Danh sách nhóm nghiên cứU III danh sách các từ viết tắT IV



tải về 1.92 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1703
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Mục tiêu nghiên cứu




Mục tiêu chung


Đánh giá thực trạng và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:


  • Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp Việt Nam.

  • Đánh giá thực trạng năng lực hội nhập hiện nay của các doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp nước ta trên các khía cạnh như nhận thức về hội nhập, giá cả và chất lượng hàng hoá/dịch vụ, thể chế, quan hệ liên kết liên doanh, v.v....

  • Kiến nghị những giải pháp ban đầu nhằm nâng cao khả năng hội nhập của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp nước ta.

Phương pháp nghiên cứu



Phương pháp tiếp cận

Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu sử dụng một số phương pháp tiếp cận chính sau:



Phương pháp tiếp cận lịch sử

Xem xét quá trình hội nhập của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nông nghiệp; qua đó có thể đánh giá sự biến động về nhận thức, đầu tư và hoạch định chiến lược hội nhập cũng như những cố gắng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp.



Phương pháp tiếp cận hệ thống

Xem xét sự phát triển của doanh nghiệp như một hệ thống độc lập trong mối quan hệ với những doanh nghiệp trong ngành, với hệ thống quản lý kinh tế xã hội, và đặc biệt là với những đối tác nước ngoài trong sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.



Phương pháp phân tích thế mạnh-điểm yếu-cơ hội-mối đe dọa (SWOT)

Hệ thống hoá và phân tích những điểm mạnh, yếu cũng như những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và nguồn lực đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề của hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành nông lâm nghiệp. Trước hết, nhóm nghiên cứu xác định doanh nghiệp theo định nghĩa của Tổng cục Thống kế trong số liệu điều tra các năm gần đây, theo đó “doanh nghiệp được hiểu như là một đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được hình thành theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài có những hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến nông lâm nghiệp với các loại hình như: i) Doanh nghiệp Nhà nước (do Trung ương hoặc địa phương quản lý); ii) Doanh nghiệp tập thể (Hợp tác xã...); iii) Doanh nghiệp tư nhân; iv) Công ty hợp doanh, liên doanh; v) Công ty trách nhiệm hữu hạn; vi) Công ty cổ phần (kể cả doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước”. Tuy nhiên do thời gian và nguồn nhân lực hạn hẹp, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ liên quan đến các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, tham gia vào bất kỳ công đoạn nào của sản phẩm nông lâm nghiệp.


Phạm vi nghiên cứu


Ngoài việc tiếp cận những nguồn thông tin sẵn có đã được công bố để đánh giá được thực trạng và kiến nghị những giải pháp nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp, đề tài đã chọn khảo sát các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại 8 tỉnh đại diện cho các vùng trong cả nước như: Phú Thọ (miền núi phía Bắc); Hải Phòng (Đồng bằng sông Hồng); Quảng Trị (Duyên hải miền Trung); Gia Lai và Đắk Lắk (Tây Nguyên); Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh (Đông Nam Bộ); và Cần Thơ (Tây Nam Bộ).

Đây là các tỉnh có số lượng doanh nghiệp nông lâm nghiệp tương đối tập trung và mang tính đại diện cho vùng, nhất là về vấn đề hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Ngoài những doanh nghiệp đại diện về những mặt hàng có thế mạnh các tỉnh trên còn đại diện cho những điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, nhất là một số tỉnh như Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ với sự phát triển của ngành hàng lúa gạo và Đắk Lắk – thủ đô của cây cà phê.




Phú Thọ, một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, xa trung tâm thương mại và có ngành sản xuất chè khá phát triển, nhất là xuất khẩu chè đen cũng như chế biến lâm nghiệp (ngành công nghiệp giấy).

Hải Phòng, một tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, có cảng biển đầu mối xuất nhập khẩu của miền Bắc với những thế mạnh của kinh tế đối ngoại cũng như hạ tầng ngoại thương phát triển.

Quảng Trị, tuy là một tỉnh nghèo của miền Trung nhưng gần đây có những điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế khá thuận lợi: trục giao lưu giữa hai miền của đất nước, đầu mối với các nước như Lào, Thái Lan (khu thương mại Lao Bảo, trục đường giao thông liên châu Á).

Gia Lai, một tỉnh có nền kinh tế mới phát triển với sự đầu tư lớn của Nhà nước, trọng điểm ở các ngành như lâm nghiệp, cây dài ngày, v.v...

Đắk Lắk, một trung tâm lớn về phát triển cây công nghiệp mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam như: cà phê, cao su... Đặc biệt cà phê Đắk Lắk đã có những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước và có thể nói đây là thủ đô cà phê của nước ta.

Bình Phước, một tỉnh có sự tiếp cận với những vấn đề phát triển khá nhanh, nhất là nông nghiệp hướng tới xuất khẩu.

TP. Hồ Chí Minh, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với thế giới bên ngoài không chỉ bởi vì có cơ sở hạ tầng tốt mà cả những điều kiện về kinh tế, thương mại đặc biệt là khoa học kỹ thuật, v.v...


Biểu 1.1. Số doanh nghiệp điều tra phân theo loại hình và địa bàn

Loại hình DN



Tỉnh /Thành phố

Tổng cộng



Phú Thọ

Hải Phòng

Quảng Trị

Gia Lai

TP. HCM

Bình Phước

Đắc Lắc

Cần Thơ

1. DNNN Trung ương







2

1

8

3

5




19

2. DNNN địa phương




4

3

5

1




2




15

3. Công ty cổ phần




3

2

2

3

1

2




13

4. Công ty TNHH

10

3




1

9

4

1




28

5. DN tư nhân







2

1

2

2




5

12

6. DN liên doanh













1










1

Tổng cộng

10

10

9

10

24

10

10

5

88


TP. Cần Thơ, một trung tâm của miền Tây với danh hiệu “gạo trắng nước trong” xứng đáng là vựa lúa của đồng bằng sông Cửu Long với sự phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu nông sản của cả vùng trong những năm gần đây.

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội này đã giúp cho nhóm nghiên cứu khái quát được thực trạng về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát sâu 88 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau tại các tỉnh điều tra. Đó là những doanh nghiệp trong nước sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng hoá cuối cùng.


Phương pháp nghiên cứu




Phương pháp nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:

  • Điều tra khảo sát, phỏng vấn một số doanh nghiệp nông lâm nghiệp: Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng như là công cụ chính nhằm tìm hiểu đánh giá thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của quá trình hội nhập đối với các doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh và hội nhập hiện tại của các doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và hội thảo toạ đàm với lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng/ban quan trọng liên quan đến năng lực hội nhập của doanh nghiệp như kế hoạch, tổ chức, thị trường... Thông qua các cuộc tọa đàm và thu thập danh sách các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nhóm nghiên cứu cùng cán bộ địa phương chọn ra một số doanh nghiệp đại diện cho địa phương để thực hiện các cuộc điều tra điển hình. Do tính hạn chế về mặt thời gian và số doanh nghiệp khảo sát nên việc tìm hiểu thực trạng của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phiếu thu thập thông tin từ chủ doanh nghiệp với những đánh giá chủ quan của họ về doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh cũng như quan sát của nhóm nghiên cứu, v.v...

  • Đánh giá nhanh có sự tham gia: Công cụ này nhằm tìm hiểu những vấn đề còn vướng mắc đối với các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như những giải pháp cần thiết.

  • Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trao đổi trực tiếp cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học nhằm khai thác thông tin, tư liệu, ý kiến của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện việc đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp hơn.

Để đánh giá thực trạng và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành, tại mỗi điểm điều tra nhóm nghiên cứu đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, các sở ban ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, v.v... tổ chức các cuộc hội thảo tọa đàm nhằm thu thập các thông tin về năng lực hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra sâu thông qua các phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp thiết kế sẵn, phiếu phỏng vấn cán bộ các phòng ban. Đặc biệt, đoàn nghiên cứu tổ chức các cuộc toạ đàm, hội nghị nhằm xác định và đánh giá những vấn đề cũng như giải pháp đối với doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế. Trong năm nghiên cứu thứ nhất (2004) nhóm nghiên cứu tập trung điều tra các doanh nghiệp nói chung với số lượng 67 doanh nghiệp trên địa bàn 6 tỉnh để có những thông tin cần thiết về năng lực hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành. Để có những giải pháp cụ thể hơn, trong năm nghiên cứu thứ hai (2005) nhóm nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo và cà phê tại 3 địa bàn là TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Đắk Lắk.

Tại doanh nghiệp nhóm nghiên cứu đã tổ chức các cuộc hội thảo PRA với các ban ngành như tổ chức, kế hoạch, kinh doanh, thị trường, v.v... nhằm đánh giá những thế mạnh, hạn chế cũng như cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm nghiên cứu tập trung sự chú ý vào việc nghiên cứu sự chuẩn bị của doanh nghiệp trước vấn đề hội nhập trên giác độ về nhận thức, những biện pháp cụ thể, v.v...

Phương pháp sử lý số liệu


Số liệu và thông tin điều tra được sử lý trên máy tính thông qua một số chương trình sử lý số liệu thống kê thích hợp như EXCEL, STATA,v.v...

Phương pháp phân tích


Công cụ chủ yếu của đề tài là phương pháp thống kê, nhất là thống kê so sánh để đánh giá được thực trạng về năng lực hội nhập: những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nước ta với các yêu cầu đặt ra của quá trình hội nhập này nhằm tìm hiểu những vấn đề còn vướng mắc đối với các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công cụ SWOT giúp cho đề tài rút ra những kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao năng lực hội nhập của các doanh nghiệp, cũng như những giải pháp cấp bách và lâu dài.

Ngoài ra để so sánh năng lực hội nhập và cạnh tranh của các doanh nghiệp điều tra nhóm nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp chỉ số của Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá chỉ số cạnh tranh của các nước vào điều kiện của các doanh nghiệp điều tra. Từ việc cho điểm một số chỉ tiêu một chỉ tiêu tổng hợp cho cả doanh nghiệp được xây dựng qua các trọng số với những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Chỉ số tổng hợp này cho phép so sánh mức độ cạnh tranh và hội nhập của các doanh nghiệp theo hình thức pháp lý như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và doanh nghiệp liên doanh hoặc theo ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp như cà phê, lúa gạo, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chăn nuôi, v.v...Một sự so sánh rất quan trọng nữa là theo công đoạn sản xuất của chuỗi giá trị như sản xuất, chế biến, thu mua hay tiêu thụ. Tuy nhiên, do điều kiện về số liệu và thông tin thu thập và nhất là số lượng mẫu nhỏ cũng như tính đa ngành nghề đa sở hữu của các doanh nghiệp hiện nay nên việc so sánh này không có ý nghĩa nhiều.





tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương