CÂu hỏi trắc nghiệm môn triết học câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Đáp án: Duy tâm khách quan Duy tâm chủ quan



tải về 0.74 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.74 Mb.
#20547
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

b. Chủ nghĩa duy tâm.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (c)

Câu 255: Định nghĩa về vật chất của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?

a. Biện chứng của tự nhiên

b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. (b)

c. Bút ký triết học

d. Nhà nước và cách mạng.

Câu 256: Đâu là quan niệm về vật chất của triết học Mác - Lênin?

a. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thẻ của vật chất.

b. Không đồng nhất vật chất nói chung với dạng cụ thể của vật chất.(b)

c. Coi có vật chất chung tồn tại tách rời các dạng cụ thể của vật chất.

Câu 257: Thêm cụm từ thích hợp vào câu sau để được định nghĩa về vật chất của Lênin: Vật chất là ......(1) dùng để chỉ .......(2).. được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

a. 1- Vật thể, 2- hoạt động

b. 1- Phạm trù triết học, 2- Thực tại khách quan. (b)

c. 1- Phạm trù triết học, 2- Một vật thể

Câu 258: Định nghĩa về vật chất của Lênin bao quát đặc tính quan trọng nhất của mọi dạng vật chất để phân biệt với ý thức, đó là đặc tính gì?

a. Thực tại khách quan độc lập với ý thức của con người. (a)

b. Vận động và biến đổi.

c. Có khối lượng và quảng tính.

Câu 259: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất với tư cách là phạm trù triết học có đặc tính gì?

a. Vô hạn, vô tận, vĩnh viễn tồn tại, độc lập với ý thức. (a)

b. Có giới hạn, có sinh ra và có mất đi.

c. Vô hạn, vô tận, vĩnh viễn tồn tại.

Câu 260: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, chân không có vật chất tồn tại không?

a. Có. (a)

b. Không có

c. Vừa có, vừa không có.

Câu 261: Khẳng định sau đây là đúng hay sai: chủ nghĩa duy vật biện chứng không thừa nhận cái gì con người biết được mới là vật chất.

a. Đúng (a) c. Vừa đúng, vừa sai

b. Sai.

Câu 262: Đâu là quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng

a. Vật chất là cái gây nên cảm giác cho chúng ta. (a)

b. Cái gì không gây nên cảm giác ở chúng ta thì không phải là vật chất

c. Cái không cảm giác được thì không phải là vật chất.

Câu 263: Quan điểm sau đây thuộc trường phái triết học nào: cái gì cảm giác được là vật chất. a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (d)

Câu 264: Khẳng định nào sau đây là đúng?

a. Định nghĩa về vật chất của Lênin thừa nhận vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức con người, thông qua các dạng cụ thể. (a)

b. Định nghĩa về vật chất của Lênin thừa nhận vật chất nói chung tồn tại vĩnh viễn, tách rời các dạng cụ thể của vật chất

c. Định nghĩa về vật chất của Lênin đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất.

d. Cả a, b, c, đều đúng

Câu 265: Khi nói vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh lại, về mặt nhận thức luận Lênin muốn khẳng định điều gì?

a. Cảm giác, ý thức của chúng ta có khả năng phản ánh đúng thế giới khách quan. (a)

b. Cám giác ý thức của chúng ta không thể phản ánh đúng thế giới vật chất.

c. Cảm giác, ý thức phụ thuộc thụ động vào thế giới vật chất.

Câu 266: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất?

a. Vật chất là vật thể

b. Vật chất không loại trừ cái không là vật thể. (b)

c. Không là vật thể thì không phải là vật chất.

Câu 267: Quan điểm triết học nào tách rời vật chất với vận động

a. Chủ nghĩa duy tâm.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 268: Trường phái triết học nào cho vận động bao gồm mọi sự biến đổi của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất.

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (b)

c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Câu 269: Nếu cho rằng có vật chất không vận động và có vận động thuần tuý ngoài vật chất sẽ rơi vào lập trường triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 270: Trường phái triết học nào cho không thể có vật chất không vận động và không thể có vận động ngoài vật chất.

a. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (c)

Câu 271: Đâu là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động.

a. Có vật chất không vận động.

b. Có vận động thuần tuý ngoài vật chất.

c. Không có vận động thuần tuý ngoài vật chất. (c)

Câu 272: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vận động?

a. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất, không được sáng tạo ra và không mất đi. (a)

b. Vận động là sự đẩy và hút của vật thể.

c. Vận động được sáng tạo ra và có thể mất đi.

Câu 273: Ph. Ăngghen đã chia vận động làm mấy hình thức cơ bản:

a. 4 hình thức c. 5 hình thức cơ bản. (c)

b. 3 hình thức

Câu 274: Theo cách phân chia các hình thức vận động của Ăngghen, hình thức nào là thấp nhất?

a. Cơ học (a) c. Hoá học

b. Vật lý

Câu 275: Theo cách phân chia các hình thức vận động của Ăngghen, hình thức nào là cao nhất và phức tạp nhất?

a. Sinh học. c. Vận động xã hội. (c)

b. Hoá học.

Câu 276: Trường phái triết học nào cho vận động và đứng im không tách rời nhau?

a. Chủ nghĩa duy vật tự phát.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

Câu 277: Trường phái triết học nào cho vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối? a. Chủ nghĩa duy vật tự phát.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

Câu 278: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

a. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, không tách rời vật chất. (a)

b. Không gian và thời gian phụ thuộc vào cảm giác của con người

c. Tồn tại không gian và thời gian thuần tuý ngoài vật chất.

Câu 279: Trường phái triết học nào cho không gian và thời gian là do thói quen của con người quy định

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Câu 280: Khẳng định sau đây đúng hay sai: Quan điểm siêu hình cho có không gian thuần tuý tồn ngoài vật chất.

a. Sai

b. Đúng. (b)

Câu 281: Khẳng định sau đây đúng hay sai: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho không có không gian và thời gian thuần tuý ngoài vật chất.

a. Đúng (a)

b. Sai.

Câu 282: Luận điểm nào sau đây là đúng?

a. Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính khách quan, vô tận và vĩnh cửu của không gian và thời gian

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thừa nhận tính khách quan, vô tận, gắn liền với vật chất của không gian và thời gian.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, có tính khách quan, vô tận và vĩnh cửu. (c)

Câu 283: Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nguồn gốc của ý thức?

a. Là sự phản ánh của hiện thực khách quan.

b. Là thuộc tính của bộ não người, do não người tiết ra.

c. Phủ nhận nguồn gốc vật chất của ý thức. (c)

Câu 284: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phản ánh?

a. Phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất là cái vốn có của mọi dạng vật chất. (a)

b. Phản ánh chỉ là đặc tính của một số vật thể.

c. Phản ánh không phải là cái vốn có của thế giới vật chất, chỉ là ý thức con người tưởng tượng ra.

Câu 285: Đồng nhất ý thức với phản ánh vật lý, đó là quan điểm của trường phái triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình trước Mác. (c)

d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Câu 286: Trường phái triết học nào đồng nhất ý thức với một dạng vật chất?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật tầm thường. (b)

c. Chủ nghĩa duy tâm.

Câu 287: Trường phái triết học nào cho ý thức không phải là chức năng của não

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

Câu 288: Trường phái triết học nào cho quá trình ý thức không tách rời đồng thời không đồng nhất với quá trình sinh lý thần kinh của não người?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (a)

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Câu 289: Đâu là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên của ý thức?

a. ý thức tồn tại trên cơ sở quá trình sinh lý của não người.

b. ý thức không đồng nhất với quá trình sinh lý của não người.

c. ý thức đồng nhất với quá trình sinh lý của não người.

d. Gồm a và b. (d)

Câu 290: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thiếu sự tác động của thế giới khách quan vào não người, có hình thành và phát triển được ý thức không?

a. Không (a)

b. có thể hình thành được

c. Vừa có thể, vừa không thể

Câu 291: Luận điểm nào sau đây là của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thứca. Có não người, có sự tác động của thế giới vào não người là có sự hình thành và phát triển ý thức.

b. Không cần sự tác động của thế giới vật chất vào não người vẫn hình thành được ý thức.

c. Có não người, có sự tác động của thế giới bên ngoài vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành và phát triển ý thức. (c)

Câu 292: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ở động vật bậc cao có thể đạt đến hình thức phản ánh nào?

a. Phản ánh ý thức.

b. Phản ánh tâm lý động vật. (b)

c. Tính kích thích.

Câu 293: Điều khẳng định nào sau đây là sai?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng động vật bậc cao chưa có ý thức.

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng động vật bậc cao cũng có ý thức. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chỉ có con người mới có ý thức

d. Chủ nghĩa duy vật đều cho ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người.

Câu 294: Hình thức phản ánh đặc trưng của của thế giới vô cơ là gì?

a. Phản ánh vật lý hoá học. (a)

b. Phản ánh sinh học.

c. Phản ánh ý thức.

Câu 295: Hình thức phản ánh đặc trưng của thế giới thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh là gì?

a. Phản ánh vật lý, hoá học.

b. Tính kích thích. (b)

c. Tính cảm ứng

d. Tâm lý động vật.

Câu 296: Hình thức phản ánh đặc trưng của động vật có hệ thần kinh là gì?

a. Tính kích thích.

b. Tâm lý động vật.

c. Tính cảm ứng.

d. các phản xạ. (d)

Câu 297: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vê nguồn gốc của ý thức?

a. ý thức ra đời là kết quả quá trình phát triển lâu dài thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất. (a)

b. ý thức ra đời là kết quả sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật vật chất.

c. ý thức ra đời là kết quả quá trình tiến hoá của hệ thần kinh.

Câu 298: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm những yếu tố nào?

a. Bộ óc con người. d. Gồm a và b. (d)

b. Thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc. g. Gồm cả a, b, và c.

c. Lao động của con người

Câu 299: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và phát triển ý thức là những điều kiện nào?

a. Bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc người

b. Lao động của con người và ngôn ngữ.

c. Gồm cả a, và b. (c)

Câu 300: Nguồn gốc xã hội của ý thức là yếu tố nào?

a. Bộ óc con người.

b. Sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.

c. Lao động và ngôn ngữ của con người. (c)

Câu 301: Nguồn gốc xã hội cho sự ra đời của ý thức là yếu tố nào?

a. Bộ não người.

b. Thế giới vật chất bên ngoài tác động vào bộ não.

c. Lao động và ngôn ngữ. (c)

Câu 302: Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì?

a. Làm khoa học. c. Lao động. (c)

b. sáng tạo nghệ thuật. d. Làm chính trị.

Câu 303: Nhân tố nào làm con người tách khỏi thế giới động vật?

a. Hoạt động sinh sản duy trì nòi giống.

b. Lao động. (b)

c. Hoạt động tư duy phê phán.

Câu 304: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình hình thành ý thức là quá trình nào?

a. Tiếp thu sự tác động của thế giới bên ngoài.

b. Sáng tạo thuần tuý trong tư duy con người.

c. Hoạt động chủ động cải tạo thế giới và phản ánh sáng tạo thế giới. (c)

Câu 305: Để phản ánh khái quát hiện thực khách quan và trao đổi tư tưởng con người cần có cái gì? a. Cộng cụ lao động. c. Ngôn ngữ. (c)

b. Cơ qian cảm giác.

Câu 306: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là gì?

a. Sự tác động của tự nhiên vào bộ óc con người.

b. Lao động, thực tiễn xã hội. (b)

c. Bộ não người và hoạt động của nó.

Câu 307: Quan điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: ý thức là thực thể độc lập, là thực tại duy nhất.

a. Chủ nghĩa duy tâm. (a)

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 308: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?

a. ý thức là thực thể độc lập.

b. ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.

c. ý thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ óc con người. (c)

d. ý thức là năng lực của mọi dạng vật chất.

Câu 309: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?

a. ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. (a)

b. ý thức là hình ảnh phản chiếu về thế giới khách quan.

c. ý thức là tượng trưng của sự vật.

Câu 310: Sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác của thế giới vật chất là ở chỗ nào?

a. Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh.

b. Tính sáng tạo năng động. (b)

c. Tính bị quy định bởi vật phản ánh.

Câu 311: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính sáng tạo của ý thức là thế nào?

a. ý thức tạo ra vật chất.

b. ý thức tạo ra sự vật trong hiện thực.

c. ý thức tạo ra hình ảnh mới về sự vật trong tư duy. (c)

Câu 312: Theo quan niệm của chủ nghiã duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức yếu tố nào là cơ bản và cốt lõi nhất?

a. Tri thức. (a) c. Niềm tin, ý chí.

b. Tình cảm.

Câu 313: Kết cấu theo chiều dọc (chiều sâu) của ý thức gồm những yếu tố nào?

a. Tự ý thức; tiềm thức; vô thức. (a)

b. Tri thức; niềm tin; ý chí.

c. Cảm giác, khái niệm; phán đoán

Câu 314: Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

a. ý thức do vật chất quyết định.

b. ý thức tác động đến vật chất.

c. ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. (c)

Câu 315: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức tác động đến đời sống hiện thực như thế nào?

a. ý thức tự nó có thể làm thay đổi được hiện thực.

b. ý thức tác động đến hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn. (b)

c. ý thức tác động đến hiện thực thông qua hoạt động lý luận.

Câu 316: Quan điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Nhận thức sự vật và hoạt động thực tiễn chỉ dựa vào những nguyên lý chung, không xuất phát từ bản thân sự vật,?

a. Chủ nghĩa kinh nghiệm.

b. Chủ nghĩa duy tâm kinh viện. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 317: Hoạt động chỉ dựa theo ý muốn chủ quan không dựa vào thực tiễn là lập trường triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. c. Chủ nghĩa duy tâm. (c)

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 318: Quan điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lấy hiện thực khách quan làm căn cứ, không được lấy mong muốn chủ quan làm căn cứ.

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (a)

b. Chủ nghĩa duy tâm. c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 319: Phép biện chứng duy vật có mấy nguyên lý cơ bản?

a. Một nguyên lý cơ bản

b. Hai nguyên lý cơ bản. (b)

c. Ba nguyên lý cơ bản.

Câu 320: Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý nào?

a. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của vật chất.

b. Nguyên lý về sự vận động và đứng im của các sự vật.

c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. (c)

d. Nguyên lý về tính liên tục và tính gián đoạn của thế giới vật chất.

Câu 321: Quan điểm siêu hình trả lời câu hỏi sau đây như thế nào: Các sự vật trong thế giới có liên hệ với nhau không?

a. Các sự vật tồn tại biệt lập với nhau, không liên hệ, phụ thuộc nhau.

b. Các sự vật có thể có liên hệ với nhau, nhưng chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, bề ngoài.

c. Các sự vật tồn tại trong sự liên hệ nhau.

d. Gồm a và b. (d)

Câu 322: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trả lời câu hỏi sau đây như thế nào: Các sự vật trong thế giới có liên hệ với nhau không?

a. Các sự vật hoàn toàn biệt lập nhau.

b. Các sự vật liên hệ nhau chỉ mang tính chất ngẫu nhiên.

c. Các sự vật vừa khác nhau, vừa liên hệ, ràng buộc nhau một cách khách quan và tất yếu. (c)

Câu 323: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan mối liên hệ giữa các sự vật do cái gì quyết định?

a. Do lực lượng siêu tự nhiên (thượng đế) quyết định.

b. Do bản tính của thế giới vật chất.

c. Do cảm giác của con người quyết định. (c)

Câu 324: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, mối quan hệ giữa các sự vật do cái gì quyết định?

a. Do lực lượng siêu nhiên (thượng đế, ý niệm tuyệt đối) quyết định. (a)

b. Do cảm giác, thói quen con người quyết định.

c. Do bản tính của thế giới vật chất.

Câu 325: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để được định nghĩa khái niệm về "liên hệ": Liên hệ là phạm trù triết học chỉ ..... giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một hiện tượng trong thế giới

a. Sự di chuyển.

b. Những thuộc tính, những đặc điểm

c. Sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau. (c)

Câu 326: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng là từ đâu?

a. Do lực lượng siêu nhiên (thượng đế, ý niệm) sinh ra.

b. Do tính thống nhất vật chất của thế giới. (b).

c. Do cảm giác thói quen của con người tạo ra.

d. Do tư duy con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội.

Câu 327: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mối liên hệ giữa các sự vật có tính chất gì?

a. Tính ngẫu nhiên, chủ quan.

b. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng. (b)

c. Tính khách quan, nhưng không có tính phổ biến và đa dạng.

Câu 328: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng một sự vật trong quá trình tồn tại và phát triển có một hay nhiều mối liên hệ.

a. Có một mối liên hệ

b. Có một số hữu hạn mối liên hệ

c. Có vô vàn các mối liên hệ. (c).

Câu 329: Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng các mối liên hệ có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật?

a. Có vai trò ngang bằng nhau.

b. Có vai trò khác nhau, nên chỉ cần biết một số mối liên hệ.

c. Có vai trò khác nhau, cần phải xem xét mọi mối liên hệ. (c).

Каталог: books -> khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van
books -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
books -> Quản lý bộ nhớ trong dos
books -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
books -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
books -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Có một ngành cn được gọi là ngành cn "không khói". Đó là ngành nào?
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Câu 1 Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập Cơ sở hình thành
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Con người là thước đo của vạn vật trong thời kỳ Phục Hưng

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương