Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV


Năng lực hội nhập KTQT của doanh nghiệp



tải về 1.92 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

1.2. Năng lực hội nhập KTQT của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm


Ở cấp doanh nghiệp, nói chung năng lực hội nhập là một khái niệm rộng hơn nhiều so với năng lực cạnh tranh. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện khả năng điều chỉnh linh hoạt về các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, tài chính,...), các yếu tố đầu ra (sản phẩm/dịch vụ...) cũng như quản trị doanh nghiệp (mô hình tổ chức quản lý...) để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, theo chúng tôi để có thể hội nhập một cách hiệu quả, yếu tố quan trọng hàng đầu chính là sức cạnh tranh của doanh nghiệp (rộng hơn sự cạnh tranh của sản phẩm). Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao nhờ có lợi thế về chi phí sản xuất chẳng hạn như chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố phi giá như nguồn nhân lực, kỹ năng, các yếu tố kỹ thuật như tiềm lực nghiên cứu và phát triển cũng như các yếu tố về quản lý và tổ chức cũng quan trọng không kém. Đối với sự phát triển của doanh nghiệp có 4 nhóm điều kiện để nó tồn tại và cạnh tranh tốt, bao gồm: i)điều kiện cơ sở hạ tầng (lao động có tay nghề, hạ tầng kỹ thuật, v.v...); ii)các điều kiện của yếu tố cầu sản phẩm; iii) ngành công nghiệp hỗ trợ và iv)chiến lược, bộ máy quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố như chính sách của Chính phủ, môi trường bên ngoài qua đó doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển mối quan hệ cũng là những cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực hội nhập và cạnh tranh hiện nay. Như vậy năng lực hội nhập của doanh nghiệp được nhìn qua mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài (xem sơ đồ 1).

Sơ đồ 1. Năng lực hội nhập của doanh nghiệp


Những yếu tố bên trong bao gồm công nghệ, nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức trong khi các yếu tố bên ngoài chủ yếu là vai trò của Chính phủ, hệ thống tài chính. Công nghệ ở đây tập trung vào nghiên cứu sáng chế và vai trò của công nghệ thông tin và liên lạc. Nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó tạo cho doanh nghiệp phát triển trí thức và năng động hơn trong chiến lược so với các đối thủ. Cơ cấu tổ chức luôn là những yếu tố tạo ra tính năng động của doanh nghiệp: gồm những con người am hiểu nhu cầu của sự biến động không ngừng đáp ứng môi trường biến đối nhằm duy trì tính cạnh tranh cao. Nó đòi hỏi phát triển liên tục các chiến lược mới nhằm đáp ứng những hiện thực thị trường mới. Sự năng động trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chuyển nhân lực cũng như các nguồn lực khác ra khỏi biên giới quốc gia hay ngành nghề kinh doanh để có thể khám phá những cơ hội về lợi nhuận từ nhiều quốc gia và thị trường khác nhau.



Các yếu tố bên ngoài như vai trò của Chính phủ trong việc hỗ trợ chính sách ngành hàng, cung cấp các sản phẩm/dịch vụ công, hỗ trợ thị trường xuất khẩu hay ổn định chính sách tài chính sẽ là những điều kiện quan trong cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập. Năng lực cạnh tranh chỉ là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp. Trong xu thế phân công lao động quốc tế ngày càng cao thì năng lực hợp tác của một tổ chức kinh tế sẽ là điều kiện quan trọng nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh cũng như tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, khả năng sử dụng chất xám của xã hội, một tài nguyên không thể thay thế thông qua việc khai thác các dịch vụ tư vấn kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp bỏ qua những bước đi không cần thiết, thực hiện tốt chiến lược “đi tắt đón đầu” không phải đầu tư vào những công việc không cần thiết hay xã hội đã đầu tư trước đó.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực hội nhập của doanh nghiệp


Do điều kiện thông tin thu thập còn nhiều hạn chế nhóm nghiên cứu chỉ đánh giá thực trạng năng lực hội nhập KTQT của doanh nghiệp trong ngành dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu phân tích chính là các yếu tố của sản xuất kinh doanh và các yếu tố của thị trường.

Nhóm yếu tố sản xuất kinh doanh bao gồm:

  • Qui mô sản xuất kinh doanh (đất đai, số lao động, khả năng tài chính...)

  • Trang bị kỹ thuật và công nghệ (máy móc mới, thiết bị thông tin liên lạc, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển...). Điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu việc có đầu tư hay không cho mua sắm trang thiết bị mới và tỉ lệ chi trong tổng chi phí, v.v...

  • Tài chính (cơ cấu vốn tự có trong tổng vốn, nợ quá hạn, các khoản chi phí liên quan đến tăng cường năng lực hội nhập, v.v...)

  • Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Trình độ quản lý và kiến thức sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, thời gian giữ cương vị người quản lý, thời gian làm việc trong ngành quản lý, hiểu biết về ngành hàng và các đối thủ cạnh tranh (thị trường trong nước, quốc tế, hiểu biết về đối thủ cạnh), đào tạo về kiến thức thị trường và hội nhập, cách nhìn nhận về hội nhập KTQT (lợi thế hay bất lợi...). Đây là những phẩm chất cần có của người chủ doanh nghiệp khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Nó đảm bảo cho người chủ doanh nghiệp xác định được những thế mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp mình để đảm bảo có những chiến lược phát triển đơn vị trên cơ sở “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

  • Phát triển nguồn nhân lực (cán bộ và công nhân lành nghề, trình độ cán bộ quản lý, trình độ ngoại ngữ, vi tính hay thị trường....). Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua đầu tư cho cán bộ công nhân viên đi đào tạo trong và ngoài nước, tỉ lệ số người có thể sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác chuyên môn, tỉ lệ số người biết ít nhất một ngoại ngữ hay tỉ lệ có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, v.v...

  • Bộ máy quản lý (cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, có hay không bộ phận chuyên môn về phát triển thị trường/quan hệ khách hàng, phân tích thông tin thị trường, dự báo thị trường, phát triển mạng lưới...). Những tiêu chí này thường mới chỉ được quan tâm ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng sẽ chiếm vị trị quan trọng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp để đảm bảo không những cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới mà cả trên thị trường trong nước, tức “sân nhà”.

  • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

  • Tính đa dạng: tỉ lệ sản phẩm chính, các sản phẩm thay thế..

  • Chất lượng: sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, số sản phẩm có thương hiệu riêng, v.v... thông qua chỉ tiêu số doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, v.v...

  • Giá thành: so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, trong nước hay ngoài nước ở mức độ nào? Đây là chỉ tiêu dựa trên sự tự đánh giá của chủ doanh nghiệp. Đặc biệt là tỉ lệ chủ doanh nghiệp chưa xác định được đối thủ cũng như đối tác của mình, v.v...

Nhóm yếu tố thị trường bao gồm:

  • Hệ thống thông tin dự báo về thị trường trong doanh nghiệp: có hay chưa hệ thống thông tin thị trường (cơ sở dữ liệu, phương pháp và công cụ dự báo tiên tiến, đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo và phát triển thị trường...).

  • Khả năng xúc tiến thương mại: quảng cáo sản phẩm theo hình thức nào, mức độ tham gia các hội chợ/triển lãm trong và ngoài nước...

  • Mạng lưới dịch vụ bán và sau bán hàng: số lượng đại lý trong và ngoài nước, tỉ lệ tiêu thụ theo các kênh thị trường, dịch vụ sau bán hàng (chế độ bảo hành bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng thay thế, khuyến mại....).

  • Mối quan hệ khách hàng/đối tác (sự tham gia vào các hiệp hội ngành hàng...) được thể hiện qua một số chỉ tiêu gián tiếp như trang thiết bị thông tin liên lạc, tỉ lệ doanh nghiệp tham gia các hiệp hội, v.v...

Ngoài ra, phiếu phỏng vấn giám đốc cũng giúp nhóm nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc cho điểm đối với những chỉ tiêu được sắp xếp trong 6 nhóm chính như sau:

1. Năng lực quản lý

2. Phát triển thị trường

Tính hợp lý của nguồn lực quản lý

Hiệu quả của hỗ trợ pháp lý




Sự hiểu biết về marketing

Hiệu quả của mạng lưới cung ứng

Tính hợp lý của giá cả

Năng lực quảng cáo/khuyến mại



3. Khả năng phát triển công nghệ

4. Tính cạnh tranh của sản phẩm

Khả năng phát triển/thiết kế sản phẩm

Sự hợp lý của đầu tư công nghệ

Sức sống của dây chuyền sản xuất


Tính cạnh tranh về chi phí

Tính hợp lý của sản phẩm



5. Trình độ quản lý chất lượng

6. Mối quan hệ khách hàng

Sự nhất quán trong quản lý chất lượng

Bao bì nhãn mác

Hiệu quả của hình thức phục vụ/dịch vụ


Mối quan hệ/liên doanh quốc tế

Năng lực hỗ trợ/dịch vụ khách hàng



Nhóm nghiên cứu thử áp dụng phương pháp tính chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế thế giới và một số dự án (VCCI-USAID) đã áp dụng cho Việt Nam. Những chỉ tiêu này được chuẩn hóa theo thang điểm từ 1 đến 10 (điểm càng cao thì càng mạnh về vấn đề này), sau đó lấy điểm trung bình của các chỉ tiêu để tạo ra chỉ số cấu thành. Công thức tiêu chuẩn hóa được sử dụng có dạng như sau: [9*(điểm của doanh nghiệp-điểm tối thiểu của mẫu)/(điểm tối đa của mẫu-điểm tối thiểu của mẫu)+1]. Từ 6 nhóm chỉ tiêu này ta có thể hình thành một chỉ số cạnh tranh cho các doanh nghiệp theo 2 mức độ: a)mức đơn giản là cộng gộp các nhóm lại (có nghĩa là coi các nhóm chỉ số có trọng số như nhau) hoặc b)cho mỗi nhóm một trọng số thể hiện tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp.




tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương