Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015


Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng



tải về 3.06 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích3.06 Mb.
#33888
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng trại: 1 lần/ngày

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn:

+ Gạo nấu thành cơm, nắm thành từng nắm cho Hà Mã.

+ Các loại thức ăn bổ sung khác phải trộn đều vào cám cho Hà Mã.

+ Tất cả các loại thức ăn tinh, củ quả (đã được rửa sạch) đều phải đổ vào máng, thức ăn xanh đổ vào giàn.

+ Các loại cỏ dài phải chặt thành từng đoạn ngắn 30 cm.

- Phương thức cho ăn: Một ngày cho ăn 3 bữa:

+ 10h sáng cho ăn thức ăn xanh (cỏ tươi).

+ 14h cho ăn thức ăn tinh và củ quả.

+ 20h cho ăn thức ăn xanh.

- Có chế độ bồi dưỡng riêng cho Hà Mã cái trong thời kỳ mang thai và nuôi con.

- Khi con non được 6 tháng cần tách dần khỏi mẹ để tập cho ăn dặm.

- Về mùa đông, những ngày dưới 17°C, cần cung cấp đủ nước ấm vào bể cho Hà Mã đảm bảo nhiệt độ nước đạt 17°C.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy ký sinh trùng 2 lần/năm

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Định kỳ thay nước và vệ sinh bể tắm của Hà Mã 2 lần/tuần.

- Bổ sung Vitamin C để phòng viêm loét niêm mạc miệng.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe vật nuôi, kịp thời phát hiện bệnh tật để xử lý.

- Thực hiện thay cát nền chuồng 1 lần/năm.

III. Bộ Guốc lẻ (Perissodactyla)

Họ Ngựa (Equidae)

Gồm các loài ngựa Hoang (Equus przewalskii), ngựa Vằn (Equus burchelli), ngựa Bạch (Equus caballus).



1. Đặc điểm sinh học:

- Sống thành đàn 7-8 con hoặc nhiều hơn. Thường thì ngựa vằn sống theo từng loài riêng nhưng cũng có khi sống thành tập đoàn chung với các loài khác.

- Thích nghi với đời sống ở môi trường đồng cỏ, khí hậu nóng, khô.

- Có khả năng di chuyển rất nhanh.

- Ngựa mang thai 345 - 390 ngày. Mỗi lứa đẻ 1 con.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Ngoại hình cân đối săn chắc, lông mịn, bờm đuôi óng mượt. Hoạt động nhanh nhẹn.

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Thiết kế chuồng nuôi cần có sân chơi để thú vận động. Sân chơi nên trồng cỏ hoặc đổ cát, tránh gồ ghề và có độ dốc (5 - 10°) để có thể thoát nước tốt. Có cây cao, bóng mát.

- Nhà trú có diện tích tối thiểu 10 m2/con.

- Sân chơi có diện tích tối thiểu 100m2/con.

- Có máng hoặc bể chứa nước cho thú uống hàng ngày.

- Hàng rào bảo vệ làm bằng sắt có độ cao tối thiểu 2,5m.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi:

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng trại: 1 lần/ngày

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú: thú non dưới 12 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức.

- Chế biến thức ăn: Các loại cỏ dài phải chặt thành từng đoạn ngắn 30 cm

- Phương thức cho ăn: 3 lần/ngày.

+ 8h: Thức ăn tinh, củ quả.

+ 11h: Thức ăn xanh.

+ 16h: Thức ăn xanh.

- Cần có chế độ bồi dưỡng con mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con.

- Vào mùa khô cần tắm ngựa 2 lần/tuần.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Tiêm vacxin giải độc tố yếm khí và tụ huyết trùng 2 lần/năm.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát sân bãi 1 lần/năm.



IV. Bộ có vòi (Proboscidae)

Voi châu Á (Elephas maximus)

1. Đặc điểm sinh học:

Hoạt động kiếm ăn ở thung lũng sâu, tràng cỏ, cây bụi gần nguồn nước, sống đàn hoặc cá thể. Già thì sống đơn độc. Hoạt động ban ngày là chủ yếu, mùa khan hiếm thức ăn chúng hoạt động cả ban đêm. Voi thành thục sinh dục và có khả năng sinh sản vào lúc 14-15 tuổi. Chu kỳ sinh sản từ 4 - 5 năm 1 lứa. Thời gian có chửa 21-22 tháng. Mỗi năm Voi đực, Voi cái đều có thời kỳ động dục kéo dài 10-15 ngày, khi đó Voi rất dữ. Cần quan sát tuyến thái dương của Voi đực (có dịch trong chảy ra từ tuyến thái dương) để phát hiện kịp thời kỳ động dục của Voi.

Tuổi thọ của Voi từ 80 - 90 năm.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Ngoại hình cân đối, khỏe mạnh (vòi không thõng).

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích chuồng nuôi phải đạt 100m2/ con (trần bê tông cao 5m).

- Phải có sân vận động để thả voi hàng ngày. Diện tích 250 m2/con.

- Trong chuồng nuôi phải có bể chứa nước cho Voi uống.

- Phải có trụ bê tông để xích Voi.

- Có bể nước tắm cho Voi.

- Có hào ngăn cách động vật và khách tham quan.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh nền chuồng: 1 ngày/1 lần.

- Vệ sinh sân bãi: 2 ngày/1 lần.

- Vệ sinh hào quanh chuồng voi: 1 tuần/ 1 lần.

- Thay nước bể tắm voi: 15 ngày/1 lần.



2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú:

+ Có thể thay thế ngô, bắp, gạo bằng đậu hạt các loại

+ Có thể thay thế mía cây bằng đường để nắm cơm cho Voi.

- Chế biến thức ăn: Gạo nấu lẫn với đậu hạt sau đó trộn với đường hoặc mật và nắm thành từng nắm cho Voi ăn. Củ, quả rửa sạch.

- Phương thức cho ăn: Ngày cho ăn 3 bữa:

+ 10h: Cho ăn thức ăn xanh

+ 14h: Cho ăn củ, quả và thức ăn tinh

+ 18h: Cho ăn thức ăn xanh.

- Chăm sóc:

+ Phải có quản tượng riêng chuyên trách - 4h.

+ Phải thường xuyên kết hợp vận động với huấn luyện Voi theo hiệu lệnh.

+ Mùa hè phải tắm cho Voi 1 ngày 1 lần. Định kỳ vệ sinh bể tắm và thay nước.

+ Mùa đông trong những ngày giá rét phải đốt sưởi và cho Voi ăn theo chế độ bồi dưỡng.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Định kỳ thay nước và cọ rửa bể tắm 2lần/tháng.

- Lưu ý bệnh cảm đột ngột (tim mạch) vào những lúc thời tiết thay đổi. Bệnh đầy hơi chướng bụng, ỉa chảy, bệnh hà móng.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.



V. Bộ Linh trưởng (Primates)

A. Họ Khỉ (Cercopithecidae )

Gồm các loài: Khỉ vàng (Macaca mulatto), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Khỉ mốc (Macaca assamensis).



1. Đặc điểm sinh học:

- Họ Khỉ Cercopithecidea gồm 10 loài và 4 phân loài.

- Tùy theo loài, nhưng nói chung đời sống của Khỉ gắn liền với đời sống leo trèo, hái lượm trên cây.

- Khỉ thích sống ở những nơi thoáng, có cây cao to, núi đất hoặc núi đá có cây mọc thưa ở độ cao từ 0 - 3.000m so với mặt biển.

- Khỉ là loài đa thê sống theo đàn lớn gồm vài gia đình do một Khỉ đực già làm đầu đàn.

- Khỉ nói chung không sợ nước, bơi lội giỏi.

- Khỉ là động vật sinh sản đa chu kỳ, xong thường tập trung đẻ vào mùa thu - đông hay tháng 5-7. Thời gian chửa khoảng 7 tháng. Mỗi lứa đẻ 1 con.

- Khi động dục, con cái có biểu hiện riêng, hay đi lại gần đực và đánh lại các con khác. Con đực hoạt động mạnh, hăng, hay chạy nhảy, kêu la và luôn đi sát con cái.

- Trưởng thành sinh dục khi đạt 2 năm tuổi.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Con vật khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt.

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho từng nhóm gia đình từ 40 - 50 m2

- Chuồng quây lưới sắt cao 10m, trong bố trí:

+ Nhiều cây cột để leo trèo.

+ Có bể nước để Khỉ uống và tắm.

+ Có các chuồng gỗ treo cao để Khỉ trú mưa, nắng, tránh rét.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi:

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Gạo nấu thành cơm.Trứng luộc bóc vỏ. Các loại củ, quả được rửa sạch, quả to thái miếng. Châu chấu trần qua nước sôi để không bay mất.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày

+ Sáng: 10h.

+ Chiều: 15h.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Đề phòng bệnh đường ruột, về mùa rét chú ý bệnh về phổi.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

B. Họ Vượn (Hylobatidae)

Gồm các loài Vượn đen (Hylobates concolor), Vượn má vàng (Hylobates gabriellae), Vượn tay trăng (Hylobales lar).



1. Đặc điểm sinh học:

- Vượn đen thích sống ở rừng nguyên sinh rậm rạp, nhiều cây cao đường kính khoảng 30cm trở lên và có nhiều cành.

- Vượn tay trắng thích sống nơi gần nước và cây cao vùng đảo.

- Đời sống của vượn chủ yếu trên cây, có khả năng di chuyển bằng 2 chân trên mặt đất.

- Vượn không biết bơi lội, rất sợ nước.

- Sống bầy đàn gồm nhiều gia đình nhỏ.

- Vượn là động vật đa thê.

- Trưởng thành sinh dục khi đạt 6 - 8 năm tuổi.

- Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.

- Thời gian chửa khoảng 7 tháng (Robinson).

- Trong vòng 7 tháng đầu Vượn con được mẹ chăm sóc rất cẩn thận.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Con vật khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho từng nhóm gia đình từ 40 - 50 m2

- Trong điều kiện nuôi nhốt, chuồng nuôi nên thiết kế như sau:

+ Dùng lưới thép quây, khoảng 8 x 6 x 5m.

+ Trong chuồng để nhiều cành, nhánh cây, dây thừng để Vượn hoạt động, chuyền cành.

+ Làm nhà gỗ để vượn trú mưa nắng và tránh rét.

+ Có bể cho vượn uống nước.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Gạo nấu thành cơm, trứng và thịt luộc. Rau, quả rửa sạch, loại quả to thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày.

+ Sáng: 10h.

+ Chiều: 15h.

- Thường xuyên bổ sung VTM D, dầu cá.

- Không nhốt Vượn lâu ngày trong chuồng hẹp.

- Tuyệt đối không nhốt 2 đực trưởng thành chung một chuồng.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Đề phòng bệnh đường ruột và bệnh phổi nhất là vào mùa hè.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

C. Họ Cu ly (Loricidae)

Gồm loài Cu li lớn (Nycticebus coucang) và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)



1. Đặc điểm sinh học

- Có khả năng thích nghi với nhiều loại rừng kể cả rừng gỗ tạp, rừng khô và rừng đã bị suy thoái.

- Thích chuyền qua lại giữa các ngọn cây, ban ngày nằm nghỉ trong các hốc cây hoặc trên ngọn vây có lá rậm rạp.

- Sống và kiếm ăn đơn độc. Kiếm ăn và hoạt động về ban đêm.

- Cu li thường giao phối ở tư thế treo lơ lửng trên cành.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Thân hình béo tròn đối với cu li lớn, nhỏ và gầy hơn đối với cu li nhỏ.

Yêu cầu chuồng nuôi

- Diện tích chuồng nuôi từ 5 m2/con.

- Không gian chuồng nuôi cần đủ lớn, bố trí nhiều đường leo trèo bằng các cành cây, tạo điều kiện cho cu li di chuyển từ cành này sang cành khác dễ dàng.

- Có ít nhất 1 hộp gỗ làm nơi nghỉ (Kích thước tối thiểu: dài 30cm x rộng 10cm x cao 15cm).

- Tạo thêm các lùm lá cây kín đáo trên cao để chúng có thể lựa chọn nơi nghỉ thích hợp.

- Trong chuồng nuôi cu li sinh sản, cần bố trí một số cành cây ở tư thế nằm ngang.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Gạo nấu thành cơm, trứng luộc. Châu chấu trần nước sôi. Củ, quả, rau rửa sạch, thái nhỏ.

- Phương thức cho ăn: 1lần/ngày vào lúc chiều tối.

- Các đĩa thức ăn không nên đặt trên mặt đất vì một số cá thể do nhút nhát, hay stress không dám xuống dưới để ăn. Nên đặt thức ăn ở trên các cành cây.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.



D. Họ Khỉ dạng người (Pongidae)

Gồm có 4 loài, bao gồm: Đười ươi (Pongo pygmaeus), Tinh tinh (Pan troglodytes), Tinh tinh lùn (P. paniscus) và Khỉ đột (Gorilla gorilla).



1. Đặc điểm sinh học:

- Khỉ dạng người là những động vật có vú tiến hóa nhất sau con người.

- Nhóm khỉ dạng người có trọng lượng cơ thể từ 30 - 40kg (Tinh tinh lùn) đến hơn 200kg (Khỉ đột). Chúng có tập tính sống chung thành từng đàn đến 10 con hoặc hơn.

- Đây là những động vật thông minh và có sức mạnh đặc biệt, hung dữ.

- Khỉ dạng người là những loài đa thê. Chúng trưởng thành sinh dục lúc 7 - 8 tuổi. Thời gian mang thai khoảng hơn 9 tháng. Mỗi lứa đẻ 1 con. Tuổi thọ có thể đạt tới 40 - 50 năm.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Ngoại hình cân đối, khỏe mạnh.

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho từng ngăn chuồng là 60 m2, cao ít nhất 6m.

- Thiết kế chuồng phải lưu ý các yêu cầu sau:

+ Mỗi chuồng ít nhất có 2 ngăn trú.

+ Cánh cửa chuồng phải kín để thú không thể thò tay ra mở khóa hoặc chốt để kéo cánh cửa lên.

+ Song sắt làm chuồng phải có đường kính tối thiểu là 16mm. Các mối hàn phải chắc chắn và được bao kín.

+ Bên trong chuồng phải có dây leo chắc chắn, máng nước, bục gỗ để thú nghỉ, nơi để thức ăn...

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 1 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú: Hoa quả các loại bao gồm: táo, lê, đu đủ, cam, chuối, hồng, nho, cà chua, cà rốt.

- Chế biến thức ăn: Trứng luộc. Các loại hoa quả rửa sạch, quả to thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày

+ Sáng: 10h.

+ Chiều: 15h.

- Mỗi khi cho ăn, cần tập luyện cho thú thuần phục, nghe theo hiệu lệnh của người chăm sóc.

- Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 17 độ C phải tiến hành sưởi ấm cho thú, bổ sung chăn đắp.

- Dưới 10°C không thả thú ra trưng bày để đảm bảo sức khỏe.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Đề phòng bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

VI. Bộ gặm nhấm (Rodentia)

A. Họ Nhím (Hystricidae)

Gồm các loài Nhím (Hystrix brachyurus), Đon (Atherurus macrourus).



1. Đặc điểm sinh học:

- Đời sống của Nhím gắn liền với mặt đất và lòng đất.

- Nhím sống đơn độc, sống đôi hay từng nhóm gia đình lớn gồm vài hang rộng tới 6 - 15 m2 trong một khu vực.

- Nhím thích đào hang trong sườn núi sâu từ 0,5 - 1m.

- Nhím hoạt động kiếm ăn trên mặt đất mạnh từ chập tối đến 21 - 22h đêm, 3 - 4h sáng trở về tổ.

- Nhím đẻ tập trung vào tháng 9, 10 đến tháng 12 hàng năm.

- Thời gian động dục kéo dài 3-4 ngày. Giai đoạn này Nhím đực hoạt động nhiều, ăn ít.

- Nhím thường đẻ 2 con/lứa. Nhím mẹ nằm trong hang sưởi cho con và cho con bú. Nhím đực đi kiếm ăn nuôi con cái.

- Khi đạt 1 - 2 tháng tuổi, Nhím con theo mẹ ra ngoài kiếm ăn.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Ngoại hình cân đối, không bị trụi lông. Hoạt động nhanh nhẹn.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu khoảng 10m2 /1 con.

- Trong điều kiện nuôi nhốt có thể tạo chuồng như sau:

+ Tìm nơi đất cao ráo không ngập nước, tạo ụ cao từ 10 - 12cm để Nhím đào hang.

+ Trồng tre, trúc, cỏ voi, rong riềng, mía, sậy...

- Có máng nước uống.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú: Con non dưới 12 tháng tuổi có khẩu phần bằng 1/2 định mức

- Chế biến thức ăn: Gạo nấu thành cơm. Củ, quả rửa sạch, thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày.

+ Sáng: 10h

+ Chiều: 15h

- Mùa đông nên bổ sung thức ăn giầu Vitamin A, C để tránh rụng lông.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Đề phòng và hạn chế bệnh đường ruột.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.



B. Họ Sóc cây (Sciuridae) và họ sóc bay (Pteromyidae)

Gồm các loài: Sóc bụng đỏ (Callosciurus erythraeus), Sóc bụng xám (Callosciurus inornatus ), Sóc bay lớn (Petaurista petaurista).



1. Đặc điểm sinh học:

- Nhóm sóc có tới 23 loài gồm: sóc đất, sóc cây, sóc bay phân chia theo chiều cao của tán rừng:

+ Nhóm sóc bay sống ở tán rừng cao từ 10 - 50m

+ Nhóm sóc cây sống ở tán rừng giữa cao từ 20 - 30m

+ Nhóm sóc đất sống chủ yếu trên mặt đất hay tầng gốc.

- Vùng hoạt động sống rộng tới 100 - 200m2, thành từng đàn nhỏ từ 20 - 30 cá thể hay đơn độc.

- Sóc ít chịu khô nóng, ưa khí hậu mát mẻ, nhu cầu nước ít.

- Sóc là loài đơn thê, chỉ ghép đôi trong mùa động dục.

- Sóc thường đẻ 2 lứa/năm vào mùa xuân - hè (tháng 5) vào mùa thu (tháng 8 - 9) hoặc 3-4 lứa/ năm như sóc đất.

- Số con mỗi lứa từ 2 - 4 hoặc 6 con.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Động vật hoạt động nhanh nhẹn, không bị rụng lông.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Trong điều kiện nuôi nhốt có thể dùng lưới nhỏ quây vùng 5-6 cây sấu, đa to có tán lá sum suê trên diện tích 30 - 50 m2. Nuôi thả nhiều loài kết hợp.

- Đóng tổ nhân tạo bằng gỗ kích thước 20 x 30 x 25 cm dạng chóp có cửa ra vào ở góc tổ 10 x 10cm, trong lót ít lá khô. Đáy tổ không để nhiều lá cây quá mục nát.

- Treo tổ ở trạc sát thân cây cao cho tổ hướng ra cành ngang để Sóc tiện ra vào. Vin cành lá che kín tổ cho mát.

- Với Sóc đất nên dùng các khúc gỗ rỗng giữa đặt ở sát thân cây hoặc bụi cây. Có thể dùng đá tạo hang giả.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi:

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú: Con non dưới 12 tháng tuổi có khẩu phần bằng 1/2 định mức

- Chế biến thức ăn: Củ, quả rửa sạch, thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày.

+ Sáng 10h: Cho ăn củ, quả, chồi cây

+ Chiều 15h: Cho ăn thức ăn bổ sung và côn trùng.

- Mùa đông phải bổ sung Vitamin A, C phòng rụng lông, khô da.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

CHƯƠNG II: LỚP CHIM (AVES)

A. Bộ Gà (Galliformes)

Họ Trĩ (Phasianidae)

Gồm các loài: Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Công (Pavo muticus), Gà lôi lam đuôi trắng (Lphura hatinhensis), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Gà lôi trắng (Lophura nycthemera). Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) Gà tiền mặt vàng (Polyplectron bicalcaratun), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà rừng (Gallus galius), Gà so (Bambusicola fytchii), Gà gô (Francolinus pintadeanus).



1. Đặc điểm sinh học:

- Các loài chim họ Trĩ thường sống trong các rừng nguyên sinh ít bị khai phá hoặc các sa-van cây bụi ở độ cao dưới 2.000m. Có loài thích nghi với nhiều loại sinh cảnh như Gà rừng hoặc chỉ một loại sinh cảnh ở độ cao 200 - 300m như các loài Gà lôi lam.

- Kiếm ăn trên mặt đất, cào bới bằng chân, mổ rỉa bằng mỏ.

- Hoạt động gần như suốt ngày từ sáng sớm đến chiều tối, nghỉ trưa vào lúc nắng gắt ở những nơi thoáng mát và kín đáo.

- Hầu hết các loài họ Trĩ thuộc nhóm đa thê, 1 trống ghép với 3-4 mái.

- Mùa sinh sản: vào vụ xuân - hè từ tháng 1 đến tháng 6, 7 hàng năm.

- Nơi làm tổ: ổ làm đơn giản ngay trên mặt đất mềm hoặc gốc cây, nơi có độ dốc không lớn, lót ổ bằng ít cỏ mềm.

- Số lượng trứng: từ 3 - 5 quả đến 8-10 quả/lứa. Nếu không cho ấp, chim có thể đẻ lứa 2 sau ít lâu nhưng số lượng trứng không nhiều.

- Thời gian ấp trứng: tùy theo loài từ 18 - 28 ngày.

- Sau khi nở 10 - 12h chim non có thể tập ăn và theo mẹ.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Động vật không ủ rũ, không bị trụi lông, có bộ lông điển hình của loài trừ mùa thay lông

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho mỗi cặp từ 20 - 24 m2

- Chuồng phải đảm bảo như sau:

+ Có bãi đất hay cát.

+ Có cây to bóng mát và cây bụi.

+ Làm tổ cho chim đẻ ở nơi tĩnh, kín đáo và có lưới bảo vệ.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày.

- Chế biến thức ăn: Chuối bóc vỏ để cả quả. Châu chấu trần qua nước sôi.

- Phương thức cho ăn: 3 lần/ngày

+ Sáng từ 7 - 8h cho ăn ngũ cốc hay thức ăn khô.

+ Trưa 10 - 11h cho ăn thức ăn tươi sống và động vật.

+ Chiều từ 15 - 16h bổ sung thức ăn hạt, ngũ cốc.

- Chú ý cho đủ nước uống vào ngày nắng nóng và khô hanh.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe.

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Hàng năm tiêm vacxin hay cho uống thuốc phòng bạch lỵ, Niucatxon, tụ huyết trùng theo qui định.

- Với chim non dưới 2 tháng tuổi phải thực hiện phòng bệnh theo quy định.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát nền chuồng 1 lần/năm.

B. Bộ cắt- Falconiformes, Họ ưng (Accipitridae)

Chim ăn thịt

Gồm các loài: Đại bàng đầu trọc (Aegypius monachus), Đại bàng đen (Aquila clanga), Kền kền (Gyps bengalensis), Diều hoa Miến điện (Spilornis cheela).

1. Đặc điểm sinh học:

- Các loài chim ăn thịt thuộc Bộ cắt Falconifomes gồm 2 họ FalconideaAccipitridea có 20 loài diều, 11 loài đại bàng và 2 loài ó.

- Chúng thường sống ở rừng nguyên sinh, núi đá có nhiều cây cao to, ven sông suối, hồ ao hay cửa sông, ven biển.

- Là những loài đơn thê, sinh sản từ các tháng 2 đến tháng 7, tháng 8 hàng năm.

- Tổ làm cầu kỳ hình chén bằng các cành cây khô, chiều cao tổ từ 30 - 40cm.

- Số lượng trứng ít, thường là 3 quả.

- Thời gian ấp trứng khoảng 21 - 60 ngày. Khi mới nở là loại chim non yếu.

- Cách săn bắt và săn mồi: Dùng móng chân để vồ và giữ mồi, dùng mỏ để xé thức ăn hay ăn xác chết.

- Ở một số loài có tập tính nôn ra lông chim, thú vào ngày hôm sau là biểu hiện bình thường (Đại bàng đầu trọc).

Tiêu chuẩn trưng bầy: Dáng nhanh nhẹn, oai phong và có bộ lông đặc trưng.

Yêu cầu chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho mỗi cặp từ 30m2 cho loài Diều đến 100m2 cho loài Đại bàng đầu trọc.

- Chuồng nuôi phải có: Cành cây to. Bể nước tắm. Khoảng không gian lớn. Tạo hốc cao, chênh vênh để làm tổ. Có mái che một phần để tránh mưa rét.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng.

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Thịt để cả miếng hoặc gà để sống.

- Phương thức cho ăn: 1 lần/ngày vào lúc 10h.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng và Niucatxon 6 tháng 1 lần.

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/ năm.

- Chú ý bệnh phổi khi thay đổi thời tiết.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát nền chuồng 1lần/năm.

C. Bộ Hạc (Ciconiifonnes) - Họ Diệc (Ardeidae), Họ Hạc (Ciconiidae)

Chim nước

Một số loài như: Diệc xám (Ardea cinerea), Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus), Già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), Le nâu (Dendrocygna javanica), Ngỗng trời (Anser anser), Cò ngàng lớn (Egretta alba), Cò ruồi (Bubulcus ibis), Cò quăm đầu đen (Threskiornis melanocephala), Cò trắng (Egretta garzetta), Xít xanh (Porphyrio porphyrio),...



1. Đặc điểm sinh học:

- Là những loài chim thuộc vào các Bộ và Họ khác nhau những có đời sống liên quan mật thiết với môi trường nước.

- Trọng lượng từ 100 - 200g đến 9 - 10kg (Sếu, Già đẫy...)

- Cách ăn và thời gian kiếm ăn có khác nhau nhưng đều gắn liền với các vùng đất ngập nước.

- Thường là chim di cư theo mùa.

- Đa số là chim đơn thê, thời gian đẻ thay đổi trong năm.

- Tổ làm trên thân cây thẳng đứng, bụi cây ven mép nước hay trôi nổi, làm tổ thành từng tập đoàn (Diệc xám A.cinerea) hay đơn độc.

- Số lượng trứng thay đổi. Chim lớn thường đẻ ít như Già đẫy Leptoptilos javanicus từ 2 - 4 trứng. Chim nhỏ đẻ nhiều hơn như Le nâu Dendrocygna javanica từ 6-10 trứng.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Động vật thường có bộ lông óng mượt đặc trưng theo loài.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho từng cặp của mỗi loài từ 25 - 30m2 đối với Le nâu đến 100 m2 cho loài sếu hay Già đẫy.

- Chuồng nuôi phải đảm bảo các sinh cảnh sau:

+ Có vùng ngập nước.

+ Có cây bụi ngập nước, cây gỗ cứng làm giá thể cho chim nghỉ ngơi.

+ Có vùng đất ngập nước trồng cây thủy sinh và các sinh vật thủy sinh khác.

- Chất liệu làm tổ thường là các cành cây nhỏ, được xếp ken lại gọn gàng hay sơ sài. Trong điều kiện nuôi nhốt, bán tự nhiên nên làm các tổ bằng mây, tre có hình tròn theo các cỡ khác nhau đặt vào vị trí thích hợp và cung cấp cành con để chim tự xây tổ trên đó.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Cá để sống thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 1 lần/ngày vào lúc 10h.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Thường xuyên giữ mặt nước luôn sạch. Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát nền chuồng 1 lần/ năm.

D. Bộ sả (Coraciiformes)

Họ Hồng hoàng (Bucerotidae)

Gồm các loài: Hồng hoàng (Buceros bicornis), Niệc mỏ vằn (Aceros undulatus), Cao cát (Anthracoceros albirostris).

1. Đặc điểm sinh học:

- Là những loài chim có kích thước tương đối lớn, cổ dài, lông đuôi dài, mỏ to có phần mũ sừng nhô lên trên, chân ngắn.

- Thường sống ở rừng cây rậm rạp, có nhiều cây cao.

- Làm tổ trong hốc cây. Mỗi lứa đẻ 2 - 5 trứng. Thời gian ấp trứng 30 ngày.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Động vật khỏe, có bộ lông óng mượt, đặc trưng cho loài (trừ mùa thay lông).

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Mật độ chuồng nuôi: 15 m2 / con.

- Nền chuồng trồng cỏ. Chỗ để thức ăn cho chim nên tráng xi măng để dễ làm vệ sinh.

- Cần bố trí những cành cây cho chim đậu.

- Trồng cây thân gỗ, cây bụi trong chuồng để tạo sinh cảnh thiên nhiên.

- Đặt những thân cây có đường kính lớn, khoét lỗ để chim làm ổ đẻ.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Chuối bóc vỏ, các loại quả rửa sạch, thái miếng, rau cắt ngắn. Thịt bò thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày

+ 10h: thức ăn đạm và hoa quả.

+ 16h: hoa quả.

+ Đối với những chuồng nuôi nhiều con nên bố trí máng ăn nhiều nơi để chim có thể ăn đều.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/năm.

- Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng, Niucatxon theo qui định.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát nền chuồng 1lần/năm



E. Bộ Vẹt (Psittaciformes)

Họ Vẹt (Psittacidae).

Gồm một số loài như: Vẹt đầu hồng (Psittacula roseata), Vẹt đầu xám (Psittacula himalayana), Vẹt Ngực đỏ (Psittacula alexandri), Vẹt má vàng (Psittacula eupatria), Vẹt lùn (Loriculus vernalis) của Việt Nam hay nhập từ nước ngoài như: Vẹt vàng xanh Nam Mỹ (Ara ararauna), Vẹt amazon (Amazona ochrocephala).



1. Đặc điểm sinh học:

- Là những loài chim sông trên cây, có cấu tạo ngón chân thích nghi với leo trèo bằng chân và mỏ. Mỏ rất cứng và khỏe, hay găm và mài mỏ.

- Thường làm tổ trong những hốc cây, khe đá.

- Trọng lượng từ vài chục g đến trên 1.000 g

- Đẻ mỗi lứa: 2-5 trứng.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Bộ lông có mầu sắc sặc sỡ và là loài chim hót, kêu làm ầm ĩ một vùng.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Chuồng làm bằng lưới sắt chắc chắn, đặc biệt với loài Vẹt lớn phải đủ rộng để Vẹt bay và vận động (trên 20m2).

- Thường xuyên thay đổi cành cây trong chuồng và có nhiều cành ngang để chim đậu, gặm và mài mỏ.

- Bố trí những tổ làm bằng hộc cây hay hộp gỗ treo trên tường cho vẹt đẻ.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Bổ sung vào khẩu phần thức ăn hàng tuần bằng thức ăn chế biến tổng hợp với các loại chất khoáng và vitamin.

- Chế biến thức ăn:

+ Trứng, thịt luộc chín, hoa quả rửa sạch, cắt miếng.

+ Riêng đối với các loài Vẹt lớn Châu Mỹ hàng tuần phải chế biến thức ăn bổ sung gồm bánh mỳ, trứng, Vitamin.

- Phương thức cho ăn: 2 lần/ngày

+ Sáng: 10h

+ Chiều: 16h

+ Thức ăn để trong hộp treo cao.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Định kỳ tẩy giun sán 2 lần/ năm.

- Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng, Niucatxon theo qui định.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát nền chuồng 1 lần/năm



F. Bộ Đà điểu (Struthioniformes)

Nhóm này bao gồm các loài chim chạy, không có khả năng bay thuộc những Họ khác nhau về phân loại học: Đà điểu Châu Phi (Struthio camelus), Đà điểu Châu Mỹ (Rhea americana), Đà điểu Tân Ghi Nê (Casuarius casuarius), Đà điểu Châu úc (Dromaius novaehollandidae).



1. Đặc điểm sinh học:

- Đây là những loài chim lớn cao tới 275cm, trọng lượng cơ thể có thể lên đến 150kg (đối với Đà điểu Châu Phi).

- Chân cấu tạo thích nghi với đời sống chạy trốn kẻ thù, có khả năng đạt tới tốc độ hơn 70km/h.

- Kích thước trứng lớn, có thể đến 1,5 kg (Đà điểu Châu Phi). Con trống và con mái thay nhau ấp trứng.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Tùy theo loài mà có bộ lông dầy hay thưa, đặc biệt vùng đùi ở chim trống.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Diện tích chuồng rộng, 200 - 250 m2/con.

- Nên làm hàng rào kép bằng sắt ngăn không cho đà điểu tiếp xúc trực tiếp với du khách.

- Sân bãi vận động được trải cát.

- Có nhà mái che để chim trú mưa, nắng, tránh rét.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

* Ghi chú:

+ Đà điểu từ 3 - 6 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/4 định mức

+ Đà điểu từ 6 - 12 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng 1/2 định mức

- Chế biến thức ăn: Thịt luộc thái miếng. Rau xanh cắt ngắn. Hoa quả rửa sạch, thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 1 lần/ngày vào lúc 10h.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Tẩy giun sán theo định kỳ

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

- Thực hiện thay cát sân bãi 1 lần/năm.

CHƯƠNG 3: LỚP BÒ SÁT (REPTILIA)

A. Bộ Cá sấu (Crocodylia)

Họ Cá sấu (Crocodylidae)

Bao gồm những loài: Cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis ) hay Cá sấu nước ngọt, Cá sấu hoa cà (Crocodylus polosus) hay Cá sấu nước lợ.



1. Đặc điểm sinh học:

- Sống ở ao, hồ, đầm lầy hàng trăm ha với mực nước sâu từ 0,6m trở lên, lưu tốc chậm (cá sấu xiêm) hay cửa sông và vùng duyên hải (cá sấu hoa cà).

- Thích hợp với nhiệt độ nước từ 28 - 30°C.

- Cá sấu hoạt động suốt ngày, buổi trưa hay lên bờ, bãi phơi nắng.

- Cá sấu trưởng thành vào lúc 4 - 5 tuổi.

- Đẻ 1 lứa/năm vào các tháng 4-6.

- Cá giao phối dưới nước và sau 30 ngày thì đẻ.

- Số lượng trứng: 24-37 quả.

- Thời gian ấp: 78 - 85 ngày, cá mẹ có tập tính bảo vệ trứng, khi con nở bới đất để con bò lên.

- Cá con 5 ngày tuổi thì tập ăn. Thức ăn bằng cá, tôm, côn trùng nhỏ, thịt bò, gan.

Tiêu chuẩn trưng bầy: Cá có bộ da có mầu sắc điển hình, không bị nấm bệnh.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho mỗi con đạt từ 5 - 10m2 mặt nước và 5 - 10m2 sân bãi.

- Sân bãi phải có đủ nắng và bóng mát cần thiết.

- Mực nước sâu trên 0,6m và được lưu thông. Chú ý giữ mực nước đầy vào mùa rét. Chuồng nuôi cá sấu sinh sản còn thêm ổ đẻ bằng đất mùn và lá khô.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Về sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, sào vớt rác, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Cho ăn cá nguyên cả con còn sống.

- Phương thức cho ăn: 3 ngày/tuần.

- Khi rét đậm, có thể cá bỏ ăn nhiều ngày, chú ý ngày ấm cho ăn để tăng cường sức khỏe.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Hệ thống cấp thoát nước tốt. 3 tháng phải thay nước bể và vét bùn 1 lần đảm bảo môi trường xung quanh sạch.

- Định kỳ tẩy uế sân bãi 1 tuần/ 1 lần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Định kỳ tẩy giun sán hàng năm.

- Cá sấu dễ mắc bệnh giảm đường huyết về mùa đông, biểu hiện cổ gù cao, phản xạ kém.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.



B. Bộ có vẩy (Squamata)

Họ Trăn (Boidae)

Việt Nam có 3 loài: Trăn cộc (Python curtus), Trăn đất (P.molurus) và Trăn gấm (P.reticulatus)



1. Đặc điểm sinh học:

- Vùng sống rất rộng, trăn hoạt động mạnh từ sẩm tối đến nửa đêm.

- Mùa hè nóng trăn tích cực hoạt động, ăn khỏe và hay ngâm mình dưới nước.

- Mùa mưa lạnh, trăn ít hoạt động, ăn ít hay bỏ ăn, khi nhiệt độ mặt đất xuống dưới 18 - 20°C trăn trú trong hang hốc

- Trăn giao phối vào tháng 4 - 9 ở miền bắc và tháng 10 - 12 ở miền nam, có khi chậm hơn. Chú ý theo dõi để phát hiện đúng lúc.

- Thời gian mang trứng từ 2,5 - 3 tháng. Giai đoạn này phải cho trăn ăn để nuôi phôi.

- Số lượng trứng từ 15 - 60 quả.

- Sau khi đẻ trăn có tập tính cuộn mình lại để “ấp trứng” trong khoảng 60 ngày thì nở.

- Sau thời gian ấp trứng, trăn mẹ thường yếu nên phải có chế độ ăn uống, chăm sóc đặc biệt.

- Trăn đẻ ở hốc nơi chúng sống nhưng phải khô ráo và kín đáo.

- Trăn con nở 4 ngày mới tập ăn, chậm nhất là 6 ngày tuổi, thức ăn là chim cút con

Tiêu chuẩn trưng bầy: Bộ vẩy bóng và trơn đều (trừ mùa rét), không bị nấm.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho mỗi cá thể từ 10 - 20m2 nền đất.

- Chuồng nuôi phải có:

+ Hang hốc lớn bằng đá hay bọng cây.

+ Có giá thể và cây xanh tạo bóng mát

+ Có bể nước để trăn đầm mình.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày.

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: Gà để nguyên con.

- Phương thức cho ăn: 2 ngày/tuần.

- Vào ngày nóng, sau khi trăn lột xác phải tập trung cho ăn, đều đặn. Có thể cho ăn no trong một bữa vào xẩm tối. Mùa rét cho cỏ vào hốc để trăn trú.

- Mùa rét trăn ăn ít nhưng phải tạo chỗ ấm để trăn trú. Khi thấy trăn muốn ăn phải đáp ứng ngay.



2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Lưu ý bệnh viêm loét niêm mạc miệng về mùa đông xuân.

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.



C. Bộ rùa (Testudinata)

Bao gồm một số loài thuộc các họ Rùa đầm (Emididae): rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), Rùa dứa (Cyclemys dentata), Rùa Ba gờ (Damonia subtrijuga), Rùa đất lớn (Geoemyda grandis)..., hay họ Rùa núi (Testudinudae): Rùa núi viền (Manouria impressa), họ Ba ba (Trionychidae), họ Kỳ đà (Varanidae): Kỳ đà vân (Varanus nebulosus), Kỳ đà hoa (Varanus Salvator) ...



1. Đặc điểm sinh học:

- Ở Việt Nam có 4 loài rùa biển và 28 loài rùa cạn (rùa nước ngọt). Rùa đầu to, Ba ba, Giải sống ở ao, hồ, sông và các vực nước, các loài rùa thuộc loại rùa đầm, rùa cạn sống ở các khe rãnh ẩm nhiều lá cây mục trung du và núi đá.

- Rùa hoạt động mạnh về mùa hè, trừ loài có tập tính trú khô về mùa hè (rùa núi vàng ở miền nam).

- Trong ngày hoạt động từ xẩm tối đến nửa đêm.

- Rùa đẻ tập trung vào mùa hè và không có tập tính ấp trứng.

- Chú ý nơi ở của rùa là hố cát, mỏm đá hay hốc cây.

- Số lượng trứng từ 2 - 5 trứng (rùa cạn, rùa đầm), 40 trứng (ba ba) hay 160 - 1000 trứng (rùa biển).

Tiêu chuẩn trưng bầy: Mai bóng, sức khỏe tốt, tự lật được.

Yêu cầu về chuồng nuôi:

- Diện tích tối thiểu cho mỗi nhóm từ 4 - 10 m2 và có thể nuôi hỗn hợp nhiều nhóm trong một chuồng.

- Chuồng phải có:

+ Bể nước.

+ Nền đất trồng cây cỏ, có hố cát.

+ Đảm bảo bóng râm mát.



2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Vệ sinh chuồng nuôi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Chổi, xẻng, sào vớt rác, thùng đựng phân rác và trang bị bảo hộ lao động.

- Vệ sinh chuồng: 2 lần/ngày,

2.2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Khẩu phần ăn: Con/ngày

- Chế biến thức ăn: tôm để nguyên con, chuối để cả vỏ thái miếng.

- Phương thức cho ăn: 1 lần/ ngày vào lúc sẩm tối.

- Mùa đông phải có hộp trú và rơm cho rùa tránh rét.

2.3. Công tác bảo vệ sức khỏe:

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại 1 lần/ tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...).

- Khi thấy vật nuôi có biểu hiện lạ phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật - thú y biết.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỎ VOI

1. Nguồn gốc:

Cỏ voi (Pennisetum purpureum) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới Châu Phi (Zimbabuê). Hiện nay được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.



2. Đặc điểm sinh vật học:

Là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4-6 m, nhiều đốt, Những đốt gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển thành bụi to, lá hình dải nhọn đầu. Chùm hoa hình trùy giống đuôi chó, màu vàng nhạt. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2 m.



3. Đặc điểm sinh thái học:

Cỏ voi có yêu cầu về đất tương đối khắt khe: Tầng đất canh tác sâu, nhiều mùn, đất không bùn, không ngập úng, không chịu hạn, nếu bị hạn thì phát triển chậm, lá ngắn, biên độ chịu đựng của cỏ voi là 15-30°C, tốt nhất là 24°C. Cỏ voi rất ưa ẩm, thích hợp với những vùng có lượng mưa 1500mm/năm, cỏ voi phản ứng rất mạnh với phân bón. Việc bón phân chuồng hay phân hóa học phải thường xuyên để duy trì tăng năng xuất.



4. Thời vụ gieo trồng:

Trồng trong mùa mưa nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa



5. Chuẩn bị đất:

Cuốc hoặc cày đất đất ở độ sâu 20-25cm, đập đất và cuốc hoặc cày đảo, (2 lần), làm tơi đất, vơ sạch cỏ dại, gạch đá, bỏ gốc cỏ cũ và san phẳng đất trước khi trồng. Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, khoảng cách hàng 60-80 cm.



6. Phân bón:

Tùy theo đất, trung bình lượng phân bón cho 1 ha đất trồng cỏ voi trong 1 năm như sau:

Phân hữu cơ hoại mục: 11-13 tấn

Supe lân: 120-130 Kg

Sulfat kali: 110-120 Kg

Các loại phân trên bón toàn bộ theo hàng trồng cỏ. Hàng năm có thể sử dụng 120-130 Kg Urê/ha chia đều để bón thúc trong năm và sau mỗi lần thu hoạch.



7. Chọn giống

Cỏ voi được trồng bằng thân hom. Hom giống đem trồng cần chọn loại thân bánh tẻ, mập và cây có độ tuổi 80-100 ngày, hom được cắt vát dài 50-60cm, mỗi hom có từ 3-5 mắt mầm. Tốt nhất lấy phần thân bánh tẻ. Lượng hom giống cần cho 1 ha từ 6-10 tấn.



8. Cách trồng:

Sau khi đã làm đất, rạch hàng và bón phân lót đầy đủ theo quy định, đặt hom theo lòng rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia và nối tiếp nhau, sau đó dùng cuốc lấp kín hom một lớp đất 3-5 cm, đảm bảo mặt đất phẳng sau khi lấp hom giống.



9. Chăm sóc:

- Sau khi trồng nếu đất khô cần tưới cho đất đủ ẩm và duy trì trong thời gian 15- 20 ngày, sau 10-15 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm (mầm nhô lên khỏi mặt đất).

- Trồng dặm những chỗ bị chết với tỷ lệ trồng là 5%, dùng cuốc làm cỏ xới phá váng (tránh không làm động thân giống đã trồng).

- Dùng cuốc làm cỏ dại 2-3 lần để cỏ lên cao phủ kín đất trồng. Dùng 100 kg Urê/ha bón thúc khi cỏ ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi.

- Sau các lần thu hoạch, kiểm tra và tiến hành trồng dặm những chỗ cỏ bị chết, chăm sóc, làm cỏ dại 1 lần, (trước khi bón đạm), bón thúc phân đạm khi cỏ tái sinh lá mới (sau khi thu hoạch 10-15 ngày), tưới nước trong 1 tháng (vào mùa mưa nếu thời tiết nắng, nóng kéo dài) và 5 tháng (vào mùa khô).

- Tưới nước: Mùa mưa: 3 lần /tháng, lượng nước tưới 3 lít/m2

Mùa khô: 6 lần /tháng, lượng nước tưới 5 lít/m2

- Sau khi thu hoạch khoảng 3 năm thì nên trồng lại.



10. Thu hoạch:

Khi cỏ được 70-80 ngày tuổi, cây có thân cứng 2-3 đốt thì thu hoạch lứa đầu. Các lứa tái sinh thu hoạch khi thảm cỏ có độ cao 80-120 cm. (không để cỏ cao quá, thân sẽ nhiều, cỏ xơ hóa mạnh, làm giảm độ ngon miệng của thú). Độ cao cắt gốc để lại khoảng 5 cm. Dùng liềm hoặc dao sắc để thu hoạch toàn bộ không để lại cây mầm để thảm cỏ tái sinh đều. Một năm thu hoạch 4-5 lứa cỏ. Mùa mưa thu hoạch 3-4 lứa, mùa khô thu hoạch 1 lứa. Lượng cỏ thu hoạch đạt 120-150 tấn/ha/năm



11. Yêu cầu chất lượng:

Cỏ phải xanh tươi, không già, không lẫn cây dại, đảm bảo an toàn khi cho thú ăn.


MỤC LỤC

Phần I. Những qui định chung

I. Quy định về người làm công tác chăn nuôi động vật

II. Quản lý hồ sơ động vật

III. Nhập, xuất động vật

IV. Trường hợp động vật chết

V. Chuồng nuôi

VI. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc động vật

VII. Công tác bảo vệ sức khỏe



Phần II. Qui trình kỹ thuật chăn nuôi

Chương 1: Lớp Thú (Mammalia)

I. Bộ Thú ăn thịt (Carnivora)

A. Họ Mèo (Felidae)

B. Họ Cầy (Viverriadae)

C. Họ Chó (Canidae)

D. Họ chồn (Mustelidae) - Lửng lợn (Arctonyx collaris)

E. Họ Gấu (Ursidae)

II. Bộ guốc chẵn (Artiodactyla )

A. Họ Hươu Nai (Cervidae )

B. Họ Hươu cao cổ (Giraffidae)

C. Họ Trâu Bò (Bovidae)

D. Họ Hà Mã (Hyppopotamidae)

III. Bộ Guốc lẻ (Perissodactyla) - Họ Ngựa (Equidae)

IV. Bộ có vòi (Proboscidae ) - Voi châu á (Elephas maximus)

V. Bộ Linh trưởng (Primates)

A. Họ Khỉ (Cercopithecidae )

B. Họ Vượn (Hylobatidae)

C. Họ Cu ly (Loricidae)

D. Họ Khỉ dạng người (Pongidae)

VI. Bộ gặm nhấm (Rodentia)

A. Họ Nhím (Hystricidae)

B. Họ Sóc cây (Sciuridae) và họ sóc bay (Pteromyidae)



Chương 2: Lớp chim (Aves)

A. Bộ Gà (Galliformes ) - Họ Trĩ (Phasianidae)

B. Bộ cắt- Falconiformes, Họ ưng (Accipitridae) - Chim ăn thịt

C. Bộ Hạc (Ciconiiformes) - Họ Diệc (Ardeidae) - Họ Hạc (Ciconiidae)

D. Bộ sả (Coraciiformes) Họ Hồng hoàng (Bucerotidae)

E. Bộ Vẹt (Psittaciformes) Họ Vẹt (Psittacidae)

F. Bộ Đà điểu (Struthioniformes)

Chương 3: Lớp Bò sát (Reptilia)

A. Bộ Cá sấu (Crocodylia) Họ Cá sấu (Crocodylidae)

B. Bộ có vẩy (Squamata) - Họ Trăn (Boidae)

C. Bộ rùa (Testudinata)

Quy trình sản xuất cỏ voi

ĐỊNH MỨC

DUY TRÌ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


(Công bố kèm theo Quyết định số 7109/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội)
PHẦN THỨ NHẤT: CHĂN NUÔI

CHƯƠNG I: CHĂN NUÔI THÚ DỮ

* Thành phần công việc:

Mua và chế biến thức ăn, lấy thức ăn cho động vật (dồn động vật, cho ăn, theo dõi). Quản lý chăm sóc thú ốm, thú đẻ, thú non. Thuốc thú y dùng điều trị thú ốm bằng 2% thức ăn (TĂ). Trực đêm, bác sỹ điều trị.



* Yêu cầu kỹ thuật:

Động vật nhanh nhẹn, ngoại hình cân đối, thể hiện các dấu hiệu và tập tính đặc trưng của loài (ngoài mùa thay lông)



VT1.01.00 CHĂN NUÔI SƯ TỬ

Đơn vị tính: con/ngày



Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

VT1.01.00

Chăn nuôi Sư tử

Thức ăn:













Thịt bò loại 1

Sườn lợn

Tim gan

Muối


kg

kg

kg



kg

5.00

1,00


0,50

0,02








Thuốc thú y




2% thức ăn (TĂ)







Nhân công:













(bậc thợ BQ: 4,5/7)

công

0,29

Ghi chú:

- Số ngày ăn trong tuần: 6 ngày

- Thú non dưới 6 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.

- Thú non từ 6 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.

- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ lượng, chất theo qui định).

- Điện năng sưởi ấm: sưởi vào các ngày có nhiệt độ dưới 17°C



VT1.02.00 chăn nuôi hổ

Đơn vị tính: con/ngày



Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

Hổ Amua

Hổ Đông dương

VT1.02.00

Chăn nuôi Hổ

Thức ăn:
















Thịt bò loại 1

kg

6,00

5,00







Sườn lợn

kg

1,00

1,00







Tim gan

kg

0,50

0,50







Muối

kg

0,02

0,02







Thuốc thú y




2% TĂ

2%TĂ







Nhân công:
















(bậc thợ BQ: 4,5/7)

công

0,29

0,29




1

2

Ghi chú:

- Số ngày ăn trong tuần: 6 ngày

- Thú non dưới 6 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.

- Thú non từ 6 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.

- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ lượng, chất theo qui định).

- Điện năng sưởi ấm: sưởi vào các ngày có nhiệt độ dưới 17°C



VT1.03.00 CHĂN NUÔI BÁO

Đơn vị tính: con/ngày.



Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

Báo Hoa mai, Báo đen

Báo Gấm

VT1.03.00

Chăn nuôi Báo

Thức ăn:
















Thịt bò loại 1

kg

3,50

2,50







Sườn lợn

kg

1,00

0,20







Tim gan

kg

0,50

0,10







Muối

kg

0,02

0,02







Thuốc thú y




2% TĂ

2% TĂ







Nhân công:
















(bậc thợ BQ: 4,5/7)

công

0,29

0,29




1

2

Ghi chú:

- Số ngày ăn trong tuần: 6 ngày

- Thú non dưới 6 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.

- Thú non từ 6 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.

- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ lượng, chất theo qui định).

- Điện năng sưởi ấm: sưởi vào các ngày có nhiệt độ dưới 17°C



VT1.04.00 CHĂN NUÔI GẤU

Đơn vị tính: con/ngày.



Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

Gấu ngựa

Gấu chó

VT1.04.00

Chăn nuôi Gấu

Thức ăn:
















Thịt bò loại 1

kg

0,50

0,50







Gạo

kg

0,50

0,40







Củ các loại

kg

2,00

1,50







Quả các loại

kg

2,00

1,50







Đường mật

kg

0,20

0,20







Muối

kg

0,02

0,02







Thuốc thú y




2% TĂ

2%TĂ







Nhân công
















(bậc thợ BQ: 4,5/7)

công

0,29

0,29




1

2

Ghi chú:

- Số ngày ăn trong tuần: 7 ngày

- Thú non dưới 6 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.

- Thú non từ 6 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.

- Thức ăn thay thế thịt bò loại I: thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn, xương lợn, xáo bò (đảm bảo đủ lượng, chất theo qui định).

- Củ các loại: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, củ đậu.

- Quả các loại: chuối, táo, lê, dưa (tùy theo mùa)

VT1.05.00 CHĂN NUÔI BEO LỬA

Đơn vị tính: con/ngày



Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

VT1.05.00

Chăn nuôi Beo lửa

Thức ăn:













Thịt bò loại 1

kg

2,50







Sườn lợn

kg

0,20







Tim gan

kg

0,10







Muối

kg

0,01







Thuốc thú y




2% TĂ







Nhân công (bậc thợ BQ: 4,5/7)

công

0,29

Ghi chú:

- Số ngày ăn trong tuần: 6 ngày

- Thú non dưới 6 tháng có khẩu phần bằng 1/4 định mức.

- Thú non từ 6 tháng đến 12 tháng có khẩu phần bằng 1/2 định mức.

- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ lượng, chất theo qui định).

- Điện năng sưởi ấm: sưởi vào các ngày có nhiệt độ dưới 17°C



VT1.06.00 CHĂN NUÔI CHÓ SÓI

Đơn vị tính: con/ngày



Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

VT1.06.00

Chăn nuôi Chó sói

Thức ăn:













Thịt bò loại 1

kg

2,50







Sườn lợn

kg

0,20







Tim gan

kg

0,10







Muối

kg

0,01







Thuốc thú y




2% TĂ







Nhân công: (bậc thợ BQ: 4,5/7)

công

0,29

Ghi chú:

- Số ngày ăn trong tuần: 6 ngày

- Thức ăn thay thế thịt bò loại 1: thịt gà, thỏ, dê, cừu, lợn (đảm bảo đủ lượng, chất theo qui định).


Каталог: data -> 2016
2016 -> Ban chỉ ĐẠo liên ngành trung ưƠng về VỆ sinh an toàn thực phẩM
2016 -> Kính gửi : Các đại lý bán vé máy bay Khu vực miền Bắc
2016 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2016 -> 1. Tên hàng theo khai báo: 22#&Chất độn chất xúc tác lưu hóa cao su. Mediaplast pm/P
2016 -> Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-cp ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc xuất khẩu, nhập khẩu
2016 -> TỈnh hà giang
2016 -> Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ y tế
2016 -> Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2016 -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005
2016 -> Danh sách các cơ sở bị xử phạt tháng 4 năm 2016 Công ty tnhh xuất nhập khẩu An toàn

tải về 3.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương