa Sai xây dựng. Công trình kiến trúc khá hoành tráng, những họa tiết trang trí vẫn còn nguyên vein. Ngoài ra còn có nhà thờ Tùng Sơn được xây dựng vào năm 1904 với lối kiến trúc cổ như những nhà thờ ở đồng bằng Bắc Bộ.


Tòa Thánh Cao Đài:

Tọa lạc tại 63 Hải Phòng, là một trong những hội Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Năm 1956, các tín đồ đã khánh thành ngôi đền thánh Trung Hưng Bửu Tòa tại Đà Nẵng , đồng thời chính thức ra mắt Hội Thánh tuyên truyền giáo Cao Đài. Hội thánh được xây dựng theo mô hình tam đài lập pháp: Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài.



Hội Quán Chiêu Ưng:

Tọa lạc tại hẻm 47/16 Lý Thái Tổ, Hội quán do cộng đồng người Hoa ( bang Hải Nam) xây dựng từ năm 1966-1968 theo lối kiến trúc kết hợp giữa Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc. Trước sân có một tòa bảo tháp hình bát giác gọi là bát quái đình nối liền với thềm chính điện. Trong chính điện thờ 108 người Trung Quốc đã tử nạn vào năm 1831 tại vùng biển Thủ Xà- tỉnh Quảng Ngãi. Hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng 6 âm lịch có tổ chức lễ tưởng niệm rất lớn, con cháu các thương nhân đã tử nạn khắp nơi về dự.

__________________

Quảng Nam:

Chùa cầu:

Chùa đồng thời là cây cầu bắc ngang con lạch chảy qua sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII do các thương gia Nhật Bản thực hiện.

Chùa Cầu là một di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu dài 12m. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son cam trỗ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Phần gian chính giữa(gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ- vị thần bảo hộ sứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gởi gấm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Chùa được trùng tu vào các năm 1763, 1817, 1865, 1915, 1986.

Chùa Quảng Triệu (Hội quán Quảng Đông):

Hội quán Quảng Đông do người Quảng Đông (Trung Quốc) sống ở Trung Quốc xây dựng năm1855 tại số 176 phố Trần Phu, thị xã Hội An. Hội quán đã được trùng tu lớn vào các năm 1915 và1990. Chùa có kiến trúc theo hình chữ “Quốc”, du khách khi đến đây sẽ bị choáng ngợp bởi sự đồ sộ hoành tráng vượt lên hẳn so với quang cảnh của hội quán. Bên trong còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc, … và nhiều tư liệu quý về cộng đồng người Hoa sống ở Hội An.



Chùa Ông:

Tọa lạc tại số 24 Trần Phú, thị xã Hội An, là một trong những chùa tiêu biểu ở phố cổ Hội An. Chùa Ông được xây dựng vào khoảng năm 1653 thờ Quan Thánh Đế (Quan Vân Trường) – một vị tướng thời Tam Quốc của Trung Quốc, một tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa .

Chùa Ông được xây theo kiểu chữ “Quốc” do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống men màu, bờ nắp được gắn hoa chanh đắp hình rồng bằng các mảnh sứ màu. Chùa đã có nhiều lần được trùng tu vào các năm 1827, 1864, 1904, 1966. Hiện nay, chùa còn giữ được một số hiện vật quý như :biểu sắc phong, 33 bức hoành, 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Quan Bình, Châu Thương… chùa Ông là di tích kiến trúc tôn giáo có giá rtị lớn đồng thời là điểm tham quan lớn cho du khách trong và ngoài nước.

Chùa Phước Kiến (Hôi quán Phước Kiến):

Chùa Phước Kiến do nhóm người Phước Kiến (Trung Quốc) đến Hội An sinh sống xây dựng năm 1697 tại số 46 đường Trần Phú, trung tâm Hội An. Hội quán Phước Kiến là nơi thờ thần ,tiên hiền và hội họp đồng hương của người Phước Kiến tại đây.

Đến tham quan khu di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng, hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ thời đường trần phú tới phan chu trinh (sâu 120m) theo các trật tự : cổng sân hồ nước cây cảnh hai dãy nhà đông và tây chính diện và sân sau và hậu diện. Chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (nữ thần cứu người đi biển gặp nạn ), Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài và ba Bà chúa sanh thai cùng 12 bà mu. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, Trống Đồng chuông đồng, lư hương lớn ,14 bức hoành phi và hiều hiễn vật có giá trị khác .

Chùa phước kiến là di tích tôn giáo tín ngưỡng ,là điểm tham quan thu hút hàng vạn du khách trong và ngòai nước .



Chùa Phước Lâm:

Tọa lạc tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, thuộc hệ phái gốc Thiền Lâm Tế –Chúc Thánh. Chùa được xây theo phong cách Á Đông cổ, theo hình chữ “Môn” gồm 3 gian 2 chái, hai bên là 2 lầu chuông hình tháp. Trong chùa còn có nhiều tượng và cổ vật quý. Chùa còn là nơi đào tạo các danh tăng Việt Nam như Hòa thượng Thích Khiết, Thích Giác Nhiên, đệ I và đệ II tăng thống Phật giáo Việt Nam trước 1975. Chùa được trùng tu vào năm 1822, 1893.



Chùa Chúc Thánh:

Thuộc phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 2 km (theo đường Huỳnh Thúc Kháng). Chùa Chúc Thánh nỗi tiếng bởi là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Chùa được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 17 theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tượng lớn, chạm trổ cầu kỳ. Ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lạc , 18 vị La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn có nhiều ngôi tháp của Tổ sư Minh Hải, Thiền sư Thiết Thọ ( đời 35), An Bích (đời 39), Thiện Quả… Trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Trí Nhạn. Chùa được trùng tu vào các năm 1956, 1964.



Tháp Bằng An:

Tháp Bằng An thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 km , cách Hội An chừng 14 km. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 có kiến trúc độc đáo mang hình Linga thẳng đứng giữa một khoảng không gian bao la thoáng mát. Tháp được xây dựng theo hình bát giác mỗi cạnh rộng 4 m (cạnh trong tháp rộng 2.2m). Tháp cao 21.5 m (gồm phần thân và mái tháp); thân cao 12.7m được bọc kính chỉ có một lối vào qua tiền sảnh dài 6m, rộng 1.55 m. Chóp tháp nhọn, thon, bên trong một Linga bằng đá-biểu tượng của thần Siva tượng trưng cho sức mạnh –(nay chỉ còn bệ thờ). Phía trước tháp có hai con vật bằng đá là sư tử và voi. Theo sự đánh giá của các nhà văn hóa Chăm thì tháp Bằng An là một di tích có giá trị cao về mặt lịch sử liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm. Vì vậy, tháp Bằng An ngày đón nhiều du khách đến thăm.



Tháp Chiên Đàn:

Thuộc xã Tam An thị xã Tam Kỳ cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 5km về phía bắc. Là nhóm tháp thờ 3 vị thần : Siva, Vishnu, Brahma của dân tộc Chămpa. Hiện nay ở khu tháp Chiên Đàn đã có phòng trưng bày hiện vật Chămpa với nhiều tượng có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và khách du lịch quan tâm. Tháp Chiên Đàn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII – XIII.




Tháp Khương Mỹ:

Thuộc xã Tam Xuân huyện Núi Thành cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 2 km về phía Tây Nam. Là công trình kiến trúc tôn giáo của dân tộc Chămpa, gồm 3 tháp liên hoàn nằm kề nhau. Tại đây đã phát hiện nhiều chum vại có niên đại khoảng vài trăm năm. Tháp được xây dựng khoảng đầu thế kỷ X.



Kinh thành Trà Kiệu (Sibapura):

Kinh thành Sư Tử ngày nay đã bị tàn phá nặng nề. Theo những ghi chép trong Thủy Kinh Chú (thế kỷ XV) chúng ta biết rằng kinh thành này được bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào lũy đồ sộ xây dựng theo kỹ thuật Trung Hoa. Tại đây cũng có một số đền thờ lớn thờ thần linh (một phần lớn tác phẩm điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng điêu khắc Chămpa- Đà Nẵng).

Trong những năm 80 nhân dân trong vùng đã tìm thấy một số lượng lớn những hiện vật bằng vàng. Đó là những đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo. Những cứ liệu trên phần nào cho thấy sự phồn vinh của kinh đô này, mà tiếng tăm của nó đã có thời lừng lẫy trong vùng Đông Nam Á .

Nhà thờ Trà Kiệu :

Nhà thờ nằm ở khu vực Thành Cổ Trà Kiệu, cách Đà Nẵng 37km về hướng Nam. Nhà Thờ Trà Kiệu được xây dựng vào năm 1722, đến 1865 nhà thờ được di chuyển đến địa diểm hiện nay. Thánh đường hiện tại do linh mục Phê Rô Lê Như Hảo xây vào năm 1971 với kiến trúc nhà thờ phương Tây thời kỳ ánh sáng kết hợp những nét hoa văn mang đậm tính dân tộc.

Trước cổng vào thánh đường là hai con rồng dài 20m uốn lượn theo đường lên hành lang tầng trên vào chính điện nhà thờ .

Bên cạnh nhà thờ còn có tu viện Mến Thánh Giá (xây dựng năm 1867), nhà truyền thống và Nhà Thờ Đức Mẹ (xây năm 1898) trên đồi cao 60m.



Quảng Ngãi:

Chùa Thiên Ấn:

Chùa tọa lạc trên núi Thiên Ấn thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh. Chùa do Hòa thượng Pháp Hoa vào thời Hậu Lê. Chùa còn chúa Nguyễn ban biển ngạch đặt tên “Thiên Ấn tự”. Trước chùa có giếng cổ nước trong. Tương truyền vị Hòa khi dựng xong chùa, thấy chùa hiếm nước, bèn tự minh khổ công đào giếng này trong suốt 20 năm. Giếng đào xong thì sư mất. Năm 1947, chùa bị hỏng hoàn toàn. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại vào năm 1959 và hoàn thành năm 1961. Năm 1992 chùa được trùng tu.




Di tích chùa Hang :

Chùa Hang thuộc xã Lý Hải, ở phía đông nam huyện đảo Lý Sơn. Chùa Hang do các vị Tiền hiền họ Trần ra khai khẩn hoang đảo mở đất cách đây khoảng hơn 300 năm.

Gọi là chùa Hang bởi chùa nằm trong hang núi. Muốn đến chùa phải men theo con đường độc đạo cheo leo vách núi sát mép biển lên cao dần rồi xuống hơn 40 bậc mới đến. Trước sân chùa có tượng Quan Âm cao 7m đứng trên bệ giữa hồ sen nhìn ra biển cả mênh mông. Trước cửa chùa là những bãi đá san hô được sóng đẽo gọt. Sát mép biển là bãi cát vàng sạch tinh lấp lánh vỏ sò, vỏ ốc. Chùa còn được gọi là Thiên Không Thạch Tự ( Chùa đá trời sinh). Trong chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc, Sư Tổ Đạt Ma và các sư tổ trụ trì. Cạnh chùa Hang về phía Nam còn có nhiều hang động to nhỏ, cao thấp khác nhau, muôn hình kỳ thú. Chùa vừa là di tích kiếnt rúc nghệ thuật tôn giáo vừa là thắng cảnh đẹp trên đảo Lý Sơn.

Chùa Ông :

Chùa cách thị xã Quảng Ngãi 10km về hướng Đông, thuộc địa phận xã Nghĩa Hòa,. Huyện Tư Nghĩa. Chùa Ông được người Hoa sinh sống tại Quảng Ngãi đứng ra xây dựng năm 1821 (năm Minh Mạng thứ 2). Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo được làm công phu và đẹp. Tất cả các câu đầu, đòn bay, xà ngang đều được chạm trổ hình người, hoa lá, cỏ cây rất sinh động. Các tượng thờ đều được chạm khắc công phu tỉ mỉ. Chùa Ông nằm gần với khu phố cổ phụ cận, là điểm tham qua được du khách ưa thích.



Thừa Thiên Huế:

Chùa Từ Đàm :

Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa lớn ở Huế. Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII (khoảng năm 1695). Hòa thượng Minh Hòang Tử Dung là người có công đầu trong việc sáng lập nên ngôi chùa này.

Chùa Từ Đàm thuộc khu vực phường Tràng An, nằm ngay trên khoảng đất có địa thế đẹp. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố 2km. chùa Từ Đàm được xây theo kiểu cấu trúc “chùa Hội”. Cổng Tam Quan chùa cao và rộng, có mái ngói. Ngay trong cổng có cây bồ đề lớn, tỏa bóng mát quanh năm. Chùa chíng gồm tiền đường và nhà Tổ. Tiền Đường được xây trên nền móng bằng đá hoa cương cao 1,5m, mái xây theo kiểu cổ lầu tạo cho ngôi chùa dáng vẻ cao lớn, uy nghi. Trên các bờ mái và nóc chùa người ta đắp những cặp rồng uốn cong, mềm mại, đối xứng tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cân đối. Dưới mái cổ lầu là những bức đắp nổi sự tích Đức Phật. Trên các trụ cột tiền đường có các bức đối dài. Trong điện có pho tượng đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen. Hàng năm vào ngày lễ Phật Đảng, đây là một tụ điểm thường diễn ra lễ hội lớn và đông nhất của Phật tử Huế.


Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương