CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]


Các mô hình trồng rừng đề xuất Các phương thức trồng rừng



tải về 1.69 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Các mô hình trồng rừng đề xuất

  1. Các phương thức trồng rừng


Trồng rừng thuần loài thâm canh cung cấp nguyên liệu

Để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng năng suất cây trồng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, biện pháp kỹ thuật trồng rừng được áp dụng trong Dự án này là thâm canh toàn diện từ khâu tuyển chọn giống đến làm đất, bón phân và chăm sóc.



Trồng rừng hỗn loài cây nguyên liệu mọc nhanh với cây bản địa

Để tăng giá trị rừng trồng đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm, kết hợp với việc phát huy cao nhất tác dụng của mỗi loài trong việc cải tạo đất, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, việc chọn các tập đoàn cây phù hợp để trồng hỗn giao là cần thiết.



Trồng rừng theo phương thức lâm nông kết hợp:

Việc trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày là yêu cầu của địa bàn lâm nghiệp nói riêng và địa bàn nông thôn nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống trước mắt và khả năng tích luỹ lâu dài. Việc chọn các loại cơ cấu cây trồng phù hợp cho mỗi địa bàn là việc làm cần thiết của dự án.



Trồng rừng bằng các loài cây lâm đặc sản đa dụng:

Tại địa bàn 6 tỉnh có nhiều loài lâm đặc sản có giá trị. Việc đưa các loài này vào dự án cũng là việc cần làm để nâng cao giá trị sản phẩm và phát huy thế mạnh của mỗi vùng.


    1. Các mô hình trồng rừng định hướng đề xuất:


Các mô hình rừng trồng được thiết lập dựa trên những kết quả khảo sát trên hiện trường và qua trao đổi kinh nghiệm với các hộ nông dân, công nhân lâm nghiệp trong khu vực dự án và các chuyên gia quốc tế, ngoài ra còn tham khảo những kinh nghiệm ở các vùng khác của Việt Nam.

      1. Mô hình 01: Mô hình rừng trồng gỗ ván dăm: (Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn - sản lượng trung bình)

- Mô hình này đòi hỏi trồng độc canh các loài cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha để sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ giấy có chu kỳ rất ngắn, thông thường từ 5 - 7 năm, thời gian trả nợ là 7 năm. Sản phẩm là gỗ ván dăm nên yêu cầu duy nhất là cành không vỏ có đường kính tối thiểu 5cm và dài 1m. Chi tiết và cơ chế lâm sinh, tham khảo Phụ lục D Sổ tay thực hiện dự án (PIM).

- Về kỹ thuật: phải trồng thâm canh, thông qua chọn giống, làm đất, bón phân.

- Năng xuất: được xác định dựa vào các thông tin nêu trên, rừng trồng trên đất Hạng II sẽ cho sản lượng gỗ là 16 m3/ha/năm .

- Không yêu cầu thực hiện tỉa cành cũng như tỉa thưa. Cuối luân kỳ, rừng trồng bị chặt trắng và khu vực đó được trồng lại trong trường hợp là rừng keo hoặc tái sinh chồi nếu là rừng bạch đàn cho luân kỳ tiếp theo.

- Trồng xen cây lương thực được tiến hành trong năm đầu tiên, thông thường Sau khi chuẩn bị lập địa và/hoặc sau khi trồng cây.

2.2.2. Mô hình 02: Mô hình rừng trồng lấy gỗ: (Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ dài - sản lượng cao)

- Rừng trồng các loài cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha được thiết lập nhằm sản xuất gỗ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm, tức là gấp đôi luân kỳ của mô hình rừng trồng lấy gỗ ván dăm, thời gian trả nợ là 15 năm. Củi đun và gỗ ván dăm là sản phẩm trung hạn từ hoạt động tỉa thưa và sản phẩm thứ cấp trong lần khai thác cuối cùng. Mô hình này có thể trồng xen canh cây lương thực trong năm đầu tiên. Phụ lục D Sổ tay thực hiện dự án (PIM), trình bày chi tiết về cơ chế lâm sinh.

- Nhằm cải thiện khả năng lợi nhuận của hoạt động sản xuất gỗ xẻ, rừng trồng cần có:


  • Tỷ lệ sống của cây trồng cao;

  • Tăng trưởng nhanh để sản xuất được gỗ xẻ trong thời gian ngắn nhất có thể (gỗ dài 2 m và đường kính đầu nhỏ đạt 15 cm được xếp vào loại gỗ xẻ)

  • Hình thái cành tốt: cành tương đối thẳng, ít chạc ba và cành nhánh nhỏ

  • Gỗ xẻ không bị bệnh thối ruột, u bướu và các khuyết điểm khác

- Mô hình này yêu cầu phải tỉa thân, tỉa cành và tỉa thưa nhằm cải thiện chất lượng gỗ thành phẩm.

2.2.3. Mô hình 03: Mô hình rừng trồng lấy gỗ hỗn giao: (Trồng cây bản địa hoặc cây lá rộng hỗn loại với cây mọc nhanh chu kỳ ngắn với mục tiêu vừa lấy gỗ nhỏ và gỗ lớn)

- Rừng trồng các cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...) và mọc chậm là những loài cây gỗ lớn có giá trị (cây bản địa), mật độ 1.428 cây/ha, trồng trên khu vực sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ. Những loài mọc nhanh được khai thác Sau 5 đến 7 năm để lấy gỗ ván dăm hoặc gỗ lớn Sau 12 đến 15 năm, trong khi đó các loài cây bản địa như Sến trung, Sao đen, dầu rái, lim xanh, cây huỳnh, v.v cần được quản lý từ 20 năm trở lên để lấy gỗ. Chi tiết cơ chế lâm sinh tham khảo Phụ lục E Sổ tay thực hiện dự án (PIM).

- Rừng trồng hỗn giao các loài cây mọc nhanh và các loài cây lấy gỗ có giá trị có những lợi ích Sau đây:


  • Rừng trồng hỗn giao cho các sản phẩm đa dạng và ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả thị trường như hiện tượng giá gỗ giấy/gỗ ván dăm giảm mạnh trong những năm gần đây.

  • Những lâm phần hỗn giao ít xảy ra sâu bệnh.

  • Rừng trồng hỗn giao ít bị ảnh hưởng bởi bão gió.

  • Tận dụng địa điểm trồng rừng hiệu quả hơn so với rừng trồng thuần loài.

  • Có sự đa dạng hơn về loài cây trồng trong rừng trồng hỗn giao so với rừng độc canh, đặc biệt là có trồng nhiều hơn một loài cây bản địa.

  • Trồng xen canh cây lương thực thường có tỷ lệ thành công hơn trên những lập địa xấu so với những lâm phần thuần loài.

  • Rừng trồng hỗn giao có tiềm năng hấp thu khi các bon cao hơn và lâu hơn đặc biệt là nếu gỗ thành phẩm được sử dụng làm đồ nội thất và trong xây dựng.

  • Lỗi nghiêm trọng trong việc lựa chọn loài cây trồng có thể dễ dàng được sửa chữa trong những rừng trồng hỗn giao so với rừng độc canh.

Mô hình này có một số biến thể trồng hỗn giao hai loài cây:

a) Các loài cây mọc nhanh và loài lấy gỗ lớn được trồng cách hàng và trong cùng thời điểm.

- Loài lấy gỗ phải có thể sinh trưởng bình thường dưới bóng của các loài cây mọc nhanh. Có hai phương án: a) chặt cây mọc nhanh Sau 5 đến 7 năm để lấy gỗ ván dăm và các loài lấy gỗ lớn được trông nom cho đến khi đạt kích thức có thể khai thác, hoặc b) tỉa thưa loài cây mọc nhanh còn những cây còn lại được trồng để lấy gỗ và khai thác Sau 12 đến 15 năm. Cây bản địa được quản lý cho đến tuổi khai thác là 20-30 năm.

- Trồng các loài lấy gỗ lớn dưới tán cây mọc nhanh. Trồng cây mọc nhanh trước và Sau 1-3 năm mới trồng cây lẫy gỗ lớn. Sau 5-7 năm tiến hành khai thác cây mọc nhanh để lấy gỗ ván dăm, giữ lại cây lấy gỗ cho đến khi được khai thác khoảng 20 năm hoặc lâu hơn.

b) Trồng loài cây lấy gỗ lớn và loài cây mọc nhanh ở hai khu vực khác nhau trên cùng một lô rừng.

- Cần phải làm như vậy nếu cây lấy gỗ không thể sinh trưởng được dưới tán như xà cừ, huỳnh, muồng đen và các loài không ưa bóng khác. Tiến hành chặt các loài mọc nhanh khi đủ từ 5-7 tuổi và trồng lại khu vực này cho chu kỳ khai thác tiếp theo.



c) Trồng làm ranh giới: cây lấy gỗ lớn được trồng dọc theo các đường ranh giới giữa các lô rừng trồng.

Cây mọc nhanh được khai thác để lấy gỗ ván dăm hoặc gỗ lớn, và Sau đó trồng lại. Khai thác loài lấy gỗ Sau khi đạt tới kích thước có thể bán được.

Có thể trồng xen canh cây lương thực Sau khi chuẩn bị lập địa và trồng cây mọc nhanh.

2.2.4. Mô hình 04: Mô hình rừng trồng cây lấy gỗ và loài ngoài gỗ:

a) Rừng trồng cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...) trồng cùng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ (Quế, Gió bầu, mây và Tre) trên cùng một khu vực trồng rừng, luân kỳ ngắn từ 5 - 7 năm, thời gian trả nợ là 7 năm. Lâm sản ngoài gỗ có thể bao gồm như dầu, gia vị, thuốc, mây và các lâm sản ngoài gỗ khác, phụ thuộc vào loài cây trồng.

Lâm sản ngoài gỗ như cây mây được trồng dưới các loài cây mọc nhanh. Mây là loại ưa bóng và cần cây khác hỗ trợ. Một số loài như mây nếp, việc khai thác sợi mây có thể bắt đầu từ năm thứ 4 hoặc thứ 5 sau khi trồng và thu hoạch hàng năm Sau thời điểm này. Chi tiết về cơ chế lâm sinh, tham khảo Phụ lục F Sổ tay thực hiện dự án (Pim).



b) Rừng trồng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ trồng cùng cây lấy gỗ (các loài Keo, cây bản địa) được trồng theo khu vực trên cùng một diện tích luân kỳ dài, thời gian trả nợ là 15 năm.

Những khu vực trồng loài cây lấy gỗ lớn và loài cây mọc nhanh ở hai khu vực khác nhau trên cùng một lô rừng. Trường hợp cây lấy gỗ không thể sinh trưởng được dưới tán rừng các loài cây xà cừ, huỳnh, muồng đen và các loài không ưa bóng khác. Tiến hành chặt các loài mọc nhanh khi đủ từ 5-7 tuổi và trồng lại khu vực này cho chu kỳ khai thác tiếp theo.



      1. Mô hình 5: Chuyển đổi rừng trồng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn thành rừng trồng chu kỳ dài.

Chuyển đổi rừng trồng sản xuất các loài cây mọc nhanh chu kỳ ngắn (luân kỳ thông thường 7 năm), kéo dài thêm thời gian chăm sóc, quản lý bảo vệ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng (tỉa thưa, chặt nuôi dưỡng, vệ sinh rừng...) để chuyển thành rừng trồng các loài cây mọc nhanh chu kỳ dài nhằm sản xuất gỗ xẻ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm; thời gian trả nợ là 15 năm.

Thực hiện chuyển đổi rừng trồng theo Mô hình 05 sẽ chỉ thực hiện trên những diện tích rừng trồng trước đây của dự án, đảm bảo tuân thủ về mặt môi trường và kỹ thuật theo quy định của dự án đã ban hành

Trên đây là 05 mô hình trồng rừng cơ bản sẽ phát triển và được mở rộng trong vùng Dự án. Trong quá trình thực hiện Dự án, Ban QDDA các tỉnh sẽ tiến hành đánh giá các mô hình trồng rừng đại diện cho các loại đất khác nhau trong tỉnh. Việc đánh giá này nằm trong các hoạt động phụ của dự án, đã được ghi nhận thông qua các điều khoản hỗ trợ về kỹ thuật, bao gồm hỗ trợ cho công tác đánh giá, xây dựng mô hình thử nghiệm trên hiện trường và tài liệu hoá hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền phổ cập các mô hình, tạo thuận lợi cho 6 tỉnh hợp tác thiết lập và áp dụng mô hình trong hệ thống quản lý dự án vay vốn trồng rừng. Các mô hình trồng rừng còn là cơ sở cho quá trình xét duyệt vốn vay và cho công tác giám sát theo dõi trong quá trình thực hiện.

Chi phí đầu vào, đầu ra của việc sản xuất và hạch toán tài chính cho mỗi mô hình trồng rừng sẽ được dự toán và sẽ tạo cơ sở cho mỗi hộ gia đình định lượng vốn vay để đầu tư cho trồng rừng. Tính toán so sánh các thông số đầu vào và đầu ra, đặc biệt là các thông số liên quan đến chất lượng và số lượng của đầu vào với các thông số đạt được của đầu ra, trong đó quan trọng nhất là sản lượng có thể thu được. Đây là cơ sở để giám sát, theo dõi các hộ trồng rừng trong quá trình lựa chọn.

Bảng 2: Các mô hình trồng rừng của dự án


Mô hình

Đặc điểm của mô hình

Lập địa trung bình

Lập địa tốt

Chu kỳ ngắn

Chu kỳ dài

Nông lâm kết hợp

Cây bản địa

Gỗ nguyên liệu bột giấy

Gỗ xẻ

Quả. hạt. gia vị. lâm sản ngoài gỗ 1

Đầu tư phân bón trung bình

Đầu tư phân bón cao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

Mô hình 1

Chu kỳ ngắn - Sản lượng trung bình

Mô hình này trồng độc canh các loài cây mọc nhanh (các loài Keo. Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha để sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ giấy có chu kỳ ngắn, sản lượng trung bình, thông thường từ 5 - 7 năm.

*




*










*







*





Mô hình 2

Chu kỳ dài – Sản lượng cao

Rừng trồng các loài cây mọc nhanh (các loài Keo. Bạch đàn...), mật độ 1.650 cây/ha được thiết lập nhằm sản xuất gỗ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm, thời gian trả nợ là 15 năm.

*




*

*






*

*




*





Mô hình 3

Rừng trồng cây lấy gỗ hỗn giao. chu kỳ dài

Rừng trồng các cây mọc nhanh (các loài Keo. Bạch đàn...) và mọc chậm là những loài cây gỗ lớn có giá trị (cây bản địa), mật độ 1.300-1.500 cây/ha, trồng trên khu vực sản xuất gỗ ván dăm hoặc gỗ xẻ. Mục tiêu vừa lấy gỗ nhỏ và gỗ lớn, luân kỳ trên 10 năm.



*

*

*



*

*

*




*





Mô hình 4

Rừng trồng cây lấy gỗ và loài ngoài gỗ. chu kỳ ngắn và dài

Rừng trồng cây mọc nhanh (các loài Keo, Bạch đàn...) trồng cùng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ (Quế, Gió bầu, mây và Tre) trên cùng một khu vực trồng rừng. luân kỳ ngắn từ 5 - 7 năm. Mục tiêu lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ.

*

*

*










*



*




*


Rừng trồng những loài cây Lâm sản ngoài gỗ trồng cùng cây lấy gỗ (các loài Keo, cây bản địa) được trồng theo khu vực trên cùng một diện tích luân kỳ dài, thời gian trả nợ là 15 năm.

*

*

*

*



*

*

*

*




*


Mô hình 5

Chuyển đổi rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn thành rừng trồng chu kỳ dài

Chuyển đổi rừng trồng sản xuất các loài cây mọc nhanh chu kỳ ngắn của các hộ gia đình đã trồng trước đây thành rừng trồng các loài cây mọc nhanh chu kỳ dài nhằm sản xuất gỗ xẻ có đường kính từ 20 cm trở lên. Luân kỳ từ 10 đến 15 năm; thời gian trả nợ là 15 năm.

*

*



*




*

*

*




*

*


B¶ng 3. §Æc ®iÓm cña c¸c m« h×nh trång rõng


Mô hình


Loài cây


Địa điểm

Chất lượng lập địa

(Chỉ số lập địa)

Sản phẩm

Luân kỳ

(Năm)

Lượng tăng trưởng hàng năm

(m3/ha/ năm)

Năng suất gỗ

(m3)

Gỗ xẻ

(m3)

Bột giấy

(m3)

Gỗ củi

(m3)

1. Mô hình 1

Chu kỳ ngắn - Sản lượng trung bình

Keo, Bạch đàn…

Đồi trung bình

I. II & III

Gỗ ván dăm;

Gỗ xẻ


Củi đun

7

14

98

8

80

10

2. Mô hình 2

Chu kỳ dài – Sản lượng cao

Keo, Bạch đàn…

Đồi trung bình

I & II

Gỗ xẻ;

Ván dăm


Củi đun

15

20

150

50

85

15

3. Mô hình 3

Rừng trồng cây lấy gỗ hỗn giao. chu kỳ dài

Keo, Bạch đàn…
Sao đen.

Dầu rái, Lim xanh



Đồi trung bình

I & II

Gỗ xẻ;

Củi đun


7

20-25


10

8


70

200


6

140


56

0


8

60


4. Mô hình 4

Rừng trồng cây lấy gỗ và loài ngoài gỗ. chu kỳ ngắn và dài

Keo

Mây,


Quế…

Đồi trung bình

I & II

Gỗ xẻ;

Ván dăm


Củi đun

Lâm sản ngoài gỗ



7

15


10

8


70

140


8

130


56

0


6

10


5. Mô hình 5

Chuyển đổi rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn thành rừng trồng chu kỳ dài

Keo, Bạch đàn…

Đồi trung bình

I & II

Gỗ xẻ;

Ván dăm


Củi đun

15

20

140

50

75

15


tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương