DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI



trang7/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

4.1. Các hoạt động sinh kế chính ở địa bàn nghiên cứu (thực trạng, mức độ phụ thuộc vào các nguồn lợi ven bờ, những thuận lợi và khó khăn)


Đặc điểm nghề nghiệp: Trong mẫu khảo sát, 66,7% hộ có người làm nghề đánh bắt và 31,2% hộ có 2 ngư dân trở lên. Đánh bắt là việc làm chính của trên một nửa (52,4%) số thành viên có tham gia lao động. Nghề thủy sản khác như NTTS, chế biến, dịch vụ chiếm 10,3% số thành viên. Cơ cấu việc làm có 62,7% lao động liên quan đến nghề thủy sản. Trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính của 11,2% số thành viên. Công nhân công nghiệp có 4,8%, xây dựng, TTCN có 1,0%, cán bộ nhà nước 3,9%... Những dữ liệu trên cho thấy sự phụ thuộc sinh kế lớn của cộng đồng ven biển vào nghề đánh bắt, nhưng khi công cụ chủ yếu cuả họ là tàu thuyền nhỏ (xem phần đặc điểm tài sản) thì sinh kế cộng đồng phụ thuộc chính vào đánh bắt ven bờ.

Biểu đồ 3: Cơ cấu việc làm chính của tất cả các thành viên lao động của hộ



Đặc điểm nhân khẩu học của những lao động đánh bắt-nhóm cần chuyển đổi sinh kế:

17,7% lao động đánh bắt là nữ, bao gồm đánh bắt trên xuồng nhỏ ven bờ và khai thác không dùng tàu thuyền. Như vậy đối tượng chuyển đổi nghề đánh bắt của CRSD chủ yếu là nam giới, nhưng số lao dộng nữ làm nghề đánh bắt cũng cần chuyển đổi vì họ tập trung vào khai thác ven bờ.

Một phần ba (32,9%) lao động đánh bắt thuộc độ tuổi thanh niên (15-30) là nhóm có nhiều khả năng thích nghi và sức khỏe để chuyển đổi sinh kế dễ dàng hơn, trong đó có đánh bắt xa bờ và đào tạo nghề phi thủy sản. 13,9% lao động đánh bắt trên 50 tuổi có thể gặp nhiều khó khăn chuyển nghề, mà họ đã gắn bó nhiều năm trên sóng nước. Đa số (53,1%) lao động đánh bắt thuộc lứa tuổi trung niên - là cột trụ kinh tế chính của gia đình, nhưng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp, bởi đa số có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Việc đào tạo nghề cho họ cũng không thuận lợi bởi gánh nặng kinh tế gia đình mà họ đang gánh vác. Do vậy, nhóm lao động đánh bắt lứa tưổi trung niên là nhóm đối tượng đông đảo, chủ yếu đối với chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt ven bờ của CRSD.

Lao động đánh bắt có 8,2% mù chữ, 36,9% trình độ tiểu học, 42,2% trình độ THCS, 9,8% THPT. Số lao động đã trải qua đào tạo nghề từ học nghề ngắn hạn trở lên của nhóm đánh bắt chỉ có 2,9%, thấp hơn tỷ lệ này của các thành viên >15tuổi của toàn mẫu khảo sát-6,3%. Trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp của lao động đánh bắt thấp như trên là một trong những trở ngại chủ yếu của việc chuyển đổi sinh kế bền vững.

Nhóm nữ chủ hộ có tỷ lệ người làm nghề đánh bắt thấp hơn chủ hộ nam ( 40,0% so với 53,5%). Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thành viên làm nghề đánh bắt cao nhất 69,2% so với các nhóm khác có tỷ lệ tương ứng từ 40,0% đến 56,7%. Nhóm DTTS có tỷ lệ làm nghề đánh bắt cao hơn đôi chút dân tộc Kinh (55,6% so với 51,8%). Như thế vấn đề chuyển đổi nghề cần chú ý đến các nhóm thu nhập thấp nhất và DTTS-các nhóm có tỷ lệ lao động đánh bắt cao.

Nhóm đánh bắt có 99,2% thành viên làm nghề đánh bắt, kể cả khai thác thủy sản không bằng tàu thuyền. Điều này có nghĩa là con cái của các hộ đánh bắt thường nối nghề của cha mẹ và vấn đề của CRSD là làm sao để phần lớn con cái ngư dân có khả năng sinh sống bền vững bằng các nghề phi đánh bắt nhằm làm giảm áp lực lâu dài lên các nguồn lợi thủy sản ven bờ .



Bảng 6: Việc làm chính của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động)

Việc làm chính


Trồng lúa/màu

Chăn nuôi

Nuôi trồng thủy sản

Đánh bắt thủy sản

Chế biến thuỷ sản

Dịch vụ thuỷ sản

Tiểu TCN

Xây dựng

Buôn bán

Cán bộ

Công nhân CN

Khác

Tổng mẫu

7,5

3,7

6,4

52,4

3,1

0,8

0,6

0,4

6,6

3,9

4,8

9,7

Theo xã

 

 

 

 

 

 

 










 

 

Ninh Vân

18,6

5,1

8,5

35,6

3,4

0

1,7

3,4

6,8

8,5

3,4

5,1

Ninh Lộc

4,1

0

23,0

23,0

1,4

2,7

0

0

14,9

5,4

13,5

12,2

Ngư Lộc

0

4,3

4,3

52,9

15,7

2,9

2,9

0

10,0

2,9

2,9

1,4

Hải Ninh

1,6

17,2

0

64,1

0

0

0

0

12,5

0

3,1

1,6

Vĩnh Hải

5,1

0

1,7

64,1

0,9

0

0

0

1,7

5,1

3,4

17,9

An Thạch

15,2

1,0

4,0

62,6

0

0

0

0

0

2,0

3,0

12,1

Theo giới chủ hộ





































Nam

7,7

3,8

5,9

53,5

2,7

0,9

0,2

0,2

6,5

3,8

5,0

9,7

Nữ

5,0

2,5

12,5

40,0

7,5

0

5,0

2,5

7,5

5,0

2,5

10,0

Theo nhóm thu nhập20%





































Nhóm 1 (TN thấp nhất)

6,4

0

2,6

69,2

2,6

0

0

1,3

3,8

2,6

0

11,5

Nhóm 2

6,7

2,2

5,6

56,7

1,1

0

1,1

1,1

8,9

2,2

4,4

10,0

Nhóm3

5,7

5,7

2,9

52,4

0

2,9

0

0

4,8

3,8

6,7

15,2

Nhóm 4

7,0

7,0

11,0

40,0

4,0

1,0

1,0

0

7,0

4,0

8,0

10,0

Nhóm 5 (TN cao nhất)

11,3

2,8

5,7

50,0

7,5

0

0,9

0

8,5

6,6

3,8

2,8

Theo dân tộc





































Kinh

7,3

4,2

7,3

51,8

3,5

0,9

0,7

0,5

7,5

4,0

5,4

7,0

Khơ me

9,3

0

0

55,6

0

0

0

0

0

3,7

0

31,5

Theo nhóm nghề





































Đánh bắt

0

0

0

99,2

0

0

0

0

0

0

0,8

0

Hỗn hợp TS

5,8

5,1

10,6

41,3

5,1

1,4

0,7

0

8,9

3,1

6,1

11,9

Hỗn hợp khác

33,3

5,3

0

0

0

0

1,8

3,5

10,5

17,5

7,0

21,1


Đặc điểm tài sản:

Trong mẫu khảo sát, 69,0% hộ có tàu thuyền đánh bắt các lọai. Tỷ lệ hộ có ghe thuyền dưới 20CV là 22,1%, từ >20CV đến <90 CV là 43,3% và trên 90CV chỉ có 3,6%. Tỷ lệ hộ có ngư cụ, lưới đánh bắt chỉ chiếm 67,5%. Nhóm đánh bắt có tỷ lệ hộ có các lọai tàu thuyền đều cao hơn nhóm hỗn hợp thủy sản (88,3% so với 68,6%), tuy nhiên nhóm đánh bắt có đến gần một phần ba hộ có tàu thuyền dưới 20CV và trên một nửa chỉ có thể đánh trong lộng (>20CV-<90CV). Nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 40,0% có tàu thuyền các loại (nhưng chỉ dưới 90CV), trong khi các nhóm thu nhập khác có từ 60% đến trên 80% có tàu thuyền. Đặc biệt, hầu hết tàu trên 90CV thuộc vào nhóm thu nhập cao nhất. Nhóm DTTS chỉ có 29,4% có tàu thuyền đánh bắt so với 73,2% dân tộc Kinh, nhưng đa số là loại tàu <20CV. Trong khi đó, 94,1% hộ DTTS có ngư cụ các loại, nghĩa là đa số hộ DTTS khai thác ven bờ không dùng tàu thuyền và họ là một đối tượng quan trọng để chuyển đổi sinh kế thay thế. Nhóm chủ hộ nữ có tỷ lệ tàu thuyền đánh bắt là 64,7%, thấp hơn so với nhóm chủ hộ nam -69,4%. Đáng lưu ý là thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với việc sở hữu tàu đánh bắt theo qui mô công suất. Nhóm tàu dưới 20CV cho thu nhập trung bình đầu người/tháng: 861,2 ngàn đồng, trong khi nhóm tàu 20CV-<90CV cho thu nhập gấp 1,4 lần và tàu >90CV tạo thu nhập bằng 3,1 lần nhóm tàu <20CV . Vì thế thu nhập trung bình đầu người của nhóm đánh bắt (đa số sở hữu tàu thuyền nhỏ <20CV và dưới 90CV, chỉ đánh bắt ven bờ và trong lộng) thấp nhất, chỉ có 883,3 ngàn đồng/tháng, bằng 70,5% thu nhập bình quân của nhóm hỗn hợp thủy sản và 98,0% nhóm phi thủy sản. Nhóm đánh bắt DTTS cũng ở trong tình trạng thu nhập thấp nhất bởi chủ yếu khai thác bằng tàu thuyền nhỏ và phương tiện thủ công ven bờ. Do vậy, đầu tư tàu đánh bắt xa bờ có thể là một phương hướng sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ của CRSD, xét về phương diện thu nhập.



Bảng 7: Tỉ lệ hộ có tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng TS




Ghe/thuyền máy dưới 20CV

Tàu đánh cá >20 và <90CV

Tàu đánh cá >90CV

Ngư cụ, lưới đánh bắt

Tổng mẫu

22,1

43,3

3,6

67,5

Theo xã

 

 

 

 

Ninh Vân

15,6

9,7

3,2

9,7

Ninh Lộc

10,3

6,9

0

10,3

Ngư Lộc

6,9

82,8

25,0

86,2

Hải Ninh

73,3

23,3

3,3

100

Vĩnh Hải

13,2

47,4

7,9

86,8

An Thạch

16,2

81,1

2,7

100

Theo tỉnh













Khánh Hoà

10,0

13,1

2,3

1,7

Sóc Trăng

93,2

15,1

64,4

5,5

Thanh Hoá

93,4

39,3

82,5

3,3

Theo nhóm nghề













Đánh băt

29,6

52,9

5,8

74,3

Hỗn hợp thuỷ sản

21,2

44,4

3,0

74,8

Hỗn hợp khác

4,0

12,0

0

20,0

Theo nhóm thu nhập 20%













Nhóm 1

15,0

30,0

0

45,0

Nhóm 2

35,7

35,7

2,4

69,0

Nhóm 3

14,3

51,5

2,9

76,1

Nhóm 4

35,1

40,5

0

72,9

Nhóm 5

10,0

61,5

12,8

76,9

Theo dân tộc













Kinh

22,6

46,6

4,0

75,4

Khơ me

17,6

11,8

0

94,1

Theo giới tính chủ hộ













Nam

22,5

42,9

4,0

69,5

Nữ

17,6

47,1

0

47,0


Biểu đồ 4: Tỷ lệ hộ có đất sản xuất theo nhóm nghề và nhóm thu nhập

Trong mẫu khảo sát, chỉ một phần năm hộ có đất nông nghiệp, 19,0% có ao hồ, mặt nước, 7,2% hộ thuê đất các loại và còn 4,1% hộ không có đất ở. Tỉnh Sóc Trăng (vùng ĐBSCL) có tỷ lệ hộ có đất nông nghiệp cao nhất 37,0%, tỉnh Khánh Hòa (vùng DHNTB) có tỷ lệ mặt nước NTTS lớn hơn cả 31,1% và Thanh Hóa là tỉnh có vẻ khan hiếm các lọai đất nông nghiệp và mặt nước nhất, chỉ có lần lượt 6,6% hộ có đất nông nghiệp và 14,8% hộ có mặt nước. Dân tộc Khơme ở tỉnh Sóc Trăng có 41,2% hộ đang sử dụng đất nông nghiệp, trong đó 5,9% hộ thuê đất, còn lại là được cấp đất. Không phải ngẫu nhiên mà 26,7% hộ Khơme đề nghị hỗ trợ đất sản xuất như phương án sinh kế thay thế. Diện tích đất nông nghiệp trung bình của những hộ có đất trong mẫu khảo sát là không thấp- 5.271m2/hộ, hộ Khơme là 4.742,8 m2, nhưng không đủ để phát triển sản xuất hàng hóa . Vấn đề là đa số hộ ven biển, đặc biệt là nhóm làm nghề đánh bắt không có đất nông nghiệp. Những đặc điểm trên cho thấy sự phụ thuộc lớn vào đánh bắt ven bờ của cộng đồng ven biển và đất đai, mặt nước là tài nguyên rất khan hiếm ở vùng ven biển và tạo ra thách thức khó vượt qua cho việc chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt. Vì thế việc nghiên cứu những nguồn đất đai, mặt nứơc chưa được sử dụng hiệu quả ở các vùng ven biển là vấn đề hết sức cấp thiết cho việc hoạch định những hoạt động về sinh kế thay thế của CRSD. Trong phần đề xuất sinh kế thay thế dưới đây, phương hướng này rất được coi trọng ở tất cả các tỉnh được khảo sát và đã chỉ ra nguồn lực đất đai, mặt nước khan hiếm đã bị sử dụng lãng phí như thế nào, cũng như phương án tận dụng chúng một cách hiệu quả, tạo ra các hoạt động sinh kế thay thế dựa vào cộng đồng.



Bảng 8: Tỷ lệ hộ đang canh tác các loại đất (%)




Đất nông nghiệp

Đất ở


Ao hồ,

mặt nước


Tỷ lệ hộ có các loại đất

Tỷ lệ hộ thuê đất

Tổng mẫu

20,0

95,9

19,0

99

7,2

Theo xã







 

 




Ninh Vân

25

100

9,4

100

0

Ninh Lộc

0

93,1

55,2

100

0

Ngư Lộc

0

100

20,7

100

13,8

Hải Ninh

10,0

96,7

6,7

100

6,7

Vĩnh Hải

23,7

97,4

7,9

100

5,3

An Thạch

51,4

89,2

18,9

94,6

16,2

Theo tỉnh
















Khánh Hòa

20,5

96,7

31,1

100

0

Sóc Trăng

37,0

93,2

12,3

97,3

11,0

Thanh Hoá

6,6

98,4

14,8

100

9,8

Cơ cấu việc làm trong mẫu khảo sát ở 3 tỉnh cho thấy nghề đánh bắt chiếm tới trên một nửa số việc làm chính, nhưng tổng các nghề có liên quan trực tiếp đến thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ chiếm tới 62,7% việc làm chính của tổng số các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động. Trong cơ cấu việc làm phụ của các thành viên lao động gia đình, 22,0% liên quan đến nghề thuỷ sản.



Bảng 9: Cơ cấu việc làm chính và việc làm phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động) (% số lao động)




Trồng lúa/màu

Chăn nuôi

Nuôi trồng thuỷ sản

Đánh bắt thuỷ sản

Chế biến thuỷ sản

Dịch vụ thuỷ sản

Tiểu thủ công nghiệp

Xây dựng

Thương mại, buôn bán

Cán bộ

Công nhân công nghiệp

khác

Cơ cấu nghề nghiệp chính

7,5

3,7

6,4

52,4

3,1

0,8

0,6

0,4

6,6

3,9

4,8

9,7

Cơ cấu nghề nghiệp phụ

25,8

9,4

13,8

5,7

1,9

0,6

0

0

3,8

0

0

39,0

Nguồn: kết quả khảo sát

Thu nhập trung bình của hộ gia đình trong 12 tháng qua ở các hộ khảo sát cho thấy đánh bắt, chế biến nuôi trồng thủy sản là các nghề cho thu nhập cao nhất, cùng với trồng rau, màu như hành tỏi, mía ở xã Ninh Vân và Sóc Trăng. Những điều đó cho thấy, mức độ phụ thuộc lớn của sinh kế vào khai thác thủy sản của cộng đồng ven biển, và trồng rau màu ở một số địa phương-có nguồn lực đất nông nghiệp, có thể là một phương hướng sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ có hiệu quả.



Bảng 10: Thu nhập trung bình của gia đình trong 12 tháng qua từ các nguồn thu nhập (tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này)

TT

Nguồn thu nhập

Thu nhập (ngàn đồng)

1

Trồng lúa

22.000,0

2

Rau màu

42.218,18

3

Cây ăn quả

1.000,0

4

Chăn nuôi gia súc

10.416,67

5

Nuôi trồng thuỷ sản

37.833,33

6

Đánh bắt thủy sản

48.798,73

7

Chế biến thủy sản

40.083,33

8

Dịch vụ thủy sản

10.500,0

9

Buôn bán thủy sản

17.266,67

10

Làm thuê/mướn

16051,72

11

Lương (kể cả lương hưu)

24533,33

12

Buôn bán, dịch vụ (không liên quan đến thủy sản)

12729,41

13

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

7200,0

14

Lâm nghiệp (trồng rừng)

4471,43

Nguồn: kết quả khảo sát

Tuy nhiên, thu nhập trung bình đầu người/tháng của nhóm đánh bắt lại thấp nhất (883,3 ngàn đồng) so với nhóm kinh tế hỗn hợp thủy sản (cao gấp 1,42 lần nhóm đánh bắt) và gần tương đương với nhóm kinh tế hỗn hợp không thủy sản (901,0 ngàn đồng). Điều đó phản ánh xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập, tận dụng mọi lợi thế về nguồn lực sinh kế có thể làm gia tăng thu nhập hộ và đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể và nên là một trong các phương hướng chính trong chiến lược sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ của CRSD. Thu nhập từ các nguồn liên quan đến thủy sản có xu hướng giảm sút mạnh trong 2 năm qua, đặc biệt là 2 nghề sử dụng nhiều lao động nhất là đánh bắt và NTTS (trên dưới 2/3 số hộ bị suy giảm thu nhập từ các nguồn này).



Biểu đồ 5: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập từ các nghề thủy sản trong 2 năm qua (% số hộ)

Biểu đồ trên cho thấy các nghề thủy sản có xu hướng suy giảm rõ rệt, trong đó đánh bắt và NTTS là hai nghề giảm sút mạnh nhất. Có lẽ đây là cũng là xu hướng chung của các tỉnh ven biển vùng dự án.

Nghiên cứu về cơ cấu kinh tế cũng như việc làm, nguồn thu nhập tại các xã khảo sát cho thấy mức độ phụ thuộc rất lớn của cộng đồng ven biển vào các nguồn lợi ven bờ. Ngoài những đặc điểm chung về sinh thái, kinh tế biển, nguồn lực sinh kế (trong đó có sự yếu kém về chất lượng của vốn con người…), và rủi ro sinh kế, vùng ven biển còn khá phong phú những đặc trưng riêng của mỗi địa phương. Những đặc điểm chung về sự yếu kém các nguồn lực, rủi ro sinh kế có thể hướng đến việc thực hiện một số mô hình chung về sinh kế thay thế như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo… Các xã khảo sát trong báo cáo này có những đặc trưng riêng của các xã vùng ven biển như xã thuần ngư (Ngư lộc, Thanh hóa), xã bãi ngang (Hải ninh, Thanh hóa), xã ven đầm phá (Ninh Lộc, Ninh vân, Khánh hòa), xã ven biển có nguồn giống thủy sản phong phú (Vĩnh Hải, Sóc Trăng), xã ven biển có sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) hàng hóa phát triển mạnh (An thạnh 3, Vĩnh Hải, Sóc Trăng)… Những đặc trưng riêng này có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn các hoạt động sinh kế thay thế của cộng đồng, chẳng hạn chuyển đổi các tàu đánh bắt sang mô hình HTX dịch vụ vận chuyển hàng hóa chỉ có thể thực hiện ở các xã như An thạnh 3 - nơi sản xuất vài trăm ngàn tấn mía/năm, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng ngàn tấn vật tư nông nghiệp... Tất nhiên việc lựa chọn các hoạt động sinh kế thay thế cần dựa trên sự tham gia của cộng đồng ven biển.

Xã Ngư Lộc ở Thanh Hóa là xã thuần ngư, không có đất sản xuất, mật độ dân số cao, tài sản chủ yếu, của cộng đồng là tàu thuyền và ngư cụ đánh bắt các loại. Nguồn sống chính của ngư dân phụ thuộc hoàn toàn vào nghề biển, trong đó 2/3 số tàu và ba phần tư sản lượng từ nguồn lợi ven bờ. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của xã Ngư Lộc vẫn cao nhất so với 5 xã khác trong cuộc khảo sát. Tổng giá trị đánh bắt bằng 85 tỷ đồng, chiếm 68,0% trong tổng giá trị kinh tế của xã năm 2010, 32,0% giá trị còn lại từ hoạt động TTCN, thương mại, dịch vụ. Ngư Lộc khá điển hình cho các xã thuần ngư ven biển, đất chật người đông, rất khó khăn khi chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt, trong điều kiện nguồn lực đất đai sản xuất khan hiếm. Vì thế các lọai hoạt động sinh kế thay thế ở đây có thể là chuyển đổi loại hình đánh bắt có hiệu quả và thân thiện môi trường, cũng như thực hiện các mô hình chung vùng ven biển như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm, di dân sang khu dịch vụ công nghiệp nghề cá, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo… Mô hình tăng cường giáo dục, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có thể là đặc biệt quan trọng đối với những khu vực ven biển, đất chật, người đông như Ngư lộc.

Xã Hải Ninh, Thanh Hóa là một xã bãi ngang, đặc biệt khó khăn, có 6/9 thôn làm ngư nghiệp. Xã có 19,4% số hộ và 21,8% lao động làm nghề đánh bắt, nhưng có 211 hộ, 15 doanh nghiệp, 558 lao động-6,6% lao động toàn xã tham gia vào các nghề đan lưới, sửa chữa tàu thuyền, chế biến, dịch vụ hậu cần thủy sản…Số tàu thuyền tăng lên 264% trong thời gian 2004-2011, với 614 tàu, tổng công suất 11.037CV. Điều đó làm cho tổng sản lượng khai thác hàng năm đạt 2.890 tấn, chủ yếu từ nguồn lợi ven bờ, là ngành có giá trị sản xuất cao nhất trong xã. Hải Ninh còn hàng trăm ha đất bãi ngang ven biển chưa được khai thác theo hướng NTTS, trong khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Hải Ninh có thể là một xã bãi ngang điển hình ven cửa lạch, với đội tàu xuồng nhỏ đánh bắt ven bờ (78,3% tàu thuyền dưới 20CV, trong đó có nhiều thuyền nan, có hay không có động cơ D6, D8) và nhóm nghèo đông đảo (44,9% hộ nghèo toàn xã theo chuẩn 2011, trong đó 66,5% hộ nghèo thuộc thôn nghề cá). Xã có 340 phụ nữ đơn thân nuôi con, chồng mất. Với những đặc trưng trên, xã này có thể khai thác hàng trăm ha đất ven biển để nuôi ngao, chuyển đổi lọai nghề đánh bắt có hiệu quả và thân thiện môi trường, cũng như thực hiện các mô hình chung vùng ven biển như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo (chế biến, dịch vụ thủy sản, chăn nuôi…).

Xã Ninh Vân, Khánh Hòa: Cuộc TLN của cán bộ xã Ninh Vân có khái quát tình hình như sau: “Nguồn kinh tế chủ lực là nông nghiệp và công nghiệp còn lại lao động buôn bán nhỏ, địa bàn xã Ninh Vân vừa có đất rừng, đất trồng màu, vừa có biển, thuận lợi du lịch. Có một vài dự án du lịch đã hoạt động, nhưng không giải quyết được vấn đề lao động của địa phương vì trình độ lao động thấp, không đủ tiêu chuẩn. Ninh Vân đất biển, đất núi chiếm đa số, đất bằng ít, đang chuyển hướng nông nghiệp sang công nghiệp, đang chuyển đổi đất nông nghiệp sang dịch vụ nên đất để phát triển chăn nuôi trồng trọt ít, trong khi đất dành cho du lịch, dịch vụ, bất động sản đang gia tăng. Các khu ven biển ưu tiên cho du lịch và dịch vụ. Khó khăn là trình độ lao động chưa cao, đánh bắt theo mùa vụ, tài nguyên gần bờ cạn kiệt, trong khi nguồn vốn đánh bắt xa bờ bị hạn chế. Đất trồng trọt thì chuyển dần sang kiểu trồng trọt công nghiệp, đất dành cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp và trang trại do thức ăn tự nhiên ít. Ninh Vân có 58,0% hộ nông nghiệp và 40,4% hộ đánh bắt. Diện tích đất tự nhiên rộng, nhưng chủ yếu đất rừng, đất trồng trọt chủ yếu là đất trồng màu với 47,3 ha và 53,4 đất trồng cây lâu năm. Đất trồng màu ở đây nếu cải tạo có khả năng trồng tỏi giá trị cao, nhưng người dân thường không đủ vốn để cải tạo đất. Chăn nuôi bò khá phát triển, do có diện tích rừng rộng và theo kiểu nuôi thả tự do. Đất NTTS có 9,8 ha và 64 ha đã GPMB chuẩn bị cho vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Đây là phần diện tích trong khu vực đầm Nha Phu. Diện tích mặt nước ven biển có 140 ha, nhưng do có các dự án du lịch nên hầu như khó được phép tổ chức nuôi biển rộng rãi và hiện chỉ có 1 hộ nuôi tôm hùm, dù tôm giống là sẵn có ở vùng biển này. Nghề đánh bắt bằng lặn biển khá phát triển ở Ninh Vân và là lợi thế về lao động, so với các xã ven biển khác. Một số lao động trong xã đi lặn thuê ở Quảng Ngãi có thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Ninh Vân khá điển hình cho 1 xã ven biển vừa có đầm, vừa có biển, vừa có rừng, nhưng dân vẫn nghèo. Dự án du lịch nhiều, tuy dân số ít nhưng dân vẫn thiếu việc làm, du lịch chiếm nhiều diện tích đáng ra nên dành cho NTTS biển hay trong đầm. Dân hầu như ít được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển và đầm khá phong phú, cũng như từ những dự án phát triển kinh tế. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống Ninh Vân có thể là dự án mang lại nhiều việc làm cho địa phương. Xã còn có thể phát triển khu sản xuất tỏi tập trung. Bên cạnh đó xã có thể tiến hành những mô hình chung cho vùng ven biển như đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo (chế biến, dịch vụ thủy sản, chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò sinh sản… theo mô hình quĩ quay vòng của các nhóm phụ nữ, nông dân), tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm.

Xã Ninh Lộc-Khánh Hòa có thể là một xã điển hình về sinh kế ven đầm phá. Xã nằm kề bên đầm Nha Phu, diện tích tự nhiên là 2.945ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 497ha, nuôi trồng thủy sản 457ha, đất rừng 763ha. Vì thế xã có kinh tế nông nghiệp, đánh bắt và NTTS, cũng như một số nghề thương mại, dịch vụ, do có 3 km quốc lộ 1 chạy qua. Xã có 3 thôn thủy sản ven đầm, với sản lượng đánh bắt và NTTS gần tương đương nhau, với tổng sản lượng khoảng trên 800 tấn/năm (nếu không bị dịch bệnh NTTS). Ninh Lộc có một thời hoàng kim về NTTS ven đầm Nha Phu đầu những năm 2000, với sự phát triển nuôi bán công nghiệp hay công nghiệp dẫn đến hàng loạt rừng ngập mặn bị chặt bỏ để mở rộng diện tích nuôi trồng. Nhưng sau đó dịch bệnh mau chóng lây lan, nên người nuôi hầu như mắc nợ xấu với ngân hàng và khó có khả năng chi trả. Hiện nay, họ chỉ nuôi quảng canh là chủ yếu, kết hợp đánh bắt theo con nước, nhưng vẫn năm được năm mất, cùng với gánh nặng nợ nần. Nghề đánh bắt cũng sa sút do nguồn thủy sản trong đầm Nha Phu cạn kiệt bởi sự tăng nhanh phương tiện đánh bắt trong đầm, cũng như các phương pháp khai thác hủy diệt. Trong khi đó các thôn nông nghiệp của xã phát triển ổn định hơn, tuy không giàu có. Bức tranh của Ninh Lộc có lẽ khá điển hình cho các địa phương ven đầm phá cả nước, khi khai thác cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản và làm ô nhiễm vùng nước ven đầm. Khôi phục RNM ven đầm, kết hợp NTTS sinh thái có thể là một giải pháp sửa chữa các sai lầm và khôi phục lại nguồn lợi tự nhiên ven đầm hay dự án môi trường như thu gom rác. Xã có thể tiến hành những mô hình chung cho vùng ven biển như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm.

Xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng có diện tích đất lớn, lao động dồi dào. Kinh tế nông nghiệp phát triển với cả nghề trồng lúa (1.000 ha lúa 1 vụ, sản lượng 5.000 tấn/năm), trồng màu (hành tím-3.800 ha, 3 vụ màu/năm), NTTS (cá: 1600 ha nuôi công nghiệp, 800 ha nuôi quảng canh, sản lượng 3.912 tấn/năm). Nghề đánh bắt có 90 tàu <30CV, trong đó 14 tàu <20CV đánh bắt ven bờ, với sản lượng 400 tấn/năm. Vĩnh Hải còn có bãi nghêu giống trải dài 18km bờ biển và 2.365ha rừng ngập mặn là nơi cung cấp nguồn cá kèo giống. Đây là nguồn lợi tự nhiên rất lớn của Vĩnh Hải, nhưng đang bị khai thác quá mức và không thể kiểm soát được vì nhiều ngư dân ở nơi khác đến khai thác. Hiện xã có hơn 1.000 hộ Khơme không có đất sản xuất. Quỹ đất canh tác của xã cũng không còn. Trên địa bàn xã, có hơn 500ha đất sản xuất thuộc 2 nông trường nhưng đã giải thể. Theo lãnh đạo xã, diện tích này đang được cho các công ty thuê nhưng sử dụng không hiệu quả vì không được đầu tư cơ sở hạ tầng và hiện tại đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm. Nếu UBND huyện thu hồi và đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi để giao khoán cho các hộ không có đất sử dụng thì sẽ giải quyết được tình trạng không có đất hiện nay của hơn 1.000 hộ Khơme. Mô hình tái định canh, định cư đã thành công ở dự án rừng ngập mặn tại Sóc Trăng có thể áp dụng cho Vĩnh Hải hay các xã khác có điều kiện như thế.

Xã An Thạnh 3, Sóc Trăng có kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với trồng mía (1.600 ha, 178.500 tấn/năm), thuốc cá (105 ha, 6.020 tấn/năm) là chủ yếu. Chăn nuôi có trên 500 bò, hơn 2.600 lợn và trên 10 ngàn gà vịt. Ngành thủy sản nhỏ bé hơn trồng trọt về lực lựơng lao động (875 người so với 2.428 người). NTTS có 160 ha, chủ yếu nuôi công nghiệp. Xã có 80 tàu<20CV đánh bắt ven bờ, với sản lượng 2.600 tấn/năm. Số lao động phi nông nghiệp 884 người, tương đương số lao động thủy sản. Mô hình chuyển đổi tàu đánh bắt sang HTX dịch vụ vận chuyển hàng hóa có thể là tốt cho An thạnh 3, khi có nhiều trăm ngàn tấn nông phẩm cần vận chuyển hàng năm.

Hai xã ở Sóc Trăng có lẽ khá điển hình cho khu vực ven biển vùng ĐBSCL, khi vừa có quĩ đất nông nghiệp phát triển trồng trọt, chăn nuôi, vừa có biển và nguồn lợi thủy sản ven bờ khá phong phú, thuận lợi cho NTTS và đánh bắt. Tuy nhiên, khai thác ven bờ quá mức, với nguồn lợi mở, thiếu quản lý hiệu quả đang làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Vì thế đồng quản lý vùng biển ven bờ có thể là giải pháp tốt cho vấn đề này, vừa đảm bảo việc làm và sinh kế, vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Những mô hình HTX nuôi nghêu đã thành công có thể mở rộng ở Vĩnh Hải hay các xã khác có điều kiện tự nhiên tương tự. Mặt khác sự phân tầng xã hội ngày một gia tăng, sự nghèo khổ, nhất là của nhóm DTTS ven biển đòi hỏi phải có các giải pháp hỗ trợ đặc biệt, ngoài các chính sách xã hội đã có. CRSD cần chú trọng các hoạt động dành cho những nhóm yếu thế, kể cả các hoạt động nâng cao nguồn vốn con người như là một giải pháp giảm nghèo bền vững. Mô hình chung vùng ven biển như tăng cường giáo dục phổ cập, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có thể là rất quan trọng đối với các xã Sóc Trăng, cũng như nhiều xã vùng ven biển ĐBSCL-nơi có vốn con người chất lượng thấp nhất, cũng như tập trung khá đông đảo đồng bào DTTS.

Phần tiếp theo sẽ phân tích những rủi ro và nguyên nhân của tình trạng suy giảm các nghề thủy sản.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương