DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI


PHỤ LỤC 2. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG



trang16/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23

PHỤ LỤC 2. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG



Nội dung tham vấn:

  • Thông tin về các hoạt động của dự án (tập trung vào Hợp phần 2 và 3),

  • Những tác động tiềm ẩn của dự án (Hợp phần 2 và 3),

  • Các biện pháp giảm thiểu tác động như hỗ trợ và các sinh kế thay thế do người dân đề xuất.

Phương pháp tham vấn:

  • Thảo luận các nhóm ngư dân nữ, nhóm ngư dân nghèo, nhóm ngư dân DTTS, nhóm NTTS, nhóm chế biến thủy sản, nhóm dịch vụ thủy sản, nhóm phi nông nghiệp, nhóm nông nghiệp, nhóm đánh bắt kết hợp canh tác, nhóm thanh niên, theo các nội dung trên.

  • Các phương pháp SWOP, lựa chọn ưu tiên được sử dụng trong việc lựa chọn các đề xuất hoạt động của dự án CRSD. Có xã thực hiện lựa chọn hoạt động dự án xếp thứ tự ưu tiên, có xã thực hiện tính điểm từng hoạt động dự án theo thang điểm 10.




Tỉnh/ huyện/ xã

Nhóm

tham vấn


Số người tham gia

Ngày tham vấn

Ý kiến người thảo luận

Xã Ninh Vân, Khánh Hòa

TLN cán bộ xã Ninh Vân


6



10/5/2011


  • Nguồn kinh tế chủ lực là Nông nghiệp và công nghiệp còn lại lao động buôn bán nhỏ, địa bàn xã Ninh Vân vừa có đất rừng, đất trồng màu, vừa biển, thuận lợi du lịch. Có một vài dự án du lịch đã hoạt động, nhưng không giải quyết được vấn đề lao động của địa phương vì trình độ lao động thấp, không đủ tiêu chuẩn.

  • Ninh Vân đất biển, đất núi chiếm đa số, đất bằng ít, đang chuyển hướng nông nghiệp sang công nghiệp, đang chuyển đổi đất nông nghiệp sang dịch vụ nên đất để phát triển chăn nuôi trồng trọt ít, phát triển du lịch bất động sản dịch vụ. Các khu ven biển ưu tiên cho du lịch và dịch vụ.

  • Khó khăn là trình độ lao động chưa cao. Đánh bắt ngư nghiệp theo mùa vụ, tài nguyên gần bờ cạn kiệt, nguồn vốn đánh bắt xa bờ chưa có nên khó khăn. Đất trồng trọt thì chuyển dần sang kiểu trồng trọt công nghiệp, đất chăn nuôi hướng tập trung, trang trại do thức ăn tự nhiên ít

  • Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1. Đào tạo nghề cho con em ngư dân. 2. Tàu xa bờ. 3. BHYT cho người bệnh kinh niên, người già. 4.Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống

TLN ngư dân xã Ninh Vân



6



10/5/2011





  • Mấy năm gần đây nguồn hải sản địa phương cạn kiệt, nguồn nguyên liệu không có, lấy ở các tỉnh xa quá tốn kém, giá nguyên liệu tăng gấp 3 lần thế nên kinh doanh gặp khó khăn

  • Tình hình đánh bắt năm nay so với các năm trước: Giá nhiên liệu tăng, số lượng sản phâm ít hơn năm trước, giá bán sản phẩm tăng. Giá cả sinh hoạt năm nay tăng cao hơn so với các năm trước thế nên mức sống của ngư dân thấp hơn trước

  • Trước tình hình thủy sản cạn kiệt như vậy, có một vài anh em cũng chuyển đổi sang sản xuất hải sản, nuôi tôm hùm giống, Một vài bà con cũng định đánh bắt tôm hùm con rồi nuôi, tuy nhiên lại khó khăn vấn đề tiền vốn, một lồng nuôi cần vài trăm triệu, bà con không có vốn để thực hiện.

  • Ý kiến về việc bà con góp vốn góp sức, làm thành các tổ cùng đánh bắt buôn bán: Ý kiến này rất hay, tuy nhiên để thực hiện thành công thì cần 2 yếu tố là vốn và nhận thức của người dân. Trước đây tôi lãnh đạo người nông dân, đã có ý kiến là nâng cấp để đi đánh bắt ngư trường xa thì hiệu quả hơn, tuy nhiên cuối cùng người dân không chịu, họ lập luận bây giờ cái nhóm 5 người này thì ai chỉ huy, trả lời:“Theo năng lực” tuy nhiên người ta lại không đồng ý vì không chịu làm dưới quyền người khác

  • Chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập, số tiền cho người dân nghèo vay để kinh doanh sản xuất là quá ít, không đủ kinh doanh. Điều này làm ngư dân phải đi vay tiền của tư nhân hoặc các đầu nậu. Các đầu nậu này không lấy lãi, tuy nhiên họ sẽ mua sản phẩm với giá rẻ, do hải sản càng ngày càng cạn kiệt nên ngư dân nợ nần chồng chất

  • Ở địa phương điều kiện để chuyển đổi nghềbfgr thì chắc chỉ chuyển sang nuôi trồng. Tuy nhiên để nuôi trồng thì cần có vốn. Vì vậy ý kiến là cho ngư dân được vay vốn lãi suất dài hạn để người ta làm ăn. Vay từ 3-5 năm, 1-2 năm không đủ để người ta làm ăn. Nuôi trồng ở đây có thể là nuôi tôm hùm, nuôi cá lồng bè. Cá thì có thể đa dạng.

  • Hiện tại đất của xã có hạn chế, trồng hành tỏi cũng không có đất để phát tiển quy mô, nuôi gia súc cũng không có đồng cỏ, vì vậy nuôi trồng thủy sản chắc sẽ phù hợp với địa phương

  • Khó khăn của bà con: Thiếu vốn, thiếu đất, thiếu kĩ thuật. Ngoài ra còn có thể thiếu lao động, địa phương không có người thu mua nên thường bị lái buôn vào ép giá. Hi vọng có đường liên thống với đất liền thì có thể mua bán giá tốt hơn. Đầu vào cao, đầu ra không ổn định

  • Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1.Nuôi tôm hùm lồng. 2. Tàu xa bờ. 3. Đào tạo nghề cho con em ngư dân 4. BHYT cho người bệnh kinh niên, người già. 5. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống




TLN làm nông nghiệp Ninh Vân


8


12/5/2011


  • Trong thôn còn nhiều đất có thể cải tạo để trồng hành tỏi, tuy nhiên không có vốn để cải tạo. Thành lập tổ hợp tác cải tạo đất, mở rộng cây hành tỏi. Không có đủ đất để làm cả 1 vùng cho nhiều bà con, có thể chung 1 nhóm nhưng đất riêng. Nguồn bao tiêu sản phẩm hành tỏi. Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, lúc đầu vào đầu ra ổn định thì bà con sẽ yên tâm hơn.

  • Ở đây không có bán thể bảo hiểm tự nguyện do không có đại lý. Nhiều người cũng muốn mua

  • Muốn nuôi heo rừng, rào khu đồi lại, nuôi vài chục con heo rừng. Nguồn giống đi mua ở Cam Ranh nhiều. Có thể 4,5 cha con làm thành 1 tổ, vốn có thể khoảng 150tr-200tr, đất màu có thể trồng cây màu, cây lang rồi cho heo rừng ăn.

  • Muốn chăn nuôi hươu lấy nhung, muốn thí nghiệm nuôi ở địa phưưong, nguồn thức ăn rất dồi dào, dễ nuôi hơn bò. Nếu thành công có thể mở rộng. Nuôi 4 con, 1 con giốn hươu được 25tr, hươu cái 10tr, hươu đực lấy nhung nên đắt, 4 con 100tr, chuồng trại 200tr diện tích chuồng 40m2

  • Mong muốn có đường thoát lũ, kỹ sư thiết kế đường ở nơi khác, không biết luồn lạch nước nên nước thoát xuống gặp đường bị chặn ở trong làng. Trước xã có con mương thoát nước hoạt động khá ổn định, tuy nhiên có đường mới chặn ngang mương.

  • Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1. Đào tạo nghề cho con em ngư dân.2. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống. 3.Điện lưới khu đèo Bãi trướng trồng hành tỏi.4. Cải tạo đất khu đèo Bãi trướng trồng hành tỏi. 5. Thoát lũ






TLN phụ nữ Ninh Vân

5

11/5/2011


  • Có thể thành lập các tổ nhóm để chăn nuôi. Vấn đề là cần đoàn kết thì mới làm việc với nhau được. Có thuận lợi là các chị em thường thành lập thành hội chị em tình nghĩa 10-20 chị em và điều này sẻ rất dễ để chị em lập thành các tổ. Các chị em trước giờ nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tham gia lớp tập huấn nào. Chuông lợn 1 chuồng nuôi 5 con, diện tích 4x5m. phải bê tông hóa, có tấm mái chống nóng, có hệ thống nước. Để giảm bệnh thì chuồng phải sạch, ăn sạch. Để nuôi 10 con cần 2 ô, 60tr. Có thể thay đổi vật liệu xây dựng để giảm giá thành. Thuận lợi: Có đất trồng rau, nước sạch, lao động sẵn có, đi biển về có cá để làm cám.

  • Có thể thành lập thành các tổ khoảng 10 hộ, mỗi hộ có thể nuôi phụ thuộc vào diện tích đất, nếu tổ chức thành mô hình thì 10 hộ cần nuôi khoảng 200 con thì mới có lãi. Cần dự án hỗ trợ về giống, thức ăn. Quan trọng là giống tốt thì xuất chuồng nhanh, có hiệu quả kinh tế cao. Nếu mà làm mô hình, chị em chỉ đủ tiền giống, còn thức ăn, cải tạo chuồng trại thì ko đủ.

  • Để chế biến hải sản, thành lập tổ thì cần 5-6 hộ. Tiêu thụ sản phẩm cá của xã. Nếu mà có kinh nghiệm thì sẽ bảo ban được nhau, thống nhất về cung cách ăn chia. Để có thể thực hiện được thì cần hỗ trợ vốn,..

  • Mô hình nuôi gà có thể làm tập trung khoảng 10 hộ, vốn đòi hỏi, chuồng trại không cao lắm. Sẽ tổ chức một vài gia đình có đất rộng, mỗi hộ có thể nuôi 300 con. Tiền giống 30k/ con, tiền giống 10 hộ 300 con khoảng 90 triệu.

  • Nếu mà thành lập các tổ, thì ít nhất khoảng 3 năm có thể hỗ trợ các tổ nhóm khác. Có thể hỗ trợ các tổ khác 50% vốn của tổ đã được hỗ trợ.

  • Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống. 2.Nước sạch. 3. Hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi. 4. Nuôi tôm hùm lồng. 5. Tàu xa bờ 6.Đào tạo nghề cho con em ngư dân.

Xã Ninh Lộc, Khánh Hòa


TLN đánh bắt thôn Tân Thủy, Ninh Lộc, Khánh Hòa


11


15/5/2011


  • Anh Hồ Minh Sơn 1969, Nhà có ghe, đã bán ghe 9CV, vì thu nhập không đủ chi, đang thất nghiệp, hiện làm thêm cho thôn (phó trưởng thôn) mỗi tháng 400 ngàn đồng. Bán ghe 9CV được 5 triệu, Vợ bán bún phở kiếm tiền tiêu cho cả gia đình, ngày nào bán khá được 70-80 ngàn đồng. Nhà không đủ tiền cho các con đi học nghề. Định cho con học nghề sửa điện thoại, khoảng 10 triệu.

  • Trong thôn có khoảng 70 chiếc ghe, đã bán 5-6 chiếc, do không đủ xăng dầu đi lại, Sau khi bán ghe, người ta sắm xuồng nhỏ và tiếp tục làm biển. Thu nhập trước 100 ngàn, bán ghe, dùng xuồng thu nhập 1 ngày 50-60 ngàn. Biển bây giờ bị ô nhiễm, tôm cá chết. Chồng trước đi biển kiếm được, giờ bữa được bữa không, tháng rồi được 500-600 ngàn. Nhà không có ghe, dùng xuồng

  • Thanh niên trong làng thất nghiệp nhiều, làm linh tinh, làm đông lạnh.. đi làm thuê ngoài, thường đi hái café, tiêu ở trên Đắc lăk khoảng 50 người, làm đông lạnh (ở Nha trang) khoảng 100 người

  • Phạm Thị Thanh Vân 32 tuổi trình độ 4/12 có 3 con, phụ buôn cá tôm tháng 1 tr, chồng đi biển có ghe D9 mỗi tháng 3triệu. So với năm ngoái thì ít đi, năm ngoái được 4triệu

  • Nếu muốn chuyển đổi nghề thì khó khăn là không có vốn. Người dân mơ ước ở đây có một khu công nghiệp để mọi người vào làmTuy nhiên nếu có khu công nghiệp thì cần phải đào tạo nghề.

  • Chuyển sang nuôi hàu, cách đây 3km (Tân Đỏa Ninh Ích) có một vài hộ đang nuôi, thu nhập cũng được. Dự kiến vốn để nuôi hàu khoảng 40tr. Kĩ thuật nuôi đã biết. Tuy nhiên nếu trên cho nuôi thì vẫn xin đi học kỹ thuật nuôi cho đảm bảo. Có thể làm thành nhóm 5-10 người lập thành trang trại. 5 người khoảng 200tr

  • Lê Văn Hải: Bên cạnh đó nếu có đất thì tổ chức chăn nuôi trại gà, nuôi bò năm 2003 đã tổ chức nuôi hơn 10 con bò nhưng thất bại, bò bị bệnh chết mặc dù có tiêm phòng nhưng vẫn bị Nếu có vốn thì sẽ nuôi gà do không có người chăn dắt bò. Nếu mà làm trại gà thì hơn 1000 con, vốn mắc

  • Hồ Minh Sơn: nếu có vốn 15-20tr thì sẽ làm hồ nuôi ếch ở trong nhà, nhà có đất, có thể mở mấy chục hồ nuôi. Ở huyện cũng có nhiều người nuôi, mình có thể học hỏi. Thức ăn ếch rau cá tạp mua rẻ chỉ 5k/kg. Vốn ít mau thu. Chúng ta có thể xây dựng các mô hình thí điểm trong 2 năm đầu, nếu mà thành công thì mở rộng 3 năm sau.

  • Kế hoạch tạo rừng ngập mặn để khôi phục lại môi trường (trồng đước) khoảng 5-7 năm thì mới lên. Mọi người cũng đã biết kỹ thuật trồng , nếu mà có hỗ trợ thì nhiều người sẽ đăng kí tham gia. Nếu mà kế hoạch thực hiện thì cần đất, người chăm sóc, giống (10-15k/kg). Nếu đước nhiều thì sẽ khôi phục được lại tôm cá.

  • Nuôi hàu:Cần tổ chức các lớp học kỹ thuật nuôi, cung cấp vốn. Lợi thế có sẵn lao động, giống địa phương, có thế lập thành các tổ, lúc đầu nên thí điểm 3 hộ rồi nhân rộng ra thời gian thí điểm 1 năm. Đánh giá kết quả rút kinh nghiệm

  • Đề xuất dự án; Rừng ngập mặn; 10/10; nuôi hàu:9,8; nghêu:3,6;hỗ trợ hộ nghèo NTTS quảng canh:5,7; Đào tạo nghề con em hộ nghèo:8,3/10;Truyền thông tay đổi hành vi đánh bắt:10/10; chăn nuôi ếch:8,3/10, bò:3,1/10, gà 5,9/10




TLN nuôi trồng thủy sản thôn Tam ích, Ninh Lộc


10

16/5/2011

  • Nguyễn Quốc Hậu 45 tuổi, trình độ 5/12, nuôi tôm cua bán công nghiệp, diện tích nuôi 35.000m2. Thế chấp hết rồi, nợ ngân hàng 180 triệu, từ 2003 đã quá hạn. Hiện tại nuôi quảng canh, vợ buôn bán phở bún không đủ ăn, 2 con trai đi làm công nhân, 1 đứa đi bộ đội, 2 đứa đi học

  • Tất cả các trường hợp đều vay quá hạn và khóa sổ không vay được tiếp, trong đó người vay thấp nhất 40 triệu, người vay cao nhất 180 triệu. Nay còn đất, hầu hết chỉ nuôi quảng canh. Vài người thuê đìa, nay đã trả lại.

  • Để xây dựng thành các cụm làm với nhau cũng khó khăn, mỗi người mỗi ý , cũng đã từng có mô hình làm theo cụm nhưng không thành công. Thành lập các cụm nhóm 10 hộ ở vùng nước sạch (Hòn Dung). Vùng này không bị ô nhiễm, cần hỗ trợ các hộ này vật nuôi, cây trồng, kinh phí

  • Công ty hiện nay mở nhiều, tuy nhiên đồng lương quá thấp không đủ sống, nên con em cũng không muốn đi làm

  • Hồ Minh Sơn, xã Ninh Lộc, Khánh Hòa, sinh năm 1969, có 2 con học đến lớp 10 và lớp 9 thì nghỉ, trong thôn cũng có nhiều trẻ bỏ học giữa chừng, các cháu bỏ học do điều kiện kinh tế không đầy đủ. Nhà không đủ tiền cho các con đi học nghề. Định cho học nghề sửa điện thoại, khoảng 10 triệu

  • Ở đây cũng từng hỗ trợ tiền học cho các em nhưng không ai đi học vì sợ đi học xong ra cũng không có nghề để làm (học thợ may, thợ hàn, nấu ăn, nếu hộ nghèo được 15 ngàn, tiền xăng 3 tháng 200 ngàn, hộ cận nghèo được 70 ngàn, tiền ăn, tiền xăng tự túc

  • Đề xuất dự án: Lập tổ NTTS Hòn vung:8,8/10;Đào tạo nghề con em hộ nghèo:6/10; Hỗ tro hộ nghèo NTTS quảng canh:10/10;Cấm sản xuất buôn bán Lờ: 10/10; truyền thông thay đổi hành vi đáng bắt:9/10; Thu gom rác 3 thôn ven biển: 10/10.

TLN Thanh niên Ninh Lộc

4

17/5/2011

  • Đề xuất dự án: Đào tạo nghề con em hộ nghèo:9,6/10; Giới thiệu việc làm 8,8/10; Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo phổ cập giáo dục: 9,4/10

TLN cán bộ xã Ninh Lộc

5

17/5/2011

  • Đề xuất dự án:Rừng ngập mặn:8,75/10;;Cấm sản xuất buôn bán Lờ: 9,25/10; Giới thiệu việc làm:8,75/10; Thu gom rác 3 thôn ven biển: 10/10; Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo phổ cập giáo dục: 9,75/10; nuôi tôm hùm lồng 8,0/10, cá mú8,0/10, vẹm:9,0/10, ốc hương: 6,0/10

Xã Hải Ninh, Tĩnh gia, Thanh Hóa

TLN đánh bắt Hải Ninh


5

27/5/2011


  • Ông Vũ Huy Hồng nói rằng: “Thu nhập các năm gần đây giảm sút cả về sản lượng lẫn thu nhập, năm ngoái trung bình được 3,3 -3,5 tạ/tháng, năm nay chỉ được 3 tạ/tháng. Cá có giá trị ngày càng ít, đánh bắt chủ yếu là cá dẹt, cá bơn…”

  • Ông Lê Trung Tuyến có tàu 18CV, cho biết 2 năm nay sản lượng giảm 30%, lượng cá tạp chiếm đến 2/3, trước không có nhiều chuyến lỗ như hiện nay.

  • Anh Lê văn Hưng, 30 tuổi, có thuyền thúng, máy D6 có thu nhập chừng 3 triệu tháng năm 2010, đến nay chỉ thu được 2 triệu/tháng.

  • Đi nghề biển không còn sống được nữa, cũng không muốn đi làm biển nữa. Hi vọng con cái được đi học để có nghề nghiệp ổn định. Nhà cũng muốn chuyển sang nghề kinh doanh chế biển hải sản, bán công cụ đi biển. Tuy nhiên lại cần vốn đầu tư. Có vay tiền ngân hàng, họ hàng để cho các con ăn học, không dám vay thêm vì bây giờ làm ăn khó khăn không trả được

  • Lê Công Tuân, xã Hải Ninh, 30 tuổi, trình độ 3/12, bố đi biển mất sớm nên nghỉ học, vợ trình độ 6-7/12, có 2 con còn nhỏ. “Không muốn con cái theo nghiệp bố, muốn các con được học hành”. Vợ ở nhà buôn bán nhỏ thu nhập 1 tháng 400-500k. Đi biển, tàu 22CV, đánh bắt quanh 5-6 hải lý. Thu nhập 1 tháng 25-26triệu, trừ chi phí được 17-20triệu thu nhập, chia cùng thợ bạn, còn lại 4-5triệu, ở nhà cấp 4 với bố mẹ. Mẹ đi làm nội trợ ở nhà, gỡ lưới.

  • Vũ Huy Chức 51 tuổi, trình độ 7/10 có 3 con, lớn nhất 22 tuổi mới làm công nhân vận tải sông ở trong công ty tư nhân tỉnh. Học 2 năm trung cấp. Cháu thứ 2, 18 tuổi, trình độ 11/12 đi biển với bố, cháu cũng thich đi học nghề: cơ khí, sửa chữa máy móc, nếu có dự án hỗ trợ đi học thì cần xem cháu có muốn không rồi quyết định. Gia đình có thuộc diện hộ nghèo. Đi biển có tàu 18CV, dùng lưới cước, Nghề khơi ở điạ phương không phát triển, chủ yếu đánh bắt gần bờ, nguyện vọng là được ra đánh ở khơi xa. Đi đánh cùng con và cháu. Tổng thu nhập cả nhà 1 tháng 25triệu trừ chi phí thì tiền lãi 17triệu.

  • Nếu về sau mà làm biển không đủ sống nữa thì sẽ đi làm thuê, phát triển các dịch vụ, nuôi trồng thủy hải sản tuy nhiên chưa có dự án đầu tư.

  • Nữ: nếu mà có vốn thì sẽ chuyển nghề sang bóng ghe bóng ốc, làm gần bờ, thu nhập 1 tháng có thể 8tr , bình quân trong năm thu nhập 3,5-4tr tháng.

  • Quản lý tàu thuyền đánh bắt còn chưa triệt để, chưa kiểm soát được các loại tàu đánh bắt, phân vùng. Điều này làm các tàu nhỏ không đánh bắt được

  • Thanh niên không muốn đi biển nữa, muốn chuyển sang nghề khác ổn định lồng ốc ghẹ, lưới rê. Muốn làm lưới rê hay lồng ốc ghẹ phải cải tạo tàu to hơn. Lồng ốc 60-70k chiếc, lồng ghẹ 120k cái. Đầu tư để làm có tàu làm ốc ghẹ này cần ít nhất 700-800tr. Giải quyết khoảng 10 lao động.

  • Đối với các chị có thuyền thúng, thu nhập thấp quá nên có thể chuyển sang nghề cung cấp đá cho các thuyền, vốn cho máy đá khoảng 300-400tr.

  • Làm vó ốc ghẹ, thí điểm 2 tàu, 1 tàu có 5-7 hộ, dự án đầu tư đầu tư 40-60tr, có khoảng 500 lồng.

  • Nếu mà tàu cũ, cung cấp vó thì cũng có thể làm, sẽ đi đánh bắt xa bờ vì đi xa mới có sản phẩm. Tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện của tàu để có thể đi ra xa . Tại Bến Tre đầu tư cho tàu lưới rê từ 250-300tr tàu, đầu tư cho các thuyền nghề lưới kéo 20-30tr. Trên tàu người ta thường dùng 2 đến 3 lưới. Tàu lồng ốc đầu tư 40-60tr.

  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 7,6/10; Lồng bẫy cải tiến: 6,4/10; Lưới rê hỗn hợp: 6,7/10;Vó ốc ghẹ: 7,9/10; Đào tạo nghề:8,6/10; phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 9,4;chế biến TS:7,6/10; Dịch vụ TS: 7,4/10, GTVL:9,3; NTTS kết hợp RNM: 7,7/10; Chăn nuôi lợn8,0/10; chăn nuôi gia cầm:6,7/10 .




TLN NTTS, chế biến, dịch vụ Hải Ninh


9

27/5/2011


  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 10/10; Lồng bẫy cải tiến: 10/10; Lưới rê hỗn hợp: 9,4/10; Vó ốc ghẹ: 9,7/10; Đào tạo nghề:10/10; phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;chế biến TS:9,9/10; Dịch vụ TS: 7,4/10, GTVL:9,9/10; NTTS kết hợp RNM: 10/10; Chăn nuôi lợn8,7/10; chăn nuôi gia cầm:8,8/10






TLN phụ nữ

Hải Ninh



8

26/5/2011


  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 8,0/10;Cải hóan tàu, lưới thưa: 8,0/10; Đào tạo nghề:9,1/10; Phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;Chế biến TS:8,9/10; GTVL:9,0/10;Chăn nuôi lợn 8,6/10; Chăn nuôi gia cầm:6,0/10







TLN ngư dân nghèo

Hải Ninh



8

26/5/2011


  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 9,8/10; NTTS kết hợp RNM: 10/10; Đào tạo nghề:10/10; Phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;Chế biến TS:10/10; Dịch vụ TS:9,4/10; GTVL:10/10;Chăn nuôi lợn 10/10; Chăn nuôi gia cầm:10/10







TLN cán bộ xã Hải Ninh

9

26/5/2011


  • Đề xuất dự án: NTTS ngao vịnh Thanh bình: 10/10; Lồng bẫy cải tiến: 7,7/10; Lưới rê hỗn hợp: 7,2/10; Vó ốc ghẹ: 9,4/10; Đào tạo nghề:10/10; phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;Chế biến TS:9,8/10; Dịch vụ TS: 7,9/10, GTVL:9,7/10; NTTS kết hợp RNM: 10/10; Chăn nuôi lợn7,8/10; chăn nuôi gia cầm:7,3/10




Xã Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa

TLN NTTS, chế biến, dịch vụ TS

Ngư Lộc



20

24/5/2011


  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 7,7/10; Cải hóan tàu: 8,3/10; Lồng bẫy cải tiến: 7,5/10; Lưới rê hỗn hợp: 7,1/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông: 8,7/10; Đào tạo nghề:8,4/10; chế biến TS: 8,0/10; Dịch vụ TS: 7,6/10; GTVL 7,8/10, hỗ trợ phổ. cấp giáo dục con em hộ nghèo: 9,0/10; tập huấn kỹ thuật ngắn hạn cho các hoạt động DA: 8,7/10

TLN đánh bắt Ngư Lộc


11

24/5/2011


  • Nam, 1982, có tàu giã đáy 82CV, làm 3 năm không có dư tiền, định giải thể đi xuất khẩu lao động, nhưng không có vốn. Cần vay 100 triệu.

  • Nam 54 tuổi, 3 anh em chung tàu 82CV, định chuyển đổi nuôi ngao cho có tương lai lâu dài, vì đánh bắt thất thừong, thời tiết không thuận. Định thuê đất Đa lộc của nhà nước-3 ha, tiền đất, giống hơn 1 tỷ, nợ 230 triệu sắm nghề, nay bán tàu sẽ có khoảng 450 triệu.

  • Thanh niên nhận thức cần học nghề

  • Khó khăn nhất cho chuyển đổi nghề là thiếu vốn. Muốn chuyển đổi lồng bẫy cải tiến hay chuyển đổi giã nhặt sang giã thưa (giã xưa),nhưng phải tăng công suất trên 90CV, khoảng trên 300 triệu.Một đôi tàu 5 lao động.

  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 8,3/10; Cải hóan tàu: 7,6/10; Lồng bẫy cải tiến: 5,0/10; Lưới rê hỗn hợp: 5,0/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông: 8,0/10; Đào tạo nghề:9,1/10; chế biến TS: 7,5/10; Dịch vụ TS: 7,3/10; GTVL 9,2/10.




TLN cán bộ xã Ngư Lộc


8

24/5/2011

  • Trong 5 năm gần đây khoảng 2000 người di cư, 200 hộ đi làm ăn xa, một số mang theo con cái, một số để con cái lại. Ước tính 400-500 người làm giúp việc gia đình ở Hà nội và các tỉnh. Ở đây nếu không đi làm ăn xa thì không có việc làm, buộc phải đi

  • Chuyển từ nghề khai thác này sang nghề khai thác khác: nghề câu được người dân đánh giá cao, Đánh bắt bằng lồng cải tiến được lãnh đạo đánh giá cao hơn

  • Đào tạo nghề hỗ trợ con em hộ nghèo thì được đánh giá rất cao. Các hộ này nghèo vì thường là không có lao động (mất, bệnh tật).

  • Nghề đánh bắt bằng bẫy rất phụ thuộc vào thời tiết, lưới re cần đầu tư 230-330tr, lưới nhỏ khoảng 150tr. Tàu trong khoảng 60-90CV, không phải đi khơi đánh ven bờ từ 12-18 hải lý, không phụ thuộc vào nguyên liệu.

  • Đề xuất dự án: NTTS ngao: 8,9/10; Lồng bẫy cải tiến: 8,6/10; Lưới rê hỗn hợp: 8,1/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông: 8,0/10; Đào tạo nghề:9,8/10; chế biến TS: 8,3/10; Dịch vụ TS: 8,0/10.







TLN thanh niên Ngư Lộc



13

25/5/2011

  • Em học hết lớp 12, thi đại học khoa công nghệ thống tin đại học quốc gia được 22 điểm nhưng không đi học vì điều kiện gia đình khó khăn. Bố thương binh, không bảo lưu kết quả, định đi học nghề.

  • Nam, 29 tuổi, Thôi học từ năm lớp 9, bố mất sớm, gia đình đông anh em. Hi vọng được hỗ trợ giúp đỡ kiếm việc làm: Nuôi trồng thủy sản, nuôi tắc kè, vốn cần 200tr. Đã có vợ có con, sẽ không đi học nữa mà chỉ kiếm việc làm.

  • 25 tuổi trình độ 11/12, chưa có việc làm, gia đình đi biển, không đi biển cùng gia đình vì vất vả quá. Nguyện vọng muốn tìm 1 nghề nào đó, chưa nghĩ đến việc đi xa kiếm việc làm,

  • Trong hoàn cảnh của các cháu, nếu mà hỗ trợ 1tr5 thì không đủ để học đại học hay cao đẳng. Ở địa phương phụ thuộc vào biển cả, đất chỉ để xây nhà không thể chăn nuôi. Thanh niên đông thường xuất khẩu lao động. Mong muốn xã có trung tâm đào tạo nghề và có việc làm ngay tại địa phương

  • Có 3 vấn đề: 1. Kinh nghiệm: Khó khăn khi xin việc vì nhiều nơi yêu cầu.2. Môi trường làm việc: ở trường toàn học lý thuyết, sao làm được việc. 3. Khả năng làm việc. Vì vậy vấn đề làm cần phải có sự hỗ trợ để thanh niên có thể lựa chọn nghề tốt. Một số bạn không đi học thì muốn được cung cấp thông tin, đào tạo nghề để kiếm việc làm.Các bạn đi học thì muốn được hỗ trợ cung cấp thông tin để hướng nghiệp, lựa chọn ngành học.




Xã An Thạnh 3, Sóc Trăng

TLN đánh bắt thôn An Quới, An Thạnh








  • Các hộ làm nghề đánh bắt thảo luận và cho rằng nếu được cấp đất các hộ sẽ bỏ nghề đánh bắt để chuyển sang NTTS, trồng trọt hay chăn nuôi. Do quỹ đất sản xuất của xã không còn nên để tạo quỹ đất thì biện pháp duy nhất là mua lại đất của các hộ có nhiều đất. Giá đất sản xuất trung bình trên địa bàn xã hiện nay khoảng 40 triệu/công. Mỗi hộ cần từ 2-3 công để phát triển sản xuất. Như vậy, để chuyển đổi sinh kế cho khoảng 30% số hộ chuyên đánh bắt (32 hộ) trong xã sang nghề trồng trọt hoặc NTTS (nuôi cá lóc, cá rô phi) kết hợp trồng lúa thì cần khoảng 100 công đất, tương đương 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cần đào tạo và tập huấn kỹ thuật cho các hộ, cung cấp con giống, hỗ trợ vốn và hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian chuyển đổi (ít nhất là 6 tháng).




Xã An Thạnh 3, Sóc Trăng

TLN đánh bắt An thạnh 3








  • Một số hộ đề nghị hỗ trợ để cải hoán tàu đánh bắt của họ sang tàu vận tải để làm dịch vụ vận tải mía, vật liệu xây dựng và các hang hóa khác. Một mô hình HTX dịch vụ đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, cải hoán các tàu đánh bắt (nếu có thể) hoặc đóng mới một số tàu vận tải và thành lập HTX dịch vụ vận tải. HTX sẽ quản lý và điều phối hoạt động của HTX. Do giao thông đường bộ bị hạn chế nên giao thông thủy đóng vai trò quan trọng ở Cù Lao Dung. Nhu cầu vận chuyển mía từ Cù Lao Dung và các địa phương khác đến nhà máy đường Sóc Trăng, vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa khác trên địa bàn huyện rất lớn. Mô hình HTX này sẽ thu hút được nhiều lao động có kinh nghiệm song nước của các hộ đánh bắt. Dự án hỗ trợ vốn để cải hoán hay đóng mới tàu và mua sắm trang thiết bị làm việc cho HTX.




  • Do hầu hết các hộ đánh bắt đều có đất vườn rộng nên có thể làm chuồng trại để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như bò, heo, gà, vịt… Dự án hỗ trợ con giống, vốn và tập huấn kỹ thuật nuôi. Có thể nuôi bò sinh sản và bò thịt. Trong năm đầu, một số hộ có điều kiện và có kinh nghiệm sẽ được giao nuôi trước, sau khi bò sinh sản thì giao bê cho các hộ khác nuôi




  • Dự án hỗ trợ đào tạo nghề làm lông my giả, sản xuất các đồ mỹ nghệ từ cây dừa. Chính quyền địa phương (huyện và xã) hỗ trợ đầu ra, ví dụ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.




Xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng

TLN đánh bắt ấp Mỹ Thanh, Vĩnh Hải









  • Các hộ dân ở ấp Mỹ Thanh đề nghị dự án hỗ trợ nâng cấp tàu của họ từ công suất nhỏ dưới 30CV lên tàu công suất lớn hơn (từ 60CV trở lên) để có thể đánh bắt ngoài lộng. Tuy nhiên, chi phí cho việc nâng cấp này khá tốn kém vì phải cải hoán vỏ tàu và lắp thêm máy. Nếu hỗ trợ riêng cho từng hộ thì sẽ khó khả thi vì chi phí rất lớn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mô hình đồng quản lý tàu bằng cách lập ra một nhóm từ 3-5 hộ cùng góp cổ phần và với sự hỗ trợ một phần vốn của dự án để đóng mới một tàu công suất 60-90CV. Các hộ sẽ cử ra trưởng nhóm và xây dựng các quy định hoạt động của nhóm. Tuy nhiên, các hộ tham dự thảo luận cho rằng mô hình này khó thực hiện và không bền vững vì việc đồng sở hữu sẽ dẫn đến không ai chịu trách nhiệm. Họ nói “anh em trong gia đình còn phải phân chia riêng tài sản thì người ngoài làm sao có thể sở hữu chung được”.



Xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng

TLN đánh bắt ấp Mỹ thanh và Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải








  • Nhóm dân đánh bắt ở ấp Mỹ Thanh và Âu Thọ B, thảo luận về giả định nếu giao khoán đất ở nông trường dừa cho các hộ canh tác thì các hộ có chấp nhận không. Tất cả các hộ tham gia thảo luận đều nhất trí cao và sẵn sàng di chuyển đến đó để làm ăn, thậm chí là tái định cư ở đó nếu có thể. Mô hình đồng quản lý đất theo tổ, nhóm cùng lợi ích đã được Tư vấn đưa ra thảo luận và đã được người dân đồng tình ủng hộ và cho rằng có thể thực hiện được. Theo đó, các tổ, nhóm cùng lợi ích sẽ được thành lập trên cơ sở tự nguyện và tự bầu ra tổ/nhóm trưởng để điều phối công việc chung của tổ. Đất canh tác sẽ được giao khoán cho từng hộ trong tổ theo hợp đồng với cam kết của hộ gia đình là không được quyền sang nhượng hay cầm cố, nếu vi phạm sẽ bị thu hồi. Trên cơ sở đó, tổ trưởng và các hộ trong tổ tự quản lý và giám sát lẫn nhau. Việc thành lập các tổ/nhóm cùng lợi ích sẽ tạo ra các khu vực chuyên canh để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, áp dụng kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất, tránh lây lan dịch bệnh và giảm xung đột lợi ích giữa các hộ. Nếu mô hình giao khoán đất được thực hiện thì dự án cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực sản xuất như làm đường vào, kênh mương thủy lợi, đào tạo kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vốn để thực hiện các mô hình thí điểm. Mô hình sinh kế dựa vào đất sẽ là mô hình có tính bền vững và phù hợp với năng lực cũng như trình độ của người dân ở xã Vĩnh Hải. Tuy nhiên, với các hộ đánh bắt ven bờ, việc chuyển nghề sang trồng trọt và chăn nuôi không phải dễ dàng. Vì vậy, dự án cần hỗ trợ đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật canh tác cho họ. Kinh nghiệm về tái định cư, định canh từ dự án rừng ngập mặn cần được nhân rộng.

  • Với lợi thế có bãi nghêu giống trải dài 18km, hiện tại Vĩnh Hải đã thành lập một Hợp tác xã (HTX) nghêu với khoảng 510 hộ xã viên. HTX có một Ban chủ nhiệm do xã viên bầu ra làm nhiệm vụ điều hành và quản lý việc khai thác nghêu. Đến mùa khai thác, các xã viên được phép vào bãi nghêu do HTX quản lý để khai thác. Nghêu khai thác được đều phải qua kiểm tra của tổ bảo vệ để đảm bảo các sản phẩm được khai thác được là có chọn lọc. Những con nghêu không đủ tiêu chuẩn khai thác sẽ được thả lại biển. Toàn bộ sản phẩm đánh bắt được đều nộp lại cho HTX để tiêu thụ. Các xã viên được hưởng tiền công khai thác và 70% giá trị sản phẩm khai thác, 30% còn lại được giữ làm quỹ phúc lợi, phí quản lý và chi trả thù lao cho xã viên HTX. Mô hình HTX nghêu hoạt động rất có hiệu quả, một mặt nó mang lại việc làm và thu nhập cho các hộ xã viên, mặt khác đảm bảo việc khai thác có chọn lọc, có tổ chức đồng thời bảo vệ được bãi nghêu để không cho những người ở xã khác đến khai thác bừa bãi. Hiện nay, UBND xã Vĩnh Hải đề nghị UBND tỉnh và huyện cho phép được khai thác tiếp diện tích bãi nghêu trên địa bàn xã với chiều dài khoảng 15km. Theo đó, 2 HTX nghêu nữa sẽ được thành lập với trên 1.000 hộ xã viên. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ đánh bắt ven bờ có thể tham gia vào HTX và giảm áp lực đánh bắt ven bờ. Các HTX nghêu có thể kết hợp với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn vì hiện nay tiềm năng trồng rừng ngập mặn của xã Vĩnh Hải rất lớn. UBND xã đề nghị dự án hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng và các trang thiết bị làm việc cho Ban quản trị HTX, mua ca nô để tuần tra bảo vệ, làm các chòi canh và cắm mốc bảo vệ khu vực bãi nghêu. Các hộ dân đề nghị dự án mua lại tàu của họ (để hủy) và hỗ trợ các hộ ổn định đời sống trong thời gian một năm đầu chuyển đổi nghề





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương