DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI


Xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng



trang22/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

3.2.5 Xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng


a) Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Hải là xã ven biển (chuẩn bị lên thị trấn) thuộc huyện Vĩnh Châu với hơn 18 km bờ biển và có cửa sông Mỹ Thanh. Diện tích đất tự nhiên 7.844ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 6.226ha.



Bảng 22: Tình trạng sử dụng đất trong 3 năm qua





Loại đất

Diện tích

2008

2009

2010

ha

ha

ha

1

Tổng diện tích đất tự nhiên

7.844,8

7.844,8

7.844,8




Trong đó :










2

Đất trồng cây hàng năm




1.185,49







đất trồng lúa

770

975

1.012




đất trồng màu (cả năm)

3.000

3.025

3.179

3

Đất trồng cây lâu năm




63,05




4

Đất lâm nghiệp (đất rừng)




2.365,74




5

Đất nuôi trồng thủy sản

2.590

2.612

2.565

6

Diện tích mặt nước ven biển (kể cả đầm)

Chiều dài bờ biển 18km

7

Đất ở nông thôn (đô thị)

na

na

na

8

Đất chuyên dùng

na

na

na

9

Đất trống, đất hoang

na

na

na

10

Đất khác (ghi rõ)

na

na

na
Nguồn: Số liệu thống kê xã

Theo thống kê của xã, hiện có hơn 1.000 hộ Khơme không có đất sản xuất. Quỹ đất canh tác của xã cũng không còn. Trên địa bàn xã, có gần 600ha đất sản xuất thuộc 2 nông trường nhưng đã giải thể. Theo lãnh đạo xã, diện tích này đang được cho các công ty thuê nhưng sử dụng không hiệu quả vì không được đầu tư cơ sở hạ tầng và hiện tại đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm. Nếu UBND huyện thu hồi và đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi để giao khoán cho các hộ không có đất sử dụng thì sẽ giải quyết được tình trạng không có đất hiện nay của hơn 1.000 hộ Khơme.



b) Nhân khẩu-xã hội

Toàn xã có 4.545 hộ với 20.925 người, trong đó số hộ làm nông nghiệp là 3.345 hộ với 13.380 lao động. Có 3 dân tộc sinh sống trong xã, chiếm đa số là người Khơme với 2.141 hộ (9.917 người), người Hoa 1.222 hộ (5.692 người) và Kinh 1.181 hộ (5.315 người). Tôn giáo chính thống của người dân xã Vĩnh Hải là Đạo Phật với 1.862 hộ. Tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn nam.



Bảng 23: Dân số và lao động (năm 2009)










Nam

Nữ

1

Tổng số hộ trong xã

4.545







2

Tổng số nhân khẩu trong xã (người)

20.925

10.418

10.507

3

Tổng số người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động (từ 15-60)

13.754

6.808

6.946

Nguồn: số liệu thống kê xã
d) Phát triển KTXH

Các hoạt động sinh kế chính của người dân trong xã là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các loại cây trồng chính là lúa (một vụ), hành tím và dưa hấu. Hệ số sử dụng đất là 3 vụ màu/năm, 1 vụ lúa/năm và 1 vụ tôm/năm.



Trồng trọt

Do không có nước ngọt nên lúa chỉ trồng được một vụ vào mùa mưa với năng suất trung bình 5tấn/ha. Diện tích gieo trồng (ha) và sản lượng những cây trồng chính của xã trong năm 2010 như trong bảng dưới.



Bảng 24: Diện tích gieo trồng năm 2010

Loại cây trồng

Diện tích

(ha)


Sản lượng

(tấn)


Lúa

1.000

5.000

Hành tím

3.800




Nguồn: số liệu thống kê xã

Chăn nuôi

Chăn nuôi không phải là thế mạnh của Vĩnh Hải do thiếu đất và thiếu nước ngọt. Đây cũng là một khó khăn trong việc chuyển đổi sinh kế cho các hộ có nguồn thu nhập phụ thuộc vào đánh bắt ven bờ. Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010 với 3 loại vật nuôi chính:



Bảng 25: Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010

Loại

Số lượng

Trâu bò

300 Con

Lợn

1.500 Con

Gà. vịt, ngan, ngỗng

24.000 Con

Nguồn: số liệu thống kê xã

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của Vĩnh Hải với hơn 4.000ha và hơn 1.950 lao động làm nghề này (trong đó lao động nữ là 975 người). Diện tích nuôi công nghiệp trong toàn xã năm 2010 là 1.600ha, nuôi quảng canh là 800ha. Sản lượng nuôi trồng năm 2010 là 3.912 tấn. Bên cạnh nuôi tôm nước mặn (nước lợ), mô hình nuôi tôm nước ngọt kết hợp trồng màu đang được thử nghiệm ở Vĩnh Hải. Theo ý kiến của một số hộ dân đang nuôi tôm nước ngọt, do tôm giống được chọn lựa kỹ và có thời gian thích nghi nên tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh cao hơn giống tôm nước mặn. Thời gian từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, mô hình này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Sau khi thu hoạch tôm, người dân đã cải tạo đất để trồng màu, trong khi nuôi tôm nước mặn (nước lợ) sẽ không thể trồng màu được vì đất đã nhiễm mặn. Vì vậy, nuôi tôm nước ngọt sẽ làm tăng tần suất sử dụng đất hơn so với nuôi tôm nước lợ.



Đánh bắt thủy sản

Vĩnh Hải có 6 ấp làm nghề đánh bắt thủy sản với số lao động khoảng 3.500 người, trong đó một nửa là lao động nữ. Phương tiện đánh bắt bằng tàu nhỏ dưới 30CV với khoảng 90 chiếc, trong đó tàu dưới 20CV có 14 chiếc, công suất nhỏ nhất của tàu là 9CV. Ngư trường đánh bắt chủ yếu là ven bờ, các ngư cụ đánh bắt thủ công truyền thống như sịp, đóng đáy, lưới rê, câu. Vì vậy, đánh bắt không có tính chọn lọc.

Sản lượng đánh bắt trung bình khoảng 400 tấn/năm (2009). Vĩnh Hải có nguồn rươi với sản lượng đánh bắt 100 tấn sản phẩm khô/năm. Ngoài ra, Vĩnh Hải còn có bãi nghêu giống trải dài 18km bờ biển và 2.365ha rừng ngập mặn là nơi cung cấp nguồn cá kèo giống. Đây là nguồn lợi tự nhiên rất lớn của Vĩnh Hải, nhưng đang bị khai thác quá mức và không thể kiểm soát được vì nhiều cư dân ở nơi khác đến khai thác.

Hầu hết các hộ đánh bắt ven bờ là các hộ nghèo không có đất sản xuất và đất ở cũng rất hạn hẹp, phần lớn trong số họ là người Khơme. Thu nhập trung bình của các hộ từ đánh bắt khoảng 100.000đ/ngày sau khi đã trừ chi phí. Công việc đánh bắt chỉ làm được 4 tháng/năm, thời gian còn lại phải đi làm mướn ở trong và ngoài xã với tiền công 100.000đ/ngày/lao động. Tuy nhiên, việc làm mướn cũng không ổn định và cũng khó kiếm việc làm vì các lao động đều không có tay nghề gì khác ngoài nghề đánh bắt truyền thống.



Chế biến thủy sản

Trong xã không có cơ sở chế biến thủy sản, kể cả sơ chế. Các sản phẩm đánh bắt đều được các chủ buôn bán thủy sản thu mua ngay khi tàu về bến.



Lâm nghiệp

Vĩnh Hải có diện tích rừng ngập mặn rộng, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài hải sản như nghêu, cua, cá kèo, hải sâm. Nhờ trồng rừng ngập mặn mà tốc độ bồi lắng và lấn biển tăng nhanh, trung bình từ 20-50m mỗi năm. Đây là một lợi thế rất lớn của Vĩnh Hải để phát triển trồng rừng ngập mặn, giải quyết việc làm cho người dân. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Vĩnh Hải trong khuôn khổ dự án GIZ của Cộng hòa Liên bang Đức hiện đang được thực hiện thí điểm ở ấp Âu Thọ B cần được nhân rộng. Trong giai đọan 1 (2007-2010), có 5 tổ được thành lập, mỗi tổ có một tổ trưởng. Nhiệm vụ của các tổ là tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, ngăn chặn người ngoài địa phương vào rừng khai thác. Các thành viên tham gia trên tinh thần tự nguyện và mỗi thành viên của tổ được cấp một thẻ xanh để vào rừng khai thác hải sản và cá sản phẩm từ rừng theo các quy định về khai thác. Các cuộc họp rút kinh nghiệm được tổ chức theo định kỳ. Dự án đã hỗ trợ các hộ xây lò để đun nấu bằng củi khai thác được từ rừng và trang bị điện thoại di động cho tổ trưởng.





Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương