Cynthia kersey



tải về 0.61 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.61 Mb.
#31500
1   2   3   4   5   6   7   8

Legson Kayira.

Điều tối thiểu bạn có thể làm trong cuộc đời là hình dung ra những điều mình sẽ đạt được. Và điều tối đa bạn có thể làm là sống trong hy vọng. Không phải đứng từ xa để ngắm nhìn hay chiêm ngưỡng mà phải sống trong chính niềm hy vọng đó.”



Barbara Kingsolver

CÂU CHUYỆN THỨ BA

QUÊ NHÀ LÀ NƠI TRÁI TIM CƯ NGỤ

Nếu giấc mơ thiên đường Mỹ quốc có nghĩa là khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng và tích lũy dần tiền bạc, tài sản làm ra thì giấc mơ của Millard Fuller hoàn toàn tiêu biểu cho điều này. Nhưng khi giấc mơ của Millard bắt đầu biến thành cơn ác mộng, anh quyết định dừng bước và nhìn lại cuộc đời mình.

Năm ba mươi tuổi, anh đã kiếm được một triệu đôla, có tham vọng kiếm được mười triệu. Anh hoàn toàn có đủ khả năng và nguồn lực để làm điều này. Anh có một ngôi nhà sang trọng, một ngôi nhà nghỉ mát trên mặt hồ, gần 1.000 hecta đất, du thuyền và xe hơi đắt tiền. Anh cũng mang thêm bệnh tức ngực và một gia đình nhỏ với vợ và hai con xinh xắn nhưng họ ít khi thấy mặt anh vì anh quá bận rộn với công việc. Công việc kinh doanh của anh phát triển tốt nhưng tình cảm gia đình có dấu hiệu rạn vỡ. Chuyện này đã từng xảy ra cho hàng ngàn người khác trong cuộc hành trình đi tìm tài sản và quyền lực. Millard là một trường hợp hiếm hoi trong số hàng triệu người giàu có như thế có đủ can đảm làm một cuộc cách mạng thay đổi đời mình.

Vào một ngày nọ, khi Millard đang làm việc tại văn phòng, cơn đau tim bất ngờ ập đến. Không phải cơn đau của máu đông và nghẽn mạch máu mà là những chuyện đau buồn, hối hận bất thình lình tuôn chảy vào cuộc sống và nếu nói một cách hình tượng thì lúc đó tim của bạn ngừng lại. Đó là ngày vợ của Millard là Linda thông báo rằng chị không còn cảm thấy mình có một người chồng nữa, rằng chị không còn chắc mình có yêu anh nữa hay không, và rằng chị sẽ đi New York để tham khảo ý kiến của một mục sư. Millard sững sờ. Anh đã cho chị tất cả những gì tiền bạc có thể mua được. Tại sao Linda lại muốn từ bỏ anh?

Millard nhớ lại: “Tuần lễ sau đó là thời gian cô đơn, đau buồn nhất trong đời tôi”. Anh bắt đầu nhận ra rằng công việc kinh doanh đã buộc anh phải trả giá bằng tất cả những gì anh quan tâm, yêu mến nhất. Sự nhận thức này được củng cố thêm khi đêm nọ anh tình cờ xem một bộ phim với dòng quảng cáo “một cuộc đời được thực hiện theo kế hoạch chỉ làm cho người ta phải chịu đựng nó mà thôi”. Hoàn toàn chính xác đối với anh, một người luôn luôn hoạch định sẵn những gì phải làm trong cuộc đời. Thế nhưng trong những kế hoạch của mình, anh quên đưa vào đó một mục tiêu có ý nghĩa.

Anh gọi điện cho Linda và tha thiết mong cô cho gặp mặt. Linda đồng ý, anh lập tức lên máy bay bay sang New York. Những ngày tiếp theo là những ngày của nước mắt, sự hối hận, họ cùng nhau thổ lộ những điều sâu thẳm trong tim và cam kết sẽ cùng xây dựng lại cuộc sống cho những điều thực sự có nghĩa.

“Hai chúng tôi đều cảm thấy cần có nhau khi thảo luận về tương lai”, Millard giải thích. “Chúng tôi có cảm giác như Thượng Đế đang vẫy gọi chúng tôi hướng đến một cuộc đời mới”. Để chuẩn bị cho hướng đi mới trong tương lai, Linda và Millard cảm thấy cần phải dứt bỏ tất cả những điều lâu nay đã ngăn cách họ. Nói một cách khác, đó chính là công việc kinh doanh và những tài sản của họ.

Họ bán hết mọi thứ, nhà cửa, du thuyền, ngừng công việc kinh doanh và tặng hết số tiền thu được cho nhà thờ, trường đại học và các tổ chức từ thiện. Bạn bè của Millard cho rằng anh bị điên, nhưng Millard chưa bao giờ cảm thấy mình tỉnh táo và thanh thản đến thế. Khi làm xong mọi việc, anh cảm thấy trong người rất thư thái, nhưng anh cũng băn khoăn không biết mình sẽ làm gì kế tiếp.

Câu trả lời đến với họ khi hai vợ chồng cùng đến thăm người bạn tên Clarence Jordan. Là một nhà nghiên cứu, Clarence đã xây dựng một cộng đồng Thiên Chúa Giáo mang tên Koinonia gần thành phố Americus, phía tây nam tiểu bang Georgia, cách Atlanta 140 dặm về hướng nam. Clarence cho Millard xem hình những túp lều xiêu vẹo nằm dọc theo những con đường nhớp nhúa của khu ngoại ô xung quanh. Những ngôi nhà lụp xụp này, thường dột nát và không có hệ thống sưởi và nước máy, là nơi cư ngụ của hàng trăm gia đình nghèo khổ - một cảnh tượng thường gặp trên đất Mỹ và có thể thấy ở rất nhiều nơi khác nữa, vì 25% dân số thế giới, tức 1,38 tỉ người, sống trong những ngôi nhà tồi tàn hoặc, tệ hơn nữa, không có một mái nhà để ngả lưng.

Millard, Clarence và một số công nhân khác quyết định sẽ xây cho những người nghèo khổ này một mái nhà để che mưa nắng. Họ bắt tay vào xây ngôi nhà đầu tiên, thứ hai và ngày càng nhiều hơn nữa. Đáng buồn là Clarence chết vì một cơn đau tim khi ngôi nhà thứ nhất còn đang dang dở. Millard và những người còn lại tiếp tục công việc xây dựng trong thời gian bốn năm rưỡi nữa ở Koinonia.

Cảm động vì niềm vui của những gia đình nghèo nhận được mái nhà tuy đơn sơ nhưng tươm tất của họ, Millard muốn tìm hiểu xem liệu những điều anh đã làm ở nam Georgia có áp dụng được ở những nơi khác trên thế giới không? Millard và Linda đến Zaire, thuộc miền trung Phi Châu, và thông qua sự hợp tác với tổ chức Nhà Thờ Tin Lành, họ đã xây dựng nhà cửa cho người dân nghèo ở đó trong ba năm. Đến lúc này họ hoàn toàn tin rằng ý tưởng xây dựng nhà cửa cho người nghèo này sẽ được chào đón trên toàn thế giới. Hai vợ chồng trở về Georgia vào năm 1976 và thành lập tổ chức từ thiện mang tên Habitat for Humanity International.

Đã có một thời Millard đặt cho mình mục tiêu kiếm được 10 triệu đôla. Giờ anh đã có một mục tiêu mới. Liệu anh có dám đặt cho mình mục tiêu xây nhà cho 10 triệu người? Tại sao không? Tại sao không phải là nhiều hơn? Millard và Linda thấy rằng nhiệm vụ của họ là một chân lý đơn giản nhưng hữu dụng: “Bất cứ ai cũng cần có một mái nhà, ít nhất phải là một nơi đơn giản, đàng hoàng và vừa túi tiền để ngả lưng.” Millard tin rằng việc tặng nhà cho những người nghèo khổ này là “lòng tốt cơ bản và sự thể hiện tình yêu thương – những điều cần thiết để tạo nên một tôn giáo chân chính”.

Ý tưởng để thành lập tổ chức Habitat for Humanity International hết sức đơn giản. Những kẻ hoài nghi lúc đầu cho rằng ý tưởng này phi thực tế, thậm chí có người còn cho rằng đây là chuyện điên rồ. Ý tưởng này được xây dựng trên cơ sở cho vay không lợi nhuận, không lãi suất – một thứ mà những kẻ chống đối cho rằng “ngược lại với phương pháp kinh doanh Mỹ quốc và sẽ không bao giờ thành sự thực”. Nhưng Habitat đã chứng minh cho những kẻ hoài nghi đó thấy rằng họ hoàn toàn sai. Tổ chức này đã giúp cho rất nhiều người không có nhà ở và thu nhập ít ỏi có được một cơ hội đầu tiên trong đời để mua được những ngôi nhà đàng hoàng bằng số tiền nhỏ bé của mình.

Để xây dựng những ngôi nhà này, Habitat phải trông cậy rất nhiều vào đội ngũ tình nguyện viên, hầu hết là những người chưa hề có kinh nghiệm về xây dựng. Kinh phí và vật liệu xây dựng có từ nhiều nguồn biếu tặng khác nhau của những tổ chức từ thiện, công ty, nhà thờ. Những người tình nguyện thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đóng góp thời gian và tay nghề miễn phí. Tuy nhiên, Habitat không phải là một tổ chức từ thiện và không xây nhà không công cho ai. Những gia đình được nhận nhà phải đóng góp sức lao động để làm nhà cho mình và cho những người lân cận. Khi người nhận nhà thanh toán số tiền cầm cố ngôi nhà trên cơ sở phi lợi nhuận, không lãi suất, số tiền này sẽ được dùng để xây thêm nhiều nhà nữa.

Tại sao nhiều người, nhiều tổ chức lại vui lòng đóng góp cho công việc này? Lý do dễ thấy nhất là vì kết quả hiển nhiên của những dự án này. Thông thường, nhu cầu của thế giới ảo quá lớn đối với khả năng, sức lực của con người đơn lẻ. Ở Habitat, những người tình nguyện sát cánh bên những người chủ tương lai của ngôi nhà. Khi ngôi nhà hoàn thành, mọi người cùng chia sẻ niềm vui và sự hãnh diện với chủ nhân mới của ngôi nhà này.

Mục tiêu của Habitat for Humanity là xóa bỏ những khu nhà ổ chuột và tình trạng vô gia cư ở mọi nơi. “Tôi đã thấy rằng tính táo bạo của mục tiêu đã lay động lòng người. Và mỗi năm chúng tôi đều hết sức kinh ngạc vì những điều kỳ diệu đến từ sự táo bạo này”, Millard nói. Nhờ dự án liều lĩnh của Millard mà đến nay Habitat đã xây được hơn 60.000 căn nhà trên khắp thế giới, mang đến cho hơn 300.000 con người một mái nhà an toàn, đàng hoàng và trong khả năng chi trả của họ. Habitat for Humanity International có hơn 1.400 cơ sở liên kết tại tại tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ và hơn 250 cơ sở khác ở nhiều nơi trên thế giới. Habitat điều phối khoảng 800 dự án xây dựng ở 51 quốc gia khác nhau.

Nhưng Habitat for Humanity International không chỉ xây nhà – họ xây nên gia đình, cộng đồng và hy vọng. “Quyền sở hữu một ngôi nhà là bước đầu tiên để có được một gia đình, và ngôi nhà mới sẽ phá vỡ vòng tròn lẩn quẩn của tình trạng thất vọng và làm ăn không hiệu quả”, Millard giải thích. “Quyền sở hữu nhà sẽ góp phần giành lại cộng đồng từ tay những kẻ buôn ma túy và sự nghèo khổ bằng những ngôi nhà chịu được mưa bão, động đất, lụt lội”.

Habitat cũng mang lại sự đoàn kết giữa những con người thuộc mọi thành phần kinh tế, tôn giáo, xã hội và sắc tộc. Hầu như mọi người dân Mỹ đều biết đến hình ảnh cựu tổng thống Jimmy Carter và đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter mặc đồ bảo hộ lao động, đang nhiệt tình đóng đinh và cưa gỗ giữa nắng hè. Millard hoàn toàn không phải mất một chút công sức vận động nào để có được sự ủng hộ của cựu tổng thống. Anh kể lại: “Tôi gửi cho ngài mười lăm dự án khác nhau, với hy vọng rằng ngài sẽ chấp thuận đến tham dự một hoặc hai dự án. Không thể ngờ rằng chúng tôi vinh hạnh được ngài đồng ý tham gia tất cả”.

Gia đình Carter chỉ là một trong số rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham gia phong trào này, đóng góp thời gian, tiền bạc và sự hỗ trợ cho Habitat for Humanity International.

Đến cuối những năm 1990, Habitat trở thành tổ chức xây dựng lớn nhất thế giới, tính theo số lượng nhà xây được. Những ngôi nhà của Habitat không chỉ làm nên gia đình mà còn góp phần tạo nên một cuộc sống mới. Tất cả bắt đầu chỉ vì một người đàn ông và một phụ nữ sẵn lòng hy sinh sự giàu có vật chất của mình để có được một điều tốt đẹp hơn trong đời. Millard và Linda tin rằng họ là hai người giàu có nhất thế giới hiện nay.

Ước mơ xóa bỏ những khu nhà ổ chuột trên thế giới đã giúp chúng tôi vượt qua vô số trở ngại trên đường đi. Và với sự giúp đỡ của những tấm lòng đôn hậu cùng quyết tâm của chính mình, chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu, từng căn nhà một”.



Millard Fuller

Năm tháng làm hao mòn thể lực nhưng từ bỏ nhiệt tình sẽ làm già cỗi tâm hồn.”



Vô danh

CÂU CHUYỆN THỨ TƯ

TẦM NHÌN XA

Thế giới ngày nay là thế giới của người gầy – một thế giới những người siêu mẫu trông như người mắc bệnh biếng ăn, những siêu sao điện ảnh gầy còm và các mục quảng cáo giảm cân tràn ngập trên phương tiện truyền thông. Dường như tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá sắc đẹp là trọng lượng.

Nhưng có những phụ nữ dường như chưa bao giờ có được vóc dáng thanh mảnh. Từ nhiều năm trời, họ thất vọng nhình trọng lượng cơ thể mình cứ tăng dần lên và phải từ bỏ ý định mua quần áo may sẵn vừa với khổ người. Và những lớp học thể dục của ngày nay, với cường độ tập căng thẳng, là điều không thể thực hiện được, đó là chưa tính đến việc làm cho người tập cảm thấy như mình bị xúc phạm.

Sharlyne Powell là một trong số những người ấy. Năm 1983, lúc bốn mươi hai tuổi, bà đã là một người to béo và quá bận rộn với việc chăm lo cho gia đình ở Yakima, tiểu bang Washington nên không có thời gian đâu để tập thể dục. Sau đó, bà chứng kiến cái chết chậm rãi và đau đớn của người mẹ vì bệnh viêm tĩnh mạch. Sharlyne nhìn hai đứa con trai sinh đôi, sau đó nhìn mình trong gương và tự hỏi phải chăng tương lai mình cũng sẽ như thế. Bà biết rằng mình phải thay đổi.

Thu hết can đảm, Sharlyne bước vào một lớp thể dục nhịp điệu trong khu phố gần nhà. Trong sáu tháng sau đó, bà đã thử ghi danh hầu hết các lớp tập thể dục nhịp điệu ở Yakima. Bà luôn luôn là người to béo nhất trong lớp và chẳng thể nào theo kịp cô huấn luyện viên nhỏ nhắn, người mềm dẻo đến nỗi có thể vặn mình như một sợi dây thừng. Vào thời điểm năm 1983, người ta chỉ tập thể dục nhịp điệu với những động tác phức tạp như thế. Sharlyne thấy rằng cách duy nhất để bà có thể tập thể dục là phải tự mở lớp cho mình.

“Tôi thấy rằng trong thị trấn nơi tôi ở, có ít nhất là năm người với thân hình đồ sộ như tôi và cũng muốn tập thể dục để giảm cân, tăng cường sức khỏe”, Sharlyne nói. Sharlyne mượn của chồng 200 đôla để thuê một căn phòng và tìm một huấn luyện viên chịu hợp tác. Mọi người đều chế nhạo ý tưởng của bà và câu mà họ thường nói với bà là: “Phụ nữ mập sẽ không tập thể dục đâu. Họ quá lười!”

Sau cùng bà cũng tìm được một huấn luyện viên đồng ý đứng lớp và đăng một quảng cáo nhỏ trên báo, mời những phụ nữ có thân hình ngoại cỡ đến dự lớp học của bà vào tuần sau đó.

Sáu mươi phụ nữ đã đến ghi danh dự lớp.

“Nếu lúc đó chỉ cần năm hay sáu người đến là tôi đã mừng lắm rồi”, bà nhớ lại. Hai tuần sau đó lớp học nhanh chóng tăng lên đến 150 học viên và phải chia ra thành hai lớp mỗi ngày. Lúc này, bà hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của mình.

Hai tháng sau, lớp học của bà đóng cửa.

“Tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng”, bà thừa nhận. “Tôi chỉ mang đến cho họ cùng những thứ như các chương trình thể dục khác – cùng những huấn luyện viên nhỏ nhắn, cùng phong cách tập luyện, nói chung là không có gì khác biệt”.

Mặc dù trong những lớp học của bà, học viên được động viên, khuyến khích tập luyện, không sợ bị chê cười như ở các nơi khác, nhưng chương trình học cũng căng thẳng và khó tập y hệt như những lớp bình thường. Học viên bỏ học vì cảm thấy thất vọng và không thể theo nổi chương trình luyện tập.

Đối với nhiều người, việc Sharlyne đóng cửa phòng tập chỉ sau hai tháng là bằng chứng cho quan niệm phổ biến là phụ nữ mập không tập thể dục được. Nhưng Sharlyne không tin vào điều đó. Bà tin rằng những phụ nữ ngoại cỡ cũng có thể tập thể dục nếu như họ có một chương trình tập riêng. “Tôi nghĩ hoặc là bỏ cuộc hoặc làm lại theo cách mình đã hình dung lúc ban đầu”, bà nói. “Tôi phải tự mình học hỏi để làm huấn luyện viên”.

Sharlyne tìm học mọi thứ liên quan về vấn đề thể dục và tập luyện. Bà tham dự nhiều lớp học, quan sát các huấn luyện viên khác, sau đó cải biên những động tác của họ để phù hợp với người có thân hình to quá khổ. Sharlyne và một người bạn khác tự mình tập thử các động tác này, bà mở lại lớp học ở nơi cũ, lấy tên là “Câu lạc bộ Thể thao dành cho Phụ nữ ngoại cỡ”.

Tuần đầu tiên, có 110 người ghi danh học, hai tháng sau con số này tăng lên 250 người, và Sharlyne e rằng không lâu nữa bà sẽ phải từ chối bớt học viên. Bà mượn của chồng 10.000 đôla – lần này để mua một ngôi nhà đổ nát, rộng khoảng 2.000 mét vuông trên diện tích khoảng nửa hecta.

Ước mơ thay đổi thể hình của Sharlyne đã trở thành một cơ hội kinh doanh, và khi bà cùng với học viên trở nên khỏe mạnh hơn, thon thả hơn, cũng chính là lúc công việc kinh doanh phát triển thêm. Bà quyết tâm trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội để học hỏi nhiều hơn. Chính lúc đó, bà gặp một trở ngại lớn nhất và bất ngờ nhất từ khi bắt đầu công việc: đó chính là bản thân ngành công nghiệp thể dục.

Bà và người bạn huấn luyện viên – còn to hơn cả Sharlyne – bay đến dự một hội thảo về thể dục ở San Diego. Họ hy vọng sẽ học hỏi được những điều mới mẻ và tạo dựng mối quan hệ cần thiết với những nhân vật quan trọng khác trong ngành này.

“Người ta nhìn chúng tôi như muốn nói ‘Hai bà béo này làm gì ở đây nhỉ?’ Họ xem chúng tôi như người mang bệnh truyền nhiễm vậy”, bà kể lại. “Đối với họ, quả là chúng tôi mang bệnh thật, chúng tôi to béo và với họ, to béo là một chứng bệnh”.

Sharlyne và người bạn hy vọng sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện viên chuyên nghiệp, nhưng ủy ban kiểm tra đã từ chối họ một cách thẳng thừng: “Tôi không biết chị định làm gì, Sharlyne, chúng tôi chưa hề có ý định huấn luyện hoặc cấp giấy chứng nhận cho những người như chị”. Những lời nói của họ làm cho Sharlyne cảm thấy rất đau lòng. “Tôi đi về trong trạng thái bị xúc phạm chưa từng có. Toi nghĩ, nếu các chuyên gia trong lĩnh vực này đối xử với chúng tôi như vậy thì chắc chắn chúng tôi sẽ không bao giờ được chào đón tại các câu lạc bộ thể dục”.

Khi về đến nhà, sự thất vọng của bà đã trở thành một quyết tâm sắt đá. Bà biết rằng có hàng ngàn phụ nữ như bà, chỉ vì thân hình đồ sộ mà bị ngành công nghiệp thể dục cũng như nhiều ngành công nghiệp khác bỏ qua, không xem là khách hàng cần phục vụ. Có những phụ nữ đã quá mệt mỏi việc phải ghé vào gian hàng quần áo đàn ông để mua một chiếc quần cho vừa khổ người hoặc chán ngán vì chỉ có hai màu nâu và đen để chọn lựa. Có những phụ nữ chỉ dám đi siêu thị lúc nửa đêm để không có ai dòm ngó và bình phẩm ác ý về họ, làm cho họ có cảm giác giống như cảm giác của bà và bạn mình ở trại hội nghị vừa qua.

Những điều này phải thay đổi, và Sharlyne một lần nữa thề rằng bà sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình. Tại câu lạc bộ thể dục của mình, bà làm tất cả để đảm bảo rằng bất cứ phụ nữ nào bước qua cửa sẽ được chào đón nồng hậu và nhiệt tình. Bà lập ra những nhóm hỗ trợ chuyên tư vấn khuyến khích lòng tự trọng và loại bỏ những cảm giác thất bại thường gặp phải ở những người có thân hình quá khổ. Bà tổ chức trao tặng những món quà đặc biệt, tặng cho các thành viên một “trái tim” mỗi lần người này đến phòng tập. Và theo định kỳ, người nào có nhiều trái tim nhất sẽ được một chiếc xe limudin đến tận nhà đón đi cùng với chồng đến ăn uống và nghỉ ngơi ở một khách sạn sang trọng. Phòng của họ được Sharlyne cho trang trí đầy hoa tươi và ánh nến lung linh, những cánh hồng tươi được rắc thành thảm dày trên vải trải giường.

“Tôi muốn làm tất cả những gì có thể được để làm cho những phụ nữ này cảm thấy mình là người đặc biệt”, ba nói. Công việc kinh doanh của bà thành công đến nỗi hai năm sau, Sharlyne quyết định chuyển nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Các nghiên cứu thị trường của bà cho biết ở Hoa Kỳ có khoảng 60 triệu phụ nữ với trọng lượng vượt quá mức lý tưởng. Và bản thân bà có kinh nghiệm thực tế về thị trường này cùng với các nhu cầu và giải pháp thích hợp. Đến năm 1987, câu lạc bộ đã mở ra đến bốn mươi hai chi nhánh nhượng quyền.

Tuy nhiên, trên con đường kinh doanh, Sharlyne luôn gặp phải nhiều trở ngại khác nhau. Khi bà nhận thấy nhu cầu về quần áo thể dục cho phụ nữ có thân hình ngoại cỡ, thì tất cả những nhà sản xuất bà liên hệ đều cười chế nhạo bà. Họ nói: “Đầu tư sản xuất thứ đó chỉ phí tiền thôi. Phụ nữ mập không tập thể dục đâu”.

Sharlyne lùng sục khắp cả vùng tây bắc và sau cùng tìm được một công ty nhỏ ở Oregon dám liều lĩnh nhận hợp đồng này. Chỉ trong vài tháng, mặt hàng quần áo thể dục cho phụ nữ có thân hình ngoại khổ do Sharlyne thiết kế đã mang đến một phần ba doanh thu cho công ty bà.

Bà cũng nhận thấy cần phải có một cuốn băng video hướng dẫn tập thể dục cho những phụ nữ không có điều kiện đến với câu lạc bộ. Vào thời điểm đó, băng hướng dẫn tập thể dục nhịp điệu trên thị trường rất hiếm. Sharlyne mang ý kiến này thảo luận tại câu lạc bộ. Và câu trả lời của mọi người không làm bà ngạc nhiên: “Chị bảo tụi tôi lên phim à? Không bao giờ.” Bà đã dự bị trước điều này nên chị hỏi họ nếu ngày xưa, trước khi có câu lạc bộ này, nếu có một cuốn băng như thế có phải sẽ tốt hơn không.

“Sau đó có sáu mươi bốn phụ nữ đồng ý mặc đồ tập để quay phim”, bà nói. “Tất cả chúng tôi đều mặc áo sơmi chui cổ cỡ lớn để không ai cảm thấy ngại”.

Những nhà phân phối ở Los Angeles không thấy mặn mà khi xem cuốn băng của bà. Khi tất cả bọn họ từ chối, một lần nữa Sharlyne quyết định tự mình làm lấy. Bà thuê một công ty quan hệ đối ngoại hỗ trợ việc quảng cáo cho câu lạc bộ của bà. Chẳng bao lâu sau, báo chí khắp cả nước đồng loạt đăng tin về Sharlyne và câu lạc bộ thể dục dành cho phụ nữ có thân hình ngoại khổ. Cuốn băng video đầu tiên bán được 50.000 bản. Cuốn băng thứ nhì bán được một triệu bản. Tiếp theo sau là cuốn băng thứ ba, và Sharlyne bắt đầu sản xuất những chương trình quảng cáo dưới dạng phim tài liệu để phát trên các đài truyền hình khắp cả nước.

Mặc dù lúc đầu Sharlyne chỉ mong muốn mang lại sức khỏe cho mình, nhưng sau đó bà cảm thấy cần phải góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người khác. “Mọi việc đều có mức độ rủi ro của nó, và có thể bạn sẽ là đề tài chế nhạo hoặc châm biếm của kẻ khác. Luôn có một cái giá phải trả. Nhưng nếu quyết tâm hành động, bạn có thể đi đến bất cứ nơi nào, thậm chí cả những nơi mà bạn chưa bao giờ dám mơ ước đến”.

Đây không chỉ là công việc kinh doanh mà còn là một sứ mệnh. Vì lý do đó, tôi không để cho ai ngăn cản mình làm những điều cần làm – cho bản thân tôi và cho những phụ nữ khác cần đến sự giúp đỡ của tôi”.



Sharlyne Powell

CÂU CHUYỆN THỨ NĂM

NGƯỜI TẠO DỰNG NIỀM TIN

Năm 1977, Mary Joan Willard đang làm việc ở trung tâm y tế Tufts New England tại thành phố Boston. Công việc của cô là nghiên cứu quá trình hồi phục của bệnh nhân sau chấn thương nặng. Cũng chính tại nơi đó, cô gặp một chàng trai hai mươi ba tuổi tên Joe.

Một tai nạn xe hơi đã làm cho Joe bị liệt từ cổ trở xuống. Từng là một người tráng kiện và năng động, giờ đây Joe chỉ còn là một thân hình bất động, ngồi suốt ngày trên chiếc xe lăn. Anh không thể tự mình cho phim vào đầu máy hoặc lấy thức ăn, thậm chí không nhấc được cả một ngón tay để làm dịu đi cơn ngứa điên cuồng ở đâu đó trên người. Cũng như hơn 100.000 người bị liệt khác trên toàn nước Mỹ, Joe sống hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, không tự lo cho mình được dù chỉ là những nhu cầu cá nhân đơn giản nhất.

Chính điều này làm cho Mary Joan buồn nhất. Là một phụ nữ năng động, Marry không không thể hình dung nổi cuộc sống tù túng, hoàn toàn phụ thuộc người khác sẽ như thế nào. Là một nhà tâm lý, Marry hiểu được những mất mát tinh thần và tình cảm của họ. Những người bị liệt thường đầu hàng cuộc sống, tinh thần của họ cũng tê liệt như chính thể xác. Mary Joan tin rằng nếu Joe có được một ít sự độc lập, tinh thần của anh sẽ phấn chấn trở lại.

Một đêm nọ, đang nằm trên giường ngủ, Marry chợt nảy ra một sáng kiến – con tinh tinh. Tại sao ta không huấn luyện loài tinh tinh để giúp cho những người có hoàn cảnh như Joe?

Ngay hôm sau, Mary Joan đến gặp B. F. Skinner, nhà tâm lý học lừng danh của đại học Harvard, nổi tiếng khắp thế giới nhờ những công trình tiên phong nghiên cứu động vật và sự điều chỉnh hành vi. Mary Joan từng là trợ lý của ông trong suốt ba năm và cô mong rằng ông không cho ý nghĩ của cô là điên rồ.

Đúng như cô nghĩ, ông Skinner không hề chế nhạo cô. Ngược lại, ông hoàn toàn xem ý nghĩ của cô là một việc nghiêm túc. Tuy vậy, ông cũng nhắc nhở cô nên lưu ý một số điều. Ông nhắc cô rằng loài tinh tinh khỏe hơn con người và có thể có kích thước bằng một người lớn. Loài khỉ này cũng có tính khí hơi gàn dở. Ông đề nghị thử thay bằng loài khỉ mũ, loài này vẫn đang được thí nghiệm cung cấp cơ quan nội tạng thay thế cho con người. Chúng thông minh, dễ bảo và trung thành với chủ. Mary Joan vô cùng phấn khởi. Cô đã vượt qua được trở ngại đầu tiên.

Kế tiếp, Mary Joan bắt đầu hành trình thuyết phục sự ủng hộ của những người khác. Sau khi nghiên cứu thật đầy đủ, cô trình bày ý tưởng của mình cho giám đốc chương trình tâm lý học ở đại học Tufts. Ông này suýt ngã khỏi ghế vì cười. Ông ta hình dung ra báo chí sẽ đăng tin như thế nào về việc này: “Trường Y khoa Tufts huấn luyện khỉ để chăm sóc bệnh nhân”. Mary Joan không thấy có gì đáng cười trong việc này và vẫn kiên trì thuyết phục ông. Sau cùng, ông chịu thua và giúp cô tìm được một khoảng tài trợ 2.000 đôla. Với số tiền này, cô thành lập một tổ chức mang tên Helping Hands. Đây chưa phải là sự khởi đầu tốt đẹp lắm, nhưng ít nhất nó cũng giúp cô mua được bốn chú khỉ mũ, một vài chiếc lồng và thuê những người dạy thú là sinh viên với giá một đôla một giờ.

Công trình nghiên cứu của Mary Joan cho thấy cần phải mất tám tuần để huấn luyện những chú khỉ này. Tám tuần trôi qua nhưng cô vẫn chưa dụ được đám khỉ ra khỏi lồng. Những con khỉ này được mua về khi đã trưởng thành và đã từng là vật thí nghiệm trong các cơ sở nghiên cứu. Chúng được nuôi cách ly nên rất sợ con người. Phải mất đến hai năm trời thử nghiệm, Mary Joan mới có được con khỉ đầu tiên sẵn sàng làm việc.

Bất chấp sự trễ nãi bực bội đó, Mary Joan và người cộng sự mới của mình là Judi Zazula làm việc không hề mệt mỏi để huy động sự tài trợ cần thiết. Ba mươi tám lần cô viết dự án xin tài trợ là ba mươi tám lần cô bị từ chối.

Họ trở lại điểm xuất phát ban đầu là Mary Joan phải tiếp tục công việc của một nhà tâm lý học bán thời gian để có tiền theo đuổi dự án.

Rất nhiều tổ chức có liên quan đến người thiểu năng quan tâm đến ý tưởng của cô, nhưng tất cả đều tỏ ý hoài nghi. Có người còn bày tỏ quan điểm phản đối, cho rằng sử dụng khỉ làm người phục vụ là làm mất phẩm giá, xúc phạm đến những bệnh nhân bại liệt.

“Vậy những con chó dẫn đường có xúc phạm đến người khiếm thị không?”, cô trả lời.

Có người đề nghị dùng người máy phục vụ sẽ tốt hơn.

“Người máy có thể ngồi vào lòng bạn và vòng tay ôm cổ bạn một cách âu yếm không?”, cô hỏi.

Mary Joan và Judi phải vượt qua hàng loạt thử thách khác để huấn luyện những chú khỉ biết ở yên trong một căn phòng nhất định và không thò bàn tay tinh nghịch của chúng vào mọi thứ. Mary Joan nhớ có một lần đang ngồi làm việc với Judi. Họ cầm trên tay lá thư từ chối tài trợ mới nhất và nhìn Hellion, con khỉ đang trong giai đoạn huấn luyện, phá tan tành mọi thứ trong tầm tay của nó. Cô nói: “Nhìn mà xem. Vậy mà suýt nữa ta xin được tài trợ rồi đấy!” và cả hai cười một cách chua chát.

Sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm và định hướng mục tiêu không gì lay chuyển nổi của Mary Joan sau cùng đã được đền đáp. Sau hai năm, Hellion, con khỉ đầu tiên được huấn luyện đã sẵn sàng để gặp một bệnh nhân bại liệt hai mươi lăm tuổi tên Robert. Robert phải sống một mình khoảng chín giờ đồng hồ mỗi ngày. Hellion có thể giúp Robert gãi chổ ngứa trên mũi bằng một chiếc khăn lau và có thể cho băng hình vào đầu máy. Nó có thể nhẹ nhàng chải tóc cho Robert, tắt đèn, mở đèn, đặt thức ăn đóng gói sẵn vào lò viba, và thậm chí biết lấy cho Robert một ly nước trong tủ lạnh. Điều quan trọng hơn hết là nó biết giúp Robert nhặt cây tăm lên khi bị rớt. Cây tăm là thứ dụng cụ quan trọng vì nó là thứ duy nhất người bại liệt có thể giữ được để làm vô số công việc khác như quay số điện thoại, khởi động lò viba và lật trang sách. Ngoài ra, Hellion còn là một người bạn đồng hành tận tụy, có thể giúp vui cho Robert và mang đến cho anh một tình cảm không vụ lợi.

Bộ đôi Robert-Hellion thành công đến nỗi Mary Joan nhận được khoản tài trợ lớn đầu tiên ngay năm 1979 của hiệp hội Cựu Chiến Binh Bại Liệt Hoa Kỳ. Khoản tài trợ này cho phép cô và Judi tự trả cho mình một số lương ít ỏi, mua sắm trang thiết bị cần dùng và mua thêm một số con khỉ nhỏ để huấn luyện. Không lâu sau, họ nhận được đơn đặt hàng từ những người bại liệt trên toàn nước Mỹ. Vấn đề khó khăn đối với họ bây giờ là tìm được một nguồn cung cấp an toàn, đáng tin cậy những con khỉ có thể huấn luyện được. Mary Joan và Judi không còn tiếp tục sử dụng những con vật đã được dùng trong phòng thí nghiệm hoặc bị bắt trong thiên nhiên hoang dã được nữa. Họ cần tổ chức một trang trại nuôi loài khỉ này.

Sự giúp đỡ cho họ đến từ một công ty từ trước đến nay vẫn là biểu tượng cho những giấc mơ trẻ thơ – Disney. Khu công viên Disney World ở Florida ngỏ lời hỗ trợ cho Mary Joan thành lập một khu nuôi khỉ mũ trên đảo Discovery, cung cấp cho tổ chức của cô gần như toàn bộ số “nhân viên phục vụ” bé nhỏ cần thiết. Sau năm năm, Disney World cần thêm chỗ để mở rộng hoạt động cho nên họ tài trợ cho việc dời khu nuôi khỉ đến Boston.

Khi được sáu đến tám tuần tuổi, các chú khỉ được chuyển từ khu chăn nuôi đến những gia đình tình nguyện nhận nuôi. Trong vòng từ ba đến năm năm sau đó, chúng sẽ được học những kỹ năng cơ bản và quen việc sống chung với con người. Đến khi được giao cho Helping Hands, chúng sẽ rời khỏi gia đình và được huấn luyện tập trung, và đã học được cách nghe lệnh để đi về “phòng riêng của mình”, biết đóng cửa lại sau khi vào phòng. Trong mười hai tháng huấn luyện sau cùng, chúng sẽ được học những kỹ năng đặc biệt được dùng khi chăm sóc người bại liệt như chải tóc hoặc nhặt cây tăm.

Có thể nhiều người cho rằng quá trình huấn luyện này khá chậm, nhưng đối với người có tầm nhìn xa như Mary Joan Willard thì không. Cô nhắc cho những người hoài nghi nhớ rằng ý tưởng dùng chó dẫn đường cho người khiếm thị đã được tranh cãi cả năm trước khi chương trình huấn luyện chó mang tên Seeing Eye thực sự bắt đầu.

Đến năm 1997, có khoảng 160 con khỉ mũ đang sống trong gia đình của người tình nguyện. Có ba mươi lăm người bại liệt đã nhận các chú khỉ về làm người chăm sóc. Anh chàng Joe, bệnh nhân đầu tiên đã gợi cho Mary Joan ý tưởng dùng khỉ mũ chăm sóc, đã tập luyện được độ linh hoạt tương đối cho cánh tay phải và không cần đến sự giúp đỡ của chú khỉ phục vụ nữa. Hàng trăm người bại liệt khác không được may mắn như anh và vẫn đang kiên trì chờ đến ngày một chú khỉ xinh xắn của Helping Hand sẽ trả lại cho họ điều mà họ tưởng như đã mất vĩnh viễn – đó là một phần sự độc lập, một tình bạn đặc biệt và những niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống.

Chúng tôi nghĩ nếu mình không gắng sức để làm được việc này thì sẽ chẳng có người nào điên đến mức dám làm nó cả. Đầu hàng có nghĩa là làm tổn hại đến sự tự trọng của bản thân và cả những bệnh nhân đã tin tưởng vào chúng tôi”




tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương