Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY



tải về 1.92 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.



1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế - một xu thế khách quan


Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm, chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Xu thế khách quan này bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế là một giai đoạn mới của quốc tế hoá sản xuất, đặc biệt từ những năm 80 trở lại đây trở thành xu thế quan trọng nhất trong phát triển của nền kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21.

Tuy nhiên giữa hai khái niệm này có sự khác biệt và mối quan hệ biện chứng với nhau: toàn cầu hoá khái niệm chỉ xu thế vận động khách quan bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- kỹ thuật của thương mại và đầu tư quốc tế với sự nâng cao vai trò của các công ty xuyên quốc gia và đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của nhân loại gắn với thời đại kinh tế tri thức. Trong khi đó khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan của chủ thể quốc gia hội nhập, phản ánh năng lực nhận thức và hành động của mỗi quốc gia trước yêu cầu và thách thức của toàn cầu hoá kinh tế. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu đầy đủ hơn không đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường mà là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa thương mại.

Mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực. Về lâu dài cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đều phải tính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo được lợi ích phát triển tối ưu của quốc gia. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quá trình này. Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình. Trình độ phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức độ nhiều hơn vào thị trường thế giới. Đó là một vấn đề có tính quy luật. Những quốc gia chậm trễ trong hội nhập kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sự tụt hậu của mình, ngược lại những nước vội vã không phát huy nội lực, không chủ động hội nhập cũng đã bị trả giá. Bởi vậy, để hội nhập có hiệu quả, cần phải có quan điểm nhận thức đúng đắn, nhất quán, cơ chế chính sách thích hợp tận dụng tốt cơ hội, không bỏ lỡ thời cơ, giảm thách thức và hạn chế rủi ro.

Trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay, không có một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế của thế giới. Đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Chính vì thế vấn đề không còn là 'hội nhập" hay "không hội nhập", mà là phải hội nhập như thế nào để có thể tận dụng tối đa những cơ hội, giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển của mình trong điều kiện thế giới luôn biến động với đầy những thách thức cam go.



Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Một số ý kiến coi hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương và toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và quốc tế. Loại ý kiến khác lại cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước. Như vậy, nếu như cách quan niệm thứ nhất thiên về vấn đề luật pháp và thể chế thì cách quan niệm thứ hai lại thiên về khía cạnh kinh tế và thương mại với mục đích tạo ra sự phân công lao động quốc tế nhằm phát huy lợi thế của mỗi quốc gia sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.

Về bản chất, trước hết hội nhập kinh tế quốc tế đó là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia. Tính gay go và phức tạp này được thể hiện qua sự đấu tranh gay go giữa các nhóm nước trong quá trình thương lượng về cắt giảm thuế, về xóa bỏ hàng rào bảo vệ hàng hóa và dịch vụ trong các hội nghị gần đây như Can cun (Mê-hi-cô) hay Hồng Kông (Trung Quốc).

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá kinh tế.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Khi đó các biện pháp nhằm bảo hộ sản xuất trong nước bị giảm thiểu và môi trường cạnh tranh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được thiết lập. Các doanh nghiệp có điều kiện xuất khẩu dễ dàng hơn (vì ít rào cản thương mại hơn) nhưng cũng chịu một sức ép cạnh tranh lớn hơn với mặt hàng nhập khẩu ngay trên thị trường nội địa (vì các doanh nghiệp nước ngoài cũng được thâm nhập thị trường nội địa hơn).

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô. Các chính sách hỗ trợ sẽ phải điều chỉnh phù hợp với qui chế thương mại quốc tế tạo nên cạnh tranh công bằng và đúng luật. Điều đó có nghĩa là các chính sách của các quốc gia sẽ minh bạch và thông thoáng hơn tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh.

Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.

Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý. Ở đây các nhân tố của lực lượng sản xuất như vốn, lao động, khoa học kỹ thuật được trao đổi luân chuyển tự do giữa các biên giới thúc đẩy việc áp dụng cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý trong sản xuất và dịch vụ.

Như vậy, hội nhập sẽ đem lại nhiều cơ hội và không ít thách thức đối với mỗi nền kinh tế trên thế giới. Các tác nhân trong mỗi nền kinh tế sẽ tiếp nhận và chuẩn bị cho sự hội nhập tất nhiên sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào những lợi ích khác nhau: lợi ích chung (quốc gia, ngành) hay lợi ích riêng (doanh nghiệp). Tuy nhiên, sự hội nhập của mỗi tác nhân phải có sự hài hoà và đồng bộ về tiến trình và lợi ích, giảm thiểu những thiệt hại không đáng có đối với từng đối tượng.



tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương