Cuộc Đời Tôn Giả Xá Lợi Phất Tác giả: nyanaponika thera dịch giả: nguyễN ĐIỀU



tải về 0.64 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.64 Mb.
#35694
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

LỬA SÂN HẬN ÐÃ HOÀN TOÀN DẬP TẮT

Nhắc lại vùng xung quanh Kỳ Viên tinh xá nơi Ðức Phật đang cư ngụ, có một nhóm rất nhiều người bàn tán với nhau về những phẩm tính cao thượng của Ðại đức Sàrìputta. Họ nói rằng:


– Với một đức nhẫn nại như thế, Sa-môn Sàrìputta đã trở nên bậc Vô ngại. Dù khi có ai lừa dối hay đánh đập ngài, ngài cũng không cảm thấy một ý nghĩ oán hận.
Có một ông Bà-la-môn là người cố chấp cái thiên kiến sai lạc của mình, đã hỏi:
– Ai là người không nóng giận đâu?
– Ðó là Ðại đức Sàrìputta.
Ông bèn xuyên tạc: “Ông ấy không nóng giận bởi vì chẳng có ai khiêu khích ông ta. Và chính tôi rất rành cách làm cho kẻ khác giận mình”.
Một hôm, khi đi khất thực, Ðại đức Sàrìputta đã vào trong thành phố, nơi ông Bà-la-môn có mặt. Lão Bà-la-môn ác ý này liền tiến gần phía sau ngài và bất thần đánh lên lưng ngài một cái như trời giáng. Ðại đức Sàrìputta vẫn tiếp tục chầm chậm bước đi, mặt cũng không quay lại. Ngài chỉ thản nhiên nói: “Cái gì vậy kìa?”.
Ông Bà-la-môn vừa hổ thẹn vừa hối hận, ông bèn quỳ mọp người xuống dưới chân đức Trưởng lão để tạ tội. Ðại đức Sàrìputta tỏ vẻ ngạc nhiên, hiền từ hỏi: “Ông làm như thế để chi vậy?”.
Người Bà-la-môn ngượng ngập trả lời:
“Thưa ngài! Vì muốn thử lòng nhẫn nhục của ngài nên tôi đã đánh lén ngài một cái rất tàn nhẫn. Bây giờ tôi hiểu ra sự thật, xin ngài tha lỗi cho tôi.
Rồi ông Bà-la-môn tiếp: “Bạch ngài! Nếu ngài sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của tôi, tôi xin thỉnh ngài từ nay về sau chỉ đến khất thực trước nhà tôi để tôi được chuộc tội bằng cách dâng cúng”.
Trong khi yêu cầu như vậy, ông đã cung kính nâng lấy bình bát của đức Trưởng lão. Ngài đã dịu dàng trao bát lại cho ông và ra dấu bảo ông ta hãy đưa mình về nhà để dâng hiến vật thực.
Nhưng những người khác khi thấy ông ta xúc phạm một vị đại Sa-môn như vậy, họ trở nên tức giận, tay cầm gậy gộc tập trung trước nhà ông Bà-la-môn với mục đích trừng phạt lão già hung ác này.
Khi Ðại đức Sàrìputta nhận vật thực xong bước ra và ông Bà-la-môn theo sau, hai tay bưng bình bát của ngài. Thấy vậy họ đồng la lên:
– Bạch ngài! Xin ngài hãy bảo ông Bà-la-môn này quay lại.
Ðức Trưởng lão hỏi: “Này các đạo hữu tại gia! Tại sao các người làm như vậy?”.
Họ đồng trả lời: “Người này đã vô lý đánh lén ngài. Và chúng tôi đến đây cốt để trả lại cho ông cái hành động bất nhân đó”.
Ðức Trưởng lão mỉm cười nói: “Cám ơn các đạo hữu đã có lòng che chở cho bần đạo, và những kẻ bất bình trước mọi hành động bất thiện là những người tốt. Nhưng này quý vị thiện tâm! Ông ấy đã đánh quý vị hay đánh bần đạo?”.
Tất cả đều trả lời: “Bạch ngài! Chính ngài bị đánh”.
Nghe thế đức Trưởng lão bèn tuyên bố: “Ðược rồi! Nếu chuyện đó xảy ra đến bần đạo thì ông ta đã sám hối với bần đạo rồi. Bây giờ quý đạo hữu hãy vui vẻ giải tán”.
Sau khi đức Trưởng lão đã khuyên nhủ đám người trở về xong, ngài bèn cho phép ông Bà-la-môn quay vào, rồi im lặng tìm đường trở về tinh xá. Chuyện này xảy ra đúng vào lúc Ðức Phật đang thuyết những câu Pháp Cú Kinh số 389 và 390 (Theo chú giải Dhammapada). Những câu ấy đã nói lên sự giảng nghĩa của Ðức Phật về bản chất của ông Bà-la-môn, tức là chỉ rõ tính thật thà hơn là nghiệp thức do tái sanh. Ngoài ra, Phật cũng gián tiếp dạy rằng: “Chính tư tưởng phân chia giai cấp đã khiến cho một số người có hành động ngông cuồng như vậy”.
Ðức Phật còn dạy tiếp:
– Ðừng để ai đánh đập kẻ lầm lỗi ấy. Người có sự hổ thẹn là người sẽ nhận sự trừng phạt xứng đáng nhất. Chính sự hổ thẹn sẽ làm cho ông bị cắn rứt còn hơn là nhận lại trăm ngàn cái đánh.
– Thu phục được ông Bà-la-môn như thế không phải là chuyện dễ. Người nào đã kềm giữ được tư tưởng của mình khỏi những gì thương yêu trìu mến càng nhanh thì sự đau đớn sẽ không dày vò thân xác được. Và như vậy sự bực tức trong nội tâm cũng dần dần biến mất đi.
Tính hướng thiện của Ðại đức Sàrìputta cũng vĩ đại như đức nhẫn nhục của ngài. Ngài sẵn sàng ghi nhận mọi sự khuyên bảo của bất cứ ai không những bằng sự thành thật mà còn với lòng biết ơn nữa.
Trong chú giải Kinh Devaputta Samyutta Susimo có một đoạn thuật rằng:
“Một lần nọ, vì vô ý mà chéo y nội của ngài lệch đụng xuống đất. Một ông Sa-di bảy tuổi đã trông thấy và chỉ cho ngài. Ðại đức Sàrìputta liền bước sang một bên và sửa lại y phục với một thái độ vâng lời và vui vẻ. Sau đó, ngài tiến đến trước mắt vị Sa-di và đưa tay nói rằng:
– Giờ thì y phục của tôi đã chỉnh tề rồi Sư ạ.
Ðể ám chỉ đức tính này, trong Kinh Mi Lan Ðà Vấn Ðạo (Milinda Panõhà Sutta) còn có mấy dòng kệ nói về Ðại đức Sàrìputta như sau:
“Người nào dù chỉ là bảy tuổi, nếu nhìn thấy hình thức dễ duôi trước tôi, và chỉ rõ cho tôi, tôi sẽ sẵn sàng hoan hỷ nhận. Tôi luôn luôn mong mỏi được nhắc nhở một cách ham thích và nhiệt thành. Tôi còn biết ơn những người ấy mãi mãi và kính trọng họ như những ông thầy”.
Có một lần, Ðức Phật hiền từ khiển trách Ðại đức Sàrìputta vì đã không tiếp độ một kẻ hữu duyên đến nơi đến chốn. Ðó là câu chuyện liên quan đến người Bà-la-môn tên Dhànanõjàni. Ðại đức Sàrìputta ngẫu nhiên đến viếng nhằm lúc ông này đang đau nặng và thoi thóp trên giường bệnh. Ðức Trưởng lão vì biết những người Bà-la-môn hằng ngưỡng mộ cõi trời Phạm Thiên, nên ngài đã chỉ dẫn cho ông Bà-la-môn sắp chết ấy con đường đạt tới cõi trời đó bằng những giới hạnh của chư Phạm Thiên.
Kết quả ông Bà-la-môn đã được sanh lên cõi trời Phạm Thiên thực sự.
Nhưng khi Ðại đức Sàrìputta thăm viếng xong trở về, Ðức Bổn Sư đã bèn dạy:
– Này Sàrìputta! Trong khi có nhiều pháp để đạt được những quả vị cao hơn, sao ông không cống hiến mà chỉ gieo vào tư tưởng của bệnh nhân chỉ có pháp lành tới cõi trời Phạm Thiên rồi ông ra về?
Ðại đức Sàrìputta trả lời:
– Bạch Ðức Thế Tôn! Ðệ tử nghĩ: “Vì những người Bà-la-môn này luôn luôn ngưỡng mộ cõi trời Phạm Thiên, nên đệ tử đã không hướng dẫn cho ông Bà-la-môn Dhànanõjàni ấy con đường đạt tới cảnh Phạm Thiên là gì?”.
Ðức Phật bảo:
– Nếu nghe được Pháp bảo cao hơn thì ông ấy có thể đắc vào Thánh đạo. Nhưng bây giờ là quá muộn vì Dhànanõjàni đã chết và đã trở thành một trong những Phạm thiên rồi.
Chúng ta tìm thấy câu chuyện này trong Kinh Dhànanõjàni, thuộc bộ Majjhima Nikàya như một sự mô tả rất thâm diệu về thật tính không ưa thích tái sanh của Ðức Phật, cho dù đó là sự tái sanh trong cõi trời cao nhất.
Riêng ông Dhànanõjàni, Ðức Phật xét thấy nếu được tiếp độ đúng mức ông có thể đạt đến quả A-na-hàm trước khi chết, nghĩa là chỉ tái sanh lại một lần nữa mà thôi.
Bàn về trường hợp ông Dhànanõjàni, đây không phải là điều sơ hở của Ðại đức Sàrìputta, mà vì lúc đó đức Trưởng lão chưa đắc được pháp Quán thế tâm (Lokiya Abhinnà) như Ðức Phật, nên ngài đã không phân biệt được sự thật đó. Kết quả, ông Bà-la-môn Dhànanõjàni ấy phải tốn một thời gian vô lượng nữa trong cõi trời Phạm Thiên, và sẽ phải sanh làm người trước khi ông đạt được đạo quả cứu cánh.
(Còn trong Kinh Tevijjà có thuật một vài lần Ðức Phật đã tiếp độ một số người tới cõi Phạm Thiên là bởi duyên năng của họ không thể tiến cao hơn được nữa, chứ không phải Ðức Thế Tôn đã làm một việc giống như Ðại đức Sàrìputta).
Và Ðại đức Sàrìputta cũng đã nhận một sự khiển trách hiền từ khác nữa của Ðức Phật lúc ngài bạch hỏi Ðức Bổn Sư tại sao có một số chư Phật trong quá khứ đã không để cho giáo lý của các Ngài tồn tại lâu dài. Và Ðức Phật đã trả lời rằng:
– Ðiều ấy là bởi những vị Toàn giác đó không thuyết nhiều Pháp bảo, không đặt ra nhiều Giới luật cho các hàng đệ tử, cũng không tạo nên sự tuyên đọc Biệt biệt Giải thoát pháp (Pàtimokkha).
Ðại đức Sàrìputta lại bạch tiếp:
– Giờ đây chắc Ðức Thế Tôn có nhiều thời gian hơn để ban bố những điều luật và tuyên hạnh chú đọc Biệt biệt Giải thoát pháp Pàtimokkha để cho đời sống của Giáo hội sẽ tồn tại lâu dài?
Ðức Phật bèn dạy:
– Này Sàrìputta! Việc đoù hãy để cho chính Ðức Tathàgata, bậc có trách nhiệm biết rõ về thời gian tính ấy. Ðức Thế Tôn sẽ không chế định giáo điều cho các hàng đệ tử, cũng không khuyên đọc Biệt biệt Giải thoát pháp nữa khi nào không thấy có những dấu hiệu hư hoại trong hàng Tăng lữ (Theo Pàràjika Pàli chương mở đầu).
Ðiều quan tâm của vị đại đệ tử ấy chính là ngài mong mỏi cho giáo pháp giải thoát được bền vững càng lâu càng tốt. Và đó cũng là điềm “Huyền cơ khả mật” của một vị Phật.
Bất cứ một đấng Toàn giác nào cũng vậy: Giáo pháp của Ngài luôn luôn có một tuổi thọ và tuổi thọ ấy chỉ có đấng Toàn giác thuyết ra nó rõ mà thôi. Ðức Phật ấy phải biết trước thời mạt pháp, và Ngài sẽ không để lại bất cứ một lời dạy nào khi trên thế gian không còn lấy một người có thiện tâm.
Rồi Ðức Thế Tôn giảng giải tiếp cho Ðại đức Sàrìputta nghe:
– Vào thời mạt pháp đó, người hành đạo cầu tiến sẽ vô cùng ít ỏi. Và vị Tỳ-kheo sau chót trong Tăng-già của Như Lai sẽ là ông Sotàpàna. Do đó, thật là tội nghiệp nếu sau ông Sotàpàna mà còn Phật ngôn để cho người đời đem ra chế giễu”.
---o0o---


tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương