DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI



trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát


Cuộc khảo sát đã thu được 195 phiếu phỏng vấn hộ gia đình, trong đó người trả lời phỏng vấn là chủ hộ chiếm 80,5%, người dân tộc Khơme chiếm 8,8%. 78,5% chủ hộ sinh ra ở địa bàn khảo sát, 12,0% di cư đến từ 1986 (bắt đầu thời kỳ Đổi mới). 66,7% hộ có người làm nghề đánh bắt và 31,2% hộ có 2 ngư dân trở lên.

Đặc điểm nhân khẩu- xã hội các thành viên hộ gia đình

Tỷ lệ nam cao hơn nữ đôi chút: 50,4% so với 49,6%. Nhóm <15 tuổi chiếm 24,8%, nhóm 15-55 tuổi: 66,3%, nhóm trên 55 tuổi- 8,8%. Nhìn chung , vùng khảo sát có dân số trẻ, tỷ lệ phụ thuộc khá thấp, nhưng áp lực giải quyết việc làm lớn. Tỷ lệ mù chữ: 4,6%, một phần ba có trình độ tiểu học, một phần ba nữa đạt trình độ THCS và 13,1% có trình độ THPT. 4,9% thành viên đã từng qua đào tạo từ ngắn hạn đến Đại học (3,2% có trình độ cao đẳng, đại học). Tại khu vực ven biển của ba tỉnh khảo sát, tỷ lệ nhóm dưới 15 tuổi của Khánh Hòa (20,5%) và Sóc Trăng (23,0%) thấp hơn đáng kể so với chỉ số tương ứng vùng nông thôn cả nước (28,3%) của cuộc ĐTMSHGĐ 2008, trong khi tỷ lệ này ở Thanh Hóa lại cao hơn (31,3%). Tỷ lệ trên 55 tuổi của khu vực khảo sát tại Thanh Hóa thấp hơn nhiều so với 2 tỉnh còn lại, chỉ bằng một nửa.



Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu- xã hội các thành viên hộ gia đình được khảo sát

Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Tỉnh

Tổng

Khánh Hòa

Sóc Trăng

Thanh Hóa

Thành viên

Tỷ lệ %

Thành viên

Tỷ lệ %

Thành viên

Tỷ lệ %

Thành viên

Tỷ lệ %

Giới

1 Nam

152

49.5%

185

50.0%

161

51.8%

498

50.4%

2 Nữ

155

50.5%

185

50.0%

150

48.2%

490

49.6%

Tuổi

1 <15

63

20.5%

85

23.0%

97

31.3%

245

24.8%

2 15-25

82

26.7%

85

23.0%

73

23.5%

240

24.3%

3 26-35

57

18.6%

68

18.4%

38

12.3%

163

16.5%

4 36-55

73

23.8%

94

25.4%

85

27.4%

252

25.5%

5 >55

32

10.4%

38

10.3%

17

5.5%

87

8.8%

Tình trạng hôn nhân

1 Chưa có vợ/ chồng

95

30.9%

89

24.1%

78

25.1%

262

26.5%

2 Có vợ/ chồng

138

45.0%

189

51.1%

129

41.5%

456

46.2%

3 Đã ly hôn





2

.5%





2

.2%

4 Góa

11

3.6%

5

1.4%

7

2.3%

23

2.3%

5 Còn nhỏ

63

20.5%

85

23.0%

97

31.2%

245

24.8%

Trình độ học vấn, chuyên môn

0 Mù chữ

6

2.0%

35

9.5%

4

1.3%

45

4.6%

1 Tiểu học

89

29.3%

149

40.3%

100

32.2%

338

34.3%

2 THCS

118

38.8%

95

25.7%

114

36.7%

327

33.2%

3 THPT

41

13.5%

48

13.0%

40

12.9%

129

13.1%

4 THCN

4

1.3%





1

.3%

5

.5%

5 Học nghề ngắn hạn

4

1.3%

1

.3%





5

.5%

6 Học nghề dài hạn

2

.7%

4

1.1%

1

.3%

7

.7%

7 Cao Đẳng

4

1.3%

2

.5%

9

2.9%

15

1.5%

8 Đại học

8

2.6%

2

.5%

7

2.3%

17

1.7%

10 Chưa đi học bao giờ





2

.5%

2

.6%

4

.4%

11 Chưa đến tưổi đi học

27

8.9%

31

8.4%

32

10.3%

90

9.1%

Ghi chú: Trong cuộc khảo sát, nhóm đánh bắt là nhóm mà nguồn thu nhập chủ yếu là đánh bắt, nhóm hỗn hợp thuỷ sản là nhóm hộ có nguồn thu nhập chính cả từ đánh bắt lẫn nghề thủy sản khác, nhóm hỗn hợp khác bao gồm những hộ có nguồn thu nhập chính từ những nghề phi thủy sản.

Tỷ lệ mù chữ của tất cả các thành viên hộ gia đình toàn mẫu khảo sát là 4,6%, đặc biệt cao tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có khá đông đồng bào Khơme sinh sống -9,5%, so với tỷ lệ thấp ở Thanh Hóa -1,3% và Khánh Hòa-2,0%. Tỷ lệ thành viên trên 14 tuổi có trình độ tiểu học ở Sóc Trăng (38,0%) cao hơn nhiều so với 2 tỉnh kia (hơn 28%) cho thấy vấn đề phổ cập giáo dục THCS ở vùng ven biển các tỉnh ĐBSCL là hết sức cấp thiết trong việc tạo nguồn sinh kế thay thế đánh bắt bền vững (xem thêm phần các rủi ro sinh kế thay thế liên quan đến vốn con người ở dưới đây). Cần có những chính sách đặc biệt cho nhóm DTTS về vấn đề này-khuyến khích bằng tiền đủ mức để các em đi học và giảm áp lực sinh kế đối với gia đình các em.

Số nhân khẩu bình quân hộ tòan mẫu khảo sát là 5,05 người, trong đó nhóm đánh bắt (4,79) và nhóm thu nhập thấp nhất (4,5) có chỉ số này thấp hơn cả. Chỉ số này của địa bàn khảo sát cao hơn nhiều so với số nhân khẩu bình quân vùng nông thôn cả nước (5,05 so với 4,14) trong ĐTMSHGĐ 2008. Số nhân khẩu bình quân hộ trong mẫu khảo sát thuộc vùng ven biển của 3 tỉnh (Thanh Hóa 5,21; Khánh Hòa 4,97; Sóc Trăng 4,97), cũng cao hơn hẳn chỉ số này của các vùng Bắc trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và ĐBSCL (lần lượt là 4,08; 4,11; 4,16). Điều đó cho thấy áp lực sinh kế lớn đối với các hộ gia đình và cộng đồng ven biển.

Biểu đồ 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân của hộ theo nhóm nghề và nhóm thu nhập 20%

Số lao động bình quân hộ tòan mẫu khảo sát là 3,05, trong đó nhóm đánh bắt là 2,94, nhóm thu nhập thấp nhất: 2,93, đều là nhóm có chỉ số thấp nhất trong nhóm nghề và nhóm thu nhập. Số lao động bình quân hộ của khu vực khảo sát cao hơn nhiều so với số lao động bình quân hộ khu vực nông thôn cuả cuộc ĐTMSHGĐ 2008 (3,5 so với 2,5). Tuy nhiên, sự khác biệt trên có ảnh hưởng bởi trong mẫu khảo sát tính theo số lao động có việc làm và thu nhập, chứ không phải theo số người trong độ tuổi 15-60. Thực tế, ở các vùng ven biển, ngư dân có thể đánh bắt ven bờ từ 13-15 tuổi đến tuổi 70. Nếu phát triển giáo dục vùng ven biển và khắc phục được tình trạng trẻ em bỏ học sớm thì tỷ lệ lao động có thu nhập trung bình hộ có thể sẽ giảm đi. Tại Thanh Hóa, số lao động bình quân thấp nhất so với hai tỉnh Sóc Trăng, Khánh Hòa, nhưng số nhân khẩu bình quân hộ lại cao nhất, tức là tỷ lệ phụ thuộc thực tế cao nhất. Số lao động bình quân hộ ở khu vực khảo sát cao cho thấy vấn đề giải quyết sinh kế thay thế đánh bắt sẽ gặp nhiều khó khăn.



Bảng 4: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình

 

Nhân khẩu

Bình quân hộ



(người)

Lao động bình quân hộ (người)

Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)

1-2 người

3-4 người

5-8 người

9 người trở lên

Tổng mẫu

5,05

3,5

0,5

39,0

59,0

1,5

Theo xã



















Ninh Vân

4,97

3,44

0

43,8

53,1

3,1

Ninh Lộc

4,97

3,93

0

41,4

58,6

0

Ngư Lộc

5,52

3,83

0

24,1

75,9

0

Ninh Hải

4,87

2,93

3,3

30,0

66,7

0

Vĩnh Hải

5,42

3,76

0

31,6

63,2

5,3

An Thạch

4,57

3,14

0

59,5

40,5

0

Theo tỉnh



















Khánh Hòa

4,97

3,67

0

42,6

55,7

1,6

Sóc Trăng

4,97

3,47

0

46,6

50,7

2,7

Thanh Hóa

5,21

3,36

1,6

26,2

72,1

0

Theo giới chủ hộ



















Nam

5,06

3,49

0,6

39,9

57,9

1,7

Nữ

4,94

3,59

0

29,4

70,6

0


Thu nhập:

Thu nhập trung bình đầu người trên tháng của toàn mẫu khảo sát là 1.072,2 ngàn đồng, cao hơn chuẩn nghèo mới của cả nước năm 2011 là 2,68 lần. Tỉnh Khánh hòa có mức thu nhập gấp 2 lần chuẩn nghèo, còn Sóc Trăng và Thanh hóa gấp 2,9 và 3,1 lần. Nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1) chỉ có thu nhập bình quân bằng 79,8% chuẩn nghèo (lưu ý là hai phần ba (69,2%) thành viên lao động của nhóm này làm nghề đánh bắt), nhóm thu nhập cao nhất (nhóm 5) có khoảng cách 8,3 lần nhóm 1 (nghèo nhất) và gấp 2,5 lần nhóm 4. Sự phân tầng xã hội vùng ven biển năm 2011 thật mạnh và gần như tương đương sự phân tầng theo thu nhập cả nước của cuộc ĐTMSHGĐ 2008 (nhóm 5 gấp 8,9 lần nhóm 1 và 2,3 lần nhóm 4).



Bảng 5: Phân tầng xã hội theo thu nhập

Nhóm thu nhập 20%

Khảo sát SA 2011

ĐTMSHGĐ 2008

Nhóm 1

319,1

275,0

Nhóm 2

570,1

477,2

Nhóm 3

764,4

699,9

Nhóm 4

1053,9

1.067,4

Nhóm 5

2639,0

2.458,2

Nguồn: Số liệu khảo sát SA và GSO

Thu nhập bình quân đầu người của nhóm hỗn hợp thủy sản cao nhất, rồi đến nhóm đánh bắt và nhóm kinh tế hỗn hợp phi thủy sản có chỉ số này xấp xỉ nhau.



Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm nghề và nhóm thu nhập 20%






Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương