Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015



tải về 3.06 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích3.06 Mb.
#33888
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

7.1. Công tác chuẩn bị

Đào gốc cây: Sau khi đã chặt phần thân cây, gốc cây cần phải được đánh sạch để hoàn trả mặt bằng cho hè phố và trồng lại cây theo qui định.



7.2. Công tác kiểm tra mặt bằng thi công đánh gốc

- Cáp điện cao thế

- Cáp đèn chiếu sáng

- Ống dẫn nước

- Dây điện thoại

- Cống ngầm...



Lưu ý: Khi mặt bằng không vướng các công trình ngầm, công trình liền kề mới tiến hành thực hiện các bước đào gốc cây.

7.3. Chuẩn bị dụng cụ

- Cuốc chim

- Xà beng

- Xẻng, cuốc

- Cưa cá mập 1m đến 1,2m

- Cưa tay

- Cưa máy, cáp kéo.

7.4. Tiến hành công việc

- Dùng xẻng và cuốc bàn, cuốc chim đào bới các rễ cái, rễ chính.

- Dùng cưa tay hay cưa cá mập cắt đứt rễ ngang chính

- Cắt vát vào phía tâm gốc theo (H1) (đường A-B, C-D)



- Nơi khó khăn không thể cưa được phải dùng cuốc chim để đào rễ

- Đào dần từng hố xung quanh gốc cây, đào từng rễ cái và cắt dần hết các rễ ngang.

- Dùng cưa, cuốc chim, dao chặt hết các rễ ngang ở trên. Sau đó dùng cuốc, mai đào tiếp đất ới các rễ ngang tầng dưới và dùng cuốc chim chém hoặc cưa tay cắt đứt phần rễ ngang còn lại.

- Đào hố sâu hơn bên gốc cây để hướng gốc cây đổ theo hướng dễ vận chuyển ra ngoài khu vực.

- Dùng cưa cá mập cắt đứt rễ cọc và vật đổ gốc cây theo hướng đã định.

- Với các gốc có đường kính từ 60cm trở lên cần phải dùng cưa máy và cáp kéo trong quá trình đào gốc cây.



7.5. Sau khi hoàn thành đào gốc cây và lôi lên mặt đất dùng cưa tay hay cưa cá mập cắt các đoạn rễ ngang lớn còn lại

H2

- Cưa máy sử dụng với cây có đường kính từ 0,6m trở lên.



- Thu dọn, làm vệ sinh, vận chuyển gốc về nơi quy định và lấp hố bằng đất mầu cho bằng mặt vỉa hè nơi đánh gốc.

- Sau khi thực hiện xong phải báo cho chính quyền địa phương biết.

8. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bóng mát

a. Danh mục một số loài cây trồng trên đường phố



TT

Loài cây/tên cây

Tên khoa học

Ghi chú

1

Ban

Bauhinia variegata




2

Bàng lá nhỏ (Bàng Đài loan)

Terminalia mantaly




3

Bằng lăng nước

Lagerstroemia speciosa




4

Bánh dày

Pongamia pinnata




5

Chẹo (Dái ngựa)

Swietenia mahagoni




6

Dầu rái

Dipterocarpus alatus




7

Giáng hương (Hương vườn)

Pterocarpus echinatus




8

Hoàng lan

Magnolia champaca




9

Lan tua (Lan tây)

Cananga odorata




10

Lát hoa

Chukrasia tabularis




11

Lim xẹt

Peltophorum pterocarpum




12

Lộc vừng

Barringtonia acutangula




13

Long não

Cinnamomum camphora




14

Móng bò tím

Bauhinia purpurea




15

Muồng đen

Cassia siamea




16

Muồng hoàng yến

Cassia fistula




17

Muồng hoa đào

Cassia javanica




18

Muồng ngủ

Samanea saman




19



Lysidice rhodostegia




20

Ngọc lan

Magnolia x alba




21

Nhội

Bischofia javanica




22

Osaka hoa đỏ

Erythrina fusca




23

Phượng vĩ

Delonix regia




24

Quếch

Aphanamixis grandifolia




25

Sang

Sterculia lanceolata




26

Sao đen

Hopea odorata




27

Sấu

Dracontomelon duperreanum




28

Sau sau

Liquidambar formosana




29

Sếu (cơm nguội)

Celtis sinensis




30

Sữa

Alstonia scholaris

Thích hợp không gian lớn (quảng trường, đại lộ); hạn chế trồng mật độ cao trên đường phố

31

Tếch

Tectona grandis




32

Thàn mát (Sưa trắng)

Millelia ichthyochtona




33

Vàng Anh

Saraca dives




34

Chiêu liêu

Termianalia chebula




(Ghi chú: Ngoài các cây có tên trong danh mục trên, các loài cây khác nếu phù hợp với tiêu chí trồng cây đường phố sẽ được bổ sung thêm vào danh mục)

b. Yêu cầu về cây bóng mát trên đường phố

- Chọn loài cây trong danh mục cây trồng trên đường phố, thân cây thẳng, tán cân đối, không sâu bệnh, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị.

- Đối với việc trồng cây trên các tuyến đường mới: Lựa chọn cây trồng đảm bảo đồng đều về chiều cao cây, đường kính thân cây, đường kính tán và khoảng cách trồng giữa các cây.

- Đối với việc trồng bổ sung hoặc thay thế trên các tuyến phố đã có cây: Lựa chọn loài cây, quy cách cây trồng thay thế đảm bảo sự phù hợp với hiện trạng cây trên tuyến phố (tương đồng về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng) và điều kiện mặt bằng trồng cây.

- Cây được đánh bầu hình trụ tròn, vát ở đáy với kích thước bầu phù hợp chủng loại cây và đường kính cây trồng (kích thước tối thiểu là 0,8x0,8x0,7m đối với cây có đường kính 15 cm).

- Cây đã được chăm sóc, đôn đảo tại vườn ươm, đã ra lá mới, tương đối ổn định bộ rễ và tán trước khi đem ra trồng. Bầu cây phải được bọc chắc chắn bằng vật liệu tự phân hủy, hoặc vật liệu khác đảm bảo không bị nứt vỡ trong quá trình vận chuyển, trồng.

c. Kỹ thuật trồng cây bóng mát



Bước 1. Chuẩn bị mặt bằng, vật liệu trồng cây gồm đất màu, giá thể, phân hữu cơ, thuốc kích thích ra rễ...và các dụng cụ lao động, máy móc thi công trước khi trồng cây.

Bước 2. Định vị vị trí trồng cây:

* Đối với các tuyến phố trồng mới trên toàn tuyến:

- Xác định vị trí cây trồng đầu hàng và cây trồng cuối hàng theo thiết kế, dùng dây để căng thẳng, sử dụng thước đo chia khoảng cách giữa các cây đảm bảo đều nhau (từ 4m-10m).

- Định vị xác định vị trí tim của từng cây (đánh dấu son hoặc đóng cọc) đảm bảo cây trồng được thẳng hàng, khoảng cách đều, đối xứng nhau (nếu trồng thành 2 hàng trở lên) tạo cảnh quan đều, đẹp mắt.

- Trồng theo thiết kế và hố trồng của dự án (đối với dự án đã thi công có sẵn hố).



* Đối với việc trồng bổ sung cây vào hố trống, vị trí trống:

Thực hiện trồng thẳng hàng, khoảng cách tương đối đồng đều nhau với cây liền kề trên tuyến phố.



Bước 3. Đào hố trồng cây:

Tiến hành: Từ vị trí tim cọc, người công nhân vẽ một hình vuông có cạnh tối thiểu L(m) = (Kích thước bầu cây ở cổ rễ+0,2m). Tiến hành đào hố trồng hình vuông đến chiều sâu theo thiết kế hoặc sâu hơn kích thước chiều cao bầu cây tối thiểu 0,3m đối với mặt bằng trồng cây có đất tự nhiên phù hợp cho cây trồng.

Trong trường hợp đất không đảm bảo (đất bùn sét, cát, trạc vữa, bạc màu...), đào hố có thể tích tối thiểu gấp 1,5 lần thể tích bầu để bổ sung thêm đất màu, giá thể, phân hữu cơ phù hợp đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Bước 4. Công tác vận chuyển:

Sử dụng ô tô, xe cẩu vận chuyển cây đến nơi trồng. Quá trình vận chuyển phải đảm bảo bầu cây không bị nứt, vỡ.



Bước 5. Bón phân và đất trồng cây:

- Bón lót phân hữu cơ xuống đáy hố cho cây mới trồng rồi phủ đất mầu, giá thể lên trên. Sau khi cẩu cây trồng đưa xuống hố trồng phải tháo bỏ bao bầu cây (đối với vỏ bầu không có khả năng tự phân hủy), cắt hết dây buộc, đặt bầu cây vào chính giữa hố đảm bảo cây trồng thẳng đứng (kiểm tra theo 2 hướng: song song và vuông góc với vỉa hè) đặt cây sao cho cổ rễ thấp hơn cao độ tự nhiên từ 5-7cm để đảm bảo giữ nước khi tưới. Điều chỉnh cho cây thẳng đứng, khi đã đạt yêu cầu cho đất màu, giá thể vào hố, lấp đến quá nửa hố rồi nèn chặt xung quanh bầu, tưới nước (đã được pha chất kích thích ra rễ) đều quanh bầu cây, không tưới trực tiếp vào bầu cây. Tiếp tục lấp đất xung quanh bầu cây và nèn chặt đến miệng hố. Tiến hành tưới đẫm nước và làm vừng xung quanh gốc để giữ nước.



Bước 6. Cọc chống cho cây:

Công tác trồng cây có đường kính lớn được thực hiện theo quy trình kỹ thuật. Để cây trồng mới trồng không bị gẫy đổ đảm bảo bảo an toàn đề xuất sử dụng cọc chống theo các nội dung sau:



- Dùng 3-4 cọc (gỗ hoặc thép không gỉ) chống giữ cây trồng luôn được thẳng đứng không bị nghiêng, đổ do gió và ổn định bộ được rễ. Chiều cao của cọc chống sau khi đã lắp ghép (trên mặt đất) tối thiểu bằng 1/3 chiều cao cây trở lên. Vị trí chống cọc vào thân cây cách gốc khoảng 1/3 chiều cao cây với độ nghiêng góc chống tối ưu từ 30°-40°. Chân cọc đóng sâu xuống đất tối thiểu 5cm để có điểm chống. Quy cách, số lượng cọc chống có thể tham khảo ở bảng sau:

TT

Quy cách cây

Quy cách cọc (tính cho 1 cọc)

Số lượng cọc chống

Đường kính (cm)

Chiều cao (m)

Đường kính cọc (cm)

Chiều dài cọc (m)

1

8

4

3

1,5

3

2

9

4-5

3

1,5-2

3

3

10

4-6

3

2-2,5

4

4

11

5-6

4

2-2,5

4

5

12

5-7

4

2-3

4

6

13

6-8

5

2,5-3

4

7

14

6-8

5

2,5-3

4

8

15

6-8

6

2,5-3

4

9

16-19

6-9

6-7

3-3,5

4

10

≥20

≥7

≥8

≥4

4

- Phần cọc tiếp xúc với thân cây có đệm lót để tránh xước hoặc tróc vỏ cây. Sử dụng 2 tầng gông để liên kết 4 cọc chống, dùng dây thép để buộc đối với cọc gỗ, không được đóng đinh trực tiếp vào thân cây; hàn chết hoặc kết hợp đệm cao su có liên kết bulông dễ nới lỏng khi cây phát triển.

- Trong trường hợp không thể đặt chân cọc gọn trong hố trồng cây do góc chống hẹp không đảm bảo việc chống giữ cây có thể đặt vị trí chân cọc nằm trên vỉa hè sâu xuống đất tối thiểu 5cm.

- Thời gian sử dụng cọc chống:

+ Đối với cây đường kính từ 10 trở xuống: Tối thiểu 2 năm.

+ Đối với cây có đường kính từ 11-14cm: Tối thiểu 3 năm.

+ Đối với cây có đường kính từ 15cm: Tối thiểu 5 năm.

- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đối với cọc thép; thay thế cọc gỗ bị gẫy hỏng

Bước 7. Chăm sóc và bảo dưỡng cây sau khi trồng:

- Tưới nước: Tưới nước thường xuyên hàng ngày tối thiểu trong 1 tháng (trừ những ngày mưa dầm), tưới đẫm đất xung quanh gốc cây ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều tối (không tưới khi trời nắng gắt). Tùy theo thời tiết và độ ẩm của đất để điều chỉnh chế độ tưới, lượng nước tưới. Việc tưới nước không được làm xói mòn đất xung quanh gốc nhưng vẫn tạo đủ độ ẩm cho cây.

- Theo dõi tình hình phát triển của cây để xử lý, nếu phát hiện sâu bệnh phải phun thuốc ngay, làm cỏ dại xung quanh gốc cây, quét vôi cho thân cây

- Bón phân vi sinh, phân N-P-K định kỳ 3 tháng một lần.

- Cắt tỉa chồi non gần gốc cây và các chồi mọc làm lệch tán, định hướng phát triển tán cân đối.

- Thường xuyên kiểm tra cọc chống và cây mới trồng, nếu cây nghiêng phải dựng lại thẳng đứng để cây phát triển tốt.

9. Kỹ thuật đánh chuyển, chăm sóc cây bóng mát

9.1. Đối tượng thực hiện

- Đánh chuyển cây bóng mát nằm trong mặt bằng thi công các dự án giao thông, công trình dân dụng về vườn ươm chăm sóc, duy trì với mục đích bảo tồn.

- Đánh chuyển cây bóng mát từ vườn ươm về trồng trên đường phố, các địa điểm công cộng.

9.2. Kỹ thuật đánh chuyển, chăm sóc cây bóng mát

Bước 1. Công tác chuẩn bị

Kiểm tra mặt bằng, khảo sát các công trình ngầm nổi (nếu có) tại vị trí cây cần đánh chuyển, chuẩn bị mặt bằng tại vườn ươm. Vật liệu phục vụ đánh chuyển cây gồm: đất màu, giá thể, thuốc kích thích ra rễ..., dụng cụ lao động, phương tiện vận chuyển, máy móc thi công.



Bước 2. Cắt tỉa tán cây

- Trước khi đánh cây, thực hiện cắt tỉa gọn tán cây để giảm trọng lượng của cây, hạn chế thoát hơi nước; định hướng tán để giữ lại một số các cành chính và hạ thấp ngọn cây (nếu cần) để thuận lợi cho công tác vận chuyển.

- Bôi keo liền sẹo vào các vết cắt ở ngọn và cành để chống chảy nhựa, chóng lành vết thương hạn chế nấm mốc, sâu mục xâm hại.

- Sau đánh cây, bó bầu xong và hạ cây xuống có thể tiếp tục sửa cành tán, loại bỏ hết lá hoặc để lại rất ít lá để hạn chế tối đa việc thoát hơi nước của cây.



Bước 3. Đánh bầu cây

- Đánh dấu một vòng tròn xung quanh gốc cây có bán kính gấp 4-5 lần so với bán kính gốc cây. Đào đất rộng ra ngoài tạo đường rãnh kiểu vành khăn để thực hiện các thao tác đánh bầu cây.

- Dùng cuốc, xẻng, xà beng... phải thật sắc tiến hành đào đất, cắt rễ nhỏ; dùng cưa cắt các rễ ngang lớn thật nhẵn ở các đầu cắt. Tiến hành lần lượt từ trên xuống dưới đến khi đủ độ sâu của bầu. Chưa cắt rễ cọc và một số rễ cái (rễ bên) để giữ cây thẳng đứng, không bị đổ. Chú ý tạo bầu cây có dạng hình chum cân đều.

- Thực hiện bó bầu bằng lưới (bao tải), dây (ưu tiên vật liệu tự phân hủy):

+ Đầu tiên để cố định bầu cây bằng lưới, sau đó dùng dây bọc đan theo kiểu mắt cáo luồn từ đáy bầu lên trên và cột chặt vào gốc cây tạo liên kết mắt võng vòng chặt chẽ tránh vỡ bầu khi vận chuyển đến nơi trồng mới. Sử dụng bao tải bó bầu nếu đất bị tơi rời, không kết dính.

+ Bầu được bó theo hình đai mắt võng theo kích thước: ngang bầu hàng cách hàng từ 15-20cm, dọc bầu hàng cách hàng 10-20cm.

- Kích thước bầu phụ thuộc vào kích thước, chủng loại cây và mặt bằng cây đánh chuyển. Đánh bầu cây có đường kính tối thiểu gấp 4 lần so với đường kính thân cây. Trong trường hợp không đánh được bầu cây đảm bảo kích thước yêu cầu, công tác đánh bầu cây được thực hiện theo thực tế hiện trường.

- Dùng bao tải, lưới bọc xung quanh thân cây từ gốc đến điểm phân cành đầu tiên làm giảm quá trình thoát hơi nước và tránh làm tổn thương vỏ trong quá trình bốc dỡ vận chuyển

- Dùng cần cẩu gìm giữ cây để cắt đứt hết rễ cái, rễ cọc của cây và chuyển cây lên thùng xe vận chuyển.

- Phun thuốc kích thích ra rễ và bôi keo liền sẹo lên bề mặt vết cắt ở rễ chính, rễ bên.



Bước 4. Công tác vận chuyển

Cây sau khi được tạo tán và đánh bầu xong được ô tô và xe cẩu vận chuyển về vườn ươm để chăm sóc. Quá trình vận chuyển đảm bảo bầu cây không bị nứt, vỡ, rễ, thân, cành cây không bị dập nát, bong tróc vỏ và gẫy.



Bước 5. Trồng và chăm sóc tại vườn ươm

* Trong trường hợp cây đánh chuyển về trồng cố định tại vườn ươm với mục đích bảo tồn: Thực hiện theo “Quy trình kỹ thuật trồng cây bóng mát trên đường phố” (đang trình UBND Thành phố phê duyệt). Lưu ý chưa dùng phân bón vô cơ trong giai đoạn này vì dễ làm thối gốc, rễ; chỉ sử dụng thuốc kích thích ra rễ.

* Trong trường hợp cây đánh chuyển về trồng tạm thời tại vườn ươm và trồng lại trên đường phố, địa điểm công cộng:

- Cây đánh chuyển được đặt lên mặt đất rồi đắp đất hoặc vùi cát vào vừa hết phần rễ để thuận lợi cho việc thoát nước, không bị úng. Che chắn xung quanh gốc, thân cây để tránh ánh nắng chiếu thẳng trực tiếp. Sau 1-2 tuần bỏ dần đồ che chắn để cây có ánh sáng đầy đủ phù hợp theo loài cây.

- Chằng chống nhiều cây lại với nhau hoặc làm cọc chống chắc chắn với cây đơn lẻ để cây không bị đổ, nghiêng ngả làm vỡ bầu, đứt rễ.

- Tưới nhẹ, lượng nước vừa đủ với từng loài cây, tưới cả lên thân và cành để tăng độ ẩm cho cây.

- Sau khi cây đã ra lá mới, ổn định bộ rễ và tán có thể di chuyển ra trồng trên đường phố, địa điểm công cộng.

Phần IV. KỸ THUẬT VỆ SINH VƯỜN HOA, CÔNG VIÊN

Trước khi làm việc công nhân phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động và trong quá trình làm việc phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ lao động được cấp phát theo đúng quy định.

1. Vệ sinh đường dạo, bãi đất, tượng trong công viên, vườn hoa, dải phân cách



1. Vệ sinh đường dạo, bãi đất

1.1.1. Khái niệm:

- Bao gồm các loại: đường gạch lá dừa, đường gạch xi măng, đường gạch blốc, đường gạch hình sin, đường gạch mắt na, đường gạch Terazo, đường nhựa và bãi đất.



1.1.2. Kỹ thuật vệ sinh:

- Dụng cụ lao động: Chổi tre dài, chổi tre ngắn, xẻng, xe gom rác.

- Thực hiện công việc:

+ Dùng chổi tre dài quét, tư thế cầm chổi quét nghiêng 45 độ, vệ sinh đường mới sạch và giảm được bụi. Dùng xẻng, bay, dầm nạo sạch đất, cát, cỏ dại, rêu bám trên đường. Trường hợp mặt đường sau khi mưa thường có rêu bám thì dùng nước cọ rửa.

+ Một ngày vệ sinh 1 lần, ngoài ra bố trí người nhặt rác trong ngày.

+ Rác tập kết, thu gom, vận chuyển về nơi quy định, dùng bao tải, xe gom chứa rác... để tập trung gọn vào góc khuất, không ảnh hưởng cảnh quan môi trường. Yêu cầu vận chuyển rác thải ngay trong ngày.

- Nghiêm cấm đốt rác, để lưu rác qua nhiều ngày gây ô nhiễm môi trường.

- Tua vỉa đường: Sau mưa, đất nước đọng thường trôi xuống đường gây bẩn, dùng xẻng ngắn, hót sạch bùn đất, dùng chổi, quét hết nước đọng để cho đường khô và sạch.Thời gian kết thúc công việc trước 8 giờ.

- Kết thúc công việc phải rửa sạch dụng cụ và để vào nơi quy định.

1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật:

- Đường dạo, bãi đất sạch, không có lá cây, rác, gạch, đất, cỏ dại, cây dại không có nước đọng, bùn trên đường đi.

- Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông trong quá trình làm việc.

1.2. Vệ sinh tượng

1.2.1. Kỹ thuật vệ sinh:

- Chuẩn bị dụng cụ: Bàn chải, giẻ lau và một số hóa chất để chống ôxy hóa, hoen gỉ.

- Thực hiện công việc:

+ Trước khi cọ tưới nước.

+ Dùng bàn chải để cọ những chỗ bẩn, mốc, gỉ sau đó dùng nước tưới rửa sạch, vừa cọ vừa tưới nước, khi sạch lấy giẻ lau lại. Nếu không sạch phải xử lý bằng hóa chất.

+ Quy định: 1 tháng làm vệ sinh 1 lần.

+ Hàng tuần dùng giẻ ướt lau 2 lần.

+ Một năm quét vôi, sơn tượng 1 lần.



1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật:

+ Tượng sạch không hoen ố, gỉ, không bị các chất bẩn bám, không bị sứt mẻ.

+ Bệ gốm: sạch không có đất và chất bẩn bám, không bị bong bật, có màu sáng bóng của vật liệu.

+ Khu vực đặt tượng được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo cảnh quan.

+ Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc.

2. Duy trì bể nước cảnh



2.1. Kỹ thuật vệ sinh

- Chuẩn bị dụng cụ: Bàn chải, chổi tre ngắn và một số hóa chất để chống ôxy hóa, hoen gỉ, rong rêu.

- Thực hiện công việc:

+ Trước khi vệ sinh tắt nguồn điện.

+ Tháo 2/3 nước trong bể, dùng bàn chải cọ đều xung quanh thành bể cho rong rêu bám thành bể bật ra hết, dùng nước rửa sạch thành bể.

+ Dùng chổi tre ngắn cọ đều đáy bể, để 30 phút cho rác, cặn bẩn lắng đọng lại, tháo hết nước, dùng chổi quét gom rác và cặn bẩn trong đáy bể, hót sạch rác, vận chuyển rác về nơi quy định và chuyển đi trong ngày.

+ Cho nước vào bể cọ lại lần 2 cho thật sạch.

+ Sau khi vệ sinh cho đủ nước sạch vào bể theo đúng thiết kế của bể.

+ Trước khi vận hành kiểm tra điều kiện vận hành an toàn mới đóng nguồn điện và vận hành theo thời gian quy định.

+ Quy định: 1 tuần làm vệ sinh và thay nước 1 lần, thời gian vệ sinh không làm ảnh hưởng đến thời gian vận hành bể phun.



2.2. Yêu cầu kỹ thuật

- Tiêu chuẩn kỹ thuật:

+ Bể sạch, nước trong, thành bể không bị các chất bẩn bám, không có rác.

+ Đủ lượng nước để vận hành máy bơm, đúng giờ theo quy định

+ Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc.

3. Duy trì nhà tiêu bản sinh vật



3.1. Khái niệm

Nhà tiêu bản trong Công viên Bách Thảo là nơi trưng bày mẫu thực vật và côn trùng: tiêu bản là các loại cây trong Công viên, các loại Bướm Việt Nam phục vụ người dân vào tham quan, tìm hiểu, học tập.

- Thời điểm mở cửa: từ 8h00’ đến 17h00’ hàng ngày.

- Bố trí người mở cửa, hướng dẫn khách vào tham quan nhà trưng bày tiêu bản.



3.2. Nội dung

- Chuẩn bị dụng cụ: Mút lau kính, nước lau kính.

- Dùng nước lau kính để lau tủ kính trưng bày hộp đựng mẫu tiêu bản, lau các hộp gỗ kính, khung gỗ kính đựng mẫu tiêu bản thực vật và côn trùng.

- Nước lau kính:

+ Lau tủ gỗ kính trưng bày hộp đựng mẫu tiêu bản: 10ml/m2 kính/ lần, lau 4 lần/ tháng.

+ Lau hộp gỗ kính, khung gỗ kính đựng mẫu tiêu bản: 10ml/m2 kính/ lần; lau 2 lần/ tháng.



Kích thước hộp, khung gỗ tiêu bản
(m2/ hộp)

Lượng nước lau kính
(ml/hộp/lần)

0,01-0,05

0,3

0,05-0,1

0,75

≥ 0,1

1,0

- Dùng khăn khô lau sạch bề mặt tủ kính trưng bày và hộp gỗ kính, khung gỗ kính, khung gỗ kính dựng mẫu tiêu bản.

- Sử dụng băng phiến (Camphor) để chống sâu mọt và giảm bớt độ ẩm gây nên mốc với lượng: 1 viên/ hộp mẫu, 3 tháng thay băng phiến 1 lần.

- Vận hành máy hút ẩm trong ngày để hạn chế ẩm mốc.

+ Mùa mưa: 8h/ ngày (sáng: từ 5h - 9h, chiều: từ 18h- 22h)

+ Mùa khô: 4h/ ngày (Sáng: từ 5h-7h, chiều: 20h-22h)

- Đèn màu chiếu sáng trong tủ trưng bày bật 4h/ ngày để tủ trưng bày luôn đủ ánh sáng, đảm bảo phục vụ khách quan (sáng bật từ 8h30’ - 10h30’; chiều bật từ 15h-17h)

- Thường xuyên kiểm tra mẫu tiêu bản để phát hiện kịp thời hiện tượng sâu mọt, nấm mốc, phối hợp với đơn vị chuyên ngành xử lý theo quy định.

3.3. Yêu cầu chất lượng

- Mặt tủ kính trưng bày mẫu và mặt hộp kính đựng tiêu bản sạch, không có bụi bẩn bám trên kính.

- Mẫu tiêu bản được sắp xếp khoa học, không bị rách, ẩm mốc, sâu mọt.

- Đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.

Phần V. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH TRỒNG CÂY XANH

1. Một số khái niệm

- Quy trình kỹ thuật trồng cây đối với các công trình trồng cây xanh được áp dụng khi trồng cây tại: các công trình xây dựng, các khu đô thị, công viên, vườn hoa, các tuyến đường có trồng cây xanh đã được hoàn thiện.

- Trồng cây xanh theo đúng thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiêu chuẩn cây trồng theo đúng thiết kế được duyệt.

- Cây xanh được trồng bảo hành theo quy định.

- Đất màu: Là đất phù sa không có đất sét, bùn và gạch đá.

- Đất liền thổ: Không bồi thêm đất màu.

- Thời gian trồng đến khi nghiệm thu tính 30 ngày.

- Sau khi trồng xong không để rác, gạch đá bừa bãi, phải dọn vệ sinh ngay, rác được tập trung để đúng nơi quy định.

2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc



2.1. Trồng, chăm sóc cỏ

2.1.1. Khái niệm

- Bãi cỏ được trồng kết hợp với cây xanh, bồn hoa làm tôn vẻ đẹp công trình, công viên vườn hoa.

- Loại cỏ: Cỏ lá tre, cỏ nhung.

- Bãi cỏ phẳng, cỏ xanh, bãi không lồi lõm thoát nước tốt.



2.1.2. Kỹ thuật trồng cỏ

- Chuẩn bị dụng cụ: Cuốc, vồ, cào, dầm, thùng tưới, máy bơm, vòi nước.

- Bồi đất màu: Đất được bồi có độ cao theo đúng thiết kế. Bồi đất từ trong ra ngoài, từ trái sang phải.

- Cào san đất: Đảm bảo bằng phẳng trên bề mặt bãi, tạo độ dốc thoát nước ra phía đường hoặc rãnh thoát nước.

- Đối với đất liền thổ thì phải cuốc đất, nhặt gạch đá dọn vệ sinh, đập đất, cào san bãi theo thiết kế.

- Trồng cỏ: Dùng loại cỏ lá tre có nhánh dài 10cm -15cm, không trồng cây cỏ leo, dây dài. Cỏ nhung được cắt theo mảng kích thước 0,5m x 0,5m hoặc 0,5x1 m.

+ Trồng cỏ lá tre, cỏ khôn: Khối lượng cỏ: 2,5kg/m2. Dùng dầm để trồng cỏ, trồng theo khóm, khóm có 3-5 nhánh cỏ, cự ly 0,05mx 0,05m, trồng kiểu nanh sấu, trồng nghiêng 15 độ so với mặt đất. Khi trồng, cần ấn chặt gốc, trồng từ trong, lùi dần về phía ngoài, ngọn cỏ trồng xuôi theo một chiều. Sau khi trồng 1 tháng, có thể phát cỏ nhẹ lần đầu.

+ Trồng cỏ nhung: cỏ nhung được đặt trên nền đất dã được cào san theo đúng kỹ thuật, lấy tay ấn chặt, đặt giật lùi và sát vào nhau không để giữa các thảm cỏ có khoảng cách.

- Sau khi trồng xong tưới đẫm nước trong 7 ngày liên tục, sau đó cứ 2 ngày tới 1 lần cho đến khi bãi cỏ xanh đều, trong thời gian 1 tháng.

- Lượng nước tưới: 7lít/m2/lần.



2.2. Trồng, chăm sóc cây hàng rào, cây trồng mảng, hoa lưu niên

2.2.1 Trồng, chăm sóc cây hàng rào

- Cây hàng rào được bố trí trồng công viên vườn hoa để tạo thành khuôn viên các bồn hoa, bãi cỏ, đường bao hàng rào tạo sự mềm mại, nghiêm túc của công viên, vườn hoa.

- Hàng rào còn có tác dụng bảo vệ, tạo dáng kiến trúc công trình... Cây trồng có màu sắc tự nhiên, ít rụng lá, tán lá giao nhau tạo được hình khối, chịu được cắt tỉa.

a. Quy định:

- Trồng theo thiết kế: Cây trồng theo hàng, trồng theo khóm hoặc cây. Hàng rào thường cao từ 0,1m - 0,3m, chiều rộng 0,2m- 0,3m. Trong một số trường hợp tùy thuộc vào thiết kế chiều rộng và chiều cao hàng rào có thể từ 0,5-1m.

- Cây được dùng làm hàng rào:

+ Nhóm cây thân đứng: Bỏng nổ, Thanh táo, Cẩm tú mai, Chuỗi ngọc, Dâm xanh, Hoa giấy, Ngâu, Duối, Nguyệt Quế...

+ Nhóm cây thân bò, củ: Tóc tiên, Khúc khích, Rệu cảnh, Thiên thanh...

b. Kỹ thuật trồng:

- Chuẩn bị dụng cụ: Cào, cuốc, dầm, dây căng, thùng tưới, kéo cắt.

- Bồi đất màu, đất được bồi có độ cao theo đúng thiết kế. Đất cào san: Đảm bảo bằng phẳng trên bề mặt bãi, tạo độ dốc thoát nước ra phía đường hoặc rãnh thoát nước.

- Đối với đất liền thổ: Cuốc đất, đập đất, cào san đất tạo độ dốc để thoát nước.

- Xác định vị trí trồng cây, lựa chọn cây, phân loại cây.

- Dùng dây căng kẻ linh. Trồng cây theo kiểu nanh sấu. Trồng 1 khóm 5 thân đối với Thanh táo, Bỏng nổ, Rệu đỏ, Tóc tiên, Thiên thanh, Cẩm tú mai. Trồng 1 khóm 3 cây đối với Dâm xanh, Duối, 1 khóm 1 cây đối với Hoa Giấy.

- Khoảng cách cây trồng:

Tên cây

ĐV

Bầu cây (m)

Đk tán (m)

Mật độ cây (khóm/m2)

Dâm xanh, Hoa giấy, Nguyệt Quế....

Cây

0,2 x 0,2

0,4-0,45

6

Dâm xanh, Hoa giấy, Nguyệt Quế....

Cây

0,15 x 0,15

0,3-0,35

10

Cẩm tú mai, Chuỗi ngọc, Mắt nai, Thiên thanh...

khóm

0,10 x 0,10

0,2-0,25

20

Cẩm tú mai, Chuỗi ngọc, Mắt nai,Thiên thanh (3-5 thân/khóm)

khóm

0,10 x 0,10

0,17-0,20

25

Bỏng nổ, Rệu, Thanh táo, Tía tô, Chuỗi Ngọc (3-5 thân/khóm)

khóm

0,05 x 0,05

0,10-0,15

64 khóm

Thanh táo (5 thân/khóm)

khóm

0,05 x 0,05

0,10-0,12

80 khóm

- Trồng thẳng hàng, phải ấn chặt gốc, sau khi trồng tưới rót đẫm gốc cây, lần tưới cuối tưới vẩy đều trên mặt hàng rào. Tưới nước liên tục trong 7 ngày đầu, ngày tưới một lần, tưới nhẹ không làm bật gốc. Sau 7 ngày cây hồi thì 2 ngày tưới 1 lần, tưới trong 1 tháng. Sau 1 tháng cây đã phát triển, dùng kéo cắt rào sửa nhẹ cho phẳng mặt.

- Lượng nước tưới: 7lít/m2/lần.

- Bón phân vi sinh với lượng: 0,5kg/m2.

2.2.2. Trồng, chăm sóc cây mảng, hoa lưu niên

a. Quy định:

- Cây trồng mảng thường sử dụng các nhóm: cây thân đứng, cây thân bò.

- Chiều cao của mảng cây từ 0,2- 0,6m. Khoảng cách cây tùy thuộc chủng loại cây. Cây trồng giao tán nhau, không chen tán phủ tán.

- Cây được trồng thành mảng theo thiết kế của từng địa hình và mặt bằng.

- Cây tươi tốt, mảng cây không bị rỗng, chết, không có khoảng trống. Chiều cao toàn mảng đều, không nhấp nhô.

- Bồi đất màu: Đất được bồi có độ cao theo đúng thiết kế. Bồi đất từ trong ra ngoài từ trái sang phải. Đất cào san, đảm bảo bằng phẳng trên bề mặt bãi, tạo độ dốc thoát nước ra phía đường hoặc rãnh thoát nước

- Sau khi trồng xong, phải dọn vệ sinh ngay, không để lá cây bừa bãi, rác được tập trung về đúng nơi quy định.

b. Trồng cây mảng thân đứng, hoa lưu niên:

- Chuẩn bị dụng cụ: Dầm, cuốc, cào, dây kẻ linh, thùng tưới, kéo cắt hàng rào.

- Trồng cây thân đứng, phân cành thấp (chiều cao phân cành nhỏ hơn 5cm- 8cm), cây có đường kính tán cây 0,25m-0,3m: Cô tòng, Ngâu, Ngọc bút, Cọ lá nón, Tai tượng, Đơn đỏ; cây có đường kính tán 0,17- 0,20cm: Cô tòng, Cẩm tú mai, Thiên thanh, Mắt nai, Chuỗi ngọc; cây có đường kính tán 0,1 -0,15: Tía tô cảnh, Bạch chỉ, chuỗi ngọc ...

- Xác định vị trí trồng cây. Lựa chọn, phân loại cây có cùng độ cao và phân cành.

- Khoảng cách và mật độ cây:

Tên cây

Bầu cây (m)

Tán cây (m)

Mật độ
(khóm, cây/m2)

Cô tòng, Ngâu, Ngọc bút, Tai tượng, Đơn đỏ,...

0,15x 0,15

0,25- 0,30

14

Cẩm tú mai, Thiên thanh, Chuỗi ngọc, Cô tòng,..

0,07x 0,10

0,20 - 0,25

0,17 - 0,20



20 khóm

25 khóm


Tía tô (3-5 thân/khóm)

0,05x 0,05

0,10-0,15

64 khóm

- Cây được trồng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đặt cây lấp đất phải ấn chặt gốc, trồng thẳng cây, sau khi trồng dùng ô doa tưới, tưới rót đẫm gốc cây, lần tưới cuối tưới vẩy trên bề mặt mảng. Tưới liên tục 7 ngày đầu, ngày tưới 1 lần, tưới nhẹ không bật gốc. Sau 7 ngày, cây hồi, 2 ngày tưới 1 lần, tưới trong 1 tháng. Sau 1 tháng cây đã phát triển, dùng kéo cắt sửa nhẹ.

- Lượng nước tưới: 7lít/m2/lần.

- Bón phân vi sinh với lượng: 0,5kg/m2.

c. Trồng cây mảng thân bò, thân củ:

- Chuẩn bị dụng cụ: Dầm, cuốc, cào, dây kẻ linh, thùng tưới, kéo cắt hàng rào.

- Cây có màu sắc tự nhiên, không sâu bệnh, mảng cây không bị rỗng, chết, không có khoảng trống. Chiều cao toàn mảng đều, không nhấp nhô.

- Chiều dài cây 0,15- 0,25m đối với cây thài lài, xương rắn, đồi mồi: khóm cao 0,2m, đường kính tán 0,17 - 0,2m, Thiên thanh, Dứa tím: khóm từ 5 -7 nhánh: Khúc khích, Tóc tiên.

- Xác định vị trí trồng. Chọn cây có cùng chiều dài, chiều cao.

- Khoảng cách cây trồng:

Tên cây

Bầu cây
(m)

Đường kính tán
(m)

Mật độ cây
(bầu, cây/m2)

Đồi mồi, xương rắn, thài lài

0,05 x 0,05 x 0,05

0,10-0,15

64 bầu (3c/bầu)

Khúc khích, tóc tiên (5-7 thân)

0,05 x 0,05 x 0,05

0,10-0,15

64 bầu (5-7 thân/bầu)

Thiên thanh, dứa tím

0,10 x 0,10 x 0,10

0,17-0,20

25 khóm

- Cây được trồng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đặt cây lấp đất phải ấn chặt gốc, trồng thẳng cây, sau khi trồng dùng ô doa tưới, tưới rót đẫm gốc cây, lần tưới cuối tưới vẩy trên. Tưới liên tục 7 ngày đầu, ngày tưới 1 lần, tưới nhẹ không bật gốc. Sau 7 ngày cây hồi, 2 ngày tưới 1 lần, tưới trong 1 tháng. Sau 1 tháng cây đã phát triển, dùng kéo cắt sửa nhẹ.

- Lượng nước tưới: 7 lít/m2/lần.

- Bón phân vi sinh với lượng: 0,5kg/m2.

2.3. Trồng, chăm sóc cây cảnh

a. Quy định:

- Cây có độ cao từ từ 0,3m đến 1,5m trở lên, tùy theo thiết kế.

- Cây có dáng, tán tự nhiên. Cây khỏe, không sâu bệnh, không bị gẫy cành, gẫy ngọn, lá xanh tươi có màu sáng tự nhiên, không có lá vàng lá úa.

- Đối với cây cho hoa: cây nhiều hoa, màu sắc tươi, rực rỡ.

- Sau khi trồng xong, phải dọn vệ sinh ngay, không để lá cây bừa bãi, được tập trung về đúng nơi quy định.

b. Kỹ thuật trồng cây viền thân bò, thân củ:

- Chuẩn bị dụng cụ: Dầm, kéo cắt sửa, cuốc, thùng tưới nước.

- Xác định vị trí trồng cây, lựa chọn cây.

- Đào hố trồng cây: kích thước hố đào:



Kích thước bầu cây
(m)

Kích thước hố đào
(m)

0,07 x 0,07

0,10 x 0,10 x 0,10

0,10 x 0,10

0,15 x 0,15 x 0,15

0,15 x 0,15

0,20 x 0,20 x 0,20

0,20 x 0,20 x 0,20

0,30 x 0,30 x 0,30

0,30 x 0,30 x 0,30

0,40 x 0,40 x 0,40

0,40 x 0,40 x 0,40

0,50 x 0,50 x 0,50

0,50 x 0,50 x 0,50

0,60 x 0,60 x 0,60

- Trồng cây: Công việc tiến hành cần 2 người thao tác trong một lúc, 1 người đặt cây, người kia ngắm dáng, tán sao cho cây thẳng, dáng tự nhiên, được quay hướng về phía đường, khi đã đạt được yêu cầu, một người giữ cố định vị trí, người kia xúc đất trải đều xung quanh hố, chú ý khi lấp nếu gặp cục đất to phải dùng cuốc đập nhỏ trước khi cho vào hố. Bầu cây đặt phải thấp hơn mặt hố 0,2m - 0,3m. Đất phủ kín mặt hố, dùng cuốc nện chặt xung quanh bầu, làm vầng cây tạo hố trũng để giữ được nước sau khi tưới, tưới rót, tưới đẫm xung quanh bầu cây, tưới liên tục trong 7 ngày, ngày tưới 1 lần. Sau đó 2 ngày tưới 1 lần, vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trong quá trình duy trì cây nghiêng phải dựng lại cho ngay thẳng.

- Lượng nước tưới:



Kích thước bầu cây
(m)

Lượng nước
(lít/cây)

0,1 x 0,1

1

0,15x0,15

1,5

0,20 x 0,20

2

0,30 x 0,30

2,5

0,40 x 0,40

3

0,50 x 0,50

4

Каталог: data -> 2016
2016 -> Ban chỉ ĐẠo liên ngành trung ưƠng về VỆ sinh an toàn thực phẩM
2016 -> Kính gửi : Các đại lý bán vé máy bay Khu vực miền Bắc
2016 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2016 -> 1. Tên hàng theo khai báo: 22#&Chất độn chất xúc tác lưu hóa cao su. Mediaplast pm/P
2016 -> Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-cp ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc xuất khẩu, nhập khẩu
2016 -> TỈnh hà giang
2016 -> Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ y tế
2016 -> Căn cứ Điều 88 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2016 -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005
2016 -> Danh sách các cơ sở bị xử phạt tháng 4 năm 2016 Công ty tnhh xuất nhập khẩu An toàn

tải về 3.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương