CÂu hỏi trắc nghiệm môn triết học câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Đáp án: Duy tâm khách quan Duy tâm chủ quan


Câu 330: Quan điểm nào cho rằng thế giới vô cơ, thế giới sinh vật và xã hội loài người là 3 lĩnh vực hoàn toàn khác biệt nhau, không quan hệ gì với nhau?



tải về 0.74 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.74 Mb.
#20547
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Câu 330: Quan điểm nào cho rằng thế giới vô cơ, thế giới sinh vật và xã hội loài người là 3 lĩnh vực hoàn toàn khác biệt nhau, không quan hệ gì với nhau?

a. Quan điểm siêu hình. (a)

b. Quan điểm biện chứng duy vật. c. Quan điểm duy tâm biện chứng.

Câu 331: Quan điểm nào cho rằng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới là biểu hiện của mối liên hệ giữa các ý niệm?

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (c)

d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Câu 332: Đòi hỏi của quan điểm toàn diện như thế nào?

a. Chỉ xem xét một mối liên hệ.

b. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật.

c. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ đồng thời phân loại được vị trí, vai trò của các mối liên hệ. (c)

Câu 333: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào?

a. Nguyên lý về sự phát triển.

b. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. (b)

c. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất.

Câu 334: Trong những luận điểm sau đây, đâu là luận điểm của quan điểm siêu hình về sự phát triển?

a. Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng, hay giảm đơn thuần về lượng. (a)

b. Xem sự phát triển bao hàm cả sự thay đổi dần về lượng và sự nhảy vọt về chất.

c. Xem sự phát triển đi lên bao hàm cả sự thụt lùi tạm thời.

Câu 335: Trong các quan điểm sau đây, đâu là quan điểm siêu hình về sự phát triển?

a. Xem xét sự phát triển như một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh co, thụt lùi, đứt đoạn. (a)

b. Xem xét sự phát triển là một quá trình tiến từ thấp lên cao. từ đơn giản đến phức tạp. bao hàm cả sự tụt lùi, đứt đoạn.

c. Xem xét sự phát triển như là quá trình đi lên bao hàm cả sự lặp lại cái cũ trên cơ sở mới.

Câu 336: Trong các quan điểm sau đây, đâu là quan điểm siêu hình về sự phát triển?

a. Chất của sự vật không thay đổi gì trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng. (a)

b. Phát triển là sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất.

c. Phát triển bao hàm sự nảy sinh chất mới và sự phá vỡ chất cũ.

Câu 337: Luận điểm sau đây về sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển diễn ra theo con đường tròn khép kín, là sự lặp lại đơn thuần cái cũ".

a. Quan điểm biện chứng duy vật.

b. Quan điểm siêu hình. (b)

c. Quan điểm biện chứng duy tâm.

Câu 338: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển chỉ là những bước nhảy về chất, không có sự thay đổi về lượng".

a. Triết học duy vật biện chứng.

b. Triết học duy vật siêu hình. (b)

c. Triết học biện chứng duy tâm.

Câu 339: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển là quá trình chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại"

a. Quan điểm biện chứng. (a)

b. Quan điểm siêu hình.

c. Quan điểm chiết trung và nguỵ biện.

Câu 340: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển là quá trình vận động tiến lên theo con đường xoáy ốc".

a. Quan điểm siêu hình.

b. Quan điểm chiết trung và nguỵ biện.

c. Quan điểm biện chứng. (c)

Câu 341: Luận điểm sau đây về nguồn gốc của sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển là do sự sắp đặt của thượng đế và thần thánh".

a. Chủ nghĩa duy tâm có tính chất tôn giáo. (a)

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

c. Chủ nghĩa duy vật tự phát.

Câu 342: Luận điểm sau đây về nguồn gốc của sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "phát triển trong hiện thực là tồn tại khác, là biểu hiện của sự phát triển của ý niệm tuyệt đối".

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 343: Luận điểm sau đây về nguồn gốc sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển của các sự vật là do cảm giác, ý thức con người quyết định".

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 344: Luận điểm sau đây về nguồn gốc của sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong chính sự vật quy định sự phát triển của sự vật".

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (c)

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 345: Trong các luận điểm sau đây, đâu là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Phát triển của các sự vật là biểu hiện của sự vận động của ý niệm tuyệt đối.

b. Phát triển của các sự vật do cảm giác, ý thức con người quyết định.

c. Phát triển của các sự vật do sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập của bản thân sự vật quyết định. (c)

Câu 346: Trong những luận điểm sau, đâu là định nghĩa về sự phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Phát triển là phạm trù chỉ sự vận động của các sự vật.

b. Phát triển là phạm trù chỉ sự liên hệ giữa các sự vật.

c. Phát triển là phạm trù chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn gian đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của các sự vật. (c)

Câu 347: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận định nào sau đây là không đúng?

a. Phát triển bao quát toàn bộ sự vận động nói chung.

b. Phát triển chỉ khái quát xu hướng vận động đi lên của các sự vật. (b)

c. Phát triển chỉ là một trường hợp cá biệt của sự vận động.

Câu 348: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Phát triển là xu hướng chung của sự vận động của thế giới vật chất.(a)

b. Phát triển là xu hướng chung nhưng không bản chất của sự vận động của sự vật.

c. Phát triển là xu hướng cá biệt của sự vận động của các sự vật.

Câu 349: Trong thế giới vô cơ sự phát triển biểu hiện như thế nào?

a. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất trong điều kiện nhất định làm nảy sinh các hợp chất mới. (a)

b. Sự hoàn thiện của cơ thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của môi trường.

c. Điều chỉnh hoạt động của cơ thể cho phù hợp với môi trường sống.

Câu 450: Trong xã hội sự phát triển biểu hiện ra như thế nào?

a. Sự xuất hiện các hợp chất mới.

b. Sự xuất hiện các giống loài động vật, thực vật mới thích ứng tốt hơn với môi trường.

c. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác dân chủ, văn minh hơn. (c).

Câu 351: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những tính chất nào sau đây là tính chất của sự phát triển?

a. Tính khách quan.

b. Tính phổ biến.

c. Tính chất đa dạng, phong phú trong nội dung và hình thức phát triển.

d. Cả a, b, và c. (d)

Câu 352: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng điều khẳng định nào sau đây là đúng?

a. Mong muốn của con người quy định sự phát triển.

b. Mong muốn của con người tự nó không có ảnh hưởng đến sự phát triển của các sự vật. (b)

c. Mong muốn của con người hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các sự vật.

Câu 353: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng? a. Nguyện vọng, ý chí của con người tự nó tác động đến sự phát triển.

b. Nguyện vọng, ý chí của con người không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển.

c. Nguyện vọng, ý chí của con người có ảnh hưởng đến sự phát triển thông qua hoạt động thực tiễn. (c)

Câu 354: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy là hoàn toàn đồng nhất với nhau".

a. Quan điểm siêu hình. (a)

b. Quan điểm biện chứng duy vật.

c. Quan điểm biện chứng duy tâm.

Câu 355: Luận điểm sau đây thuộc quan điểm triết học nào: "Quá trình phát triển của mỗi sự vật là hoàn toàn khác biệt nhau, không có điểm chung nào".

a. Quan điểm siêu hình. (a)

b. Quan điểm biện chứng duy vật.

c. Quan điểm biện chứng duy tâm.

Câu 356: Luận điểm sau đây thuộc quan điểm triết học nào: Quá trình phát triển của các sự vật vừa khác nhau, vừa có sự thống nhất với nhau.

a. Quan điểm biện chứng. (a)

b. Quan điểm siêu hình.

c. Quan điểm chiết trung và nguỵ biện.

Câu 357: Trong nhận thức cần quán triệt quan điểm phát triển. Điều đó dựa trên cơ sở lý luận của nguyên lý nào?

a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

b. Nguyên lý về sự phát triển. (b)

c. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.

Câu 358: Quan điểm phát triển đòi hỏi phải xem xét sự vật như thế nào?

a. Xem xét trong trạng thái đang tồn tại của sự vật.

b. Xem xét sự chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái kia.

c. Xem xét các giai đoạn khác nhau của sự vật.

d. Gồm cả a, b, c. (d)

Câu 359: Trong nhận thức sự vật chỉ xem xét ở một trạng thái tồn tại của nó thì thuộc vào lập trường triết học nào?

a. Quan điểm siêu hình phiến diện. (a)

b. Quan điểm chiết trung.

c. Quan điểm biện chứng duy vật.

Câu 360: Thêm các tập hợp từ thích hợp vào câu sau để được luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Trên thực tế các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể phải....

a. Tách rời nhau hoàn toàn.

b. Không tách rời nhau. (b)

c. Có lúc tách rời nhau, có lúc không.

Câu 361: Thêm cụm từ nào vào câu sau để được luận điểm của chủ nghĩa duy vậ biện chứng: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển phải ........

a. Đồng nhất với nhau một cách hoàn toàn.

b. Độc lập với nhau một cách hoàn toàn.

c. Quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. (c)

Câu 362: Các phạm trù số, hàm số, điểm, đường, mặt là phạm trù của khoa học nào?

a. Vật lý c. Toán học. (c)

b. Hoá học d. Triết học.

Câu 363: Các phạm trù: thực vật, động vật, tế bào, đồng hoá, dị hoá là những phạm trù của khoa học nào

a. Toán học c. Sinh vật học. (c)

b. Vật lý học d. Triết học.

Câu 364: Cá phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, mâu thuẫn, bản chất, hiện tượng là những phạm trù của khoa học nào?

a. Kinh tế chính trị học c. Hoá học.

b. Luật học. d. Triết học. (d)

Câu 365: Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa về phạm trù: "phạm trù là những ........... phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định".

a. Khái niệm.

b. Khái niệm rộng nhất. c. Khái niệm cơ bản nhất.

d. Gồm b và c. (d)

Câu 366: Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù triết học: "Phạm trù triết học là những ......(1).... phản ánh những mặt, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của .....(2).... hiện thực".

a. 1- khái niệm, 2- các sự vật của.

b. 1- Khái niệm rộng nhất, 2- một lĩnh vực của.

c. 1- Khái niệm chung nhất, 2- toàn bộ thế giới. (c)

Câu 367: Thêm cụm từ nào vào chỗ trống của câu sau để được một luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Quan hệ giữa phạm trù triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể là quan hệ giữa ....(1)....và ....(2)....

a. 1- cái riêng, 2- cái riêng.

b. 1- cái riêng, 2- cái chung.

c. 1- cái chung , 2- cái riêng. (c)

d. 1- cái chung, 2- cái chung.

Câu 368: Trường phái triết học nào cho rằng phạm trù là những thực thể ý niệm tồn tại độc lập với ý thức con người và thế giới vật chất?

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 369: Trường phái triết học nào cho rằng phạm trù được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

Câu 370: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng phạm trù có tính chất chủ quan hay khách quan?

a. Khách quan c. Vừa khách quan, vừa chủ quan. (c)

b. Chủ quan

Câu 371: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính chất của các phạm trù: Nội dung của phạm trù có tính ..(1) ..., hình thức của phạm trù có tính...(2)..

a. 1- chủ quan, 2- khách quan

b. 1- chủ quan, 2- chủ quan.

c. 1- khách quan, 2- chủ quan. (c)

Câu 372: Quan điểm triết học nào cho các phạm trù hoàn toàn tách rời nhau, không vận động, phát triển?

a. Quan điểm siêu hình. (a)

b. Quan điểm duy vật biện chứng.

c. Quan điểm duy tâm biện chứng.

Câu 373: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm cái riêng: "cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ ......"

a. Một sự vật, một quá trình riêng lẻ nhất định. (a)

b. Một đặc điểm chung của các sự vật

c. Nét đặc thù của một số các sự vật.

Câu 374: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm cái chung: "cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ ......., được lặp lại trong nhiều sự vật hay quá trình riêng lẻ".

a. Một sự vật, một quá trình.

b. Những mặt, những thuộc tính. (b)

c. Những mặt, những thuộc tính không

Câu 375: Thêm cụm từ vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm cái đơn nhất: "Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ........."

a. Những mặt lặp lại trong nhiều sự vật

b. Một sự vật riêng lẻ.

c. Những nét, những mặt chỉ ở một sự vật (c)

Câu 376: Phái triết học nào cho chỉ có cái chung tồn tại thực, còn cái riêng không tồn tại thực?

a. Phái Duy Thực. (a) c. Phái nguỵ biện

b. Phái Duy Danh d. Phái chiết trung

Câu 377: Trường phái triết học nào thừa nhận chỉ có cái riêng tồn tại thực, cái chung chỉ là tên gọi trống rỗng?

a. Phái Duy Thực c. Phái chiết trung

b. Phái Duy Danh (b) d. Phái nguỵ biện.

Câu 378: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phái duy Thực hay phái Duy Danh giải quyết đúng mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung? a. Phái Duy Danh đúng c. Cả hai đều đúng

b. Phái Duy Thực đúng d. Cả hai đều sai. (d)

Câu 379: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng

a. Chỉ có cái chung tồn tại khách quan và vĩnh viễn.

b. Chỉ có cái riêng tồn tại khách quan và thực sự

c. Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau. (c)

Câu 380: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng?

a. Cái chung tồn tại khách quan, bên ngoài cái riêng.

b. Cái riêng tồn tại khách quan không bao chứa cái chung

c. Không có cái chung thuần tuý tồn tại ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thông qua cái riêng. (c)

Câu 381: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng?

a. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. (a)

b. Cái riêng không bao chứa cái chung nào.

c. Cái riêng và cái chung hoàn toàn tách rời nhau

Câu 382: Trong những luận điểm sau, đâu là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Mỗi con người là một cái riêng, không có gì chung với người khác,

b. Mỗi con người vừa là cái riêng, đồng thời có nhiều cái chung với người khác. (b)

c. Mỗi người chỉ là sự thể hiện của cái chung, không có cái đơn nhất của nó.

Câu 383: Luận điểm nào sâu đây là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Mỗi khái niệm là một cái riêng

b. Mỗi khái niệm là một cái chung.

c. Mỗi khái niệm vừa là cái riêng vừa là cái chung. (c)

Câu 384: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Chỉ có cái cây cụ thể tồn tại, không có cái cây nói chung tồn tại, nên khái niệm cái cây là giả dối"

a. Phái Duy Thực c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

b. Phái Duy Danh. (b) d. Phái nguỵ biện.

Câu 385: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Phạm trù vật chất không có sự tồn tại hữu hình như một vật cụ thể. Phạm trù vật chất bao quát đặc điểm chung tồn tại trong các vật cụ thể".

a. Phái Duy Thực c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (c)

b. Phái Duy Danh d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 386: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Không có cái chung tồn tại thuần tuý bên ngoài cái riêng. Không có cái riêng tồn tại không liên hệ với cái chung"

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (b)

c. Chủ nghĩa duy tâm siêu hình.

Câu 387: Có người nói tam giác vuông là cái riêng, tam giac thường là cái chung. Theo anh (chị) như vậy đúng hay sai?

a. Đúng c. Vừa đúng, vừa sai (c)

b. Sai

Câu 388: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm sau đây đúng hay sai: "Muốn nhận thức được cái chung phải xuất phát từ cái riêng".

a. Đúng (a) c. Không xác định

b. Sai

Câu 389*: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm nguyên nhân: Nguyên nhân là phạm trù chỉ ....(1).. giữa các mặt trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra ...(2)..

a. 1- sự liên hệ lẫn nhau, 2- một sự vật mới

b. 1- sự thống nhất, 2- một sự vật mới

c. 1- sự tác động lẫn nhau, 2- một biến đổi nhất định nào đó. (c)

Câu 390: Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm kết quả: "Kết quả là ...(1).. do ...(2).. lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra"a. 1- mối liên hệ, 2- kết hợp

b. 1- sự tác động, 2- những biến đổi

c. 1- những biến đổi xuất hiện, 2- sự tác động. (c)

Câu 391: Xác định nguyên nhân của sự phát sáng của dây tóc bóng đèn.

a. Nguồn điện

b. Dây tóc bóng đèn

c. Sự tác động giữa dòng điện và dây tóc bóng đèn (c)

Câu 392: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đâu là nguyên nhân của cách mạng vô sản.

a. Sự xuất hiện giai cấp tư sản.

b. Sự xuất hiện nhà nước tư sản

c. Sự xuất hiện giai cấp vô sản và Đảng của nó

d. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. (d)

Câu 393: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nguyên nhân để hạt thóc nẩy mầm là gì?

a. Độ ẩm của môi trường

b. Nhiệt độ của không khí

c. Sự tác động giữa hạt thóc với nhiệt độ không khí và nước. (c)

Câu 394: Theo quan điểm duy vật biện chứng nguyên nhân của nước sôi là gì

a. Nhiệt độ của bếp lò

b. Các phân tử nước

c. Sự tác động giữa các phân tử nước với nhiệt độ của bếp lò (c)

Câu 395: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng

a. Có thể coi nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật khác nhau.

b. Không thể coi nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật khác nhau.(b)

c. Nguyên nhân và kết quả không cùng một kết cấu vật chất.

Câu 396: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Mối liên hệ nhân quả là do cảm giác con người quy định"

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Câu 397: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Mối liên hệ nhân quả là do ý niệm tuyệt đối quyết định.

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 398: Luận điểm sau đây là của trường phái triết học nào: Mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan phổ biến và tất yếu trong thế giới vật chất.

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (c).

Câu 399: Luận điểm sau đây là thuộc lập trường triết học nào: Mọi hiện tượng, quá trình đều có nguyên nhân tồn tại khách quan không phụ thuộc vào việc chúng ta có nhận thức được điều đó hay không.

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng (c)

Каталог: books -> khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van
books -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
books -> Quản lý bộ nhớ trong dos
books -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
books -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
books -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Có một ngành cn được gọi là ngành cn "không khói". Đó là ngành nào?
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Câu 1 Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập Cơ sở hình thành
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Con người là thước đo của vạn vật trong thời kỳ Phục Hưng

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương