DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI


Phân tích những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời (tập trung vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản)



trang8/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23

4.2 Phân tích những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời (tập trung vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản)


Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời, biểu hiện tính dễ tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển. Các rủi ro này bao gồm việc phải làm việc vất vả để đỡ bị suy giảm thu nhập, thiên tai ngày một nhiều làm giảm sút thời gian đi biển và thu nhập, sản lượng đánh bắt và thu nhập thực tế ngày một ít, dịch bệnh trong NTTS gây thiệt hại nặng nề nhiều năm không khôi phục được, thiếu vốn trầm trọng, gánh nặng nợ nần làm cho nhiều hộ không có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới hiệu quả hơn, sự ổn định thu nhập kém, viễn cảnh kinh tế u ám, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Những rủi ro của các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại các địa bàn khảo sát chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) thiếu thốn, yếu kém, suy giảm, việc tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa tốt, cũng như những tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, thời tiết xấu, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường như giá xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh tăng... CRSD cần hỗ trợ những giải pháp hạn chế rủi ro, tạo lập sinh kế thay thế bền vững, dựa trên việc khai thác tối ưu các nguồn lực hộ gia đình và cộng đồng, tận dụng các cơ hội thị trường và thể chế.

Tàu thuyền cũ, công suất thấp, số lượng lớn, chủ yếu khai thác ven bờ, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu nhập hàng năm ngày càng suy giảm. Thiên tai, giá xăng dầu cao, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt là những nguyên nhân chính làm cho thu nhập suy giảm. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các giải pháp vươn khơi, giảm thiểu đánh bắt ven bờ, chuyển đổi nghề có chọn lọc theo hướng hiệu quả và thân thiện với môi trường, cũng như các giải pháp sinh kế thay thế không dựa vào biển.

Xã Ngư Lộc, Thanh Hóa là một xã thuần ngư, có số lượng tàu thuyền ngày một tăng, nhưng chủ yếu là tàu thuyền công suất thấp, tăng 132,1% từ 2006 đến 2010, với hai phần ba hộ đánh bắt ven bờ và sản lượng thủy sản ven bờ cao gấp 3,0 lần sản lượng đánh bắt xa bờ. Sản lượng đánh bắt chủ yếu vẫn là cá tạp, có giá trị thấp, chiếm khoảng 56,0% sản lượng trong 5 năm 2006-2010. Ngư trường khai thác ngày càng khó khăn, nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, tình trạng thiếu vốn và thiếu lao động ngày một nhiều. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tập trung phát triển vùng vươn khơi, trong khi nguồn lực tại chỗ của nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng để đầu tư khai thác vưon khơi, trình độ khoa học công nghệ áp dụng cho ngành nghề khai thác chưa được đáp ứng (Theo BC UBND xã Ngư Lộc). Xã Hải Ninh, Thanh Hóa có tới 78,3% số hộ và số tàu thuyền đánh bắt ven bờ có công suất dưới 20CV, trong đó nhiều thuyền thúng, mảng trang bị máy D6, D8. Tuy nhiên, sản lượng ven bờ chỉ chiếm 37,2% sản lượng đánh bắt năm 2010 và có xu hướng giảm so với năm 2008 (39,3%). Ông Vũ Huy Hồng nói rằng: “Thu nhập các năm gần đây giảm sút cả về sản lượng lẫn thu nhập, năm ngoái trung bình được 3,3 - 3,5 tạ/tháng, năm nay chỉ được 3 tạ/tháng. Cá có giá trị ngày càng ít, đánh bắt chủ yếu là cá dẹt, cá bơn…”. Ông Lê Trung Tuyến có tàu 18CV, cho biết 2 năm nay sản lượng giảm 30%, lượng cá tạp chiếm đến 2/3, trước không có nhiều chuyến lỗ như hiện nay. Anh Lê văn Hưng, 30 tuổi, có thuyền thúng, máy D6 có thu nhập chừng 3 triệu đồng/tháng năm 2010, đến nay chỉ thu được 2 triệu đồng/tháng. Anh Hồ Minh Sơn sinh năm 1969, nhà có ghe, đã bán ghe 9CV, vì thu nhập không đủ chi, đang thất nghiệp, hiện làm thêm cho thôn (phó trưởng thôn) mỗi tháng 400 ngàn đồng. Bán ghe 9CV được 5 triệu, vợ bán bún phở kiếm tiền tiêu cho cả gia đình, ngày nào bán khá được 70-80 ngàn đồng (TLN đánh bắt thôn Tân Thủy, Ninh Lộc, Khánh Hòa).

Trong số hai phần ba hộ đánh bắt hải sản được khảo sát có tới 54,7% cho biết có gặp những rủi ro trong hoạt động khai thác. Ngoài lý do thời tiết và tính mùa vụ làm giảm thời gian hoạt động đánh bắt thực tế, còn có những tác động xấu của thị trường như giá xăng dầu tăng cao, giá thủy sản tăng không tương ứng với chi phí sản xuất gia tăng.

Trong thôn có khoảng 70 chiếc ghe, đã bán 5-6 chiếc, do không đủ xăng dầu đi lại, sau khi bán ghe, người ta sắm xuồng nhỏ và tiếp tục làm biển. Thu nhập trước 100 ngàn, bán ghe, dùng xuồng thu nhập 1 ngày 50-60 ngàn. Biển bây giờ bị ô nhiễm, tôm cá chết. Chồng trước đi biển kiếm được, giờ bữa được bữa không, tháng rồi được 500-600 ngàn. Nhà không có ghe, dùng xuồng. (TLN đánh bắt thôn Tân Thủy, Ninh Lộc, Khánh Hòa)

Gần bốn phần năm (77,9%) người được phỏng vấn cho rằng thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản giảm sút từ 2 năm qua. Chỉ có 12,8% cho biết thu nhập từ nguồn này có tăng lên, trong khi chỉ 9,4% cho là vẫn như trước. Sự suy giảm thu nhập từ đánh bắt mạnh nhất ở Sóc Trăng (89,9%), tiếp theo là Khánh Hòa (71,4%) và cuối cùng là Thanh Hóa (65,4%). Ngư dân xã Ngư Lộc có sự đánh giá lạc quan hơn các xã khác với hai phần năm cho là thu nhập từ khai thác tăng lên, trong khi 16,0% vẫn giữ được như cũ và thu nhập bình quân đầu người của họ cũng cao nhất trong các xã khảo sát. Nhóm đánh bắt, có lẽ có sự đánh giá khách quan hơn bởi họ hiểu biết ngư trường và nghề khai thác nhất, nhận định sự giảm sút thu nhập diễn ra với gần chín phần mười (87,3%) số hộ trong nhóm. Tác động của việc giảm thu nhập từ đánh bắt đối với các nhóm thu nhập càng thấp thì càng lớn. Ba nhóm thu nhập thấp nhất có tới trên bốn phần năm hộ bị ảnh hưởng so với hơn 65% của nhóm thu nhập cao nhất. Lý do giảm sút thu nhập chủ yếu là thiên tai: 38,3% và giá xăng dầu tăng, sản lượng thu hoạch giảm: 30,9%.

Bảng 11: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập trong 2 năm qua (% số hộ)




Thu nhập từ

Nuôi trồng thủy sản



Thu nhập từ

Đánh bắt thủy sản



Thu nhập từ

Chế biến thủy sản



Tăng

Giảm

Như cũ

Tăng

Giảm

Như cũ

Tăng

Giảm

Như cũ

Theo mẫu

25,0

67,9

7,1

12,8

77,9

9,4

45,5

27,3

27,3

Theo xã




























Ninh Vân

25,0

50,0

25,0

14,3

78,6

7,1

100

0

0

Ninh Lộc

21,4

71,4

7,1

7,1

64,3

28,6

0

100

0

Ngư Lộc

100

0

0

40,0

44,0

16,0

57,1

14,3

28,6

Hải Ninh










7,7

84,6

7,7










Vĩnh Hải

0

0

100

8,3

86,1

5,6

0

0

100

An Thạch

20,0

80,0

0

2,9

94,1

2,9

0

100

0

Theo tỉnh




























Khánh Hoà

22,2

66,7

11,1

10,7

71,4

17,9

50,0

50,0

0

Sóc Trăng

12,5

87,5

0

5,8

89,9

4,3

0

50,0

50,0

Thanh Hoá

100

0

0

23,1

65,4

11,5

57,1

14,3

28,6

Theo nghề




























Đánh băt

0

100

0

3,2

87,3

9,5

0

100

0

Hỗn hợp thuỷ sản

28,6

66,7

4,8

21,5

68,4

10,1

50,0

20,0

30,0

Hỗn hợp khác

33,3

33,3

33,3

0

100

0










Theo nhóm thu nhập




























Nhóm 1

0

100

0

6,9

82,8

10,3

50,0

50,0

0

Nhóm 2

0

100

0

6,1

81,8

12,1

0

100

0

Nhóm 3

20,0

60,0

20,0

6,9

82,8

10,3

0

0

100

Nhóm 4

33,3

66,7

0

15,4

76,9

7,7

0

0

100

Nhóm 5

66,7

33,3

0

28,1

65,6

6,3

66,7

16,7

16,7

Hầu hết các hộ đánh bắt ven bờ ở xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng là các hộ nghèo không có đất sản xuất và đất ở cũng rất hạn hẹp, phần lớn trong số họ là người Khơme. Điều đó, cùng với các tác động của thiên tai, giá xăng dầu tăng cao, nguồn lợi cạn kiệt góp phần dẫn đến tình trạng một bộ phận lớn nhóm đánh bắt thuộc về nhóm thu nhập thấp nhất và có sự phân tầng xã hội khá rõ trong nhóm này (62,0% nhóm đánh bắt ở trong 2 nhóm thu nhập thấp, trong khi nhóm hỗn hợp các nghề thủy sản chỉ có tỷ lệ tương ứng là 24,4%).

Một ngư dân đã phản ánh tâm trạng nhiều người trong cộng đồng đánh bắt ven biển, qua đánh giá rằng: “Đi nghề biển không còn sống được nữa, cũng không muốn đi làm biển nữa. Hi vọng con cái được đi học để có nghề nghiệp ổn định”(TLN đánh bắt xã Hải Ninh-Thanh Hóa). CRSD có thể đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng biển, trước các khó khăn của nghề đánh bắt, bằng các hoạt động hỗ trợ phổ cập giáo dục, hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho họ và con em họ.

Xu huớng gia tăng dịch bệnh NTTS, ô nhiễm môi trường nước, khả năng tái tạo đầu tư NTTS thấp, thu nhập từ nghề này ssuy giảm. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước hướng đến NTTS bền vững.



Biểu đồ 6: Cơ cấu nhóm nghề theo thu nhập 20%

Trong báo cáo tổng kết NTTS năm 2010, Sở NN&PTNT Sóc Trăng nhận xét: Năm nay thời tiết, môi trường diễn biến hết sức phức tạp so với mọi năm, nắng nóng gay gắt kéo dài, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển mạnh, làm phát sinh diện tích nuôi tôm bị thiệt hại đến 16,9%. Riêng diện tích thả sớm bị thiệt hại lớn tới 42,5% do nguồn nước trong các kênh rạch bị ô nhiễm vì thời điểm tập trung cải tạo ao nuôi.

Chi cục NTTS Khánh Hòa đánh giá: Chất lượng môi trường nước có dấu hiệu giảm sút về chất lượng tại các vùng nuôi. Người nuôi thì chủ quan, chưa có ý thức về việc quản lý môi trường ao nuôi và vùng nuôi (Báo cáo tổng kết NTTS năm 2010). Xã Ninh Lộc, Khánh Hòa có hầu hết người NTTS gặp rủi ro dịch bệnh và mang công, mắc nợ. Báo cáo Tình hình KTXH 5 năm 2006-2010 và kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 của xã nhấn mạnh: Việc nuôi trồng thủy sản ở địa phương cũng không đạt hiệu quả cao do nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra liên tục trong các vụ nuôi tôm làm nhân dân bị thua lỗ nhiều, khả năng tái tạo đầu tư sản xuất thấp. Đầu năm 2011, người dân thả nuôi được 350 ha, trong đó tôm thẻ thả nuôi 245ha, tôm sú 105ha. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã làm 70 ha thả nuôi bị mất trắng, 100ha đã thu hoạch với năng suất bình quân là 7 tạ/ha. Sản lượng đánh bắt trong quý là 22 tấn (Theo báo cáo tình hình KTXH tháng 5 năm 2011 của UBND xã Ninh Lộc).

Từ những nguyên nhân trên, trong mẫu khảo sát, 66,7% cho biết thu nhập từ NTTS giảm sút so với 2 năm trước. Tại 3 xã Ninh Lân, Ninh Lộc, An Thạch 3 có NTTS, tỷ lệ đánh giá sự suy giảm thu nhập NTTS lần lượt là 50,0%, 71,4%, 80,0%. Nhóm hỗn hợp thủy sản, bao gồm những hộ NTTS và có thêm các nghề khác liên quan đến thủy sản, có sự giảm sút thu nhập từ NTTS là 66,7%.

Cơ sở hạ tầng yếu kém không phù hợp với NTTS, làm gia tăng rủi ro cho NTTS. Báo cáo của Chi cục NTTS Khánh Hòa năm 2010 nhận xét về một hạn chế: “Hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ NTTS triển khai còn chậm”. Báo cáo của UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa cho biết: “Việc nuôi tôm sau các vụ thất thu, khả năng tái đầu tư sản xuất hạn chế, nguồn nước xả ra và đưa nước vào các vùng nuôi chung một con lạch, từ đó không tránh khỏi dịch bệnh lây lan. Lịch thời vụ thả nuôi không đồng nhất, việc áp dụng KHKT vào nuôi trồng các loài thủy sản chưa được mở rộng, còn lúng túng nhất là khâu xử lý dịch bệnh”.

CRSD cần lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển KTXH của địa phương nhằm giải quyết một nút thắt quan trọng trong phát triển bền vững ngành thủy sản ven bờ là CSHT.

Thiếu vốn trầm trọng, nợ nần chồng chất khó có khả năng chi trả, khả năng đầu tư mở rộng sản xuất hay chuyển đổi nghề gặp khó khăn. Tổng số hộ đang vay nợ trong mẫu khảo sát là 67,7%, chủ yếu để khai thác, NTTS (chiếm 64,4% số hộ đang vay nợ), và trồng trọt, chăn nuôi (18,9% số hộ vay). Mức vay trung bình cho thủy sản là cao nhất, lên tới 57,7 triệu đồng/hộ, người vay nhiều nhất là 300 triệu đồng. Vay cho trồng trọt trung bình ở mức 19,2 triệu/hộ. 9,5% khoản vay ở mức 100 triệu trở lên và gần một phần tư vay trong khoảng 30-90 triệu.

Nguyễn Q. H. , thôn Tam ích, xã Ninh Lộc-Khánh Hòa, 45 tuổi, trình độ 5/12, có 5 con, chưa con nào có gia đình, nuôi tôm cua bán công nghiệp, diện tích nuôi 35.000m2. Thế chấp hết rồi, nợ ngân hàng 180 triệu, từ 2003 đã quá hạn. Hiện tại nuôi quảng canh, vợ buôn bán phở bún không đủ ăn, 2 con trai đi làm công nhân, 1 đứa đi bộ đội, 2 đứa đi học (TLN).

Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2010 của Sở NN&PTNT Sóc Trăng nhận định rằng: “Do dư nợ vốn tín dụng trong dân các năm qua khá lớn, ngân hàng gặp nhiều khó khăn; một số hộ dân sản xuất thua lỗ của các vụ nuôi trước nên thiếu vốn đầu tư, dẫn đến đầu tư công trình không đảm bảo, nhiều hộ nuôi diện tích nhỏ không có ao lắng… từ đó không chủ động nguồn nuớc cấp trong quá trình sản xuất.” UBND xã Hải Ninh, Thanh Hóa cho rằng: “Nghề biển tuy đã có sự phát triển song chưa được đầu tư đúng mức, phuơng tiện khai thác còn thô sơ, tỷ lệ tàu thuyền có công suất lớn còn ít, nên hiệu quả đánh bắt thấp. Đầu tư cho vay vốn sản xuất của ngành ngân hàng đối với ngư dân chưa được quan tâm.” UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa nhận định trong báo cáo phát triển KTXH năm 2010: “nguồn đầu tư cho việc nâng cấp tàu thuyền công suất lớn để đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn, việc chuyển đổi nghề còn chậm”

Nhóm NTTS thôn Tam Ích, xã Ninh Lộc, Khánh Hòa cho biết: Tất cả các trường hợp đều vay quá hạn và khóa sổ không vay được tiếp, trong đó người vay thấp nhất 40 triệu, người vay cao nhất 180 triệu. Nay còn đất, hầu hết chỉ nuôi quảng canh. Vài người thuê đìa, nay đã trả lại.

Người dân trong hoạt động tham vấn thuộc nhóm đánh bắt xã Ninh vân-Khánh Hòa nói rằng: Chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập, số tiền cho người dân nghèo vay để kinh doanh sản xuất là quá ít, không đủ kinh doanh. Điều này làm ngư dân phải đi vay tiền của tư nhân hoặc các đầu nậu. Các đầu nậu này không lấy lãi, tuy nhiên họ sẽ mua sản phẩm với giá rẻ, do hải sản càng ngày càng cạn kiệt nên ngư dân nợ nần chồng chất.

Tình trạng thiếu vốn trầm trọng và phổ biến - một nguồn lực quan trọng hàng đầu, cho thấy dự án CRSD cần phối hợp với các hoạt động ngân hàng mới có thể chuyển đổi sinh kế một cách bền vững. Không phải ngẫu nhiên khi trả lời câu hỏi về việc cần hỗ trợ gì nếu thực hiện dự định sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ, thì 87,7% hộ đã đưa ra yêu cầu hỗ trợ vốn.

Không có đất sản xuất là một khó khăn to lớn cho việc chuyển đổi nghề của phần lớn hộ ngư dân ven biển. Trong mẫu khảo sát, chỉ một phần năm số hộ có đất nông nghiệp. Điều đó cho thấy cần tận dụng tối đa nguồn lực đất đai ở mọi vùng dự án như một tài nguyên khan hiếm thay thế cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.

Một vấn đề thực tiễn cho thấy, hầu hết hộ ngư nghiệp không được cấp đất nông nghiệp trong những đợt cấp đất nông nghiệp ở các địa phương như ở xã Ninh Vân, Khánh Hòa có tới 20-30% hộ không có đất sản xuất, xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng có hơn một ngàn hộ ngư dân (trong đó phần lớn là người Khơme) không có đất nông nghiệp. Mặt khác, điều kiện đất đai nông nghiệp tại các thôn ven biển có nhiều hạn chế như xã Ngư Lộc, Thanh Hóa, 3 thôn ven biển xã Ninh Lộc, Khánh Hòa. Trong mẫu khảo sát, không có hộ nào ở Ninh Lộc và Ngư Lộc có đất nông nghiệp và 1 bộ phận đã đi sang địa bàn xã khác hay thôn khác thuê nguồn đất công để NTTS. Trừ xã An Thạnh 3 có một nửa số hộ có đất nông nghiệp, các xã còn lại chỉ có khoảng 10 đến hơn 20% hộ có đất nông nghiệp. Nhóm đánh bắt và nhóm hỗn hợp thủy sản chỉ có lần lượt 15,5% và 20,2% hộ có đất nông nghiệp. Nhóm DTTS chỉ có 35,3% hộ có đất nông nghiệp và 5,9% thuê đất sản xuất. Diện tích đất trung bình của các hộ vùng ven biển đang sử dụng đất nông nghiệp là 5.386 m 2 đối với dân tộc Kinh và 4.742 m2 đối với DTTS chỉ đủ để tồn tại, chứ không đủ để phát triển kinh tế hàng hóa làm giàu. Vấn đề nổi bật ở đây là tình trạng đa số hộ ngư dân không có đất canh tác và là một trở ngại lớn đối với việc chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt. Trong khi đó các địa phưong còn một số nguồn lực đất đai chưa được khai thác hiệu quả, mà chưa được qui hoạch, điều chỉnh quyền sử dụng đất một cách có hiệu quả KT-XH (xem thêm ở phần cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế).

Bảng 12: Tỷ lệ hộ đang canh tác các loại đất (%)




Đất nông nghiệp

Đất ở


Ao hồ,

mặt nước


Tỷ lệ hộ có các loại đất

Tỷ lệ hộ thuê đất


Tổng mẫu

20,0

95,9

19,0

99

7,2

Theo xã







 

 




Ninh Vân

25

100

9,4

100

0

Ninh Lộc

0

93,1

55,2

100

0

Ngư Lộc

0

100

20,7

100

13,8

Hải Ninh

10,0

96,7

6,7

100

6,7

Vĩnh Hải

23,7

97,4

7,9

100

5,3

An Thạch

51,4

89,2

18,9

94,6

16,2

Theo tỉnh
















Khánh Hòa

20,5

96,7

31,1

100

0

Sóc Trăng

37,0

93,2

12,3

97,3

11,0

Thanh Hoá

6,6

98,4

14,8

100

9,8

Theo nhóm nghề
















Đánh bắt

15,5

94,4

8,5

98,6

9,9

Hỗn hợp thuỷ sản

20,2

97,0

28,3

99,0

6,1

Hỗn hợp khác

32,0

96,0

12,0

100

4,0


Lao động chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm làm tăng khả năng rủi ro trong sản xuất, cũng như khó chuyển đổi nghề. Điều đó cho thấy đào tạo nghề, phổ cập giáo dục cần là một trong những hoạt động cơ bản của CRSD nhằm chuyển đổi sinh kế vùng ven biển một cách bền vững.

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ là khá cao - 94,0%, so với tỷ lệ dân số 10 tuổi trở lên biết chữ của cuộc ĐTMSHGĐ năm 2008 ở khu vực nông thôn là 92,0%. Tuy nhiên tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng - một xã có xấp xỉ 10.000 người Khơme, tỷ lệ biết chữ khá thấp, chỉ đạt 81,8%, tuy tỷ lệ không biết chữ có thể tập trung vào nhóm người có tuổi. Trong nghiên cứu của Dự án rừng ngập mặn của WB năm 2006, tỷ lệ biết chữ tương ứng toàn mẫu khảo sát tại 4 tỉnh: Sóc Trăng, Trà vinh, Bạc liêu, Cà mau là 86,5%, của dân tộc Khơme là 71,1% và trên một nửa người không biết chữ là hơn 46 tuổi. Nhóm đánh bắt có tỷ lệ biết chữ thấp hơn đáng kể so với nhóm nghề hỗn hợp thủy sản (92,4% so với 94,9%). Về cơ bản, tỷ lệ này ở các nhóm thu nhập càng thấp thì càng thấp. Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ tương ứng là 89,8%, nhỏ hơn nhiều so với nhóm thu nhập cao nhất - 98,8%. Các thành viên của những gia đình chủ hộ nữ cũng thiệt thòi hơn khi tỷ lệ biết chữ thấp hơn - 89,1% so với tỷ lệ tương ứng 94,5% của các thành viên thuộc nhóm chủ hộ nam.

Tỷ lệ cao, các thành viên 15 tuổi trở lên, chỉ đạt trình độ tiểu học ở nhóm đánh bắt, xã thuần ngư như Ngư Lộc-Thanh Hóa và Sóc Trăng, nơi có đông đảo DTTS. Điều đó cho thấy những nhóm này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chuyển đổi sinh kế và CRSD cần thiết kế các hợp phần về đào tạo nghề, phổ cập giáo dục, với sự chú trọng đặc biệt tới những nhóm này. Mặt khác, gần bốn phần năm số trẻ trong độ tuổi đi học (6-18) hiện không đi học bởi lý do chính là gia đình cần lao động và bởi nghèo, với chi phí học tốn kém. Vì thế CRSD nên hỗ trợ bằng tiền cho trẻ em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục, theo đuổi chương trình THPT hay đào tạo nghề. Đó là một phương cách giảm nghèo bền vững, cũng như tạo ra những cơ hội chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ của thế hệ trẻ, không phải tiếp nối nghề cha anh như nguồn sinh kế duy nhất khi thất học.

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên học hết THPT trong mẫu khảo sát là 17,2%, cũng cao hơn nhiều chỉ số tương ứng của khu vực nông thôn trong cuộc ĐTMSHGĐ năm 2008: 12,3%. Đó là cơ sở quan trọng cho một bộ phận thanh niên có khả năng chuyển đổi sang nghề không đánh bắt.

Tỷ lệ các thành viên trên 15 tuổi đã qua đào tạo nghề chỉ đạt 6,4%, trong đó, 4,0% có trình độ CĐ và ĐH. Tỷ lệ tương ứng qua đào tạo nghề các loại của khu vực nông thôn trong cuộc ĐTMSHGĐ 2008 là 8,6% cao hơn tỷ lệ này trong mẫu khảo sát. Điều đó cho thấy nguồn vốn con người ở vùng dự án thấp hơn khu vực nông thôn cả nước. Các xã thuộc Sóc Trăng có vẻ yếu thế hơn các xã khác trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Tỷ lệ qua đào tạo nghề của nhóm đánh bắt cũng thấp hơn so với nhóm nghề hỗn hợp thủy sản (5,4% so với 6,3%). Nhóm thu nhập thấp nhất cũng có tỷ lệ thành viên trên 15 tuổi qua đào tạo nghề thấp hơn nhiều các nhóm thu nhập khác: 1,6% so với 12,8% của nhóm thu nhập cao nhất. Điều đó cho thấy dự án CRSD nên chú trọng hoạt động đào tạo nghề cho nhóm thu nhập thấp nhất, nhóm đánh bắt, đặc biệt ở Sóc Trăng, vùng ĐBSCL nhằm tăng cường cơ hội chuyển đổi nghề về lâu dài cho họ.



Bảng 13: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình




Dân số 15 tuổi trở lên

Dân số 15 tuổi trở lên biết chữ

Trình độ học vấn cao nhất của dân số

từ 15 tuổi trở lên



Tiểu học

THCS

THPT

TH chuyên nghiệp

Học nghề ngắn hạn

Học nghề dài hạn

CĐ/ĐH trở lên

Khác

Tổng mẫu

752

76,2


705

94,0


239

31,9


285

38,0


129

17,2


5

0,7


5

0,7


7

0,9


33

4


1

0,1


Theo xã































6 xã: Ninh Vân

120

15,9


117

92,0


31

26,3


45

38,1


23

19,5


4

3,4


4

3,4


2

1,7


7

5,9


1

0,8


Ninh Lộc

127

16,8


122

96,1


38

29,9


61

48,0


18

14,2


0

0


0

0


0

0


5

3,9


0

0


Ngư Lộc

117

15,5


113

96,6


40

34,2


39

33,3


19

16,2


1

0,9


1

0,9


0

0


12

10,3


0

0


Hải Ninh

97

12,9


97

100


18

18,6


53

54,6


21

21,6


0

0


0

0


0

0


5

5,2


0

0


Vĩnh Hải

159

21,1


130

81,8


64

40,3


34

21,4


24

15,1


0

0


0

0


4

2,5


4

2,6


0

0


An Thạch

132

17,6


126

95,5


48

36,4


53

40,2


24

18,2


0

0


1

0,8


0

0


0

0


0

0


Theo tỉnh































Khánh Hòa

247

32,8


239

97,6


69

28,2


106

43,3


41

16,7


4

1,6


4

1,6


2

0,8


12

4,9


1

0,4


Sóc Trăng

284

37,7


250

88,0


108

38,0


85

29,9


48

16,9


0

0


1

0,4


4

1,4


4

1,4


0

0


Thanh Hoá

221

29,3


216

97,7


62

28,1


94

42,5


40

18,1


1

0,5


1

0,5


9

4,1


17

7,8


0

0


Theo nhóm nghề































Đánh bắt

237

31,5


218

92,4


97

41,1


83

35,2


25

10,6


1

0,4


5

2,1


3

1,3


3

1,2


1

0,4


Hỗn hợp thuỷ sản

415

55,2


393

94,9


120

29,0


166

40,1


80

19,3


3

0,7


0

0


3

0,7


20

4,9


0

0


Hỗn hợp khác

0

0


0

0


0

0


0

0


0

0


0

0


0

0


0

0


0

0


0

0


Theo giới chủ hộ































Nam

687

91,4


648

94,5


220

32,1


264

38,5


117

17,1


5

0,7


5

0,7


7

1,0


28

4


1

0,1


Nữ

65

8,6


57

89,1


19

29,7


21

32,8


12

18,8


0

0


0

0


0

0


5

7,8


0

0


Theo nhóm thu nhập 20%































Nhóm 1 (nghèo nhất)

127

16,9


114

89,8


46

36,2


55

43,3


11

8,7


0

0


0

0


0

0


2

1,6


0

0


Nhóm 2

153

20,3


143

93,5


40

26,1


63

41,2


27

17,6


1

0,7


3

2,0


2

1,3


7

4,6


0

0


Nhóm3

148

19,7


136

91,9


49

33,1


53

35,8


27

18,2


2

1,4


0

0


1

0,7


3

2,1


0

0


Nhóm 4

143

19,0


136

95,1


50

35,0


59

41,3


19

13,3


1

0,7


1

0,7


1

0,7


5

3,5


0

0


Nhóm 5 (giầu nhất)

174

23,1


171

98,8


52

30,1


54

31,2


43

24,9


1

0,6


1

0,6


3

1,7


16

9,3


1

0,6


Nguồn: Kết quả khảo sát
Rủi ro sinh kế vùng ven biển còn do ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản kém. Tư duy “bóc ngắn, cắn dài” chi phối người dân ven biển vì sinh kế trước mắt, làm cho nguồn lợi thủy sản suy kiệt, thu nhập từ đánh bắt ngày càng giảm sút.
Sở NN&PTNT Thanh Hóa đánh giá: “Vùng biển ven bờ của tỉnh có diện tích hơn 1.200 km2, tập trung các bãi đẻ của các loài cá, tôm có giá trị kinh tế như: bãi tôm Hòn Nẹ đến ngang cửa Lạch Ghép, bãi cá, tôm Đông Nam Hòn Mê,… thường tập trung gần 80% tàu cá của tỉnh để khai thác, có một số đối tượng thường lén lút sử dụng các dụng cụ kết hợp có tính chất hủy diệt để khai thác hải sản ở ngư trường ven bờ, đặc biệt nhiều ngư dân sử dụng tàu cá công suất lớn hoạt động sai vùng biển để khai thác tận thu nguồn lợi, làm thay đổi hệ sinh thái vùng ven bờ”.
Báo cáo của UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa năm 2010 cho biết: “trong những năm qua, sản lượng đánh bắt đạt thấp vì nguồn thủy sản ven bờ đã cạn kiệt, do ngư dân dùng các phương tiện xung điện, giã cào khai thác, bà con chưa cải tiến phương tiện đánh bắt. Tổng sản lượng đánh bắt trong các năm 2006-2009, hàng năm đạt 95,5% so với kế hoạch giao”. Một ngư dân trong xã này cho rằng: ”Lờ, nờ (2 loại ngư cụ được dùng khá phổ biến ở đây) làm cạn kiệt tài nguyên, ở Cam Ranh đã cấm Lờ”. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2010 của Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết: một số nơi ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường chưa thực hiện tốt là ảnh hưởng đến vùng nuôi, diện tích thả sớm, tỷ lệ thiệt hại phát sinh khá cao (42,5%). Chi cục NTTS Khánh Hòa cũng đánh giá: Ý thức của người nuôi chưa cao trong công tác quản lý môi trường và chất lượng nước nuôi nên khi bệnh xuất hiện thì tốc độ lây lan nhanh, khó khăn trong việc khoanh vùng để quản lý dịch bệnh.

Thiếu sự phối hợp, liên kết trong tổ chức sản xuất, các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, mô hình tổ đội sản xuất trên biển... chưa được triển khai trong thực tế làm tăng rủi ro trong khai thác, NTTS và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sở NN&PTNT Thanh Hóa nhận xét: “Việc tổ chức sản xuất khai thác trên biển theo mô hình tổ, đội chưa có hiệu quả; chưa có chính sách hỗ trợ phát triển tổ, đội sản xuất trên biển. Xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng chưa được quan tâm triển khai”. Thực hành đồng quản lý tài nguyên ven biển cần là một bộ phận hợp thành gắn liền với hợp phần sinh kế thay thế bền vững của CRSD.



Tại Ngư Lộc, thời kỳ dịch bệnh tả-việc cấm buôn bán, sử dụng mắm tôm đã làm suy sụp nghề chế biến mắm tôm- một nghề truyền thống của xã.

Những rủi ro như trên dẫn tới tình trạng việc làm không ổn định trở nên phổ biến. Gần hai phần năm (38,8%) tổng số thành viên lao động trong các gia đình được khảo sát có việc làm không ổn định, xấp xỉ hai phần ba (69,7%) số việc làm phụ của họ cũng không ổn định. Tại các xã Ninh vân, Ninh Lộc-Khánh Hòa, tỷ lệ việc làm chính không ổn định rất cao, lần lượt là 61,5% và 64,2%. Tính chất ổn định trong việc làm chính của các nhóm đánh bắt, nhóm đánh bắt hỗn hợp với các nghề thủy sản khác thấp hơn so với nhóm các nghề phi đánh bắt: 50,0% và 64,8% so với 70,6%. Nhìn chung, tính ổn định của việc làm chính tỷ lệ thuận với mức thu nhập. Nghĩa là nhóm thu nhập càng cao thì tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định càng lớn và ngược lại. Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định chỉ là 34,3%, chưa bằng một nửa tỷ lệ tương ứng của nhóm thu nhập cao nhất -74,3%. Nhóm dân tộc Khơme có tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định chỉ là 44,4%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này ở nhóm dân tộc Kinh-63,7%. Nhóm lao động nam có tỷ lệ ổn định về việc làm chính cao hơn nhiều so với lao động nữ: 62,1% so với 50,0%. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các hoạt động tạo lập việc làm bền vững, không chỉ là các hoạt động sinh kế thay thế trước mắt, mà bao gồm cả các hoạt động tăng cường giáo dục lớp trẻ, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giảm nghèo bền vững, liên kết các nhóm nghề trong các mô hình… Các hoạt động hỗ trợ của CRSD cần chú ý đặc biệt tới các nhóm yếu thế như nghèo, cận nghèo, lao động nữ, DTTS.

Các rủi ro về di cư, đào tạo không phù hợp nhu cầu thị trường, làm mất chi phí cơ hội.

Di cư tuy tạo ra những cơ hội về việc làm và thu nhập, đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình và cộng đồng xuất cư, nhưng cũng chứa đựng những rủi ro. Nhiều tài liệu nghiên cứu liệt kê các rủi ro từ di cư, bao gồm việc làm không ổn định và tiền lương thấp, không được tham gia các lọai bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, rủi ro về an ninh, về tệ nạn xã hội khi rời xa sự kiểm soát của cộng đồng làng xóm, về chi phí sinh hoạt đắt đỏ nơi thị thành, trẻ em xa cha mẹ, ảnh hưởng đến sự giáo dục và phát triển nhân cách. Vì thế, khi xác định di cư như một chiến lược tạo việc làm và giảm áp lực khai thác ven bờ, CRSD nên hỗ trợ những người di cư ven biển tìm kiếm việc làm bền vững, khắc phục, hạn chế những rủi ro họ có thể phải đối diện.

Với chất lượng thấp của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại, từ giáo dục phổ thông đến đào tạo nghề hay cao đẳng, đại học, với công tác hướng nghiệp chưa tốt, hệ thống thông tin về giáo dục, đào tạo, về thị trường lao động chưa phát triển thì tình trạng đào tạo không đáp ứng nhu cầu thị trường là khá phổ biến và làm lãng phí cơ hội việc làm bền vững của giới trẻ trên phạm vi cả nước, cũng như của thanh niên vùng biển. Trong số những người thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay, khoảng 27,0% là những người đã qua đào tạo, đặc biệt là thanh niên. Điều đó cho thấy những lỗ hổng trong hướng nghiệp giáo dục, đào tạo (tinkinhte.com, 30/03/2010). Điều đáng nói là đối với phần lớn thanh niên vùng biển, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, con đường học tập của họ trải đầy chông gai, và họ chỉ vượt qua với nghị lực tràn đầy, cùng mồ hôi, nước mắt của cha mẹ họ. Vì thế lãng phí các cơ hội việc làm bền vững của họ là điều xót xa, day dứt. Tại các xã khảo sát, một số thanh niên sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học không tìm được việc làm ở thành phố đã trở về quê, tìm việc làm tạm thời, không liên quan đến nghề được đào tạo như phát thanh viên, công tác đoàn ở xã, làm các công việc tự làm ở gia đình… CRSD có thể và cần thiết hỗ trợ các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề sát nhu cầu thị trường, lựa chọn các cơ sở đào tạo có uy tín, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho giới trẻ.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương