CÂu hỏi trắc nghiệm môn triết học câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Đáp án: Duy tâm khách quan Duy tâm chủ quan



tải về 0.74 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.74 Mb.
#20547
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Câu 400: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Không thể khẳng định một hiện tượng nào đó có nguyên nhân hay không khi chưa nhận thức được nguyên nhân của nó.

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 401: Trong những luận điểm sau đây, đâu là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. ý thức con người không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực. (a)

b. Mối liên hệ nhân quả chỉ tồn tại khi chúng ta nhận thức được nó.

c. Không phải mọi hiện tượng đều có nguyên nhân.

Câu 402: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhận định nào sau đây là đúng?

a. Nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả. (a)

b. Cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau.

c. Mọi sự kế tiếp nhau về mặt thời gian đều là quan hệ nhân quả.

Câu 403: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng đâu là luận điểm sai?

a. Mọi cái xuất hiện trước đều là nguyên nhân của cái xuất hiện sau. (a) b. Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả.

c. Nguyên nhân xuất hiện trước kết quả.

Câu 404: Có thể đồng nhất quan hệ hàm số với quan hệ nhân quả không?

a. Không (a) b. có

Câu 405: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Nguyên nhân giống nhau trong những điều kiện khác nhau có thể đưa đến nhứng kết quả khác nhau.

b. Nguyên nhân khác nhau cũng có thể đưa đến kết quả như nhau.

c. Nguyên nhân giống nhau trong điều kiện giống nhau luôn luôn đưa đến kết quả như nhau. (c)

Câu 406: Trong những luận điểm sau, đâu là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Kết quả do nguyên nhân quyết định, nhưng kết quả lại tác động trở lại nguyên nhân. (a)

b. Kết quả không tác động gì đối với nguyên nhân.

c. Kết quả và nguyên nhân không thể thay đổi vị trí cho nhau.

Câu 407: Hãy xác định đâu là cái tất yếu khi gieo một con xúc xắc

a. Có một trong 6 mặt xấp và một trong 6 mặt ngửa (a)

b. Mặt một chấm xấp trong lần gieo thứ nhất.

c. Mặt năm chấm xấp trong lần gieo thứ hai.

Câu 408: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù tất nhiên: tất nhiên là cái do ..(1).. của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải ...(2).. .. chứ không thể khác được

a. 1- nguyên nhân bên ngoài, 2- xảy ra như thế.

b. 1- những nguyên nhân bên trong, 2- xảy ra như thế. (b)

c. 1- những nguyên nhân bên trong, 2- không xác định được

Câu 409: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm ngẫu nhiên: "Ngẫu nhiên là cái không do ...(1)... kết cấu vật chất quyết định, mà do ...(2)... quyết định"

a. 1- nguyên nhân, 2- hoàn cảnh bên ngoài.

b. 1- Mối liên hệ bản chất bên trong, 2- nhân tố bên ngoài. (b)

c. 1- mối liên hệ bên ngoài, 2- mối liên hệ bên trong.

Câu 410: Trong nhứng luận điểm sau đây, đâu là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Mọi cái chung đều là cái tất yếu.

b. Mọi cái chung đều không phải là cái tất yếu.

c. Chỉ có cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật mới là cái tất yếu. (c)

Câu 411: Nhu cầu ăn, mặc, ở, học tập của con người là cái chung hay là cái tất yếu?

a. Là cái chung

b. Là cái tất yếu

c. Vừa là cái chung vừa là cái tất yếu. (c)

Câu 412: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Mọi cái tất yếu đều là cái chung.

b. Mọi cái chung đều là cái tất yếu. (b)

c. Không phải cái chung nào cũng là cái tất yếu.

Câu 413: Sự giống nhau về sở thích ăn, mặc, ở, học nghệ gì là cái chung tất yếu hay là cái chung có tính chất ngẫu nhiên

a. Cái chung tất yếu

b. Cái chung ngẫu nhiên (b)

Câu 414: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân (a)

b. Những hiện tượng chưa nhận thức được nguyên nhân là cái ngẫu nhiên.

c. Những hiện tượng nhận thức được nguyên nhân đều trở thành cái tất yếu.

Câu 415: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nào sau đây là đúng

a. Cái ngẫu nhiên không có nguyên nhân.

b. Chỉ có cái tất yếu mới có nguyên nhân.

c. Không phải cái gì con người chưa nhận thức được nguyên nhân là cái ngẫu nhiên. (c)

Câu 416: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Tất nhiên là cái chúng ta biết được nguyên nhân và chi phối được nó.

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 417: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Đối với sự phát triển của sự vật chỉ có cái tất nhiên mới có vai trò quan trọng.

b. Cái ngẫu nhiên không có vai trò gì đối với sự phát triển của sự vật

c. Cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sự vật. (c)

Câu 418: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Có tất nhiên thuần tuý tồn tại khách quan

b. Có ngẫu nhiên thuần tuý tồn tại khách quan

c. Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tồn tại bên ngoài nhau. (c)

Câu 419: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Tất nhiên biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên.

b. Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên.

c. Có cái ngẫu nhiên thuần tuý không thể hiện cái tất nhiên. (c)

Câu 420: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại khách quan nhưng tách rời nhau, không có liên quan gì với nhau.

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. (b)

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Câu 421: Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái ngẫu nhiên hay tất nhiên là chính?

a. Dựa vào ngẫu nhiên

b. Dựa vào tất yếu (b)

c. Dựa vào cả hai

Câu 422: Điền tập hợp từ vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm nội dung: nội dung là .... những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật

a. Sự tác động

b. Sự kết hợp

c. Tổng hợp tất cả (c)

Câu 423: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù hình thức: Hình thức là ...(1)... của sự vật,là hệ thống các ...(2)... giữa các yếu tố của sự vật.

a. 1- các mặt các yếu tố, 2- mối liên hệ

b. 1- phương thức tồn tại và phát triển, 2- các mối liên hệ tương đối bền vững. (b)

c. 1- tập hợp tất cả những mặt, 2- mối liên hệ bền vững.

Câu 424: Điền cụm từ tích hợp vào câu sau để được khái niệm về hình thức: Hình thức là hệ thống ............. giữa các yếu tố của sự vật.

a. Mối liên hệ tương đối bền vững. (a)

b. Hệ thống các bước chuyển hoá

c. Mặt đối lập

d. Mâu thuẫn được thiết lập

Câu 425: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Không có hình thức tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung.

b. Nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức nhất định.

c. Nội dung và hình thức hoàn toàn tách rời nhau. (c)

Câu 426: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Nội dung và hình thức không tách rời nhau.

b. Nội dung và hình thức luôn luôn phù hợp với nhau. (b)

c. Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau.

Câu 427: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Khái niệm hình thức được tạo ra trong tư duy của con người rồi đưa vào hiện thực để sắp xếp các sự vật cho có trật tự.

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (c)

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Câu 428: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Hình thức thuần tuý của sự vật tồn tại trước sự vật, quyết định nội dung của sự vật

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 429: Trong các luận điểm sau, đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về quan hệ giữa nội dung và hình thức? a. Nội dung quyết định hình thức trong sự phát triển của sự vật. (a)

b. Hình thức quyết định nội dung.

c. Tồn tại hình thức thuần tuý không chứa đựng nội dung.

Câu 430: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong các luận điểm sau, đâu là luận điểm sai?

a. Hình thức thúc đẩy nội dung phát triển nếu nó phù hợp với nội dung.

b. Hình thức kìm hãm nội dung phát triển nếu nó không phù hợp với nội dung.

c. Hình thức hoàn toàn không phụ thuộc vào nội dung (c)

Câu 431: Điền cụm từ thích hợp vào câu sau để được định nghĩa khái niệm bản chất: Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ ...(1)...bên trong sự vật, quy định sự ...(2)... của sự vật.

a. 1- chung, 2- vận động và phát triển.

b. 1- ngẫu nhiên, 2- tồn tại và biến đổi.

c. 1- tất nhiên, tương đối ổn định, 2- vận động và phát triển. (c).

Câu 432: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện tượng: Hiện tượng là ........ của bản chất.

a. Cơ sở.

b. Nguyên nhân

c. Biểu hiện ra bên ngoài . (c)

Câu 433: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Bản chất đồng nhất với cái chung.

b. Cái chung và bản chất hoàn toàn khác nhau, không có gì chung

c. Có cái chung là bản chất, có cái chung không phải là bản chất. (c)

Câu 434: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Bản chất là những thực thể tinh thần tồn tại khách quan, quyết định sự tồn tại của sự vật

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 435: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không tồn tại thực"

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 436: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Hiện tượng tồn tại, nhưng đó là tổng hợp những cảm giác của con người".

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (c)

Câu 437: Luận điểm nào sau đây là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Bản chất tồn tại khách quan bên ngoài sự vật

b. Hiện tượng là tổng hợp các cảm giác của con người

c. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là cái vốn có của sự vật. (c)

Câu 438: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Hiện tượng không bộc lộ bản chất

b. Có hiện tượng hoàn toàn không biểu hiện bản chất.

c. Hiện tượng nào cũng biểu hiện bản chất ở một mức độ nhất định. (c)

Câu 439: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Bản chất không được biểu hiện ở hiện tượng

b. Bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất hoàn toàn đồng nhất với hiện tượng.

c. Bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất thay đổi hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi. (c)

Câu 440: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Bản chất và hiện tượng không hoàn toàn phù hợp nhau.

b. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau

c. Một bản chất không thể biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau. (c)

Câu 441: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận điểm nào sau đây nói về bản chất của giai cấp tư sản?

a. Giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư (a)

b. Giai cấp tư sản tích cực đổi mới công nghệc. Giai cấp tư sản thường áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động

d. Giai cấp tư sản tích cực đổi mới phương pháp quản lý.

Câu 442: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm hiện thực: "Hiện thực là phạm trù triết học chỉ cái ........."

a. Mối liên hệ giữa các sự vật.

b. Chưa có, chưa tồn tại

c. Hiện có đang tồn tại (c)

Câu 443: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm khả năng: "Khả năng là phạm trù triết học chỉ .......... khi có các điều kiện thích hợp".

a. Cái đang có, đang tồn tại

b. Cái chưa có, nhưng sẽ có (b)

c. Cái không thể có

d. Cái tiền đề để tạo nên sự vật mới.

Câu 444: Dấu hiệu để phân biệt khả năng với hiện thực là gì?

a. Sự có mặt và không có mặt trên thực tế (a)

b. Sự nhận biết được hay không nhận biết được.

c. Sự xác định hay không xác định.

Câu 445: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?

a. Cái hiện chưa có nhưng sẽ có là khả năng. (a)

b. Cái hiện đang có là hiện thực.

c. Cái chưa cảm nhận được là khả năng.

Câu 446: Thêm cụm từ nào vào câu sau để được một khẳng định của chủ nghĩa duy vật biện chứng về các loại khả năng:

"Khả năng hình thành do các ....... quy định được gọi là khả năng ngẫu nhiên".

a. Mối liên hệ chung

b. Mối liên hệ tất nhiên, ổn định

c. Tương tác ngẫu nhiên (c)

d. Nguyên nhân bên trong

Câu 447: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Khả năng và hiện thực đều tồn tại khách quan.

b. Khả năng và hiện thực không tách rời nhau

c. Chỉ có hiện thực tồn tại khách quan, khả năng chỉ là cảm giác của con người. (c)

Câu 448: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Hiện thực nào cũng chứa đựng khả năng.

b. Khả năng luôn tồn tại trong hiện thực.

c. Khả năng chỉ tồn tại trong ý niệm, không tồn tại trong hiện thực. (c)

Câu 449: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Cùng một sự vật, trong những điều kiện nhất định tồn tại nhiều khả năng.

b. Một sự vật trong những điều kiện nhất định chỉ tồn tại một khả năng.(b)

c. Hiện thực thay đổi khả năng cũng thay đổi.

Câu 450: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào khả năng.

b. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả năng.

c. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải tính đến khả năng. (c)

Câu 451: Luận điểm sau thuộc lập trường triết học nào: Quy luật trong các khoa học là sự sáng tạo chủ quan của con người và được áp dụng vào tự nhiên và xã hội.

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (b)

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 452: Điền tập hợp từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm "chất": "Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ ... (1) ... khách quan ... (2) ... là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không là cái khác"

a. 1- Tính quy định, 2- Vốn có của sự vật. (a)

b. 1- Mối liên hệ, 2- Của các sự vật.

c. 1- Các nguyên nhân, 2- Của các sự vật.

Câu 453: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.

b. Chất là tổng hợp hữu cơ các thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là cái gì.

c. Chất đồng nhất với thuộc tính. (c)

Câu 454: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai

a. Thuộc tính của sự vật là những đặc tính vốn có của sự vật.

b. Thuộc tính của sự vật bộc lộ thông qua sự tác động giữa các sự vật

c. Thuộc tính của sự vật không phải là cái vốn có của sự vật (c)

Câu 455: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?

a. Chất tồn tại khách quan bên ngoài sự vật. (a)

b. Chất tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.

c. Không có chất thuần tuý bên ngoài sự vật.

Câu 456: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?

a. Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính.

b. Mỗi thuộc tính biểu hiện một mặt chất của sự vật.

c. Mỗi thuộc tính có thể đóng vai trò là tính quy định về chất trong một quan hệ nhất định.

d. Mỗi sự vật chỉ có một tính quy định về chất. (d)

Câu 457: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Không có chất thuần tuý tồn tại bên ngoài sự vật.

b. Chỉ có sự vật có chất mới tồn tại.

c. Chỉ có sự vật có vô vàn chất mới tồn tại

d. Sự vật và chất hoàn toàn đồng nhất với nhau. (d)

Câu 458: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Chất của sự vật được biểu hiện thông qua thuộc tính của sự vật. (a)

b. Mọi thuộc tính đều biểu hiện chất của sự vật.

c. Thuộc tính thay đổi, luôn làm cho chất của sự vật thay đổi.

Câu 459: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Chất của sự vật tồn tại do phương pháp quan sát sự vật của con người quyết định".

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 460: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?

a. Chất của sự vật phụ thuộc vào số lượng các yếu tố tạo thành sự vật.

b. Chất của sự vật phụ thuộc vào phương thức kết hợp các yếu tố của sự vật.

c. Mọi sự thay đổi phương thức kết hợp các yếu tố của sự vật, đều không làm cho chất của sự vật thay đổi. (c)

Câu 561: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Chất tồn tại khách quan trước khi sự vật tồn tại, quyết định đến sự tồn tại của sự vật.

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 462: Điền tập hợp từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm "lượng": Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ...(1) ... của sự vật về mặt ...(2) ... của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

a. 1- tính quy định vốn có, 2- số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu (a)

b. 1- mối liên hệ và phụ thuộc, 2- bản chất bên trong.

c. 1- mức độ quy mô, 2- chất lượng, phẩm chất.

Câu 463: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?

a. Lượng là tính quy định vốn có của sự vật.

b. Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật

c. Lượng phụ thuộc vào ý chí của con người. (c)

d. Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật.

Câu 464: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Chất và lượng của sự vật đều tồn tại khách quan.

b. Không có chất lượng thuần tuý tồn tại bên ngoài sự vật.

c. Sự phân biệt giữa chất và lượng phụ thuộc vào ý chí của con người (c)

d. Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật có tính chất tương đối.

Câu 465: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?

a. Sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và lượng.

b. Tính quy định về chất nào của sự vật cũng có tính quy định về lượng tương ứng.

c. Tính quy định về chất không có tính ổn định. (c)

d. Tính quy định về lượng nói lên mặt thường xuyên biến đổi của sự vật.

Câu 466: Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Độ là phạm trù chỉ sự biến đổi của lượng.

b. Độ là phạm trù chỉ sự biến đổi của chất.

c. Độ là phạm trù triết học chỉ giới hạn biến đổi của lượng, trong đó chưa làm thay đổi chất của sự vật. (c)

Câu 467: Giới hạn từ 0oC đến 100oC được gọi là gì trong quy luật lượng - chất?

a. Độ (a) c. Lượng

b. Chất d. Bước nhảy

Câu 468: Khi nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí tại 100oC được gọi là gì trong quy luật lượng - chất?

Каталог: books -> khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van
books -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
books -> Quản lý bộ nhớ trong dos
books -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
books -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
books -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Có một ngành cn được gọi là ngành cn "không khói". Đó là ngành nào?
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Câu 1 Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập Cơ sở hình thành
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Con người là thước đo của vạn vật trong thời kỳ Phục Hưng

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương