CÔng ty tnhh thủy sản thông thuậN – ninh thuận báo cáO ĐÁnh giá TÁC ĐỘng môi trưỜNG


Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị xây dựng



tải về 1.04 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích1.04 Mb.
#1682
1   2   3   4   5   6   7   8

3.1 Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị xây dựng


Tác động chính của dự án đến môi trường giai đoạn này là hoạt động thu hồi đất để triển khai dự án làm ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân có đất bị thu hồi và phải di chuyển đến chổ ở mới. Nhưng do khu đất nằm trong cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng nên hoạt động thu hồi đất và nhà của người dân trong phạm vị khu vực dự án này là không có nên tác động của hoạt động thu hồi đất và nhà của người dân đối với dự án này là không có.

3.2 Đánh giá tác động đến môi trường giai đoạn thi công xây dựng


3.2.1. Chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chủ yếu là chất thải sinh hoạt công nhân, chất thải từ hoạt động giải phóng mặt bằng và chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án thải ra.

a. Chất thải sinh hoạt công nhân

- Lượng thải và thành phần: Căn cứ vào tiến độ và quy mô xây dựng các hạng mục công trình của dự án, chúng tôi xác định được tổng số công nhân làm việc giai đoạn thi công xây dựng trung bình khoảng từ 30-40 người. Với số lượng công nhân này, chúng tôi xác định được tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt công nhân phát thải hàng ngày khoảng từ 15-20kg/ngày. Thành phần chất thải phát sinh từ nguồn này chủ yếu là thức ăn dư thừa; bao bì, chai lọ bằng nhôm, nhựa và giấy các loại là chính.

- Dự báo mức độ tác động chất thải này đến môi trường: Do lượng thải không nhiều và thành phần chất thải từ nguồn thải này chủ yếu là thức ăn dư thừa; bao bì, chai lọ bằng nhôm, nhựa và giấy các loại nên mức độ tác động đến môi trường là không lớn, nhưng nếu không được thu gom, xử lý sẽ phát sinh mùi hôi thối, ruồi nhặng và làm mất cảnh quan khu vực nên phải tổ chức thu gom và xử lý loại chất thải này để không ảnh hưởng đến môi trường.

b. Chất thải phát sinh từ giải phóng mặt bằng

Do khu vực triển khai dự án là ruộng, rẫy nên chất thải là cây bụi, cỏ, rác thải ra từ hoạt động giải phóng mặt bằng đối với dự án này là không có nên tác từ hoạt động giải phóng mặt bằng đối với dự án này là không nhiều.



c. Chất thải xây dựng

- Dự báo lượng thải và thành phần: Qua khảo sát thực tế tại một số công trình đang thi công xây dựng như: Dự án xây dựng Nhà bảo tàng tỉnh Ninh Thuận nằm ở đường 16 tháng 4, Dự án xây dựng chợ Mương Cát ở phường Thanh Sơn, Dự án xây dựng Trung tâm Văn hoá Chăm trên đường Tô Hiệu của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm,…Kết quả thu thập được như sau: Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng tại các dự án này thải ra trung bình khoảng từ 1-2 m3/dự án/ngày. Thành phần chất thải chủ yếu là: xi măng và ván làm cốt pha hư hỏng, gạch vỡ, sắt vụn và bao bì dựng xi măng, vôi vữa thải ra là chính. Từ số liệu thu thập được trên, chúng tôi tính ước tính tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình xây dựng của dự án này khoảng từ 03-04m3/ngày và thành chất thải cũng tương tự như loại chất thải của các dự án trên.

- Dự báo mức độ tác động của chất thải này đến môi trường: Do thành phần chất thải là chất trơ, không chứa thành phần chất thải nguy hại nên mức độ tác động đến môi trường là không nhiều.

3.2.2 Nước thải

a. Nước thải sinh họat

- Nguồn phát sinh: Nguồn phát sinh nước thải giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của 07 cán bộ làm công tác quản lý dự án, ăn nghỉ tại công trường (Các nhân sự khác không ăn, ngủ sinh hoạt tại công trường). Căn cứ theo định mức sử dụng nước, chúng tôi tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt công nhân giai đoạn này thải ra khoảng 0,7m3/ngày. Và theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì thành phần và nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm đối trong nguồn nước thải sinh hoạt như sau:



STT

Thông số

Đơn vị tính

Nồng độ trung bình

Quy chuẩn Việt Nam cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT

1

pH

-

7,2-7,5

5-9

2

Hàm lượng cặn lơ lửng

mg/l

350

100

3

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

800

500

4

BOD5

mg/l

200

50

5

Ni trat (NO3-)

mg/l

60

40

6

Tổng Coliform

MNP/100ml

106 -109

5000

Nguồn: ENVIROMENMENAL IMPACT ASSESSMENT

- Dự báo mức độ tác động chất thải này đến môi trường: So với quy chuẩn Việt Nam cho phép, hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, nếu không thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh dự án và nguồn nước mương Bầu tiếp giáp với cụm công nghiệp.



b. Nước do mưa chảy tràn

So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt. Vì vậy, chúng tôi sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa riêng và qua hố ga, lắng lọc trước khi đấu nối vào hệ thống thóat nước mưa của cụm công nghiệp.



3.2.3. Bụi, khí thải và tiếng ồn

Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn giai đoạn này chủ yếu là từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động san lấp mặt bằng và thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.



a. Về bụi, khí thải và tiếng ồn từ xe vận chuyển cát san lấp mặt bằng

- Về tải lượng và thành phần:

Theo tính toán của chúng tôi nhu cầu cát san lấp và nâng cốt nền công trình của dự án này khoảng 19.972 m3, với lượng cát này mỗi ngày có 25 chuyến xe có tải trọng 16 tấn (khoảng 03 chuyến/giờ) ra vào dự án để cung cấp cát cho hoạt động san lấp mặt bằng của dự án. Theo thống của Tổ chức y tế Thế giới thì tải lượng phát thải các chất ô nhiễm đối với xe tải trọng từ 16 tấn khi chạy có tải (sử dụng nhiên liệu dầu DO hoặc Diesel có hàm lượng lưu huỳnh 1%) phát thải trên 01 km đường vận chuyển như sau:

+ Bụi : 1.190 mg/xe.km.

+ SO2 : 786 mg/xe.km.

+ NO2 : 2.960 mg/xe.km.

+ CO : 1.780 mg/xe.km.

+ VOC: 1.270 mg/xe.km.

Do nguồn cung cấp cát cho hoạt động san lấp mặt bằng của dự án chủ yếu là các mỏ cát nằm trên địa bàn phường Đạo Long, cách dự án khoảng khoảng 2 km nên tổng lượng các chất ô nhiễm phát thải từ hoạt động này mỗi ngày theo tính toán của chúng tôi như sau:

+ Bụi : 119.000 mg/ngày (hay 4,13mg/s).

+ SO2 : 78.600 mg/ngày (hay 3mg/s).

+ NO2 : 296.000 mg/ngày (hay 10mg/s).

+ CO : 178.000 mg/ngày (hay 6,1mg/s).

+ VOC: 127.000 mg/ngày (hay 4,1mg/s).



  • Dự báo mức độ tác động của bụi và khí thải đến môi trường xung quanh: Với mức độ phát thải các chất ô nhiễm như trên cùng với đường vận chuyển từ mỏ cát về đến dự án hầu hết là đường nhựa nên tác động của bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển cát san lấp đến đời sống các hộ dân sống dọc theo các đường vận chuyển theo đánh giá của chúng tôi là rất ít.

b. Về bụi, khí thải và tiếng ồn từ các xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công các hạng mục công trình

Căn cứ vào lượng sử dụng nguyên vật liệu và tiến độ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án được xác định tại Chương 2, chúng tôi xác định được, mỗi giờ dự án này có khoảng 06 chuyến xe ra vào khu vực dự án để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng các hạng mục công trình.

Với mật độ xe vận chuyển như trên, hiện tại xung quanh khu vực dự án chủ yếu là ruộng, rẫy, đất trống, không có dân cư sinh sống nên tác động của bụi, khí thải và tiếng ồn từ hoạt vận chuyển nguyên vật liệu ở giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án này đến khu vực xung quanh là rất ít.

3.2.4. Tiếng ồn

- Nguồn phát sinh tiếng ồn giai đoạn này chủ yếu từ máy ủi san ủi mặt bằng trước khi thi công xây dựng và từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác thi công xây dựng.

- Dự báo mức ồn và tác động của tiếng ồn: Theo dự báo của chúng tôi mức ồn do các hoạt động này gây ra cao nhất là 90 dBA, với mức ồn này dùng công thức suy giảm độ ồn khi lan truyền trong môi trường không khí, chúng tôi xác định được khi máy ủi hoạt động thì phạm vi ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động này là 30m. Hiện tại quanh khu vực dự án, trong phạm vi bán kính 30m là ruộng, rẫy, đất trống, không có dân cư sinh sống nên tác động của tiếng ồn từ hoạt động san ủi gây ra cho khu vực xung quanh theo đánh giá của chúng tôi là rất ít.

3.2.5. Dầu nhớt thải

Nguồn phát sinh dầu mỡ thải của dự án: Là từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển của dự án thải ra là chính. Nhưng do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án này chủ yếu là của nhà cung cấp nguyên vật liệu nên dự án này không có phát sinh dầu, nhớt thải từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển.



3.2.6. Tác động đến tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử

Do dự án này nằm trong cụm công nghiệp Thành Hải mở rộng nên các tác động của dự án này đến tôn giáo, tín ngưỡng và di tích lịch sử là không có.



3.2.7. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Do dự án này không có hoạt động đào đất, đá, khai thác nước dưới đất để sử dụng và cũng không có hoạt động ngăn dòng chảy các sông, suối, không chặt phá rừng nên các rủi ro và sự cố môi trường như: Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ biển; thay đổi mực nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi vi khí hậu đối dự án này là không có.



3.3 Đánh giá tác động giai đoạn dự án đi vào hoạt động

3.3.1 Nước thải

Đối với dự án này có 3 nguồn phát sinh nước thải như sau:

- Nước thải sản xuất: phát sinh từ các phân xưởng là hàng đông lạnh, rửa và sơ chế nguyên liệu, phân xưởng luộc và hấp tôm, nước thải từ vệ sinh máy móc.

- Nước thải từ phân xưởng sản xuất nước đá.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhà ăn và phân xưởng giặt quần áo của công nhân.

3.3.1.1. Nước thải sản xuất

- Nguồn phát sinh: Chủ yếu từ các hoạt động rửa tôm nguyên liệu và trong quá trình chế biến, vệ sinh mặt bằng nhà xưởng và nước từ hoạt động luộc, hấp tôm thải ra.

- Về lượng thải: Theo số liệu thống kê về tổng lượng nước sử dụng của nhà máy chế biến tôm của Công ty đặt tại số 104 đường Ngô Gia Tự, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (có các hoạt động chế biến tôm tương tự như dự án này) từ năm 2009 đến nay, chúng tôi tính được lượng nước (hay là định mức nước) sử dụng trung bình để chế biến 01 tấn tôm nguyên liệu là 10,437m3 nước hay bằng 17m3 nước/tấn thành phẩm. Với công suất chế biến của dự án là Mmax= 50 tấn tôm thành phẩm/ngày và từ định mức nước sử dụng này, chúng tôi tính được tổng lượng nước thải của dự án này khi đi vào hoạt động là Qmax= 850m3/ ngày.đêm.

Lượng nước thải sản xuất bằng khoảng 90% lượng nước cấp. Vì vậy, lượng nước thải tối đa do chế biến là 765 m3/ngày.đêm.



- Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm: Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến tôm (của Công ty) đặt tại số 104 đường Ngô Gia Tự, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực vào ngày 07/6/2010, thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước của loại hình chế biến thủy sản này như sau:


STT

Thông số ô nhiễm

Đơn vị tính

Kết quả phân tích

Quy chuẩn cột B của QCVN11:2008/BTNMT

1

pH




6,9

5,5- 9

2

BOD5

mg/l

707

50

3

COD

mg/l

1.700

80

4

TDS

mg/l

83

100

5

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

43

20

6

Amoniac (tính theo N)

mg/l

107,5

20

7

Tổng nitơ

mg/l

157

60

8

Coliform

MPN/100ml

5,4.107

5.000

(Nguồn: Công ty TNHH Thông Thuận)

  • Theo kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số nhà máy chế biến thuỷ sản tại Việt Nam của Viện Công nghệ môi trường thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đăng trên chuyên mục tính toán xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản vào ngày 02/7/2010, như sau:



STT

Thông số

Đơn vị đo

Hàm lượng

1

Chất rắn lơ lửng

mg/l

800 - 2000

2

COD

mg/l

700 - 1500

3

BOD

mg/l

600 - 1300

4

Tổng nitơ

mg/l

100 - 350

5

Phốt pho

mg/l

30 - 70

(Website: Cranevietnam.com/Cetegory)

- Đánh giá tác động môi trường: Với nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải chế biến tôm vượt quy chuẩn Việt Nam cho phép từ 2 đến hàng chục ngàn lần như trên, nếu không thu gom xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường.



3.3.1.2. Nước thải từ hoạt động sản xuất nước đá

- Nguồn phát sinh: Chủ yếu là từ hoạt động phun nước vào các khuôn đá để tách các cây nước đá sau đã khi đông cứng ra khỏi khuôn.

- Lượng nước thải: Từ lượng nước sử dụng xối khuôn đá để tách các cây nước đá ra khỏi khuôn. Tại phân xưởng sản xuất nước đá cây của nhà máy chế biến tôm đặt tại số 104 đường Ngô Gia Tự, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chúng tôi tính ra được định mức nước dùng để xối khuôn đá là 05 lít nước/cây đá. Với công suất sản xuất nước đá của dự án là 1.500 cây/ngày và với định mức nước sử dụng như trên, chúng tôi tính được tổng lượng nước thải từ hoạt động xối khuôn đá thải ra mỗi ngày đối với dự án này là Qmax= 7,5m3/ngày.

- Thành phần các chất ô nhiễm: Nước thải từ hoạt động này có chứa một ít muối NaCl nhưng nồng độ thì rất thấp, vào khoảng dưới 100 mg/l nước thải.

- Đánh giá tác động: Do nguồn nước thải này khá sạch nên chỉ cần được tập trung vào bể lắng để tách cặn ( 1,5m x 1,5m x 1,5m) rồi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.

3.3.1.3 Nước thải nhà ăn, giặt quần áo công nhân và nước thải sinh hoạt của công nhân

- Lượng nước thải:

Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nước theo TCXDVN 33:2006 cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, chúng tôi tính được tổng lượng nước thải nhà ăn, giặt quần áo công nhân và nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh khi dự án đi vào hoạt động như sau:

- Lượng nước thải:



Phần lớn công nhân ở tại cơ sở sản xuất khỏang 8 h/ngày. Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt ở tại công ty ước tính là 70 lít/người/ngày. Từ đó, tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn dự sán đi vào họat động như sau:


Số lượng người

Mức sử dụng

Lượng thải (m3/ngày đêm)

1767

70 lít/người/ngày

123




  • Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn thải:

Về thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong các nguồn nước thải này cơ bản là không khác nhau nhiều và nồng độ các chất ô nhiễm dao động trung bình trong khoảng sau:

STT

Thông số

Đơn vị tính

Nồng độ trung bình

Quy chuẩn Việt Nam cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT

1

pH

-

7,2-7,5

5-9

2

Hàm lượng cặn lơ lửng

mg/l

350

100

3

Tổng chất rắn hòa tan

mg/l

800

500

4

BOD5

mg/l

200

50

5

Tổng các chất hoạt động bề mặt

mg/l

20

10

5

Amoniac (tính theo N)

mg/l

30

10

6

Tổng Coliform

MNP/100ml

106 -109

5000

Nguồn: ENVIROMENMENAL IMPACT ASSESSMENT
- Đánh giá tác động của nguồn thải này đến môi trường: Với nồng độ các chất ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần như trên, nếu không được xử lý thải đổ vào mương Bầu sẽ làm ô nhiễm nguồn nước của mương này.

3.3.1.4 Nước thải do mưa

So với các nguồn nước thải, thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là nước sạch. Tuy nhiên khi chảy tràn qua các khu vực hoạt động của dự án, nước mưa sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm, nhất là đợt mưa đầu mùa, gây ô nhiễm bẩn các nguồn nước mặt. Vì vậy, chúng tôi sẽ thu gom nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa riêng và qua hố ga, lắng lọc trước khi đấu nối vào hệ thống thóat nước mưa của CCN.



3.3.2. Khí thải

- Nguồn phát sinh khí thải: Chủ yếu là khí thải của 02 nồi hơi (500kg hơi/giờ và lò hơi 300kg hơi/giờ) của dự án. Nhiên liệu sử dụng đốt lò là dầu DO.

- Lượng thải và thành phần: Từ phương trình phản ứng cháy, chúng tôi tính được tổng lượng khí sinh ra khi đốt cháy 01kg dầu DO là 24,8m3. Với lượng nhiên liệu dầu DO sử dụng lò hơi 500kg/h là 100kg/h và lò hơi 300kg hơi/giờ là 70 kg/h chúng tôi tính được lượng khí sinh ra tại mỗi lò hơi là:

500kg hơi/giờ phát thải là: 100kg dầu x 24,8m3 = 2480 m3/giờ.

300kg hơi phát thải là: 70kg dầu x 24,8m3 = 1.736 m3/giờ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới khi đốt cháy 01 tấn dầu DO tổng các chất ô nhiễm sinh ra như sau:

Bụi: 0,28 kg/tấn nhiên liệu (NL) hay bằng 280 mg/kg dầu

SO2 : 20 S kg/tấn NL hay bằng 20S.103 mg/kg dầu.

NO2 : 2,84kg/tấn NL hay bằng 2.840 mg/kg dầu.

CO: 0,71 kg/tấn NL hay bằng 710 mg/kg dầu.

Theo Quyết định số 004/QĐ-BCT ngày 11/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tổ chức nhập khẩu và lưu thông dầu diesel thì hàm lượng tối đa trong dầu DO đựơc phép nhập khẩu vào Việt Nam là 0,25%. Với hàm lượng lưu huỳnh này chúng tôi tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khí thải lò hơi khi đốt cháy 01 kg dầu DO như sau:

Bụi: 0,28 kg/tấn nhiên liệu (NL) hay bằng 280 mg/kg dầu

SO2 : 20 kg/tấn NL hay bằng 5.000 mg/kg dầu.

NO2 : 2,84kg/tấn NL hay bằng 2.840 mg/kg dầu.

CO: 0,71 kg/tấn NL hay bằng 710 mg/kg dầu.

Từ tổng lượng khí sinh và các chất ô nhiễm sinh ra tại mỗi lò hơi (500kg và 300kg hơi/giờ), chúng tôi tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khí thải của lò hơi như sau:



STT

Thông số


Nồng độ các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khí thải của lò hơi 500kg hơi/giờ (mg/m3)

Nồng độ các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khí thải của lò hơi 300kg hơi/giờ (mg/m3)

Giới hạn cột B của

QCVN 19:2009/BTNMT

(mg/m3)


1

Bụi

11,29

6,77

200

2

SO2

201

121

500

3

NO2

114

68,4

850

4

CO

29

17,4

1.000

- Đánh giá tác động: Từ kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm tại bảng trên, so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ ) thì hầu hết các chất ô nhiễm trong hỗn hợp khí thải lò hơi đều nằm trong quy chuẩn cho phép nên không cần thiết phải đầu tư hệ thống xử nguồn khí thải này.

3.3.3. Chất thải rắn

3.3.3.1. Chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn phát sinh giai đoạn này chủ yếu từ các nguồn sau:



a. Chất thải từ quá trình sơ chế và chế biến tôm

- Nguồn phát sinh: Chủ yếu từ hoạt động sơ chế và chế biến tôm.

- Lượng và thành phần chất thải: Thành phần chất thải của nguồn thải này chủ yếu là đầu và vỏ tôm. Theo số liệu thống kê của chúng tôi về định mức lượng chất thải này tại nhà máy chế biến tôm đặt tại số 104 đường Ngô Gia Tự, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm như sau: cứ 01 tấn nguyên liệu đưa vào chế biến thì thải ra trung bình khoảng 0,39 tấn vỏ, đầu tôm. Như vậy, với công suất chế biến của nhà máy lớn nhất là 81 tấn nguyên liệu/ngày thì lượng vỏ, đầu tôm thải ra nhiều nhất là khoảng 31 tấn/ngày.

- Đánh giá tác động của nguồn thải này: Đây là loại chất thải mà thành phần chất hữu cơ chiếm rất lớn, vì vậy, nếu không được thu gom xử lý, thải đổ ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường.



b. Chất thải của công trình xử lý nước thải tập trung

- Lượng thải: Với công suất xử lý nước thải của công trình xử lý nước thải tập trung 900m3/ngày.đêm, thì lượng bùn hoạt tính thải ra mỗi ngày thải ra từ công trình xử lý nước thải này khoảng 2 m3/ngày.đêm.

Với lượng thải lớn như trên, nếu không được thu gom, xử lý đạt yêu cầu, thải đổ ra bên ngoài, có thể gây bồi lấp hệ thống thoát nước của cụm công nghiệp.

3.3.3.2 Chất thải sinh hoạt công nhân và nhà ăn

- Nguồn phát sinh: Từ quá trình sinh hoạt của công nhân và chất thải từ nhà ăn tập thể công nhân.

- Lượng thải và thành phần: Tổng số công nhân khi dự án đi vào hoạt động khoảng 1.800 người cùng với chất thải nhà ăn mỗi ngày dự án này thải ra khoảng 01 tấn chất thải sinh hoạt thông thường. Thành phần chủ yếu là thức ăn dư thừa, giấy vụn, vỏ, lá, củ và bao bì ni lông,...các loại.

- Đánh giá tác động của nguồn thải này đến môi trường: Rác thải sinh hoạt công nhân và rác thải của nhà ăn chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nếu không được thu gom, xử lý sẽ phát sinh mùi hôi thối, ruồi nhặng,...gây ô nhiễm môi trường.



3.3.4. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội

Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ có một số tác động đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương như sau:



  • Góp phần vào việc thực hiện chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh;

  • Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước;

  • Tạo công ăn, việc làm ổn định cho khoảng 1.800 người. Trong đó, phần lớn là con em nhân dân địa phương kể cả vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

  • Dự án sẽ có tác động dây chuyền kéo theo một chuỗi cung ứng phía trước như nuôi tôm, thức ăn, vận tải và các dịch vụ hậu cần khác.

  • Dự án góp phần phát triển thế mạnh và khắc phục điểm yếu của tỉnh mà rất ít ngành khác có thể làm được: khí hậu nắng nóng và khô hạn, đất đai cằn cỗi, mật độ dân cư thấp, thu nhập và dân trí còn hạn chế.

  • Vì phần lớn sản phẩm của công ty đều xuất khẩu sang các nước như EU, Mĩ, Nhật, Hàn quốc... nên sẽ mang về một nguồn ngoại tệ mạnh góp phần phát triển kinh tế khu vực và đất nước.

  • Dự án còn mang lại lợi ích lâu dài và là tiền đề cho sự phát triển của tỉnh và khu vực thông qua việc tạo ra các chuỗi công nghiệp, dịch vụ đi kèm, nâng cao ý thức và tác phong công nghiệp, tạo ra cảnh quan và môi trường tích cực cho các nguồn đầu tư mới.

Rủi ro chủ quan

- Các sự cố về vận hành thiết bị lạnh, lò hơi, hệ thống điện có thể gây ra cháy nổ, tai nạn, xì gas lạnh... các sự cố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của công nhân viên và tới môi trường khu vực.

- Các sự cố về sản xuất, hệ thống nước cấp, an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm, có thể gây đình trệ sản xuất, làm các dây chuyền cung ứng mất phương hướng và thiệt hại.

Rủi ro khách quan

- Thiên tai, biến đổi khí hậu có thể làm giảm quy mô, sản lượng vùng cung ứng nguyên liệu dẫn đến tình trạng nhà máy không sản xuất hết công suất, gây tình trạng thất nghiệp cho người lao động và thiệt hại cho công ty.

- Sự suy thoái kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu của thị trường, làm sản phẩm không có đầu ra.



3.3.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

Mức độ chi tiết của các phương pháp đánh giá:

- Về mức độ tin cậy của các tài liệu và số liệu dùng đánh giá tác động môi trường: Các tài liệu và số liệu chúng tôi sử dụng để đánh giá tác động dự án này là các tài liệu và số liệu đã được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, và cho phép sử dụng nên có độ tin cậy cao.

- Về mức độ tin cậy của phương pháp sử dụng đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và các phương pháp chúng tôi sử dụng để đánh giá tác động môi trường dự án này là các phương pháp đánh giá tác động môi trường được các chuyên gia trong và ngoài nước sử dụng để đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển nên mức độ tin cậy là rất cao.




...................................

.....................................

...............................
Каталог: userfiles -> file
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương