Cynthia kersey


Eula Hall GƯƠNG SÁNG TRONG ĐỜI



tải về 0.61 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.61 Mb.
#31500
1   2   3   4   5   6   7   8

Eula Hall

GƯƠNG SÁNG TRONG ĐỜI

Khi phi trường Atlanta được xây dựng vào năm 1979, chúng tôi là một công ty mới đang cố gắng chen chân vào thị trường. Công ty cho thuê xe Natioanl Car Rental cần tráng nhựa khoảng 1,5 hecta đất bùn lầy để họ có thể đưa xe vào đậu ngay khi phi trường mở cửa, và chỉ còn mười ngày. Không một công ty xây dựng nào dám nhận việc này, vì thấy không thể hoàn thành đúng hạn.

Vì là công ty mới và thật sự cần công trình, chúng tôi sẵn sàng cố gắng nhiều hơn người khác. Chúng tôi đến gặp họ và cam kết sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc trong mười ngày. Chúng tôi giải thích cho họ thấy rằng nếu chúng tôi thất bại, họ sẽ không mất gì, nhưng nếu chúng tôi thành công họ sẽ được lợi rất lớn.

Chúng tôi trúng thầu và ngay lập tức bắt tay vào việc. Tổ chức làm hai ca đòi hỏi phải có hệ thống chiếu sáng tốt, cho nên tôi thuê máy phát điện. Thử thách kế tiếp là giữ ẩm cho lớp đá trộn. Tất cả xe chở nước trong thành phố đã được thuê cho công việc xây dựng phi trường và tôi không đủ tiền để mua xe mới. Tôi chạy vạy tìm cách thuê được đường ống chữa cháy và móc vào đường ống dẫn nước. Chính tôi cũng phải tham gia cầm ống tưới cho lớp đá trên mặt đường. Mười ngày gian khổ trôi qua đầy thử thách đòi hỏi chúng tôi phải đưa ra hết sáng kiến này đến sáng kiến khác. Chín ngày sau, đêm trước khi phi trường mở cửa, National Car Rental là công ty duy nhất có xe đậu sẵn trong bãi. Thành công của chúng tôi là nhờ lòng dũng cảm dám đảm nhận một công việc khó khăn và khả năng sáng tạo vô cùng nhằm thực hiện cho được công việc.



Carolyn Stradley

Carolyn Stradley, người sáng lập công ty C&S Paving, kể lại một trong những công việc thử thách tính sáng tạo và kỹ năng làm việc của cô, nhưng chính nó đã giúp công ty của cô phát triển.

Không có gì cao quý bằng công việc. Cuộc sống sẽ có những lúc làm bạn thất vọng, nhưng càng làm việc chăm chỉ bao nhiêu, bạn càng được tưởng thưởng bấy nhiêu. Đừng bao giờ hài lòng khi chưa nỗ lực thật sự. Cố vươn lên đỉnh và thất bại vẫn còn hơn là không cố gắng gì”



Gerald R. Ford

PHẦN VII, KIÊN TRÌ – CHÌA KHÓA CỦA THÀNH CÔNG

Nếu bạn chỉ tiếp thu một bài học trong bộ sách này thì hãy lựa chọn bài học này: Sự kiên trì sẽ mang tới thắng lợi. Mỗi bài học và mỗi tính cách đã đọc trong những câu chuyện trước đây đều là một yếu tố dẫn đến thành công. Nhưng chiếc chìa khóa sau cùng, yếu tố để phân biệt người thành công và người thất bại, chính là sự kiên trì. Những con người trong bộ sách này là bằng chứng sống động cho sức mạnh của sự kiên trì. Nếu bạn chỉ có sự kiên trì, thiếu hẳn các yếu tố khác, thì con đường thành công của bạn sẽ chậm hơn và dài hơn, nhưng bạn vẫn chắc chắn sẽ có ngày đến đích.

Trong chương cuối này, không có ai là anh hùng, mà chỉ là những con người bình thường với sự kiên nhẫn phi thường. Bạn hãy quan sát cách họ chiến đấu với khó khăn. Hãy đánh giá thái độ của họ. Điều gì đã giúp họ giữ vững bước chân?



CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI HAI

NGƯỜI BÁN HÀNG SIÊU HẠNG

Ông là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ kiếm sống bằng nghề bán hàng. Giống như họ, mỗi sáng ông phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi việc; nhưng khác với họ, ông mất tới ba tiếng chỉ để thay quần áo và đi tới địa bàn của mình.

Cho dù đau đớn cỡ nào, Bill Porter vẫn gắn bó với công việc thường nhật vất vả này. Đối với ông, công việc là tất cả: nó là phương tiện sinh sống của ông. Nhưng công việc còn khẳng định giá trị làm người của ông, một giá trị mà đã có lần người ta cố tình không thừa nhận.

Nhiều năm trước, Bill đã phải đối mặt với khúc quanh cuộc đời: hoặc ông phải chiến đấu để vượt lên số phận hoặc trở thành nạn nhân của nó.

Ông biết rằng nếu còn làm việc, ông sẽ không phải là một nạn nhân mà sẽ là một con người.

Bill sinh năm 1932 và đó là một ca sinh khó. Các bác sĩ đã phải dùng cặp thai để giúp ông chào đời và vô tình làm tổn thương một phần não của Bill. Bill bị chứng bại não – một rối loạn hệ thần kinh ảnh hưởng tới khả năng nói, đi và kiểm soát các chi.

Khi Bill trưởng thành, các cơ quan xã hội xếp ông vào nhóm thiểu năng tâm thần “không có khả năng làm việc”, còn các chuyên gia thì cho rằng ông sẽ “không bao giờ làm việc được”.

Nhưng cơ quan xã hội không có cách nào đo được chỉ số tinh thần của con người, họ chỉ nhìn thấy những điều Bill không thể làm.

Mẹ ông đã hỗ trợ và khuyến khích ông rất nhiều: “Con cứ thử đi, mẹ tin là con làm được và biết tự lập. Đừng để ý tới những gì người ta nói về mình”. Nghe theo lời mẹ, Bill đã thử chú tâm vào nghề bán hàng, ông cố gắng quên đi việc mình là “người tàn tật”. Lúc đầu, không công ty nào chịu nhận ông vì cho rằng ông không thể xách nổi hộp hàng mẫu, nói chi việc bán hàng. Sau cùng, trước sự kiên nhẫn của Bill, công ty Watkins đồng ý thu nhận ông với một điều kiện: ông phải đảm nhận địa bàn Portland (Oregon) – là nơi chẳng ai muốn tới. Đây là một cơ hội và Bill đã không để nó vuột mất.

Bill đã phải thu hết can đảm để rung chuông cửa nhà đầu tiên vào năm 1959. Người ta không tỏ vẻ quan tâm. Người kế tiếp, rồi người kế tiếp nữa cũng thế. Bill không để cho sự nản lòng đánh gục mình. Mỗi ngày ông đều đặn đến và gõ cửa từng nhà. Nếu khách hàng chưa quan tâm, ông chỉ việc quay trở lại và trở lại mãi cho tới khi bán được một sản phẩm mà khách hàng ưng ý.

Suốt ba mươi tám năm, công việc thường nhật của ông hầu như luôn giống nhau. Mỗi sáng, trên đường đến địa bàn bán hàng, Bill luôn dừng bước lại một quầy đánh giầy để nhờ cột giúp dây giầy vì đôi bàn tay của ông vặn vẹo đến độ không thể tự mình làm công việc ấy. Sau đó ông dừng lại một khách sạn, là nơi người giữ cửa luôn sẵn lòng giúp ông cài lại khuy áo trên cùng và thắt lại cho ông chiếc cà vạt. Mỗi ngày dù thời tiết tốt hay xấu, Bill đều đặn lội 10 dặm đường, vận chuyển hộp hàng mẫu nặng nề lên xuống đồi, cánh tay phải vô dụng giấu sau lưng. Sau ba tháng, Bill cuối cùng cũng thu hút được sự chú ý của khách hàng trong địa bàn của mình. Khi đồng ý mua, họ thường tự điền vào mẫu đơn đặt hàng vì ông không thể cầm viết được cho ngay ngắn.

Sau mười bốn tiếng làm việc mệt nhoài ông trở về nhà, mình mẩy và các khớp xương nhói buốt, đầu thì nện thình thịch do chứng đau nửa đầu hành hạ. Theo năm tháng, những cánh cửa rộng mở cho Bill càng lúc càng nhiều và doanh thu của ông cũng từ từ tăng lên.

Sau hai mươi bốn năm trời miệt mài với hàng triệu cú gõ cửa, cuối cùng ông đã được công nhận là người bán hàng giỏi nhất trong phân khu mạn tây của công ty Watkins. Ông là một người bán hàng cần cù và chăm chỉ nhất của họ từ trước tới giờ.

Mùa hè năm 1996, công ty Watkins tổ chức hội nghị toàn quốc, ghi nhận lòng can đảm và thành quả nổi bật của Bill bằng cách chọn ông làm người đầu tiên nhận giải thưởng Special Chairman danh giá về sự Cống Hiến và Quyết Tâm, một vinh dự sẽ được tặng trong tương lai vào những dịp hiếm hoi cho một người biểu hiện những đức tính tương tự như Bill Porter có.

Tại buổi trao giải, các bạn đồng nghiệp đã đứng dậy vỗ tay chúc mừng ông. Vị chủ tịch Hội đồng Quản trị của Watkins đã nói với các nhân viên của mình như sau: “Bill tượng trưng cho những điều mà con người có thể làm được khi có sẵn mục tiêu trong đời và dùng cả tâm trí để đạt được mục tiêu đó”.

Tối hôm đó đôi mắt của Bill Porter không còn đau và nhức buốt vì bụi và gió nữa mà ánh lên tia lóng lánh của niềm hãnh diện.

Hãy lựa chọn điều bạn muốn gặt hái từ cuộc sống; hãy nhìn vào mặt tích cực và đừng vội bỏ cuộc khi chưa đạt được điều đó.”

Bill Porter

CÂU CHUYỆN THỨ HAI MƯƠI BA

NẾU KHÔNG THÀNH CÔNG …

Hai mươi người sau khi nghe lời rao hàng của bạn đã gác máy. Năm ngân hàng liên tiếp bác đơn xin vay tiền của bạn. Kịch bản phim vừa bị gửi trả lại kèm theo một lá thư bắt đầu bằng câu: “Cám ơn đã nghĩ tới chúng tôi nhưng…”

Đây chính là giây phút bạn không được nản chí, không được buông xuôi. Đừng để cho những ý nghĩ chán chường, thất vọng len lỏi vào tâm trí bạn. Những lúc như thế, hãy nghĩ đến Maxcy Filer và từ nhủ “Phải học hỏi theo ông ấy”. Vậy Maxcy Filer là ai? Và ông có gì để cho ta học hỏi?

Năm 1966, Maxcy Filer – khi ấy đã ba mươi sáu tuổi, dự thi lần đầu tiên vào Luật sư đoàn California và bị rớt, sau đó ông thi lại. Thi lại. Thi lại. Và thi lại. Rất nhiều lần. Ông dự thi tại Los Angeles, San Diego, Riverside, San Francisco và bất cứ nơi nào có tổ chức cuộc thi. Ông dự thi từ khi các con vẫn đang sống cùng ông trong gia đình, dự thi khi hai trong số các con trai ông đã giành được các chứng chỉ riêng của chúng ở trường luật. Ông dự thi sau khi ông bắt đầu làm thư ký cho văn phòng của các con mình. Và tiếp tục dự thi khi ông đã tới tuổi mà hầu hết mọi người bắt đầu nghĩ tới chuyện về hưu.

Cuối cùng ông cũng đã đậu – sau 25 năm, mất 50.000 đôla lệ phí, vô số khóa luyện thi và 144 ngày dự thi. Maxcy đậu trong lần thi thứ 48, năm ông 61 tuổi.

Ông gắng sức như thế để làm gi?

“Vì tôi không thể bỏ cuộc nửa chừng được”, ông giải thích. “Tôi nhìn cuộc thi đó như một cơ hội thử thách và cho rằng có thể vượt qua được. Tôi tin một ngày nào đó tôi sẽ thành công và vì thế tôi không muốn bỏ cuộc”.

Maxcy không chịu chấp nhận thất bại, ông quyết tâm trở thành luật sư khi nhận ra rằng luật pháp và công lý không phải lúc nào cũng đứng về phía người da đen. Ông đã theo dõi những luật sư tài giỏi hùng biện và tạo nên những thay đổi tuyệt vời. Ông cũng muốn mình làm được như họ, vận dụng pháp luật để thay đổi xã hội. Tuy nhiên, con đường dẫn đến ước mơ của ông lại lắm khúc khuỷu, gập ghềnh. Học xong cao đẳng, ông không thể vào trường luật ngay vì phải cùng vợ nuôi dưỡng bảy người con. Mãi tám năm sau, ông mới có cơ hội nộp đơn vào Đại học Van Norman và cuối cùng đã tốt nghiệp tại đó.

Maxcy nắm khá rõ luật pháp. Suốt nhiều năm liền, điểm số của ông luôn nằm trong số mười phần trăm dẫn đầu của các khóa ôn tập về luật mà ông đã theo học. Vậy tại sao ông lại không đậu? Lý do là vì cú pháp của ông không theo đúng văn phong “luật sư”. Ông biết rõ nội dung pháp lý liên quan đến vụ án, nhưng ông cũng có khuynh hướng chú trọng tới những vấn đề thực tiễn hơn là trừu tượng.

Dù thất bại nhiều lần nhưng ông vẫn không nản lòng, đó chính là nhờ sự hỗ trợ kiên định của gia đình và bạn bè. Mỗi khi ông thi hỏng, vợ ông liền đánh máy một bản đơn khác và nói: “Anh thấy đấy, lần này anh đã tới gần đích hơn rồi đó. Cố lần nữa đi anh. Em nghĩ thế nào lần tới anh cũng sẽ đậu thôi!” Ông cũng tin rằng trước sau gì rồi mình cũng sẽ đậu: “Tôi cố vượt qua chính mình sau mỗi lần dự thi, tôi không để cho các kỳ thi có cơ hội vượt qua tôi”.

Một trong các con trai của Maxcy đã mở phong thư gửi tới nhà ông sau lần nỗ lực thứ 48. Khi nhận thư, Maxcy đã quẳng nó vào trong tủ, như đã xử lý với các thư trước suốt hai mươi lăm năm, và nó nằm yên đó, cho tới một hôm con trai ông mở ra, hét ầm lên và nhảy tới ôm chầm lấy bố chúc mừng. Phải mất tới bốn mươi phút Maxcy mới bình tâm để tin vào những gì đã đọc được: “Xin chúc mừng, ông Filer…”

Hiện nay Maxcy Filer đang hành nghề luật ở tiểu bang California. Khi ông cho khách hàng biết sẽ tranh đấu cho vụ án tới cùng, họ hoàn toàn tin tưởng và hy vọng ông sẽ làm được điều đó.

Tiếp tục và không ngừng tiến bước. Hãy nói: “Tôi sẽ thực hiện điều đó” và bạn sẽ làm được”.



Maxcy Filer

GƯƠNG SÁNG TRONG ĐỜI

Tôi đã từng rất ao ước làm việc trong ngành biểu diễn. Và theo như tôi còn nhớ, ai cũng nói rằng tôi không có khả năng. Ngày 7 tháng 12 năm 1958, tôi bước chân vào The Showbar ở Boston. Theo thỏa thuận, tôi sẽ được trả 125 đô la một tuần cho hai suất diễn mỗi đêm. Tôi đăng ký phòng ở khách sạn đối diện – một nơi ẩm thấp, tồi tàn và lạnh lẽo – nhưng tôi không quan tâm, tôi đã có được công việc đầu tiên như mong ước.

Harry Brent là người thiết kế chương trình cho tôi và thương lượng để tôi biểu diễn ở The Showbar với tiết mục hài mang tên “Pepper January… Comedy with Spice”. Ban đầu, mọi việc có vẻ ổn thỏa hoặc ít nhất thì tôi cũng nghĩ như vậy. Thế nhưng ngay sau buổi diễn thứ nhất, tay quản lý gọi tôi lại và bảo: “chúng tôi sẽ không làm việc với cô nữa!”

Tôi vô cùng thất vọng. Bị đuổi việc ngay trong ngày đầu tiên ư? Tôi trở về căn phòng tối tăm kia và bật khóc. Cảm thấy như thế giới sụp đổ dưới chân mình. Tôi không còn gì cả - tiền bạc, người quen và cả công việc. Tôi không biết thật sự mình có năng lực không hay chỉ là ám ảnh về tài năng của mình. Tuy thế tôi vẫn nhất quyết không bỏ cuộc.

Không lâu sau, tôi tìm được cơ hội làm việc và sau khi biểu diễn lại bị chối từ. Ông bầu Harry Brent cũng rời bỏ tôi, mang theo thương hiệu Pepper January. Ông ta giải thích: “Nữ diễn viên hài ở đâu cũng có. Một thương hiệu như vậy không phải lúc nào cũng nghĩ ra được”. Tôi trở về điểm xuất phát ban đầu. Tôi thử đủ mọi cách, gặp đủ mọi người để tìm một cơ hội cho mình nhưng dường như mọi cánh cửa đều khép kín khi tôi bước chân đến.

Mẹ bảo tôi: “Mày chẳng có tài năng gì đâu! Chỉ hoang phí cuộc đời khi mãi đuổi theo ánh đèn sân khấu”. Một trong những nhân vật uy tín của công ty môi giơi diễn viên còn thẳng thừng với tôi: “Cô già rồi! Nếu thật sự có tài thì đến tuổi này cô phải thành danh rồi”. Người điều phối chương trình nổi tiếng The Tonight Show thì khẳng định với tôi: “Cô không thể thành công trên truyền hình được. Tôi biết chắc điều đó”. Bất chấp mọi lời chỉ trích, can ngăn và chê bai, tôi vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

Những người trẻ tuổi thường tin rằng thành công là một “tờ vé số may mắn” rơi vào tay mình một cách ngẫu nhiên cho nên tôi muốn nhắc lại rằng năm đó tôi đã ba mươi mốt tuổi. Ba mươi mốt năm nghe người khác khẳng định rằng tôi sẽ không thể thành công trong nghề nghiệp mà tôi mơ ước. Ba mươi mốt năm cho tôi thử thách và vượt trở ngại trước khi được chấp nhận trong nghề.

Ngay cả trong những giờ phút tối tăm nhất, tôi vẫn biết rằng tài sản lớn nhất mà tôi có được là nguồn lực bên trong, là niềm khao khát cháy bỏng thúc đẩy tôi luôn tiến bước về phía trước, thay vì bước lùi, ngã quỵ hay chối bỏ ước muốn của con tim. Sự kiên trì cố gắng cũng có giá trị ngang bằng với sự thành công. Để tìm được chữ “Có”, bạn phải học về những chữ “Không” trước: Không mất niềm tin. Không bỏ cuộc. Không đầu hàng và không bao giờ lùi bước.



Joan Rivers

Joan Rivers là một diễn viên hài, nhà văn, nhà viết kịch và một nữ doanh nhân. Thành công lớn nhất của bà là giải thưởng Emmy cho trương trình truyền hình. Là người dẫn chương trình được mời thường trực của The Tonight Show, hiện nay Rivers còn đang dẫn chương trình “Fashion Reviews” của Entertainment Television và cùng với con gai Melissa dẫn chương trình E!s “live”, tường thuật các giải thưởng Academy Award, Golden Globe Awards và Emmy Arward trên TV.

KHÔNG LÙI BƯỚC

UNSTOPPABLE







Tủ sách Bách Khoa – Không lùi bước - /


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương