DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI



trang19/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

3.1.3 Tỉnh Sóc Trăng


a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở bờ phải sông Hậu và trên trục giao thông nối liền Cà Mau, Bạc Liêu với Thành phố Hồ Chí Minh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km. Sóc Trăng có địa hình khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh là thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một dải cù lao với diện tích hàng trăm kilomet vuông. Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ cao trung bình từ 0,5 đến 1,0m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của địa hình từ 3 phía là sông Hậu, biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía Nam huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị khó thoát nước, bị ngập úng kéo dài. Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,800C, ít khi bị bão lũ.



b) Nhân khẩu – xã hội

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, tỉnh Sóc Trăng có 1.289.441 người, trong đó số người ở độ tuổi lao động là 793.979 người, chiếm 61,6% dân số với lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật không có bằng: 605.727 người, chiếm 76,3% số lao động; Lao động được đào tạo là 188.252 người, chiếm 23,7%, bao gồm: 



  • Lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn: 149.271 người, chiếm 18,8%

  • Lao động có bằng nghề dài hạn: 396 người, chiếm 0,1%

  • Trường Trung học chuyên nghiệp: 21.913 người, chiếm 2,8%

  • Cao đẳng: 5.160 người, chiếm 0,7%

  • Đại học trở lên: 11.512 người, chiếm 1,5%

DTTS và giới

Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc chính, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh chiếm 64,8%; dân tộc Khmer chiếm 29,2%; người Hoa chiếm 5,9%; các dân tộc khác chiếm 0,02%. Người Khmer sống tập trung tại huyện Vĩnh Châu: 86.571 người (chiếm hơn 21,0%), Mỹ Xuyên: 83.692 người (21,0%), tiếp đến là Long phú, Châu thành, TP Sóc Trăng, Thạnh trị và Mỹ Tú.

Tỷ lệ lao động nữ tăng cao, nhưng chỉ chiếm 44,0% lực lượng lao động trong giai đoạn 2005-2009. So với nam giới, lao động nữ bằng 77,0% trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, 117,0% trong công nghiệp chế biến, 119,0% bán buôn, bán lẻ, 296,0% dịch vụ lưu trú, ăn uống, 98,0% giáo dục, 123,0% y tế, 34,0% công tác Đảng đoàn thể, chính quyền, 718,0% làm thuê công việc gia đình, 6,0% xây dựng. (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).

c) Cơ sở hạ tầng

Giáo dục

Tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm đầu tư cho giáo dục. Mặc dù số trường học trong giai đoạn 2006-2009 đã giảm từ 169 trường xuống còn 145 trường nhưng quy mô và chất lượng đã được cải thiện đáng kể. Số lớp học trong giai đoạn này đã tăng từ 1.190 lớp lên 1.339 lớp, số lượng giáo viên cũng có sự tăng vọt khi từ 906 người lên 1337 người. Số học sinh và sinh viên cũng tăng đều đặn hàng năm trong giai đoạn 2006-2009. Số học sinh theo học tăng từ 30,4 nghìn lên 35,9 nghìn và số sinh viên cũng tăng từ 1.470 người lên 2.989 người (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).



Y tế

Cơ sở vật chất phục vụ y tế của Sóc Trăng những năm qua có rất nhiều cải thiện, số lượng bệnh viện, trạm y tế đã tăng rõ rệt từ 1.846 cơ sở lên 2.561 cơ sở trong giai đoạn 2006-2009. Bênh cạch đó, số lượng cán bộ làm công tác trong ngành y cũng có sự gia tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong giai đoạn 2006-2009 số bác sĩ đã tăng từ 461 người lên 505 người, số y sĩ tăng từ 511 người lên 589 người và số y tá đã tăng 20% trong giai đoạn này, từ 447 người lên 534 người (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).



Giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thông của Sóc Trăng chủ yếu là đường bộ và đường thuỷ. Sóc Trăng có hệ thống đường bộ khá thuận tiện với một số tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, 60. Đường thủy: Sóc Trăng có 72 km bờ biển giáp biển Đông và hạ lưu sông Hậu (đoạn từ Cần Thơ chảy ra cửa biển Định An và Trần Đề) cùng các kênh rạch nối với sông Hậu tạo nên một mạng lưới thuận lợi trong giao thông thủy. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông. Trên địa bàn tỉnh còn có cảng Trần Đề với năng lực xếp dỡ 240.000 tấn hàng hóa/năm.



Cung cấp điện

Từ năm 2000 Sóc Trăng có 100% xã nông thôn có điện trung thế. Tại các trung tâm dân cư, lưới điện đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới đã tăng nhanh từ 64,6% năm 2002 lên 95,8% năm 2008, tỷ lệ hộ dùng đèn dầu đã giảm tương ứng từ 31,1% xuống 3,8% (Nguồn ĐTMSHGGĐ 2008).



Cung cấp nước sạch

Hệ thống cấp nước tại thành phố Sóc Trăng có công suất khoảng 20.000 m3/ngày đêm. Ở các thị trấn và thị tứ, mạng lưới cung cấp nước đã được nâng cấp đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trong những năm gần đây, nhiều dự án nước sạch đã được đầu tư cho các xã vùng sâu của tỉnh với hang chục ngàn hộ được hưởng lợi.



Bưu chính viễn thông

Bưu điện Sóc Trăng có 146 bưu cục và đại lý, trong đó có 44 bưu cục tiêu chuẩn. Các dịch vụ như điện hoa, EMS, chuyển tiền nhanh cũng được khai thác tại các bưu cục. Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đă hoà mạng lưới quốc gia và quốc tế. Các xã đều có nhà văn hóa bưu điện.



Hệ thống khu công nghiệp

Sóc Trăng có khu công nghiệp An Nghiệp với tổng diện tích 251 ha. Phía Tây giáp Quốc lộ 1A, phía Nam giáp tuyến tránh Quốc lộ 60, phía Bắc giáp kênh Thẻ 25, phía Đông giáp kênh 30/4, cách Trung tâm tỉnh lỵ khoảng 4km.



d) Đặc điểm kinh tế

Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trên 10% giai đoạn 2006-2010. GDP đầu người tăng 187% trong những năm này. Tăng trưởng công nghiệp xây dựng đã phục hồi tăng 14,2% năm 2010, sau năm 2009-suy giảm kinh tế cả nước. Tỷ trọng dịch vụ đã tăng khá từ 24,7% lên 31,4% và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 54,4% xuống 50,8% trong 5 năm (2006-2010). Với diện tích 334,6 ngàn ha, sản lượng lúa tăng từ 1.602 ngàn tấn năm 2006 lên 1.780 ngàn tấn năm 2009. Giá trị sản lượng thủy sản năm 2009 là 8.548 tỷ đồng, trong đó 87,8% là nuôi trồng, 12,12 % khai thác. (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009)

Bảng 21: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

12,86

13,46

10,23

10,14

10,00

2. GDP bình quân đầu người (USD):

532

674

850

881

1000

3. Tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD (%)

14,51

23,80

10,32

7,88

14,19

4. Cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp - xây dựng (%)
Nông - lâm - ngư nghiệp (%)
Dịch vụ (%)

20,89
54,42


24,69

 

19,87
54,28


25,85

 

17,5
56,47


26,38

 

16,91
54,50


28,59

 

17,83
50,77


31,40

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

333,08

362,77

336,04

338,67

370,00

Nguồn: Thống kê tỉnh
Tiềm năng thủy sản của tỉnh

Tỉnh ST có một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản (NTTS) như nuôi tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể (nghêu, artemia) ven biển và đánh bắt thủy sản (ĐBTS), bao gồm đánh bắt ven bờ và xa bờ. Tỉnh có 3 huyện ven biển là Trần Đề, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung với 72 km chiều dài bờ biển và 52.238 ha bãi bồi ven biển là vùng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên quan trọng của tỉnh. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt là 164.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 382/421 triệu USD giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.



Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh năm 2010:

- Diện tích (DT) nuôi tôm nước lợ là 48.300 ha, gồm tôm sú và thẻ chân trắng; trong đó nuôi quảng canh cải tiến là 22.300ha và nuôi công nghiệp-bán công nghiệp là 25.600ha.

- DT nuôi cá tra: 1.200 ha

- DT nuôi nhuyễn thể (nghêu, artimia): 15.000 ha

- Bãi nghêu trải dài 18km ven bờ biển huyện Vĩnh Châu


Đánh bắt thủy sản

Theo số liệu thống kê của tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 1.054 tàu đánh cá các loại, trong đó có 248 tàu (chiếm 23,5% số tàu) đánh bắt xa bờ (công suất > 90CV) và 488 tàu (46,3%) đánh bắt ven bờ (công suất <90CV), số còn lại là tàu đánh bắt trên sông. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu tập trung ở huyện Trần Đề. Các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản ở Sóc Trăng tập trung ở 3 thủy vực là vùng biển, vùng triều cửa sông ven biển và vùng nước nội địa. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2009 của tỉnh là 38.247 tấn.



Tình trạng nghèo đói

Chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm giầu nhất và 20% nhóm nghèo nhất đang tăng nhẹ: 7,2 lần năm 2006 và 7,3 lần năm 2008, bằng mức trung bình của vùng ĐBSCL: 7,3 lần năm 2008. Trong số các dân tộc sống ở Sóc Trăng, Khơme là dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo lớn nhất. Theo kết quả điều tra, số hộ Khơme khá và giàu: 7.379 hộ, chiếm 10.82%; hộ trung bình: 31.534 hộ, chiếm 46,26%; hộ nghèo: 29.625 hộ, chiếm 42,92%. Tỷ lệ hộ đói nghèo của dân tộc Khmer là 42,9%, trong đó số hộ chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu còn khá nhiều. Huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất là huyện Vĩnh Châu 52,09%, Mỹ Tú 36,95%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo là do thiếu vốn sản xuất: 79,86%, không có đất sản xuất: 11,27%, thiếu việc làm 1,91%, trình độ nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, tình trạng sang bán đất vẫn còn xảy ra. Người Hoa tập trung ở huyện Vĩnh Châu với 29.068 người (44,0%), TP Sóc Trăng 17.276 người (26,0%) (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).



3.2 Thông tin kinh tế xã hội các xã dự án được khảo sát



Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương