Cuộc Đời Tôn Giả Xá Lợi Phất Tác giả: nyanaponika thera dịch giả: nguyễN ĐIỀU



tải về 0.64 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.64 Mb.
#35694
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

KINH UKKACELA

Sau khi hai Trưởng lão Sàrìputta và Mahà Moggallàna nhập diệt chẳng bao lâu thì có một lần khi Ðức Thế Tôn đang ngụ tại xứ Vajji, trong vùng Ukkacela, gần bờ sông Ganga (Hằng Hà). Nhân vào lúc Ðức Phật vừa an tọa ngoài trời và có chư Tỳ-kheo ngồi xung quanh, Ðức Thế Tôn bèn bảo các đệ tử im lặng rồi thuyết rằng:


– Này các vị Tỳ-kheo! Sự hội họp này ngày hôm nay dường như có vẻ trống rỗng, vì hiện tại Sàrìputta và Mahà Moggallàna đã nhập diệt rồi. Không phải Như Lai cho đó là một sự trống rỗng thường tình vì dù sao cũng có chư Tăng hội họp nơi đây. Cũng chẳng phải Như Lai đang thương tiếc Sàrìputta và Mahà Moggallàna, hay nghĩ đến những nơi nào mà hai đại đệ tử ấy đã ngụ mà Như Lai cảm thấy trống rỗng bởi lòng từ mẫn đối với chư vị đó. Hiện tại xác thân Như Lai cũng yếu chẳng bao lâu sẽ nhập Niết-bàn. Như Lai làm sao đủ sức khỏe để dắt dẫn toàn thể Tăng chúng đoạt được mục đích mong muốn? Phải chi Sàrìputta và Mahà Moggallàna còn hiện tiền thì con đường tiến tới giải thoát của chư đệ tử có thể đảm bảo hơn.
Trong quá khứ, những bậc Ðộc-giác, những bậc Toàn giác và những đấng Thế Tôn cũng đều có những cặp đệ tử ưu tú như Như Lai đã có Sàrìputta và Mahà Moggallàna vậy. Trong tương lai chư Phật cũng sẽ có như thế, như hiện tại Như Lai đã có hai vị đệ tử ưu tú vừa nhập diệt. Ðó là những công đức vô lượng, những nhân vật tuyệt diệu nhất. Này chư Tỳ-kheo! Các ông nên tưởng nhớ đến những đại đệ tử Phật như thế, vì họ đã song hành và hòa hợp trong Ba-la-mật pháp của vị Bổn Sư. Họ có thể thay thế Ðức Thế Tôn để giáo huấn các hàng đệ tử một cách đúng đắn. Ðối với toàn thể tứ chúng họ rất yêu mến và cũng được kính mến tin tưởng trở lại bởi mọi người. Này chư Tỳ-kheo, họ là hiện thân của những phúc đức kỳ lạ, là hội tụ của những tâm trí cao thượng nhất. Các ông hãy niệm tưởng đến các bậc hoàn toàn như thế. Và khi một đôi đại đệ tử thuộc hạng này đã nhập diệt, đối với một đấng Toàn giác, không có vấn đề âu sầu than tiếc.
– Những hình thức nào được sanh ra, trưởng thành bởi cấu hợp chỉ là những sự biểu thị cho giai đoạn tan vỡ. Nó đã bắt đầu như thế nào thì nó cũng sẽ kết thúc như thế ấy, đây là một định luật không ai có khả năng biến đổi được.
– Này chư Tỳ-kheo! Do đó các ông hãy tự tạo cho mình một hòn đảo, để tránh làn sóng sanh tử luân hồi. Hãy tập từ bỏ cái bản ngã vô thực của mình đi, tẩy trừ sự dễ duôi, phải đem giáo lý giải thoát mà xây dựng cho đời mình.
Chúng tôi muốn kết thúc CUỘC ÐỜI CỦA ÐẠI ÐỨC SÀRÌPUTTA (hay Xá-lợi-phất)... bằng những lời dạy trên đây của Ðức Phật. Những giáo huấn này vẫn còn âm vang mãi cho đến ngày nay.
Ðại đức Sàrìputta không phải chỉ được chính Ðức Phật khen ngợi, không phải chỉ được toàn thể Thánh Tăng thời Phật còn tại tiền tán dương, mà ngày nay Ngài cũng vẫn được tất cả Phật tử trên năm châu bốn biển tôn kính, xem Ngài như là một đại bác học trong kho tàng Phật giáo.
Ðại đức Sàrìputta tịch vào ngày trăng tròn tháng Kattilà, tức nhằm ngày Rằm tháng Mười dương lịch. Còn Ðại đức Mahà Moggallàna nhập diệt sau đó nửa tháng, vào một ngày Uposattha có trăng non. (Theo chú giải Kinh Ukkacela). Rồi nửa năm sau thì đến ngày nhập Niết-bàn của Ðức Thế Tôn, theo thông lệ chư Phật quá khứ.
Nếu kể luôn sự nhập Niết-bàn của Ðức Phật, thì đây là một chuỗi tịch diệt vô cùng lịch sử của ba nhân vật vĩ đại nhất thế gian.
Khoảng cách từ Ðại đức Sàrìputta viên tịch đến khi Ðức Thế Tôn nhập Niết-bàn chỉ có sáu tháng. Trong vòng nửa năm trời đó, chư Thiên và nhân loại đã trải qua một thời gian đầy quả phúc lẫn mất mát:
Ðầy quả phúc vì trước khi nhắm mắt, các Ngài dù Thanh-văn giác hay Toàn giác, đã đem tất cả ân đức của mình ban bố hết cho thế gian, bởi các Ngài không bao giờ mang quả phúc vào trong cõi Vô sanh Bất diệt.
Mất mát vì nhân loại khi đã vắng bóng các Ngài rồi thì muôn ngàn kiếp sống luân hồi về sau mỗi ngày một tiến sâu vào cảnh hỗn mang đen tối.
Một điều đáng cho chúng ta lấy làm thắc mắc là tại sao các Ngài không nhập diệt bằng một lịch trình xa hơn, nghĩa là cách nhau đôi ba năm nay càng lâu càng tốt, để cho chúng sanh mê muội được nhờ. Ðàng này các Ngài đã lần lượt ra đi chỉ trong vòng sáu tháng?
Sự giải đáp chỉ có thể tìm thấy trong Kinh Milanda Panõhà (Mi Lan Ðà Vấn Ðạo): Theo đó, đức Na-tiên Tỳ-kheo đã giảng giải cho vua Mi-lan-đà nghe rằng:
– Tâu đại vương! Trong nhiều trăm ngàn kiếp qua, đức Trưởng lão Sàrìputta đã từng làm thân phụ của vị Bồ-tát. Có khi là ông nội, có khi làm chú bác, anh em, con cháu, hoặc bạn bè của chính Bồ-tát tiền thân Phật Thích Ca.
Do vòng nhân duyên tiến hóa ấy, liên kết các Ngài cùng thời từ nhiều kiếp trước. Cho nên đến kiếp sau cùng, sự gặp lại của ba vị chỉ là giai đoạn viên mãn tự nhiên, và tuổi thọ nhục thân của các Ngài phải suýt soát nhau. Còn cái vòng sanh tử trước đó chính là những nấc thang để nâng các Ngài lên cõi bất tử.
Trong kiếp sống sau cùng, các Ngài chỉ còn một việc phải làm là thắp sáng ngọn đuốc giải thoát một cách vinh quang để chiếu sáng cho cõi đời.
Sức sáng ấy bây giờ và mãi mãi về sau vẫn còn tiếp tục.
---o0o---

PHẦN THỨ TƯ - PHÁP CỦA ÐẠI ÐỨC SÀRÌPUTTA

Những Kinh đã được Ðại đức Sàrìputta thuyết ra bao gồm nhiều đề tài khác nhau có liên hệ với đời sống phạm hạnh. Nó diễn tả từ những tư thức đơn giản đến những điểm sâu xa trong giáo lý và sự thực hành thiền định của nhà Phật. Một bảng kê khai những bài pháp ấy với sự trình bày tổng quát về mỗi đề tài sẽ được đưa ra dưới đây. Vị trí sắp xếp của chúng trong Kinh tạng không chỉ rõ một hệ thống đạo sử nào để người Phật tử có thể định được thời gian tính của nó.


Tuy nhiên, cũng có một số ít nội dung các cuốn Kinh nói về những biến cố đặc biệt đã xảy ra và được ghi nhận trong thời gian Ðức Phật còn sanh tiền và đang lãnh đạo Giáo hội.
---o0o---

PHÁP CỦA ÐẠI ÐỨC SÀRÌPUTTA TRONG MAJJHIMANIKYA GỒM CÓ:




PHÁP SỐ 3: NHỮNG KẺ THỪA HƯỞNG PHÁP BẢO (DHAMMA DAYADA)

Sau khi Ðức Phật đã thuyết về “Kẻ thừa hưởng Pháp bảo và loại người đáng thừa hưởng của cải trên đời”, Ngài bèn vào tư thất an nghỉ. Ðại đức Sàrìputta liền tiếp tục giảng giải cho chư Tỳ-kheo về đề tài “Làm thế nào để kềm chế lấy mình và tại sao không kềm chế được?”.


Sau thời pháp là lúc Ðức Bổn Sư nhập định, họ bèn theo cách đó để luyện tập cho tư tưởng mình trở nên thuần thục và thanh tịnh hầu loại trừ những điều phóng tâm lẫn chán nản. Kết quả là tâm họ đã trở nên trong sáng và ưa thích pháp cô tịch. Lý do, Ngài đã nói rõ sự nguy hiểm của mười sáu Tùy phiền não trong tâm và chỉ cho Tăng chúng biết được con đường Trung đạo, con đường có thể tận diệt tất cả các pháp xấu xa. Hay nói cách khác đó là Bát Chánh đạo.
---o0o---


tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương