CÂu hỏi trắc nghiệm môn triết học câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Đáp án: Duy tâm khách quan Duy tâm chủ quan


Câu 702*: Vấn đề cơ bản nhất của chính trị là



tải về 0.74 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.74 Mb.
#20547
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Câu 702*: Vấn đề cơ bản nhất của chính trị là:

a. Đảng phái chính trị

b. Chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước

c. Quan hệ giai cấp.

d. Lợi ích kinh tế của giai cấp

* Đáp án: b.

Câu 703*: Nguyên nhân xét đến cùng của những hành động chính trị trong xã hội?

a. Kinh tế

b. chính trị

c. Tư tưởng

d. Lợi ích

* Đáp án: a.

Câu 704: Sự ra đời và tồn tại của nhà nước:

a. Là nguyện vọng của giai cấp thống trị

b. Là nguyện vọng của mỗi quốc gia dân tộc

c. Là một tất yếu khách quan do nguyên nhân kinh tế

d. Là do sự phát triển của xã hội

* Đáp án: c.

Câu 705: Đáp án nào sau đây nêu đúng nhất bản chất của Nhà nước:

a. Cơ quan phúc lợi chung của toàn xã hội

b. Công cụ thống trị áp bức của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội, cơ quan trọng tài phân xử, hoà giải các xung đột xã hội.

c. Là cơ quan quyền lực của giai cấp

d. Là bộ máy quản lý xã hội

* Đáp án: b.

Câu 706: Đặc trưng chủ yếu của cách mạng xã hội là gì :

a. Sự thay đổi về hệ tư tưởng nói riêng và toàn bộ đời sống tinh thần xã hội nói chung.

b. Sự thay đổi về toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội nói chung

c. Sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị phản động sang tay giai cấp cách mạng.

d. Sự thay đổi đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội nói chung.

đáp án : c.

Câu 707: Nguyên nhân sâu xa nhất của cách mạng xã hội là:

a. Nguyên nhân chính trị

b. Nguyên nhân kinh tế

c. Nguyên nhân tư tưởng

d. Nguyên nhân tâm lý

* Đáp án: b.

Câu 708: Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là:

a. Phương pháp cách mạng

b. Thời cơ cách mạng

c. Tình thế cách mạng

d. Lực lượng cách mạng

* Đáp án: b, c.

Câu 709*: Vai trò của cách mạng xã hội đối với tiến hóa xã hội:

a. Cách mạng xã hội mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.

b. Cách mạng xã hội làm gián đoạn quá trình tiến hoá xã hội

c. Cách mạng xã hội không có quan hệ với tiến hoá xã hội

d. Cách mạng xã hội phủ định tiến hoá xã hội

* Đáp án: a.

Câu 710: Vai trò của cải cách xã hội đối với cách mạng xã hội:

a. Cải cách xã hội không có quan hệ với cách mạng xã hội

b. Cải cách xã hội thúc đẩy quá trình tiến hóa xã hội, từ đó tạo tiền đề cho cách mạng xã hội

c. Cải cách xã hội của lực lượng xã hội tiến bộ và trong hoàn cảnh nhất định trở thành bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.

d. Cải cách xã hội không có ảnh hưởng gì tới cách mạng xã hội

* Đáp án: b, c.

Câu 711*: Quan điểm của chủ nghĩa cải lương đối với cách mạng xã hội, đó là:

a. Chủ trương cải cách riêng lẻ trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản

b. Chủ trương thay đổi chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp hoà bình

c. Từ bỏ đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội

d. Tiến hành hoạt động đấu tranh kinh tế

* Đáp án: a, c.

Câu 712: Cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở nước ta do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo:

a. Là cuộc cách mạng vô sản

b. Là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

c. Là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp

d. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

* Đáp án: b.

Câu 713*: Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất của nhân tố chủ quan trong cách mạng vô sản là:

a. Đảng của giai cấp công nhân có đường lối cách mạng đúng đắn

b. Tính tích cực chính trị của quần chúngc. Lực lượng tham gia cách mạng

d. Khối đoàn kết công - nông - trí thức.

* Đáp án: b.

Câu 714*: Điều kiện không thể thiếu để cuộc cách mạng xã hội đạt tới thành công theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:

a. Bạo lực cách mạng

b. Sự giúp đỡ quốc tế

c. Giai cấp thống trị phản động tự nó không duy trì được địa vị thống trị

d. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội cũ

* Đáp án: a.

Câu 715: Theo Ph. Ăngghen, vai trò quyết định của lao động đối với quá trình biến vượn thành người là:

a. Lao động làm cho bàn tay con người hoàn thiện hơn

b. Lao động làm cho não người phát triển hơn

c. Lao động là nguồn gốc hình thành ngôn ngữ

d. Lao động tạo ra nguồn thức ăn nhiều hơn

* Đáp án: a, b, c.

Câu 716*: Kết luận của Ph. Ăngghen về vai trò quyết định của lao động trong việc hình thành con người và là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là nhờ:

a. áp dụng quan điểm của Đac-uyn trong tác phẩm "Nguồn gốc loài người" của ông.

b. áp dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người

c. áp dụng quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Anh "lao động là nguồn gốc của mọi của cải".

d. Suy luận chủ quan của Ph. Ăngghen

* Đáp án: b.

Câu 717: Tiêu chuẩn cơ bản nhất của tiến bộ xã hội là:

a. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật

b. Trình độ dân trí và mức sống cao của xã hội

c. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

d. Trình độ phát triển của đạo đức, luật pháp, tôn giáo

* Đáp án: c.

Câu 718: Những đặc trưng cơ bản của nhà nước:

a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định

b. Là bộ máy quyền lực đặc biệt mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội

c. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị

d. Nhà nước quản lý dân cư bằng luật pháp

* Đáp án: a, b, c.

Câu 719*: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác được V.I.Lênin trình bày khái quát trong tác phẩm nào sau đây:

a. Nhà nước và cách mạng

b. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.

c. Chủ nghĩa tư bản ở Nga

d. Bút ký triết học

* Đáp án: b.

Câu 720: Thực chất của cách mạng xã hội là:

a. Thay đổi thể chế chính trị này bằng thể chế chính trị khác

b. Thay đổi thể chế kinh tế này bằng thể chế kinh tế khác

c. Thay đổi hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

d. Thay đổi chế độ xã hội

* Đáp án: c.

Câu 721*: C.Mác viết: "Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh giáo dục... Các học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Câu nói này trong tác phẩm nào sau đây:

a. Luận cương về Phoiơbắc

b. Hệ tư tưởng Đức

c. Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844

d. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen

* Đáp án: a.

Câu 722: Điểm xuất phát để nghiên cứu xã hội và lịch sử của C.Mác, Ph.Ăngghen là:

a. Con người hiện thực

b. Sản xuất vật chất

c. Các quan hệ xã hội

d. Đời sống xã hội

* Đáp án: b.

Câu 723*: Tư tưởng về vai trò cách mạng của bạo lực như là phương thức để thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới của F.Ăngghen được trình bày trong tác phẩm:

a. Những bức thư duy vật lịch sử

b. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước.

c. Chống Đuyrinh

d. Biện chứng của tự nhiên

* Đáp án: c.

Câu 724: Đặc trưng nào dễ biến động nhất trong các đặc trưng của dân tộc:

a. sinh hoạt kinh tếb. Lãnh thổ

c. Ngôn ngữ

d. Văn hóa và cấu tạo tâm lý

* Đáp án: a.

Câu 725: Chức năng xã hội của nhà nước với tư cách là:

a. Một tổ chức xã hội

b. Một cơ quan công quyền

c. Một bộ máy trấn áp

d. Một cơ quan pháp chế

* Đáp án: b.

Câu 726: Chức năng giai cấp của nhà nước bao gồm:

a. Tổ chức, kiến tạo trật tự xã hội

b. Thực hành chuyên chính trấn áp các giai cấp đối lập

c. Củng cố, mở rộng cơ sở chính trị xã hội cho sự thống trị của giai cấp cầm quyền.

d. Quản lý xã hội

* Đáp án: b, c.

Câu 727*: Nhận xét của V.I.Lênin về một tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen: "Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng tạo và rõ ràng thế giới quan mới chủ nghĩa duy vật triệt để" (tức chủ nghĩa duy vật lịch sử). Đó là tác phẩm:

a. Tư bản

b. Lutvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức

c. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

d. Luận cương về Phoiơbắc

* Đáp án: c.

Câu 728: Lịch sử diễn ra một cách phức tạp là do:

a. Bị tác động bởi quy luật lợi ích

b. Bị chi phối với quy luật chung của xã hội

c. Bị chi phối bởi đặc thù truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc.

d. Cả a và c

* Đáp án: d

Câu 729: Chọn câu của C.Mác định nghĩa bản chất con người trong các phương án sau:

a. Trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội.

b. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà tất cả các mối quan hệ xã hội.

c. Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội.

d. Con người là động vật xã hội

* Đáp án: c.

Câu 730*: Biểu hiện vĩ đại nhất trong bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện:

a. Làm thay đổi tính chất của triết học

b. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật về lịch sử

c. Thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng sau khi cải tạo, phát triển cho ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng.

d. Phát hiện ra quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản

* Đáp án: b.

Câu 731: Bản chất của con người được quyết định bởi:

a. Các mối quan hệ xã hội

b. Nỗ lực của mỗi cá nhân

c. Giáo dục của gia đình và nhà trường

d. Hoàn cảnh xã hội

* Đáp án: a.

Câu 732: Con người là thể thống nhất của các mặt cơ bản

a. Sinh học

b. Tâm lý

c. Xã hội

d. Phẩm chất đạo đức

* Đáp án: a, c

Câu 733*: Câu nói sau của Ph.Ăngghen: "Nhà nước là yếu tố tuỳ thuộc, còn xã hội công dân tức là lĩnh vực những quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định", được nêu trong tác phẩm:

a. Lutvich Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức

b. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước

c. Chống Đuyrinh

d. Biện chứng của tự nhiên

* Đáp án: a.

Câu 734: Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là:

a. Nhân dân

b. Quần chúng nhân dân

c. Vĩ nhân, lãnh tụ

d. Các nhà khoa học

* Đáp án: b.

Câu 735: Hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân là:

a. Các giai cấp, tầng lớp thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

b. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất

c. Những người chống lại giai cấp thống trị phản động

d. Những người nghèo khổ

* Đáp án: b.

Câu 736*: Cơ sở lý luận nền tảng của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là:

a. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của triết học Mác-Lênin

b. Phép biện chứng duy vật

c. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội

d. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

* Đáp án: c.

Câu 737: Nền tảng của quan hệ giữa cá nhân và xã hội:

a. Quan hệ chính trịb. Quan hệ lợi ích

c. Quan hệ pháp quyền

d. Quan hệ đạo đức
* Đáp án: b.

Câu 738: Các yếu tố cơ bản tạo thành cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội:

a. Lực lượng sản xuất.

b. Quan hệ sản xuất

c. Quan hệ xã hội

d. Kiến trúc thượng tầng

* Đáp án: a, b, d.

Câu 739: Vai trò của mặt xã hội trong con người:

a. Là tiền đề tồn tại của con người

b. Cải tạo nâng cao mặt sinh vật

c. Quyết định bản chất con người

d. Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa người với động vật

* Đáp án: b, c, d.

Câu 740: Kiến trúc thượng tầng chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng theo cách:

a. Chủ động

b. Thụ động

* Đáp án: a.

Câu 741*: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay cần:

a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

b. Dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

c. Xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và phân lập rõ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

d. Đưa luật pháp vào cuộc sống

* Đáp án: a, b.

Câu 742: Tư tưởng về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày rõ ràng trong tác phẩm nào:

a. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

b. Hệ tư tưởng Đức

c. Phê phán cương lĩnh Gôta

d. Luận cương về Phoiơbắc

* Đáp án: c.

Câu 743*: Theo quan điểm mácxit thì mọi xung đột trong lịch sử xét đến cùng đều bắt nguồn từ:

a. Mâu thuẫn về lợi ích giữa những tập đoàn người, giữa các cá nhân

b. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

c. Mâu thuẫn về hệ tư tưởng

d. Mâu thuẫn giai cấp

* Đáp án: b.

Câu 744*: Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì quá trình thay thế các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất phụ thuộc vào:

a. Trình độ của công cụ sản xuất

b. Trình độ kỹ thuật sản xuất

c. Trình độ phân công lao động xã hội

d. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

* Đáp án: c.

Câu 745: Trong cách mạng vô sản, nội dung nào xét đến cùng đóng vai trò quyết định:

a. Kinh tế

b. Chính trị

c. Văn hoá

d. Tư tưởng

* Đáp án: a.

Câu 746: Quan niệm nào về sản xuất vật chất sau đây là đúng:

a. Sản xuất vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên

b. Sản xuất vật chất là quá trình tạo ra của cải vật chất

c. Sản xuất vật chất là quá trình sản xuất xã hội

d. Sản xuất vật chất là quá trình tạo ra tư liệu sản xuất

* Đáp án: b.

Câu 747*: Hiểu vấn đề "bỏ qua" chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta như thế nào là đúng:

a. Là sự "phát triển rút ngắn" và "bỏ qua" việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

b. Là "bỏ qua" sự phát triển lực lượng sản xuất

c. Là sự phát triển tuần tự

d. Cả a, b và c

* Đáp án: a

Câu 748. Cuộc cách mạng vô sản, về cơ bản khác các cuộc cách mạng trước đó trong lịch sử

a. thủ tiêu sự thống trị của giai cấp thống trị phản động

b. Thủ tiêu sở hữu tư nhân nói chung

c. Thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

d. Thủ tiêu nhà nước tư sản

* Đáp án : c.

Câu 749* Tư tưởng về giải phóng nhân loại được C.Mác đề xuất vào năm nào, trong tác phẩm nào?

a. Năm 1844 trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học 1844"

b. Năm 1843 trong tác phẩm "bản thảo góp phần phê phán kinh tế -chính trị học"

c. Năm 1843 trong tác phẩm: "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen"

d. Luận cương về Phoiơbắc

* Đáp án: a.

Câu 750: Cá nhân là sản phẩm của xã hội theo nghĩa:

a. Mỗi cá nhân ra đời, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội nhất định

b. Xã hội là môi trường, điều kiện, phương tiện để phát triển cá nhânc. Xã hội quy định nhu cầu, phương hướng phát triển của cá nhân

d. Cá nhân là một con người trong xã hội

* Đáp án: a,b,c.

Câu 751: Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là:

a. Kiểu tổ chức tự quản của nhân dân lao động

b. Một hình thức nhà nước

c. Cơ quan quyền lực công cộng

d. Kiểu tổ chức tự quản của giai cấp vô sản

* Đáp án: b.

Câu 752: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:

a. Nhiều thành phần xã hội đan xen tồn tại

b. Lực lượng sản xuất chưa phát triển

c. Năng xuất lao động thấp

d. Từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến quá độ lên CNXH không qua chế độ tư bản chủ nghĩa

* Đáp án : d.

Câu 753* Tiêu chí cơ bản để đánh giá tiến bộ xã hội:

a. Sự phát triển đồng bộ của kinh tế chính trị, văn hoá và xã hội

b. Sự phát triển của sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần

c. Sự phát triển toàn diện con người

d. Sự phát triển của lực lượng sản xuất

* Đáp án: c.

Câu 754: Điều kiện dân số- một yếu tố của tồn tại xã hội được xem xét trên các mặt nào?

a. Số lượng và chất lượng dân số

b. Cả a và c

c. Mật độ phân bố, tốc độ tăng dân số

d. Đặc điểm dân số

* Đáp án : b.

Câu 755*: Quốc gia nào sau đây trong lịch sử đã từng phát triển bỏ qua một vài hình thái kinh tế- xã hội?

a. Nga và Ucraina

b. Hoa Kỳ, Ôtxtrâylia và Việt Nam

c. Việt Nam và Nga

d. Đức và Italia

* Đáp án: b.

Câu 756. Vai trò của ý thức cá nhân đối với ý thức xã hội:

a. ý thức cá nhân là phương thức tồn tại và biểu hiện của ý thức xã hội

b. Tổng số ý thức cá nhân bằng ý thức xã hội

c. ý thức cá nhân độc lập với ý thức xã hội

d. ý thức cá nhân quyết định ý thức xã hội

* Đáp án: a.

Câu 757: Căn cứ để lý giải một hiện tượng ý thức cụ thể:

a. Quan điểm của (cá nhân, tầng lớp, giai cấp) với tư cách là chủ thể của hiện tượng ý thức ấy

b. Tồn tại xã hội cụ thể làm nảy sinh hiện tượng ý thức cụ thể cần lý giải

c. Cả a và b.

d. Hệ ý thức của giai cấp

* Đáp án: b.

Câu 758. Theo quy luật, nhà nước là công cụ của giai cấp mạnh nhất, đó là

a. Giai cấp đông đảo nhất trong xã hội

b. Giai cấp thống trị về kinh tế

c. Giai cấp tiến bộ đại diện cho xã hội tương lai

d. Giai cấp thống trị về chính trị

* Đáp án: b.

Câu 759*. Để có chủ nghĩa xã hội thì: "Phải phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn". Luận điểm đó của Lênin được viết trong tác phẩm:

a. Sáng kiến vĩ đại

b. Nhà nước và cách mạng

c. Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết

d. Bút ký triết học

* Đáp án: b.

Câu 760: Vấn đề xét đến cùng chi phối sự vận động, phát triển của một giai cấp là:

a. Hệ tư tưởng

b. Đường lối tổ chức

c. Lợi ích cơ bản

d. Đường lối chính trị của giai cấp thống trị

* Đáp án: c.

Câu 761*. Một giai cấp không phải bao giờ cũng là một tập đoàn người đồng nhất về mọi phương diện, mà trong đó thường phân ra các nhóm, là do:

a. Những lợi ích cụ thể khác nhau, ngành nghề điều kiện làm việc khác nhau, sinh hoạt khác nhau.

b. Ngành nghề điều kiện làm việc khác nhau, sinh hoạt khác nhau, sở thích khác nhau

c. Sinh hoạt khác nhau, lợi ích và sở thích khác nhau

d. Sở thích khác nhau, điều kiện làm việc khác nhau

* Đáp án: a.

Câu 762. Thực chất của lịch sử xã hội loài người là:

a. Lịch sử đấu tranh giai cấp

b. Lịch sử của văn hoá

c. Lịch sử của sản xuất vật chất

d. Lịch sử của tôn giáo

* Đáp án: c. Câu 763. Giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội trở thành giai cấp thống trị về chính trị, là nhờ:

a. Hệ thống luật pháp

b. Nhà nước

c. Hệ tư tưởng

d. Vị thế chính trị

* Đáp án: b.

Câu 764*: ý thức lý luận ra đời từ:

a. sự phát triển cao của ý thức xã hội thông thường

Каталог: books -> khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van
books -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
books -> Quản lý bộ nhớ trong dos
books -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
books -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
books -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Có một ngành cn được gọi là ngành cn "không khói". Đó là ngành nào?
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Câu 1 Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập Cơ sở hình thành
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Con người là thước đo của vạn vật trong thời kỳ Phục Hưng

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương