CÂu hỏi trắc nghiệm môn triết học câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Đáp án: Duy tâm khách quan Duy tâm chủ quan



tải về 0.74 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.74 Mb.
#20547
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Đáp án: b, d

Câu 545: Ai là đại biểu của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử được kể dưới đây?

a. Platông

b. Hê ra clít

c. Hi-um

d. Cả a và c

Đáp án: d

Câu 546: Thế nào là nhất nguyên luận?

a. Chủ nghĩa duy vật

b. Chủ nghĩa duy tâm

Đáp án: a, b

Câu 547: Thế nào là nhị nguyên luận?

a. Vật chất có trước, ý thức có sau.

b. Vật chất và ý thức song song tồn tại, không cái nào phụ thuộc cái nào.

c. ý thức có trước, vật chất có sau.

Đáp án: b.

Câu 548: Thế nào là phương pháp siêu hình?

a. Xem xét các sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời tuyệt đối. b. Xem xét trong trạng thái tĩnh tại, không vận động, phát triển.

c. Xem xét phát triển thuần túy về lượng, không có thay đổi về chất.

Đáp án: a. b. c

Câu 549: Thế nào là phương pháp biện chứng?

a. Xem xét sự vật trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.

b. Xem xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển.

c. Thừa nhận có sự đứng im tương đối của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất.

Đáp án: a. b.c

Câu 550: Câu "nhân chi sơ tính bản thiện" là của ai?

a. Khổng Tử

b. Mạnh Tử

c. Tuân Tử

d. Lão Tử

Đáp án: b

Câu 551: Triết học Hêghen có những đặc điểm gì?

a. Biện chứng

b. Duy tâm, bảo thủ

c. Cách mạng

d. Cả a và b

Đáp án: d

Câu 552: Triết học Phoi ơ bắc có những đặc điểm gì?

a. Duy vật

b. Duy tâm trong xã hội

c. Siêu hình

d. Cả a,b và c

Đáp án: d

Câu 553: Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tư tưởng nào là điển hình nhất?

a. Chủ nghĩa duy vật

b. Chủ nghĩa duy tâm

c. Tư tưởng yêu nước

d. Siêu hình

Đáp án: c

Câu 554: Tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" được C. Mác và Ph. Ăng ghen viết vào năm nào?

a. Năm 1844

b. Năm 1847

c. Năm 1848

d. Năm 1850

Đáp án: c

Câu 555: Tác phẩm "Chống Đuyrinh" được Ph. Ăng ghen viết vào thời gian nào?

a. Từ 1876 - 1877

b. Từ 1875 - 1878

c. Từ 1876 - 1878

Đáp án: c

Câu 556: Trong số ba phát minh dưới đây, phát minh nào là thuộc về triết học Mác?

a. Phát minh ra "giai cấp".

b. Phát minh ra các quy luật cơ bản của phép biện chứng.

c. Phát minh ra rằng: đấu tranh giai cấp là động lực phát triển trong các xã hội có giai cấp.

Đáp án: c

Câu 557: Hãy xác định mệnh đề đúng trong ba mệnh đề dưới đây:

a. Triết học macxit là một học thuyết đã hoàn chỉnh, xong xuôi.

b. Triết học macxit chưa hoàn chỉnh, xong xuôi và cần phải bổ sung để phát triển.

c. Triết học macxit là "khoa học của mọi khoa học".

Đáp án: b

Câu 558: Hãy chỉ ra nhận định đúng trong số ba nhận định sau đây về bản tính của phép biện chứng:

a. Bản tính của phép biện chứng là phê phán, cách mạng và không hề biết sợ.

b. Bản tính của phép biện chứng là hướng đến cái tuyệt đối.

c. Bản tính của phép biện chứng

Đáp án: a

Câu 559: Hãy chỉ ra phương án đúng trong ba nhận xét dưới đây về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng:

a. Sản xuất đối lập hoàn toàn với tiêu dùng, vì sản xuất là sáng tạo còn tiêu dùng là phá huỷ.

b. Sản xuất cũng là tiêu dùng.

c. Sản xuất là cái có trước và quy định tiêu dùng.

Đáp án: b

Câu 560: Vì sao C. Mác đến nước Anh để thu thập tư liệu cho bộ Tư bản nổi tiếng của mình?

a. Vì chỉ đến nước Anh, C. Mác mới nhận được sự giúp đỡ tài chính của Ph. ăngghen.

b. Vì các học thuyết kinh tế lớn mà C. Mác dự định phê phán đều bắt nguồn từ Anh Quốc.

c. Vì vào thời điểm đó, chủ nghĩa tư bản đạt được trạng thái chín muồi nhất ở Anh.

Hãy xác định một phương án trả lời mà bạn coi là đúng.

Đáp án: c

Câu 561: C. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hê ghen về căn bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa". Câu đó C.Mác viết trong tác phẩm nào?

a. "Phê phát triết học pháp quyền của Hê ghen"

b. "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"

c. "Tư bản"

Đáp án: c

Câu 562: Cống hiến vĩ đại nhất của C.Mác về triết học là gì?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

b. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

d. Coi thực tiễn là trung tâm

Đáp án: b

Câu 563: Định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất được nêu ra trong tác phẩm nào?

a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.

b. Bút ký triết họcc. Nhà nước và cách mạng.

Đáp án: a

Câu 564: Thuộc tính cơ bản để phân biệt vật chất với ý thức?

a. Thực tại khách quan

b. Vận động

c. Không gian và thời gian.

Đáp án: a

Câu 565: Các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất.

a. Vận động

b. Tồn tại khách quan

c. Không gian và thời gian

d. a và c

Đáp án: a, c

Câu 566: Thuộc tính chung nhất của vận động là gì?

a. Thay đổi vị trí trong không gian

b. Sự thay đổi về chất

c. Sự biến đổi nói chung

d. a và b

Đáp án: c

Câu 567: Đứng im có tách rời vận động không?

a. Tách rời vận động

b. Có quan hệ với vận động

c. Bao hàm vận động

d. b và c

Đáp án: c

Câu 568: Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã rút ra trong công cuộc đổi mới là gì?

a. Đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị sau.

b. Đổi mới chính trị trước, đổi mới kinh tế sau.

c. Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Đáp án: c

Câu 569: Tư tưởng nào là của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra:

a. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

b. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

c. Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Đáp án: a

Câu 570: Câu nói sau đây của C.Mác là trong tác phẩm nào: "Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp".

a. Lời nói đầu góp phần phê phán kinh tế chính trị.

b. Sự khốn cùng của triết học

c. Tư bản

Đáp án: b

Câu 571: Câu nói sau đây của C.Mác là trong tác phẩm nào: "Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".

a. Tư bản

b. Lời nói đầu góp phần phê phán kinh tế chính trị.

c. Hệ tư tưởng Đức

Đáp án: a

Câu 572: Câu nói sau đây của V.I.Lênin là trong tác phẩm nào: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".

a. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao.

b. Nhà nước và cách mạng xã hội.

c. Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản.

Đáp án: a

Câu 573: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở?

a. Trình độ công cụ lao động và con người lao động

b. Trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội.

c. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.

Đáp án: a. b. c

Câu 574: Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái kinh tế - xã hội là:

a. Lực lượng sản xuất b. Quan hệ sản xuất c. Chính trị, tư tưởng. Đáp án: b

Câu 575: Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta phải.

a. Chủ động xây dựng quan hệ sản xuất trước, sau đó xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp.

b. Chủ động xây dựng lực lượng sản xuất trước, sau đó xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

c. Kết hợp đồng thời xây dựng lực lượng sản xuất với xác lập quan hệ sản xuất phù hợp.

Đáp án: c

Câu 576: Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:

a. Phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên.

b. Không phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên.

c. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta.

Đáp án: a, c

Câu 577*: Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc:

a. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội b. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp

c. Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy d. Nguồn gốc tự nhiên và nhận thức * Đáp án: a

Câu 578: Đối tượng nghiên cứu của triết học là: a. Những quy luật của thế giới khách quan

b. Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

c. Những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người; quan hệ của con người nói chung, tư duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh. d. Những vấn đề của xã hội, tự nhiên. * Đáp án: c

Câu 579: Triết học có vai trò là:

a. Toàn bộ thế giới quan b. Toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận

c. Hạt nhân lý luận của thế giới quan. d. Toàn bộ thế giới quan và phương pháp luận * Đáp án: c

Câu 580: Vấn đề cơ bản của triết học là:

a. Quan hệ giữa tồn tại với tư duy và khả năng nhận thức của con người.

b. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần với tự nhiên và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

c. Quan hệ giữa vật chất với ý thức, tinh thần với tự nhiên, tư duy với tồn tại và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

d. Quan hệ giữa con người và nhận thức của con người với giới tự nhiên

* Đáp án: c

Câu 581: Lập trường của chủ nghĩa duy vật khi giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học?

a. Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai

b. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.

c. Cả a và b.

d. Vật chất và ý thức cùng đồng thời tồn tại, cùng quyết định lẫn nhau.

* Đáp án: c

Câu 582*: ý nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:

a. Chủ nghĩa duy vật chất phác b. Chủ nghĩa duy vật tầm thường c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng * Đáp án: b

Câu 583: Ai là nhà triết học duy vật tiêu biểu trong lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại được kể dưới đây?

a. Đêmôcrit và Êpiquya b. Arixtot và Êpiquya c. Êpiquya và Xôcrat d. Xôcrat và Đêmôcrit * Đáp án: a

Câu 584: ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:

a. Duy vật b. Duy tâm c. Nhị nguyên d. Duy tâm chủ quan * Đáp án: b

Câu 585: Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, ý thức không quyết định vật chất và vật chất không quyết định ý thức, đây là quan điểm của:

a. Duy vật b. Duy tâm c. Nhị nguyên d. Duy vật tầm thường * Đáp án: c

Câu 586*: Chủ nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã:

a. Đồng nhất vật chất với vật thể b. Đồng nhất vật chất với một hoặc một số vật thể cụ thể cảm tính.

c. Đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng. d. Đồng nhất vật chất với nguyên tử * Đáp án: b

Câu 587*: Khi cho rằng "tồn tại là được tri giác", đây là quan điểm:

a. Duy tâm khách quan b. Nhị nguyên c. Duy tâm chủ quan d. Duy cảm * Đáp án: c

Câu 588: Khi thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó... đây là:

a. Phương pháp siêu hình b. Phương pháp biện chứng c. Thuyết bất khả tri d. Chủ nghĩa duy vật * Đáp án: b

Câu 589: Thế nào là phương pháp siêu hình?

a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời tuyệt đối b. Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, không vận động phát triển c. Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng tiến thuần tuý về lượng, không có thay đổi về chất d. Cả a, b và c.

* Đáp án: d.

Câu 590: Triết học ấn Độ cổ đại là một trong ba nền triết học tiêu biểu thời kỳ đầu của lịch sử triết học, đó là:

a. Triết học ấn Độ, triết học Trung Quốc và ả Rập

b. Triết học ấn Độ, triết học ả rập và triết học Hy lạp - La Mãc. Triết học ấn Độ, triết học Trung Quốc, triết học Hy Lạp - La Mã d. Triết học Phương Tây * Đáp án: c.

Câu 591: Vai trò của kinh Vêda đối với triết học ấn độ cổ đại:

a. Là cội nguồn của văn hoá ấn Độ b. Là cơ sở của mọi trường phái triết học ấn Độc. Là cơ sở của các trường phái triết học chính thống d. Cả a và c * Đáp án:d.

Câu 592*: Hệ thống triết học không chính thống ở ấn Độ cổ đại gồm các trường phái:

a. Sàmkhuya, Đạo Jaina, Đạo Phật b. Lôkayata, Đạo Jaina, Đạo Phật c. Vêdanta, Đạo Jaina, Đạo Phật

d. Đạo Jaina, Đạo Phật, Yoga * Đáp án: b.

Câu 593*: Hệ thống triết học chính thống ở ấn Độ cổ đại gồm 6 trường phái:

a. Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Lokayata, Vaseisika.

b. Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Đạo Jaina, Vaseisika.

c. Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Nyaya, Vaseisika.

d. Sàmkhuya, Yoga, Lokayata, Vaseisika, Mimansa.

* Đáp án: c.

Câu 594: Quan niệm tồn tại tuyệt đối (Brahman) đồng nhất với "tôi" (Atman) là ý thức cá nhân thuần tuý. Quan niệm đó là của trường phái triết học cổ đại nào ở ấn Độ:

a. Sàmkhuya b. Nyaya c. Vêdanta d. Yoga * Đáp án: c.

Câu 595: Thế giới được tạo ra bởi 4 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí là quan điểm của trường phái triết học cổ đại nào ở ấn Độ:

a. Lokayata b. Nyaya c. Sàmkhuya d. Mimansa * Đáp án: a.

Câu 596*: Thế giới vật chất là thể thống nhất của 3 yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, tươi vui), Rajas (động, kích thích), Tamas (nặng, khó khăn) là quan điểm của trường phái triết học cổ đại nào ở ấn Độ::

a. Lôkayata b. Sàmkhuya c. Mimansa d. Nyaya * Đáp án: b.

Câu 597: Quan điểm các vật thể vật chất hình thành do các nguyên tử hấp dẫn và kết hợp với nhau theo nhiều dạng khác nhau là của trường phái triết học ấn Độ cổ đại nào:

a. Mimansa b. Đạo Jaina c. Lôkayata d. Yoga * Đáp án: b.

Câu 598: Cơ sở lý luận của đạo Hindu ở ấn Độ cổ đại là trường phái triết học nào:

a. Mimansa b. Yôga c. Vêdanta d. Lôkoyata * Đáp án: c.

Câu 599*: Trong triết học cổ đại ấn Độ, nhân sinh quan Phật giáo thể hiện tập trung trong thuyết "tứ đế". Phương án nào sau đây phản ánh được "tứ đế" đó?

a. Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Đạo đế b. Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Diệt đế c. Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế

d. Khổ đế, Tập đế, Đạo đế, Niết bàn * Đáp án: c.

Câu 600*: Bát chính đạo của Đạo Phật nằm trong phương án nào sau đây:

a. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.

b. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

c. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính định, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.

d. Chính kiến, chính khẩu, chính tư duy, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

* Đáp án: b.

Câu 601: Trong triết học cổ đại nào Trung Hoa, người chủ trương cải biến xã hội loạn lạc bằng "Nhân trị" là:

a. Khổng Tử b. Tuân Tử c. Hàn Phi Tử d. Mạnh Tử * Đáp án: a.

Câu 602: Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào đưa ra quan điểm "Nhân tri sơ tính bản thiện"?

a. Dương Hùng b. Mạnh Tử c. Mặc Tử d. Lão Tử * Đáp án: b.

Câu 603: Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào đưa ra quan điểm: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn):

a. Khổng Tử b. Tuân Tử c. Mạnh Tử d. Lão Tử * Đáp án: c.

Câu 604: Tác giả câu nói nổi tiếng: "Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt"?

a. Lão Tử b. Hàn Phi Tử c. Trang Tửd. Tuân Tử * Đáp án: a.

Câu 605*: Quan điểm: "Đời khác thì việc phải khác, việc khác thì pháp độ phải khác" là của nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào?

a. Thương Ưởng b. Hàn Phi Tử c. Mặc Tử d. Tuân Tử * Đáp án: b.

Câu 606: Tư tưởng về sự giàu nghèo, sống chết, hoạ phúc, thành bại không phải là do số mệnh quy định mà do hành vi con người gây nên là của ai:

a. Lão Tử b. Trang Tử c. Mặc Tử d. Khổng Tử * Đáp án: c.

Câu 607: Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào quan niệm nguyên nhân và động lực căn bản của mọi sự biến đổi lịch sử là do dân số và của cải ít hoặc nhiều?

a. Hàn Phi Tử b. Khổng Tử c. Mạnh Tử d. Tuân Tử * Đáp án: a

Câu 608*: Ông cho rằng tự nhiên không có ý chí tối cao, ý muốn chủ quan con người không thể thay đổi được quy luật khách quan, vận mệnh của con người là do con người tự quyết định lấy. Ông là ai?

a. Trang Tử b. Mặc Tử c. Hàn Phi Tử d. Khổng Tử * Đáp án: c.

Câu 609: Học thuyết "Kiêm ái" kêu gọi yêu thương tất cả mọi người như nhau, không phân biệt thân sơ, trên dưới, sang hèn là của nhà triết học nào?

a. Dương Chu b. Lão Tử c. Mặc Tử d. Mạnh Tử * Đáp án: c.

Câu 610*: Chủ trương chủ nghĩa "vị ngã" tức là vì mình trong triết học Trung Quốc cổ đại là của tác giả nào?

a. Lão Tử b. Dương Chu c. Trang Tử d. Mạnh Tử * Đáp án: b.

Câu 611*: Người đưa ra tư tưởng về sự hình thành khái niệm trước hết là dựa vào kinh nghiệm cảm quan. Con người lấy tính chất chung của sự vật khách quan do cảm giác chung đưa lại để so sánh và quy nạp thành từng loại, đặt cho nó một tên gọi chung, do đó hình thành lời và khái niệm. Ông là ai?

a. Tuân Tử b. Mặc Tử c. Trang Tử d. Khổng Tử * Đáp án: a.

Câu 612*: Đề cập về nguồn gốc xã hội của con người, một triết gia Trung Quốc cổ đại cho rằng con người khác động vật ở chỗ có tổ chức xã hội và có sinh hoạt xã hội theo tập thể. Sở dĩ như vậy là để sinh tồn, người ta cần phải có sự liên hệ, trao đổi và giúp đỡ nhau một cách tự nhiên và tất yếu. Ông là ai?

a. Lão Tử b. Mạnh Tử c. Tuân Tử d. Khổng Tử * Đáp án:c.

Câu 613: Quan điểm: "Hoạ là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của hoạ" tư tưởng về sự thống nhất của các mặt đối lập ấy là của nhà triết học nào?

a. Mặc Tử b. Lão Tử c. Tuân Tử d. Hàn Phi Tử * Đáp án: b.

Câu 614*: Luận điểm nổi tiếng: "Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn tự" là của nhà triết học nào?

a. Khổng Tử b. Mạnh Tử c. Hàn Phi Tử d. Tuân Tử * Đáp án: d.

Câu 615: Theo Talét (~ 624-547 TCN) bản nguyên của mọi vật trong thế giới là:

a. Nước b. Không khí c. Ête d. Lửa * Đáp án: a.

Câu 616: Ông cho rằng vũ trụ không phải do Chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó "mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tồn tại". Ông là ai?

a. Đêmôcrit b. Platôn c. Hêraclit d. Arixtốt * Đáp án: c.

Câu 617*: Luận điểm "cùng một cái ở trong chúng ta - sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này mà biến đổi thành cái kia, và ngược lại cái kia mà biến đổi thành cái này" là của ai?

a. Lơxip b. Hêraclit c. Arixtốt d. Đêmôcrit * Đáp án: b.

Câu 618*: Ông cho rằng linh hồn luôn vận động sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động, nơi cư trú của linh hồn là trái tim. Ông là ai?

a. Đêmôcrit b. Platôn c. Arixtốt d. Hêraclit * Đáp án: a.

Câu 619: Tư tưởng vê sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (lôgos) quy định là của nhà triết học nào?

a. Arixtốt b. Đêmôcrit c. Hêraclit d. Xênôphan* Đáp án: c.

Câu 620*: Quan điểm thế giới là một khối "duy nhất" bất sinh bất dịch. Thế giới không phải do thần thánh tạo ra là của triết gia nào?

a. Pitago b. Xênôphan c. Pacmênit d. Hêraclit * Đáp án: b.

Câu 621*: Nhà triết học Hy lạp cổ đại đầu tiên quan niệm, không phải thần thánh sáng tạo ra con người, mà chính con người nghĩ ra, sáng tạo các vị thần thánh theo trí tưởng tượng và theo hình tượng của mình. Ông là ai?

a. Hêraclit b. Đêmôcrit c. Xênôphan d. Pacmênit * Đáp án: c.

Câu 622: Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới vật chất là 4 yếu tố vật chất: đất, nước, lửa, không khí. Ông là ai?

a. Dênon b. Empêđoc c. Anaxago d. Xênôphan * Đáp án: b.

Câu 623*: Nhà triết học đưa ra quan niệm sự sống là kết quả của quá trình biến đổi của bản thân tự nhiên; được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác động của nhiệt độ. Ông là ai?

a. Đêmôcrit b. Hêraclit c. Xênôphan d. Anaxago * Đáp án: a.

Câu 624: Người được Arixtốt coi là tiền bối của mình về lôgíc học, ông là ai?

a. Platôn b. Hêraclit c. Đêmôcrt d. Pitago * Đáp án: c.

Câu 625: Tư tưởng về nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng, tôn giáo là vì con người bị ám ảnh bởi những hiện tượng khủng khiếp trong tự nhiên, là của nhà triết học Hy lạp cổ đại nào?

Каталог: books -> khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van
books -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
books -> Quản lý bộ nhớ trong dos
books -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
books -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
books -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Có một ngành cn được gọi là ngành cn "không khói". Đó là ngành nào?
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Câu 1 Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập Cơ sở hình thành
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Con người là thước đo của vạn vật trong thời kỳ Phục Hưng

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương