Cynthia kersey



tải về 0.61 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.61 Mb.
#31500
1   2   3   4   5   6   7   8

Craig Kielburger

GƯƠNG SÁNG TRONG ĐỜI

Sau tám năm tham dự sáu mươi giải bơi marathon gian khổ trên khắp thế giới, tôi muốn kết thúc sự nghiệp thể thao của mình bằng một thành tích gần như không tưởng. Vào lúc đó, kỷ lục bơi trên biển của cả nam và nữ là 60 dặm, và tôi ước mơ sẽ bơi 100 dặm không nghỉ trên biển. Sau nhiều tuần lễ nghiên cứu, tôi quyết định chọn lộ trình giữa các hòn đảo ở bờ biển Bahamas và Florida. Có nghĩa là tôi phải bơi cật lực hai ngày ròng rã, và rõ ràng tôi không thể thực hiện được điều đó một mình.

Theo qui định của các giải bơi marathon quốc tế, mức chuẩn là từ 20 đến 40 dặm. Và khoảng cách đó, bạn chỉ trông cậy vào một người thân duy nhất là huấn luyện viên, ở cách bạn khoảng 10m, trên một chiếc thuyền nhỏ, cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng, sự động viên và thông tin về vị trí của bạn trong cuộc đua.

Bơi 100 dặm trên biển còn khó khăn gian khổ hơn nhiều. Những vấn đề như định hướng, tính toán hướng gió đang thay đổi, trông chừng cá mập, là những điều quan trọng để có thể đến được đích an toàn. Tôi biết rằng để có được thành công tôi cần phải có một đội ngũ hỗ trợ tốt.

Công việc của tôi là tập luyện tám giờ một ngày trong vòng một năm. Trong thời gian đó, tôi tập hợp được một đội ngũ dày dạn kinh nghiệm cùng với một tinh thần phiêu lưu và tính đồng đội tuyệt vời. Tôi nhờ chuyên viên hoa tiêu Ken Gundersen, người đã từng đoạt giải vô địch quốc gia, làm hướng đạo. Ken không những chọn thời điểm tối ưu để bắt đầu mà anh còn chỉ cho tôi thay đổi lộ trình từng 15 phút một khi những cơn gió và luồng nước cản ngang đường bơi. Ken dẫn theo một đội thanh niên trẻ để điều khiển đội tàu nhỏ của của chúng tôi hoạt động trên suốt lộ trình với tốc độ chỉ hai dặm một giờ.

Jacques Cousteau đã rất nhiệt tình và tốt bụng khi cho bốn thợ lặn chuyên nghiệp rành rẽ về các mập đến giúp tôi. Họ sử dụng thiết bị sóng siêu âm để phát hiện những vật thể có kích thước lớn bên dưới tôi và nhanh chóng lặn xuống để lôi kéo chúng đi chỗ khác. Tôi cũng nhận được sự tư vấn của các chuyên viên về việc giữ cho mức đường trong máu ổn định. Họ khuyên tôi cứ mỗi giờ phải tiếp thêm 1.100 calori bằng đường nguyên chất. Trong thời gian tập luyện, vị ngọt của đường trộn với nước biển mặn làm tôi cứ nôn mửa suốt vì vậy họ đề nghị thêm sữa chua vào cho bớt vị ngọt đi. Bơi đường dài cũng giống như quyền anh ở chỗ những người trong góc đài, tức là các huấn luyện viên, sẽ động viên tinh thần cho bạn khi bạn mất định hướng hay kiệt sức. Tôi mất gần 15 kg trong chuyến bơi ở Bahamas, cùng với cảm giác buốt lạnh, nôn mửa không kiềm nổi, các ảo giác và sự chán nản. Mỗi khi cảm giác mình không thể tiếp tục được nữa, mọi người trong đội lại khích lệ tôi bơi thêm hai mươi sải nước nữa. Sau đó, tôi nghĩ nếu đã bơi được hai mươi sải, tôi có thể bơi thêm được năm mươi, và nếu được năm mươi, tôi có thể bơi thêm được một trăm sải.

Kỷ lục 102,5 dặm đó, cho cả nam và nữ, đến nay vẫn chưa bị phá. Đó là kỷ lục ghi tên tôi, nhưng nếu không có 51 con người quý giá đó, tôi sẽ không thể nào thành công được. Trong cuộc đua marathon cuộc đời, chúng ta cần có những người động viên ta, và tin vào ta khi những con sóng vô hình nhận chìm ta trong đau khổ và thất bại.

Diana Nyad

Trong suốt một thập niên, Diana Nyad là vận động viên bơi đường dài vĩ đại nhất thế giới. Cô đã lập kỷ lục thế giới về quãng đường bơi dài nhất trong lịch sử, 102,5 dặm, và được xem là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực thể thao nữ.

Biểu tượng cho công ty mỹ phẩm của Mary Kay Ash là một con ong nghệ - Vì đôi cánh quá nhỏ so với thân hình nặng nề, cho nên xét theo góc độ khí động lực học thì con ong không thể bay được. Nhưng vì không hề biết chuyện đó, cho nên nó vẫn bay.”

PHẦN VI, SỰ SÁNG TẠO MANG ĐẾN NHỮNG KHẢ NĂNG LỚN

Những người sống có mục đích thường lập kế hoạch cho những điều họ muốn làm, thực hiện từng bước và đón chờ thành công nhưng đôi khi tai họa bỗng bất ngờ ập đến.

Cuộc đời rất nhiều khi không như ý muốn, giông tố có thể bất chợt kéo đến và phủ vây đời bạn vào những lúc mà ta không ngờ đến nhất. Sáu con người bạn sẽ gặp trong chương này có thể minh chứng cho điều đó. Sự sáng tạo đóng một vai trò then chốt giúp họ vượt qua được nghịch cảnh. Nếu không nỗ lực để tìm ra giải pháp mới, hẳn ước mơ của họ đã bị tàn lụi và nghịch cảnh đã chiến thắng.

Người có tinh thần không lùi bước là người luôn tin rằng trong mọi trở ngại đều có lối đi riêng. Khi có được niềm tin đó, bạn đã đi được nửa đường đến mục đích của mình.

Những người trẻ tuổi thường thiếu cẩn trọng nên dám làm những điều dường như không thể. Họ thành công chính bởi sự liều lĩnh và nhiệt tình nóng bỏng của tuổi trẻ.”

Pearl S. Buck

CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI CHÍN

NHÀ KINH DOANH KỲ LẠ

Nếu muốn mở một doanh nghiệp thành công, có ba điều cần lưu ý:

*Đừng chọn ngành nào có sự thống trị của các đại gia.

*Đừng vội tung sản phẩm ra thị trường khi chưa có chiến dịch quảng cáo.

*Đừng trộn lẫn chính trị và kinh doanh.

Bất cứ người nào tốt nghiệp trường kinh doanh Harvard cũng có thể cho bạn những lời khuyên đó. Và đó cũng là lý do vì sao Anita Roddick không muốn thuê những người này.

Anita đã phá vỡ hầu hết mọi quy tắc kinh doanh khi cô khởi sự doanh nghiệp The Body Shop, chuyên bán các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Đến nay, cô vẫn tiếp tục phá vỡ các nguyên tắc này. Lẽ dĩ nhiên, sự bất tuân này sẽ có hậu quả và “hậu quả” mà Anita phải gánh chịu như sau: The Body Shop hiện nay có hơn 1.500 cửa hàng trên khắp thế giới, trị giá 500 triệu đôla và đã tạo ảnh hưởng đến các sản phẩm và tiếp thị của tất cả các đối thủ cạnh tranh lớn. Và đó chỉ là những “hậu quả” trong lĩnh vực kinh doanh. The Body Shop còn là một động lực thúc đẩy ý thức và thay đổi về môi trường xã hội. Theo suy nghĩ của Anita thì đó mới chính là “hậu quả” quan trọng nhất.

Vào năm 1976, ngay từ lúc Anita có ý nghĩ mở một cửa hàng bán các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, cô đã suy nghĩ không theo lề lối thông thường của một người kinh doanh. Hầu hết doanh nhân đều thành lập công ty với tiềm năng phát triển nhằm mục tiêu kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Trong khi đó, Anita chỉ muốn tìm cách nuôi mình và hai đứa con, trong khi ông chồng, một người không chí thú làm ăn, đang tham gia vào một chuyến hành trình bằng ngựa từ Argentina về New York trong hai năm.

Thử thách đầu tiên là tìm một nhà sản xuất mỹ phẩm nào chịu sản xuất hàng của cô. Họ chưa từng nghe đến những thứ như dầu jojoba hay kem lô hội, và họ cứ nghĩ rằng bơ cacao chỉ dùng để làm chocolate. Mặc dù lúc đó chưa ý thức được nhưng Anita đã khám phá ra một thị trường sẽ bùng nổ về sau: các bạn gái trẻ thích những loại mỹ phẩm được làm bằng những phương thức và nguyên liệu không gây hại cho môi trường. Khi thấy các nhà sản xuất không chia sẻ quan điểm với mình, Anita tìm một nhà nghiên cứu thảo mộc để làm ra các sản phẩm theo yêu cầu của cô.

Vì không kinh doanh theo bải bản nên Anita không thấy mình có điều gì bất lợi khi khởi nghiệp với số vốn gần như không có. Để tiết kiệm chi phí, cô cho đóng các sản phẩm của mình bằng loại chai nhựa rẻ tiền bệnh viện vẫn dùng để lấy mẫu nước tiểu và khuyến khích khách hàng mang chai trở lại để mua hàng. Vì không có tiền để in nhãn, cô cùng với một số bạn bè phải tự tay viết tên sản phẩm lên từng chai. Điều này lại trở thành một yếu tố thu hút khách hàng. Do viết tay một cách tùy hứng như thế, sản phẩm của cô mang hình ảnh tự nhiên, gần gũi như chính sản phẩm bên trong vậy.

Anita mở chi nhánh đầu tiên của The Body Shop ở Brington, Anh Quốc. Khi cô khai trương, các doanh nghiệp quanh đó tin rằng cô chẳng thể tồn tại được lâu. Thậm chí các chủ doanh nghiệp mai táng xung quanh còn kiện cô ra tòa, buộc phải đổi tên cửa hiệu. Cô kiên trì chiến đấu, giữ vững tên hiệu của mình.

Cửa hàng đầu tiên không mấy thành công. Tuy nhiên, Anita vẫn quyết định mở cái thứ hai. Ngân hàng tỏ ý nghi ngờ khả năng thành công của cô và không cho cô vay tiền. Cô tìm đến một người bạn, vay 6.400 đôla với lời hứa cho người này sở hữu một nửa số cổ phần của The Body Shop. Hiện nay, cổ phiếu của người này trị giá 140 triệu đôla. Trao quyền sở hữu một nửa cổ phần công ty là sai lầm duy nhất của Anita. Nhưng còn nhiều quyết định khác của cô trông có vẻ cũng sai lầm không kém. Chẳng hạn như:

Cô không bao giờ quảng cáo, thậm chí cả khi mở cửa hàng ở Hoa Kỳ. Ai cũng nói rằng cô sẽ thua nếu xâm nhập vào một thị trường mới mà không có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ.

Cô không phân phối sản phẩm ở nơi nào khác ngoài các cửa hàng của The Body Shop. Chỉ có một số ngoại lệ là các cửa hàng ở Châu Á, nhưng chỉ đặt trong các siêu thị. Ngay từ đầu, cô đã xác định rằng những cửa hàng của cô phải là chất xúc tác tạo sự thay đổi, không chỉ trong kinh doanh mà trên toàn thế giới.

Những quyết định này trở thành những “sai lầm” sáng tạo nhất trong lịch sử ngành bán lẻ. Mặc dù mãi đến giữa những năm 1990, Anita mới chấp nhận trả tiền cho quảng cáo, nhưng những ý tưởng phi truyền thống của cô đã trở thành đầu đề cho hàng loạt các bài báo và phỏng vấn lôi cuốn sự chú ý của công chúng. Cửa hàng đầu tiên của cô ở New York đông nghẹt khách hàng ngay ngày khai trương. Có một phụ nữ ba mươi lăm tuổi đi giày trượt đến nơi, giơ tay lên trời hét toáng lên: “Ơn Chúa. Đã có ở đây rồi!”. Cần gì quảng cáo nữa?

Cứ khoảng hai ngày rưỡi lại có một cửa hàng The Body Shop được khai trương ở một nơi nào đó trên thế giới. Thỉnh thoảng, Anita cũng gặp rắc rối khi mở cửa hàng trong các khu thương xá. Nhưng do gặp quá nhiều khó khăn, nên Anita quen với việc tìm ra những cách thức sáng tạo nhằm được việc cho mình. Ví dụ như khi có một khu thương xá không cho cô thuê chỗ, cô đã huy động khách hàng trong khu vực bán kính 110 dặm xung quanh đó viết thư đặt hàng cho ban giám đốc. Kết quả là chỉ trong vài tháng, cửa hàng The Body Shop đã được khai trương ở đây. Anita cũng có ý tưởng phi truyền thống là đưa lý tưởng lên trước lợi nhuận. Ngay từ đầu, cô đã muốn thay đổi, không chỉ khuôn mặt của khách hàng mà là toàn thể bộ mặt của thế giới kinh doanh. Cô hình dung ra một công ty có trách nhiệm và lương tâm đối với xã hội. “Tôi cho rằng tinh thần của con người đóng một vai trò lớn trong kinh doanh. Công việc không phải là một thứ lao dịch, và kiếm tiền không phải là mục tiêu duy nhất của công ty. Đó phải là một doanh nghiệp mang tính nhân bản và người ta phải thật sự thích nó”.

Nhân viên của The Body Shop tích cực tham gia vào nỗ lực này. Mỗi tháng, họ được nghỉ nửa ngày có hưởng lương để tình nguyện tham gia giúp đỡ cộng đồng. Có người đã sang tận Romania để tham gia xây trại trẻ mồ côi. Trong cửa hàng, khách hàng được khuyến khích đăng ký tham gia bầu cử, tái chế các chai lọ bằng nhựa và tự mang túi đi mua sắm để tiết kiệm giấy và bớt chất thải từ túi nhựa. Vì những hoạt động này, nên có người đề nghị công ty của Anita nên đổi tên thành The Body and Soul Shop. Khách hàng đến đây không chỉ muốn được làm đẹp mà còn muốn cảm thấy mình là người có ích.

“Kinh doanh theo thông lệ” không phải là tiêu chí của Anita. Nhưng theo kinh nghiệm của cô, chính việc làm những điều khác thường lại tạo nên thành công lớn.

Điều giúp tôi vượt qua được khó khăn chính là nhận ra những điều không làm được và nhanh chóng tìm ra cách thức mới để giải quyết nó. Nhờ linh hoạt và luôn sẵn lòng đón nhận các giải pháp sáng tạo mà chúng tôi đạt được những kết quả to lớn”.



Anita Roddick

Đừng đặt ra những kế hoạch đơn giản; nó sẽ không đủ sức mạnh để thúc đẩy bạn. Hãy nhắm đến những mục tiêu cao cả, sức hút tinh thần mạnh mẽ sẽ thúc giục bạn thực hiện chúng.



Daniel Harken Burnham

CÂU CHUYỆN THỨ HAI MƯƠI

ĐOÀN XE CỨU THƯƠNG

Tên ông là James nhưng dân chúng quen gọi ông là Rocky, có nghĩa là Đá Tảng, một cái tên rất hợp với thể hình của ông. Ông to con, cao trên một mét tám và khi cần, ông rất cứng rắn. James “Rocky” Robinson sống làm việc tại quận Bedford – Stuyvesant thuộc thành phố New York, một trong những vùng nghèo khổ và nguy hiểm nhất ở Hoa Kỳ. Thế nhưng chính tại “Bed-Stuy” này, ông đã cứu vớt cuộc sống của nhiều người và làm hồi sinh một cộng đồng, một điều trước đây chưa ai từng làm được.

Năm 1996 khi Rocky hai mươi sáu tuổi, đứa cháu gái bảy tuổi của ông bị tai nạn giao thông. Nếu như có ai ở hiện trường hôm đó biết sơ cứu hoặc hồi sức, có thể cô bé sẽ còn sống, nhưng khi tới được bệnh viện, cô bé đã chết.

Cái chết thương tâm của hai đứa cháu là nguyên nhân để Rocky trở thành một y sĩ. Khi làm việc cho Dịch vụ Cấp cứu của thành phố New York, ông nhận ra rằng hơn một nửa cuộc điện thoại gọi đến xuất phát từ những khu vực có nhiều tội phạm. Những cư dân ở những khu vực này đôi khi phải chờ tới 26 phút sau khi gọi điện để xin xe cứu thương trong khi những cuộc gọi từ những cộng đồng da trắng giàu có được đáp ứng rất nhanh. Rất nhiều người – như đứa cháu nhỏ của Rocky – thật ra đã không chết nếu không phải chờ xe cứu thương quá lâu như thế.

Rocky nhận thấy rằng các cộng đồng giàu có đã thành lập những đoàn xe cứu thương riêng bởi bệnh viện không đủ xe đáp ứng. “Nếu đó là giải pháp cho vấn đề này”, ông nói với người bạn Joe Perez và cũng là đồng nghiệp của mình, “Chúng ta sẽ thiết lập đoàn xe cứu thương riêng tại Bed-Stuy!”

Vào năm 1988, đây là dịch vụ cứu thương đầu tiên do dân thiểu số điều hành nên gặp rất nhiều trở ngại. Thách thức đầu tiên họ phải vượt qua là tìm cho được một địa điểm để làm trụ sở chính. Họ đã tiếp quản một tòa nhà bỏ hoang mà những tên buôn ma túy đang trưng dụng: “Những kẻ buôn ma túy dùng nó để giết người, còn chúng ta dùng nó để cứu người”, Rocky nói. Bởi vì không có điện và nước máy (ngoại trừ những chỗ dột trên mái nhà) cho nên hai người chỉ có thể làm việc vào ban ngày. Họ dùng một máy vô tuyến hai chiều để nhận các cú điện thoại khẩn cấp.

Vấn đề trụ sở tạm ổn nhưng Rocky và Joe còn thiếu thành phần quan trọng nhất cho công việc của mình: một chiếc xe cứu thương. Họ dùng một chiế Chevrolet cũ để đến hiện trường nơi tai nạn, hỏa hoạn, bắn nhau và đâm chém xảy ra, nhưng không phải lúc nào chiếc xe cũng nổ máy. Đôi khi, họ phải đeo bộ đồ nghề cùng bình oxy sau lưng và chạy bộ tới những nơi cần cấp cứu – ngang qua những kẻ buôn ma túy với cái nhìn giễu cợt, những viên cảnh sát đa nghi và cái nhìn ngạc nhiên của người qua đường. Mọi người nhìn họ cười cợt, ngoại trừ các nạn nhân đang cần sự giúp đỡ của họ.

Mùa đông căn nhà cũ kỹ trống trải trở nên quá lạnh lẽo, một người bạn đã tặng cho Rocky và Joe một chiếc xe có thùng kéo phía sau. Họ đã nhiều lần dùng chiếc xe này ngang dọc trên các đường phố để cứu người. Họ đã phá bỏ hai căn nhà hoang mà những kẻ buôn ma túy ở địa phương sử dụng để lập cơ sở hoạt động. Do đó đối với những kẻ buôn ma túy, chiếc xe này là dấu hiệu khiêu chiến, suốt tám tháng trời chúng không ngừng đưa ra những lời dọa nạt, buộc Rocky phải rời khỏi lãnh địa của chúng. Chúng xả đạn vào xe, dọa sẽ đốt xe và bắn cả vào Rocky và Joe khi hai người tới hiện trường cấp cứu. Chúng không chịu buông tha họ mãi cho tới khi tận mắt chứng kiến họ cứu sống một vài thành viên trong băng nhóm của chúng sau những cuộc đọ sức đầy bạo lực và đẫm máu trên đường phố.

Rocky và Joe còn bị chính đồng nghiệp của mình chỉ trích, trở thành mục tiêu chế giễu, quấy rối và chịu những lời đồn thổi rằng họ là những kẻ bất tài. Rocky biết rằng chỉ có một cách duy nhất để khóa miệng những kẻ ưa dèm pha – phải biến hoạt động này thành một đơn vị đủ bản lĩnh, được đào tạo tốt để có khả năng đáp ứng mọi lời kêu gọi, cứu mạng khi cần thiết.

Để làm được điều này, Rocky cần đến một đội ngũ tình nguyện viên, một “binh đoàn” hùng mạnh từ chính cộng đồng và Bed-Stuy được xem là một điển hình. Bed-Stuy có 250 ổ ma túy, hàng trăm kẻ buôn ma túy, gái điếm trên đường phố, một số đông dân cư không nhà cửa, nhiều thiếu niên bỏ học và dân chúng sống nhờ vào trợ cấp xã hội hoặc lao động phổ thông. Nhiều người không tin rằng nhóm tình nguyện còn non nớt kinh nghiệm kia có thể cung cấp cho họ những thứ mà họ đã không thể có được khi gọi cấp cứu.

Do vậy Rocky và Joe tổ chức treo quảng cáo khắp nơi trong vùng và giải thích cho mọi người biết về dịch vụ của họ. Dân chúng dần có được lòng tin khi tận mắt chứng kiến hai người làm việc hay lăn xả cứu người.

Rocky kiếm tình nguyện viên ngay trong số những kẻ nghiện rựu, thất nghiệp và những người buôn ma túy đang cố hoàn lương. Trong vòng vài tháng, Rocky và Joe tuyển dụng được nhiều bạn trẻ và đào tạo họ những kỹ thuật cần thiết. Sau khi được đào tạo về sơ cứu và hồi sức, các tình nguyện viên đá hỗ trợ tích cực cho công việc cấp cứu.

Trong quá trình đào tạo, nhiều tình nguyện viên học được các kỹ năng, đi tìm mục tiêu cho cuộc sống và cứu mình thoát khỏi nỗi thất vọng. Một số người tiếp tục trở thành y tá hoặc thậm chí là bác sĩ. Quả là Rocky không chỉ cứu giúp những người sắp chết mà còn cứu cả những người sống tìm ra mục tiêu của đời mình.

Cuối cùng, tờ Daily News đã đăng tải một câu chuyện về “những người chạy khắp vùng, trên lưng đeo bình oxy”. Một nhà hảo tâm đọc được chuyện này đã tặng cho nhóm của Rocky một chiếc xe cứu thương cũ. Thế là Rocky đã có đội cứu thương riêng. Và ngay ngày hôm sau, họ đã cứu được một em bé. Nhiều lần, nhóm của Rocky và Joe là những người đầu tiên có mặt ở hiện trường, thế nên ngay cả những kẻ chỉ trích Rocky trong Sở Y tế Cấp cứu của thành phố bắt đầu thấy được giá trị của họ.

Tặng phẩm và trợ cấp từ các tổ chức bắt đầu đổ về cho họ. Một nhóm người từ Montana viết: “chúng tôi là một nhóm người thất học ngông nghênh tại đây, nhưng chúng tôi cảm kích những gì quý bạn đang làm và chúng tôi muốn giúp đỡ”.

Vào những lúc khó khăn khi nguồn viện trợ giảm sút, Rocky tìm được những phương thức khác để kiếm tiền. Ông tổ chức rửa xe và đi quyên góp trên đường phố. Ông làm bất cứ những gì có thể để thanh toán tiền thuê nhà, đào tạo các tình nguyện viên, mua sắm tiếp liệu và các vật dụng cần thiết để cứu người.

Hiện nay, Đoàn Cứu Thương Tình Nguyện Bed-Stuysant, đoàn cứu thương đầu tiên do người thiểu số điều hành trong nước, có tới 350 tình nguyện viên. Mỗi tháng tổ chức này đáp ứng 300 cuộc gọi khẩn cấp – những cuộc gọi từ cảnh sát để cám ơn, những dịch vụ cấp cứu thiếu nhân sự của thành phố, những người dân biết rằng mình có thể trông đợi nơi sự phục vụ nhanh chóng và đáng tin cậy này.

Người ta thường không thể tính được giá trị của sự tưởng tượng và tinh thần sáng tạo, nhưng trong trường hợp của Rocky Robinson và cộng sự Joe Perez thì trị số đó là hai mươi sáu phút – thời gian tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết nơi một cộng đồng có những tòa nhà hoang phế và những linh hồn bị bỏ rơi.

Tôi không để cho trở ngại làm suy sụp tinh thần. Tôi chú trọng vào việc tìm cách vượt qua. Bạn có thể luồn lách qua bất cứ trở ngại nào bằng cách đi bên dưới nó nếu nó quá cao, đi bên trên nó nếu nó quá thấp. Luôn luôn có lối đi riêng nếu bạn biết để mắt quan sát!”



James “Rocky” Robinson

Niềm tin đóng vai trò rất quan trọng đối với tôi. Chính niềm tin đã giúp tôi đối mặt với khó khăn và tim ra cách vượt qua nó.



Elizabeth Dole

CÂU CHUYỆN THỨ HAI MƯƠI MỐT

SỨC MẠNH CỦA TINH THẦN SÁNG TẠO

Nếu có bằng khen nào đó cần trao tặng vì sự cống hiến và lòng trắc ẩn, tình thương yêu con người bao la thì Eula Hall phải là người xứng đáng được nhận. Thật ra, bà chỉ là một “cô gái quê nghèo lem luốc”, lao động cực nhọc trong những túp lều lụp xụp thuộc vùng núi Appalachian xa xôi của tiểu bang Kentucky. Công việc của bà là xoa dịu nỗi đau khổ của người dân quê nhà và nỗi đau của con người là một lãnh vực mà Eula có đầy những trải nghiệm bản thân.

Không có giấy phép hành nghề nhưng hàng ngày Eula Hall vẫn dành thời gian chăm sóc cho những người đau ốm cần đến sự giúp đỡ của bà. Không được đào tạo chính quy về chính trị hoặc luật pháp, nhưng bà là một trong những người vận động gây quỹ hiệu quả nhất cho người nghèo. Chẳng có lấy một bằng khen, chứng chỉ học tập hay hoạt động xã hội nào nhưng bà lại là chỗ dựa, là tiếng nói cho người già cả, nghèo khó và bị ngược đãi.

Eula sinh năm 1927, tại quận Pike thuộc Kentucky trong gia đình bảy người con mà hầu như tất cả đều bị thiểu năng về thể chất. Suốt đời mình, bà đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm của người nghèo vì thiếu bác sĩ, bệnh viện, thuốc men. Vào sinh nhật thứ mười tám, Eula quyết tâm phải làm một điều gì đó ý nghĩa để giúp đỡ mọi người. Cô gái mới học đến lớp tám và không hề có kiến thức khoa học nào lại quyết tâm thiết lập một bệnh viện. Ròng rã bảy năm tằn tiện dành dụm, cuối cùng bà đã cóp nhặt đủ tiền để thuê một túp lều nhỏ với giá 40 đô một tháng trên con đường cách biệt trong một vùng có tên là Suối Bùn.

Eula cần quyên tiền cho y viện, nhưng chuyện đó chưa khó bằng việc “quyên” bác sĩ. Appalachia không phải là chốn ước mơ của những bác sĩ trẻ trung tài ba mỗi tháng thu nhập còn cao hơn số tiền kiếm được suốt cả một đời người của một cư dân Suối Bùn. Những bác sĩ có chút quan tâm tới công việc này thì lại bị chùn bước trước những thiếu thốn tiện nghi. Do vậy Eula đã cho các bác sĩ ở trọ tại chính nhà mình và tự tay nấu ăn cho họ.

Ngay từ phút đầu mở cửa, y viện đã tràn ngập bệnh nhân nghèo với đủ loại bệnh từ những ngón tay bị dập tới buồng phổi bị xung huyết. Nhiều bệnh nhân cả đời chưa được bác sĩ khám chữa một lần nào, khó khăn lắm họ mới có đủ tiền để trả 5 đôla viện phí. Khó khăn của những ngày đầu chưa qua, Eula lại phải đối đầu với một thử thách khắc nghiệt.

Một tối nọ bệnh viện bốc cháy và bị thiêu rùi thành bình địa. Giấc mơ cả một đời người, một thập niên lao nhọc và hy sinh của bà bỗng chốc tan thành mây khói. Đứng trước đống đổ nát đang âm ỉ cháy, Eula nghĩ tới 15.000 cư dân đang cần mình, nghĩ tới nơi làm việc, các tiếp liệu và thiết bị đang nằm trong đống tro tàn. “Nhìn đống đổ nát tim tôi nhói đau hơn bất cứ những gì tôi đã trải nghiệm,” Eula hồi tưởng. Ban đầu bà suy sụp và khóc rất lâu nhưng rồi khi bình tâm hơn, bà lấy lại can đảm và nói với nhân viên của mình: “Bệnh viện của chúng ta đã tiêu tan nhưng may mắn là chúng ta vẫn sống và không hề hấn gì, chúng ta sẽ bắt tay vào để làm lại từ đầu”.

Đêm hôm đó, bà nhất quyết bắt tay vào việc tái thiết. Ngay hôm sau, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân ở bên ngoài bằng cách trưng dụng cả chiếc ghế băng đi cắm trại và một chiếc điện thoại mà bà phải khó khăn lắm mới thuyết phục được công ty điện thoại cho mắc lên một cành cây. Eula dùng đủ mọi phương thức để quyên góp – kêu gọi trên đài phát thanh, tổ chức quyên góp trong cộng đồng… Trong vòng ba tháng, bà đã quyên được 102.000 đôla, đủ bảo lãnh cho khoảng trợ cấp liên bang xây một bệnh viện mới. Sau nhiều ngày cực nhọc, cuối cùng một bệnh viện mới, hiện đại đã mọc lên – có đầy đủ các thiết bị y tế, máy sưởi, máy điều hòa không khí và một bãi đậu xe sạch sẽ. Ngày nay, bệnh viện Mud Creek vẫn còn là nơi duy nhất có quy định “trả tiền tùy theo khả năng”. Người dân ở đây đến để được tiêm chủng, kiểm tra huyết áp hoặc xin toa trị bệnh. Những trường hợp vượt quá khả năng của bệnh viện, Eula sẽ tìm người giúp họ. Bà cũng tìm nguồn tài trợ để có thể tiến hành giải phẫu cho những bệnh nhân ung thư nghèo khó. Những khi cần kíp, bà sẵn sàng làm tài xế lái hết tốc lực để đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Triết lý của bà, cũng mạnh mẽ như nghị lực của bà, đã tiếp thêm cho Eula sức mạnh để tiếp tục hoạt động.

Eula nói nếu trước đây được học hành đầy đủ, có thể bà đã làm được nhiều việc hơn cho cộng đồng mình. Khó mà tưởng tượng nổi cái “nhiều hơn” đó có thể là cái gì so với những điều bà đã từng cống hiến. Eula còn đại diện cho những người nghèo khổ ra tòa để đòi các khoản bồi thường cho họ. Bà quyên tiền để mua một chiếc xe giao thức ăn cho những người tàn tật phải ở trong nhà, cung cấp bữa trưa miễn phí cho trường học và xây dựng một trung tâm dưỡng lão cho người già neo đơn. Bà cố gắng biến mọi mơ ước của mình thành hiện thực.

Ngày nay, bệnh viện đứng sừng sững như một đài kỷ niệm cho ước mơ mạnh mẽ, sự làm việc không ngưng nghỉ và tinh thần sáng tạo của Eula. Hàng ngày bà có mặt khi bệnh viện mới mở cửa và chỉ khi nào tất cả bệnh nhân của mình đều đã được chăm sóc chu đáo và an toàn, Eula Hall mới về nhà nghỉ ngơi.

Mọi thứ không thể tự dưng mà có. Đôi khi bạn phải tự mình làm lấy mọi việc và không thể trông mong mọi việc cứ mãi êm xuôi. Bằng cách làm việc cật lực, không ngừng sáng tạo và tìm ra các giải pháp, bạn mới có thể vượt qua được các trở ngại trong đời”.




tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương