DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI


Cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế



trang9/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23

4.3 Cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế


Những cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế ở các khu vực dự án có thể khá rộng rãi như sự phát triển thị trường lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, các khu công nghiệp, đô thị tại những tỉnh dự án, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và địa phương, có khả năng lồng ghép trên các địa bàn dự án, nhiều chính sách hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, đào tạo nghề đã được ban hành… Một đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam là vẫn còn phổ biến tình trạng chia cắt, phân mảng lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề, thành phần kinh tế; trong đó chiếm chủ yếu là lao động trong khu vực nông nghiệp. Do đó nếu CRSD tổ chức tốt hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, kết nối giữa thanh niên, phụ nữ ngư dân có nhu cầu việc làm với các doanh nghiệp cần tuyển dụng thì có thể tạo ra nhiều việc làm thay thế cho ngư dân vùng ven biển. Hiện nay hàng năm các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà nội, các tỉnh kinh tế phát triển như Bình Dương, Đồng Nai… tuyển dụng từ 100.000 đến 300.000 lao động, trong đó có nhiều lao động phổ thông. Nhiều giai đoạn vấn đề thiếu lao động phổ thông trở nên trầm trọng tại những khu vực này. Việc tổ chức kết nối cung cầu lao động trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc giải quyết việc làm, bên cạnh việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng tốt các cơ hội thị trường.

Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập suy giảm và thấp, thiếu việc làm, sự nghèo khổ cũng là động lực thúc đẩy một bộ phận người dân đi làm ăn xa quê, dù người dân vùng biển thừơng không mong muốn. Chẳng hạn: Trong 5 năm gần đây, xã có khoảng 2.000 người di cư, khoảng 200 hộ đi làm ăn xa, một số mang theo con cái, một số để con cái ở nhà. Ở đây nếu không đi làm ăn xa thì không có việc làm, buộc phải đi (TLN cán bộ xã Ngư Lộc, Thanh Hóa). Vấn đề là cần định hướng quá trình di dân sao cho giải quyết nhiều việc làm, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho người lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ và DTTS. Bên cạnh mạng lưới xã hội của người di cư, CRSD có thể tổ chức trung tâm GTVL làm nhiệm vụ kết nối cung cầu lao động vùng dự án, tốt hơn những mô hình GTVL hiện có. Đây là một phương hướng đầy triển vọng nếu tổ chức tốt, vì không tốn nhiều chi phí, nhưng đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ, có thể giải quyết số lượng lớn việc làm thay thế đánh bắt, đặc biệt đối với thế hệ trẻ-rất đông đảo.

Nhiều khu công nghiệp, du lịch như Nghi Sơn, Thanh Hóa, Ninh Thủy, Khánh Hòa… đang mở ra tại các địa phương vùng dự án, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực thấp tại các xã ven biển đang là trở ngại cho việc tận dụng cơ hội này. CRSD cần chú ý xây dựng các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là thanh niên con em ngư dân, con em hộ nghèo theo định hướng phục vụ cho kinh tế biển, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động khu vực.

Mặt khác, bản thân các khu vực dự án còn những nguồn lực chưa khai thác hết như 200 ha đất nuôi trồng thủy sản không hiệu quả thuộc xã Ninh Lộc-Khánh Hòa quản lý, khoảng 47 ha đất –khu đèo Bãi Trướng có thể trồng tỏi Lý Sơn giá trị cao (nếu được cải tạo đất, 24 ha người dân đã cải tạo đất và sản xuất có hiệu quả (lãi 270 triệu/ha năm 2010, đã trừ chi phí), còn 23 ha chưa cải tạo) tại xã Ninh Vân-Khánh Hòa hay 46 ha vịnh Thanh Bình và 60 ha dải đất ven biển thuộc xã Hải Ninh, đang bỏ trống, có thể cải tạo nuôi ngao, với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng có hơn 500 ha đất của 2 nông trường đã giải thể, hiện đang cho các công ty thuê, có thể giải quyết cấp đất cho hàng ngàn hộ ngư dân thiếu đất canh tác. CRSD có thể xây dựng các mô hình sinh kế thay thế dựa trên việc khai thác các nguồn lực đất đai chưa được sử dụng hiệu quả này.

Một cơ hội khác cho các nguồn sinh kế thay thế đánh bắt là chính các hoạt động xây dựng CSHT của CRSD. Những đề xuất của các địa phương thuộc CRSD bao gồm nhiều công trình CSHT như cảng cá, chợ đầu mối, khu dịch vụ thủy sản, đường giao thông, hệ thống thoát nước, trồng rừng ngập mặn, NTTS sinh thái, khu sản xuất và kiểm định tôm giống … có thể tạo hàng vạn việc làm, trong đó có nhiều việc làm phổ thông. Chẳng hạn vùng sản xuất và kiểm định tôm giống Ninh Vân, nếu hoàn thành có thể tạo ra khoảng 3.000 việc làm, trong đó sử dụng khoảng 2.400-2.500 lao động địa phương (theo tính toán của một cán bộ thủy sản Khánh Hòa). Các mô hình của CRSD theo hướng đồng quản lý cũng sẽ tạo nhiều việc làm thay thế đánh bắt hay đánh bắt thân thiện với môi trường.

4.4 Khả năng tham gia của các cộng đồng vào những hoạt động của dự án


Ngư dân đi biển thường thành lập các tàu với chủ tàu và nhóm ngư dân “đi bạn”, sau khi trừ chi phí và khấu hao tàu (có thể khoảng 30%-50%), còn lại mọi người chia nhau theo số lao động. Đó là cơ sở xã hội để có thể mở rộng khả năng liên kết trong các hoạt động tổ nhóm vùng ven biển.

Những HTX nghêu ở Sóc Trăng vận hành tốt là bài học quý về sự liên kết tự nguyện cho các hoạt động của dự án CRSD. Với lợi thế có bãi nghêu giống trải dài 18km, hiện tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng đã thành lập một Hợp tác xã (HTX) nghêu với khoảng 510 hộ xã viên. Mô hình HTX nghêu hoạt động rất có hiệu quả, một mặt nó mang lại việc làm và thu nhập cho các hộ xã viên, mặt khác đảm bảo việc khai thác có chọn lọc, có tổ chức, đồng thời bảo vệ được bãi nghêu để không cho những ngư dân ở nơi khác đến khai thác bừa bãi. Mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn được thực hiện ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng trong khuôn khổ dự án GTZ của Cộng hòa liên bang Đức, từ 2007-2010. Có 5 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng được dự án trang bị điện thoại di động. Các hoạt động của tổ là tuyên truyền lẫn nhau và cho các cộng đồng khác về bảo vệ rừng và ngăn chặn không cho người ngoài tổ vào khai thác trong khu vực rừng mà các tổ quản lý. Các tổ hoạt động trên tinh thần tự nguyện, dự án hỗ trợ mỗi hộ thành viên xây một lò nấu để tận dụng củi thu được từ rừng dùng cho đun nấu. Các hộ thành viên được phép khai thác củi và hải sản trong rừng theo quy định cho phép. Sản phẩm khai thác được kiểm soát bởi các trạm để xem có đảm bảo theo quy định không. Nếu sản phẩm đánh bắt không đảm bảo kích thước như quy định thì sẽ được yêu cầu thả lại rừng. Mỗi hộ được phát một thẻ hội viên và mỗi khi vào rừng khai thác phải mang theo thẻ này. Các cuộc họp tổ được tổ chức định kỳ hàng tháng để rút kinh nghiệm và giải quyết những vấn đề tồn tại hay những khó khăn của các tổ viên. Trong quá trình hoạt động, tổ đã gặp những khó khăn về thiếu cơ sở vật chất như nhà làm việc và hội họp, tàu tuần tra, chòi canh, các biển hiệu và mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ với người ngoài tổ về việc cấm đánh bắt trong khu vực rừng do các tổ quản lý.

Các cuộc tham vấn tự do, tham vấn trước và phổ biến thông tin với các cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) Khơme đã cho thấy sự ủng hộ rộng rãi của họ đối với việc thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có bất kỳ các hoạt động nào làm hạn chế sự tiếp cận của các cộng đồng DTTS đến các nguồn tài nguyên ven biển thì cần tổ chức các cuộc tham vấn với họ để đảm bảo các cộng đồng bị ảnh hưởng tiềm năng có thể tham gia vào các hoạt động thiết kế, thực hiện và giám sát có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên ven biển của họ. Dựa trên các cuộc tham vấn cộng đồng, dự án cũng đảm bảo rằng những người DTTS ở trong vùng dự án sẽ hưởng lợi từ các hoạt động của dự án phù hợp với văn hóa của họ. Tham vấn với người DTTS đã và sẽ được thực hiện theo cách phù hợp với các giá trị văn hóa và xã hội cũng như điều kiện địa phương của họ.

Tại Khánh Hòa, các nhóm tham vấn cũng đề xuất việc thành lập các tổ, nhóm dự án như lập trang trại nuôi hàu: Chuyển sang nuôi hàu, cách đây 3km (Tân Đỏa, Ninh Ích) có một vài hộ đang nuôi, thu nhập khá. Kĩ thuật nuôi đã biết. Tuy nhiên nếu trên cho nuôi thì vẫn xin đi học kỹ thuật nuôi cho đảm bảo. Có thể làm thành nhóm 5-10 người lập thành trang trại. 5 người đầu tư khoảng 200 triệu (TLN đánh bắt Ninh Lộc-Khánh Hòa). Hoặc ở Ninh Vân, thành lập tổ hợp tác trồng hành tỏi: Trong thôn còn nhiều đất có thể cải tạo để trồng hành tỏi, tuy nhiên không có vốn để cải tạo. Thành lập tổ hợp tác cải tạo đất, mở rộng cây hành tỏi. Không có đủ đất để làm cả 1 vùng cho nhiều bà con, có thể chung 1 nhóm, nhưng đất riêng. Nhóm hợp tác tìm nguồn bao tiêu sản phẩm hành tỏi, nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, lúc đầu vào, đầu ra ổn định thì bà con sẽ yên tâm hơn (TLN nông nghiệp Ninh Vân-Khánh Hòa)

Trong nhiều nghiên cứu về di dân: mạng lưới xã hội của người di cư ở Việt Nam thường là cơ sở để người di cư, đặc biệt phụ nữ tìm kiếm việc làm, giảm chi phí đi lại, tìm việc, hỗ trợ nhau trong cuộc sống đầy rủi ro chốn xa quê hương. Tại các xã vùng dự án cũng như vậy. Trong cuộc khảo sát, phụ nữ tại các xã như Ngư Lộc, Hải Ninh, Ninh Vân… có vẻ dễ dàng đồng thuận thành lập những nhóm liên kết sản xuất như chăn nuôi bò, lợn, dịch vụ… và hướng đến mở rộng chúng, như sau 2 đến 3 năm có thể hỗ trợ nhóm mới thành lập một số bê, lợn giống hay một phần vốn đã được hỗ trợ. Hội phụ nữ các xã cũng đồng ý quản lý các nguồn vốn được hỗ trợ và chuyển giao giữa các nhóm như một quĩ quay vòng giúp chuyển đổi sinh kế và giảm nghèo. Nhóm phụ nữ xã Hải Ninh-Thanh Hóa thảo luận khá sôi nổi: “có thể thành lập các tổ nhóm để chăn nuôi. Vấn đề là cần đoàn kết thì mới làm việc với nhau được. Có thuận lợi là các chị em thường thành lập hội chị em tình nghĩa khoảng 10-20 chị em và điều này sẻ rất dễ để chị em lập thành các tổ. Các chị em trước giờ nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tham gia lớp tập huấn nào. Một chuồng lợn nuôi 5 con, diện tích 4x5m, phải bê tông hóa, có tấm mái chống nóng, có hệ thống nước. Để giảm bệnh thì chuồng phải sạch, ăn sạch. Để nuôi 10 con cần 2 ô, xây 60 triệu. Có thể thay đổi vật liệu xây dựng để giảm giá thành. Thuận lợi: Có đất trồng rau, nước sạch, lao động sẵn có, đi biển về có cá để làm cám. Có thể thành lập thành các tổ khoảng 10 hộ, mỗi hộ có thể nuôi phụ thuộc vào diện tích đất, nếu tổ chức thành mô hình thì 10 hộ cần nuôi khoảng 200 con thì mới có lãi. Cần dự án hỗ trợ về giống, thức ăn. Quan trọng là giống tốt thì xuất chuồng nhanh, có hiệu quả kinh tế cao. Nếu mà làm mô hình, chị em chỉ đủ tiền giống, còn thức ăn, cải tạo chuồng trại thì không đủ.

Để chế biến hải sản, thành lập tổ thì cần 5-6 hộ. Tiêu thụ sản phẩm cá của xã. Nếu mà có kinh nghiệm thì sẽ bảo ban được nhau, thống nhất về cung cách ăn chia. Để có thể thực hiện được thì cần hỗ trợ vốn.

Mô hình nuôi gà có thể làm tập trung khoảng 10 hộ, vốn đòi hỏi, chuồng trại không cao lắm. Sẽ tổ chức một vài gia đình có đất rộng, mỗi hộ có thể nuôi 300 con. Tiền giống 30 ngàn/con, tiền giống 10 hộ 300 con khoảng 90 triệu.

Nếu mà thành lập các tổ, thì ít nhất khoảng 3 năm có thể hỗ trợ các tổ nhóm khác. Có thể hỗ trợ các tổ khác 50% vốn của tổ đã được hỗ trợ”. Chị em cũng lưu ý là dự án có thể tập trung vào chị em có hoàn cảnh khó khăn chồng mất. Những đề xuất của nhóm phụ nữ Hải Ninh rất thuyết phục và có thể triển khai các mô hình này cho phụ nữ vùng ven biển, đặc biệt đối với phụ nữ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn.

Tại xã Ninh Vân, nhóm phụ nữ đồng thuận lập nhóm chăn nuôi bò, xây dựng quỹ quay vòng về bò để phát triển các nhóm chăn nuôi giảm nghèo, với sự hỗ trợ của UBND xã cho sử dụng nguồn đất qui hoạch nghĩa trang 4 ha để trồng cỏ voi chăn nuôi. Cũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận được sự tán thành của UBND xã, sau đợt khảo sát của tư vấn.

Về vốn xã hội- như một cơ sở xã hội của sự tham gia của cộng đồng vào dự án CRSD: Trong cuộc khảo sát, họ hàng, người thân, hàng xóm, người trong thôn, ấp vẫn là những người giúp đỡ nhau hàng đầu vào lúc khó khăn. 62,9% hộ cho rằng người giúp đỡ thứ nhất lúc khó khăn là họ hàng, người thân, 15,5% cho là hàng xóm, người trong thôn, ấp và chính quyền xã (9,3%). Giữ vị trí cao trong vai trò là người giúp đỡ thứ 2 cũng là họ hàng, người thân (17,5%), hàng xóm (29,1%), chính quyền xã (20,6%), đoàn thể (10,1%), bạn bè (9,5%). Tỷ lệ hộ không nhờ ai giúp đỡ chỉ là 6,2%. Đó là cơ sở xã hội quan trọng trong việc tổ chức các nhóm liên kết tự nguyện trong dự án CRSD.

Bảng 14: Phân loại người giúp đỡ lúc khó khăn




Họ hàng,

người thân



Hàng xóm, người trong ấp

Chính quyền xã

Đoàn thể

Bạn bè

Không nhờ giúp đỡ

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Tổng

62,9

17,5

15,5

29,1

9,3

20,6

3,1

10,1

3,1

9,5

6,2

13,2

Theo xã

 

 

 

 

 




 

 

 

 

 

 

Ninh Vân

68,8

3,2

12,5

25,8

6,3

25,8

6,3

19,4

3,1

12,9

3,1

12,9

Ninh Lộc

58,6

12,0

17,2

36,0

10,3

8,0

0

16,0

0

8,0

13,8

20,0

Ngư Lộc

51,7

41,4

27,6

10,3

13,8

41,4

3,4

0

3,4

6,9

0

0

Hải Ninh

50,0

33,3

26,7

36,7

6,7

16,7

10,0

3,3

6,7

10,0

0

0

Vĩnh Hải

60,5

15,8

7,9

18,4

15,8

13,2

0

15,8

5,3

13,2

10,5

23,7

An Thạch 3

83,3

2,8

5,6

47,2

2,8

19,4

0

5,6

0

5,6

8,3

19,4

Theo tỉnh





































Khánh Hoà

63,9

7,1

14,8

30,4

8,2

17,9

3,3

17,9

1,6

10,7

8,2

16,1

Sóc Trăng

72,2

9,7

6,9

31,9

8,3

16,7

0

9,7

2,8

9,7

9,7

22,2

Thanh Hoá

50,8

36,1

26,2

24,6

11,5

27,9

6,6

3,3

4,9

8,2

0

0

Theo nhóm nghề





































Đánh băt

62,9

16,2

15,7

23,5

8,6

25,0

1,4

11,8

2,9

5,9

8,6

17,6

Hỗn hợp thuỷ sản

62,6

20,8

15,2

31,3

9,1

18,8

5,1

7,3

3,0

11,5

5,1

10,4

Hỗn hợp khác

64,4

8,0

16,0

36,0

12,0

16,0

0

16,0

4,0

12,0

4,0

12,0

Theo nhóm thu nhập 20%





































Nhóm 1

67,5

10,5

17,5

26,3

5,0

18,4

0

10,5

0

7,9

10,0

26,3

Nhóm 2

61,9

15,4

16,7

23,1

7,1

25,6

4,8

20,5

2,4

7,7

7,1

7,7

Nhóm 3

70,6

8,8

5,9

50,0

17,6

23,5

0

5,9

5,9

2,9

0

8,8

Nhóm 4

51,4

35,1

21,6

40,5

10,8

10,8

8,1

0

0

8,1

8,1

5,4

Nhóm 5

62,5

17,5

15,0

10,0

7,5

25,0

2,5

12,5

7,5

17,5

5,0

17,5

Tuy nhiên để thành lập được các tổ, nhóm, HTX theo mô hình đồng quản lý không phải không có khó khăn: "Để xây dựng thành các cụm làm với nhau cũng khó khăn, mỗi người mỗi ý, cũng đã từng có mô hình làm theo cụm nhưng không thành công. Có thể thành lập các cụm nhóm 10 hộ NTTS ở vùng nước sạch (Hòn Vung). Vùng này không bị ô nhiễm, cần hỗ trợ các hộ này vật nuôi, cây trồng, kinh phí" (TLN NTTS thôn Tam ích, Ninh Lộc, Khánh Hòa). Lãnh đạo xã này cũng nhận xét rằng: “việc lập nhóm tổ không phù hợp tập quán. Xã đã có mô hình hội người nuôi tôm, liên kết một vùng, nhưng không thành công, vì bản chất cá nhân hơi cao. Tuy nhiên, nếu dự án hỗ trợ có thể duy trì được”. Trên cả nước cũng không có nhiều lắm những mô hình đồng quản lý thành công, mà mô hình này là một bộ phận gắn kết với chiến lược sinh kế thay thế. Vì thế CRSD cần có những chuyên gia theo dõi, giúp đỡ các địa phương trong quá trình hoạt động của các mô hình đồng quản lý.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương