CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]



tải về 1.69 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

A. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ


Các từ ngữ dùng trong Cẩm nang Tín dụng này được hiểu như sau:

  • Hộ trồng rừng tham gia dự án là hộ gia đình có thành viên trong gia đình đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp mà thửa đất này được quy hoạch là đất trồng rừng dự án, đồng thời có đăng ký tham gia dự án;

  • Cho vay bằng nguồn vốn mới của Dự án là cho vay bằng nguồn vốn rút từ tài khoản đặc biệt của Dự án theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao. Cho vay bằng nguồn vốn Dự án được thực hiện cho đến khi hoàn thành rút hết vốn theo Hiệp định từ Ngân hàng thế giới.

  • Cho vay bằng nguồn vốn quay vòng là sử dụng nguồn vốn thu hồi nợ để tiếp tục cho vay các hộ trồng rừng theo quy định của Dự án trong phạm vi kế hoạch dư nợ được giao. Cho vay quay vòng được thực hiện khi Tổng giám đốc chưa thông báo giảm dư nợ để trả nợ Bộ Tài chính hoặc khi có thông báo giảm dư nợ để trả Bộ Tài chính nhưng số thu nợ vượt số thông báo kế hoạch giảm dư nợ. Việc cho vay bằng nguồn vốn quay vòng do NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào kế hoạch thu nợ để tự cân đối dư nợ với chỉ tiêu kế hoạch được giao.

  • Khả năng tài chính của khách hàng vay là khả năng về vốn, tài sản của khách hàng vay để bảo đảm hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán.

  • Khách hàng vay là các hộ gia đình tham gia trồng rừng Dự án có đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Cẩm nang Tín dụng Dự án;

  • Bảo đảm tiền vay là việc NHCSXH áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay;

  • Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên thế chấp và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.

  • Bên nhận bảo đảm là NHCSXH nơi cho vay;

  • Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm;

  • Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm.

  • Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.

  • Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với NHCSXH bao gồm tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi phạt quá hạn, các khoản phí (nếu có) được ghi trong Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn mà khách hàng vay phải trả theo quy định của pháp luật.

  • Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

- Tài sản được hình thành từ vốn vay

- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.


B. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG


I. Khái quát chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng đề cập trong Cẩm nang Tín dụng là những quy định chung nhất, mang tính nguyên tắc, khi NHCSXH thực hiện cho vay tới khách hàng theo Dự án.



II. Chính sách cho vay

    1. Khách hàng mục tiêu

NHCSXH cho vay tới các Hộ gia đình tham gia trồng, chăm sóc rừng trồng của Dự án;

    1. Nguyên tắc cho vay

Người vay phải đảm bảo:

  • Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;

  • Hoàn trả nợ vay [gốc, lãi] đủ và đúng hạn theo Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn.

    1. Địa bàn thực hiện trồng rừng Dự án

Địa bàn thực hiện trồng rừng Dự án là diện tích được quy hoạch và thiết kế để trồng rừng tại những xã tham gia thực hiện Dự án thuộc 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và Nghệ An.

Danh sách xã và huyện thực hiện trồng rừng Dự án sẽ do Tổng giám đốc NHCSXH thông báo từng thời kỳ.



    1. Tổng nguồn vốn tín dụng thực hiện Dự án

Nguồn vốn thực hiện Dự án bao gồm 2 khoản:

4.1. Khoản tài trợ vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 28/4/2005.



  • Tổng số khoảng 32,71 triệu USD (tương đương 22.600.000 SDR), được rút vốn đến ngày 27/2/2013, thực hiện dự án tại 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi (trừ huyện Bình Sơn), Bình Định (trừ huyện Hoài Ân) và Thừa Thiên Huế

  • Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính theo 25 kỳ bán niên bằng nhau (4% số gốc) vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2012 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2024.

4.2. Khoản tài trợ bổ sung vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 26/11/2012.

  • Tổng số khoảng 11,85 triệu USD (tương đương 7.750.000 SDR) được rút vốn đến ngày 31/3/2015, thực hiện dự án tại 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá và Nghệ An.

  • Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2017 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2036.

    1. Tỷ lệ vốn tự có tham gia của người vay

Trong mọi trường hợp:

  • Phần tham gia của người vay: tối thiểu 25% chi phí của phương án sử dụng vốn dưới các hình thức: bằng tiền, hiện vật hoặc nhân công;

  • NHCSXH cho vay: tối đa 75% chi phí của mỗi phương án sử dụng vốn.

    1. Mục đích sử dụng vốn vay

Khi quyết định cho vay, NHCSXH cho vay cần xem xét mục đích vay vốn.

Về nguyên tắc: mục đích vay vốn phải là hợp pháp và phù hợp với thực tiễn trồng rừng Dự án.

Mục đích vay vốn phải phù hợp với mục tiêu của Dự án, cụ thể:


  • Trang trải các chi phí trồng mới kết hợp chăm sóc hoặc tiếp tục quá trình trồng, chăm sóc rừng trồng như: cây giống, phân bón, nhân công, công cụ lao động, vận chuyển (cây giống, phân bón);

  • Trang trải các chi phí khác liên quan phục vụ cho việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng, như: thuốc trừ sâu bệnh, nhân công chăm sóc và bảo vệ, khai thác, vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch.

    1. Mức cho vay

Mức cho vay đối với mỗi phương án sử dụng vốn được căn cứ:

  • Nhu cầu vay vốn của người vay (tối đa 75% chi phí trồng rừng);

  • Mô hình trồng rừng;

  • Đối tượng vay vốn cụ thể;

  • Khả năng trả nợ của người vay;

  • Mức cho vay tối đa một ha để trồng mới đối với từng loại cây trồng sẽ do Tổng giám đốc NHCSXH thông báo từng thời kỳ.

Hiện nay mức cho vay tối đa được quy định như sau:

- Đối với mô hình 01, 04 (Mô hình rừng trồng cây mọc nhanh và những loài cây lâm sản ngoài gỗ luân kỳ ngắn, sản lượng trung bình), mức trần cho vay là 20 triệu đồng/ ha;

- Đối với mô hình 02, 03, 04 (Mô hình rừng trồng cây gỗ lớn và những loài cây lâm sản ngoài gỗ (Luân kỳ dài, sản lượng cao), mức trần cho vay là 25 triệu đồng/ ha;

- Đối với mô hình chuyển đổi từ mô hình 01 thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (Luân kỳ dài, sản lượng cao), cho vay bổ sung 10 triệu đồng/ ha.

- Các khoản cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo mức cho vay đã ghi trên Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn


  • Diện tích tối đa của một hộ tham gia trồng rừng được vay vốn dự án sẽ do Tổng giám đốc thông báo từng thời kỳ. Diện tích tối đa hiện nay được quy định là 10 ha/hộ.

    1. Điều kiện để được vay vốn

NHCSXH xem xét cho vay khi người đề nghị vay vốn có đủ điều kiện sau:

  • Thuộc khách hàng mục tiêu (xem phần “Khách hàng mục tiêu”);

  • Có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;

  • Cư trú hợp pháp tại xã thực hiện Dự án (là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã xác nhận);

  • Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng (cấp mới lần đầu hoặc đã được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng sau khi nhận chuyển nhượng) đối với diện tích đất sẽ trồng hoặc chăm sóc rừng sản xuất bằng vốn vay;

  • Mục đích vay vốn phù hợp với quy định của dự án;

  • Có khả năng tài chính để chi trả khoản nợ trong thời gian cam kết. Không có nợ quá hạn trên 6 tháng hoặc nợ khó đòi tại NHCSXH nơi cho vay;

  • Có vốn tự có tham gia (xem phần “Tỷ lệ vốn tự có tham gia của người vay”);

  • Phương án vay vốn khả thi, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. Việc trồng, chăm sóc rừng phù hợp với thiết kế trồng rừng của Dự án về địa điểm, mô hình, kỹ thuật,…;

  • Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Pháp luật và theo văn bản hướng dẫn hiện hành của NHCSXH.

  • Đối với trường hợp vay vốn để tiếp tục trồng, chăm sóc rừng đã được trồng trước đây hoặc rừng đã nhận chuyển nhượng thì diện tích rừng đã trồng trước đây đã được nghiệm thu bởi Ban quản lý dự án huyện.

Đối với trường hợp hộ đã tham gia trồng rừng, nhưng rừng đã khai thác nay tiếp tục có nhu cầu vay vốn để trồng tiếp trên diện tích đó thì người vay có thêm điều kiện:

- Thực hiện trả nợ (lãi, hoặc gốc + lãi) đúng kỳ hạn đã cam kết ghi trên Sổ vay vốn hoặc khế ước nhận nợ;

- Dư nợ cũ và số vốn xin vay tiếp không vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định hiện hành của Tổng giám đốc NHCSXH đối với Dự án PTNLN.

Đối với trường hợp hộ đã trồng rừng sản xuất gỗ ván dăm hiện tại (luân kỳ thông thường 7 năm), kéo dài thêm thời gian chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ để chuyển thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (luân kỳ dài 15 năm) được xem xét cho vay bổ sung với tổng thời hạn cho vay tối đa là 15 năm, việc xem xét cho vay khi người vay có thêm các điều kiện sau:



  • Đơn xin chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng trồng (Mẫu số 25/FSDP);

  • Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thẩm định, phê duyệt.

    1. Thời hạn cho vay: Trong mọi trường hợp, thời hạn cho vay không được quá 15 năm. NHCSXH nơi cho vay quyết định thời hạn cho vay dựa trên tiêu chí sau:

  • Mục đích và đối tượng vay vốn, chu kỳ trồng rừng của từng mô hình;

  • Khả năng trả nợ của người vay;

  • Thời hạn được sử dụng đất lâm nghiệp còn lại;

Hạn trả nợ cuối cùng:

  • Hạn trả nợ cuối cùng không quá ngày 30 tháng 9 năm 2024 đối với khoản vay bằng nguồn tài trợ theo Hiệp định 3953-VN (4 tỉnh thực hiện dự án Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế).

  • Hạn trả nợ cuối cùng không quá ngày 15 tháng 11 năm 2036 đối với khoản vay bằng nguồn tài trợ theo Hiệp định 5070-VN.

Thời gian ân hạn:

  • Phụ thuộc chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng;

  • Tối đa không quá 5 năm;

  • Trong thời gian ân hạn, người vay chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.

  • Các khoản cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo thời gian ân hạn đã ghi trên Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn

Định kỳ hạn trả nợ:

  • NHCSXH nơi cho vay và người vay thoả thuận định kỳ hạn trả nợ gốc làm nhiều lần: có thể 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần (sau khi đã hết thời gian ân hạn).

    1. Các loại cho vay

  • Khoản vay ngắn hạn là khoản vay với thời hạn đến 12 tháng;

  • Khoản vay trung hạn là khoản vay với thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng;

  • Khoản vay dài hạn là khoản vay với thời hạn trên 60 tháng.

    1. Lãi suất cho vay

11.1. Cơ sở quyết định lãi suất cho vay:

  • Các quy định trong Hiệp định đã ký;

  • Không thấp hơn lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH, trường hợp Chính phủ có quyết định thay đổi mức lãi suất cho vay hộ nghèo thì lãi suất cho vay của NHCSXH đến các hộ trồng rừng sẽ thay đổi tương ứng;

  • Phải trang trải đủ chi phí hoạt động của NHCSXH khi thực hiện Dự án, trả lãi nguồn vốn vay lại từ Bộ Tài chính và dự phòng rủi ro tín dụng;

11.2. Thẩm quyền ban hành lãi suất cho vay:

  • Trên cơ sở quy định lãi suất như trên, Tổng giám đốc NHCSXH sẽ thông báo lãi suất cho vay từng thời kỳ.

11.3. Mức lãi suất cho vay hiện nay:

  • Mức lãi suất cho vay hiện tại là 0,65%/tháng;

  • Các khoản cho vay đã ký và giải ngân trước đây vẫn thực hiện theo lãi suất đã ghi trên Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn

  • Lãi suất nợ quá hạn: bằng 150% của lãi suất cho vay trong hạn.

11.4. Trả lãi tiền vay:

  • Lãi tiền vay được trả theo định kỳ tháng.

    1. Phương thức cho vay

  • NHCSXH cho vay trực tiếp đến người vay;

  • NHCSXH cho vay trực tiếp đến người vay nhưng có ủy thác 1 số công việc cho bốn tổ chức chính trị - xã hội và người vay tham gia Tổ TK&VV. Bốn Tổ chức chính trị - xã hội là: Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    1. Kế hoạch giải ngân

13.1. Trường hợp vay để trồng mới rừng:

  • Số tiền cho vay sẽ được giải ngân trong 2 năm đầu của quá trình trồng rừng với tỷ lệ các năm như sau:

- Lần thứ nhất: tối đa 50%;

- Lần thứ hai: số tiền duyệt cho vay còn lại.

13.2. Trường hợp vay vốn để tiếp tục trồng và chăm sóc rừng trồng (chỉ xem xét trong vòng 2 năm đầu của quá trình trồng rừng):


  • Số tiền cho vay được giải ngân làm một hoặc hai lần trên cơ sở: số năm còn lại của quá trình trồng rừng [ví dụ: năm đầu trồng rừng (2007) chưa có nhu cầu vay hoặc chưa vay, vào năm trồng rừng thứ hai (2008) người trồng rừng mới đề nghị vay để thực hiện tiếp quá trình trồng và chăm sóc: trường hợp này chỉ giải ngân 1 lần, số tiền cho vay được giải ngân tương ứng với số tiền giải ngân quy định tại tiết 13.1 điểm 13 mục này và tổng số tiền phê duyệt cho vay tối đa bằng 50% mức cho vay tối đa theo quy định đối với 1 ha, theo quy định tại điểm 7 mục này.

13.3. Trường hợp cho vay vốn bổ sung đối với mô hình chuyển đổi: Số tiền cho vay sẽ được giải ngân thành 2 lần:

- Giải ngân lần 01: 50% số vốn vay khi hoàn thành hồ sơ



- Giải ngân lần 02: số vốn còn lại sau khi được nghiệm thu việc tỉa thưa rừng trồng.

    1. Điều kiện giải ngân

14.1. NHCSXH chỉ thực hiện giải ngân cho người vay vốn khi các điều kiện sau được thỏa mãn:

  • NHCSXH nơi cho vay và người vay đã ký khế ước nhận nợ, sổ vay vốn;

  • Đã hoàn thành các thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định;

  • Rừng trồng đã được nghiệm thu bởi Ban quản lý dự án huyện trước khi giải ngân lần thứ hai (đối với cho vay để trồng mới) hoặc đã được nghiệm thu việc tỉa thưa rừng trồng bởi Ban quản lý dự án huyện (đối với cho vay bổ sung với mô hình chuyển đổi) hoặc lần giải ngân đầu tiên (đối với cho vay rừng đã trồng);

  • Tại thời điểm giải ngân không có nợ quá hạn trên 6 tháng hoặc nợ khó đòi tại NHCSXH nơi cho vay;

  • Giải ngân lần thứ 2 (đối với cho vay để trồng mới), người vay phải xuất trình cho NHCSXH nơi cho vay giấy tờ chứng minh đã mua cây giống của các đơn vị cung cấp cây giống hợp pháp được dự án chấp nhận, ngân hàng nơi cho vay phô tô 01 liên để lưu vào hồ sơ cho vay.

14.2. Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện giải ngân nêu trên hoặc NHCSXH nơi cho vay phát hiện người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không hiệu quả thì NHCSXH:

  • Không tiếp tục giải ngân cho đến khi người vay đáp ứng được các yêu cầu giải ngân;

  • Trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục đích NHCSXH ngừng cho vay và thu hồi nợ cho vay trước hạn hoặc chuyển dư nợ của người vay sang nợ quá hạn.

    1. Thông báo chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn

  • Trong giai đoạn rút vốn từ Ngân hàng thế giới để triển khai Dự án, hàng năm, căn cứ kế hoạch trồng rừng được Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) phê duyệt, Tổng giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ làm cơ sở để các chi nhánh NHCSXH triển khai thực hiện.

  • Trong quá trình thực hiện, tùy thuộc tiến độ thực hiện trên thực tế và nhu cầu vay vốn của khách hàng, chi nhánh NHCSXH nơi cho vay có thể lập kế hoạch bổ sung, điều chỉnh trình Tổng giám đốc phê duyệt.

  • NHCSXH nơi cho vay được sử dụng nguồn vốn thu hồi nợ để tiếp tục cho vay các hộ trồng rừng theo quy định của Dự án trong phạm vi kế hoạch dư nợ được giao. Việc giải ngân bằng nguồn vốn quay vòng, NHCSXH nơi cho vay không phải sao kê sau giải ngân gửi ngân hàng cấp trên như trường hợp cho vay tăng trưởng vốn mới.

  • Khi đến thời kỳ trả nợ gốc vốn vay cho Bộ Tài chính, hàng năm, căn cứ lịch trả nợ gốc vốn vay Bộ Tài chính và tổng hợp sao kê kế hoạch nợ gốc đến hạn trả trong năm kế hoạch của các chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện dự án, Ban quản lý Dự án lập kế hoạch giảm chỉ tiêu dư nợ từng chi nhánh trình Tổng giám đốc. Căn cứ chỉ tiêu giảm dư nợ được Tổng giám đốc giao và sao kê nợ đến hạn trong năm kế hoạch của các huyện thực hiện dự án, NHCSXH tỉnh thông báo chỉ tiêu giảm dư nợ cho từng huyện để có kế hoạch thực hiện thu hồi và giảm dư nợ cho vay tương ứng.

  1. Chu trình luân chuyển vốn Dự án

  • (1) Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao và nhu cầu vay vốn trồng rừng sản xuất của khách hàng trên địa bàn, NHCSXH nơi cho vay cân đối nguồn vốn tại đơn vị để giải ngân cho vay bằng nguồn vốn mới của Dự án, trường hợp không đủ vốn để giải ngân, đơn vị lập điện báo đề nghị ngân hàng cấp trên chuyển vốn để kịp thời giải ngân.

  • (2) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày giải ngân vốn vay cho khách hàng (giải ngân bằng nguồn vốn mới của Dự án), NHCSXH nơi cho vay lập sao kê giải ngân gửi chi nhánh NHCSXH tỉnh. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được sao kê giải ngân của NHCSXH nơi cho vay, chi nhánh NHCSXH tỉnh tổng hợp sao kê trong toàn tỉnh gửi Ban Quản lý Dự án.

  • (3) Căn cứ tổng hợp sao kê giải ngân từ các tỉnh, Ban quản lý Dự án làm thủ tục rút vốn từ tài khoản đặc biệt chuyển tới Sở giao dịch số tiền đã giải ngân, đồng thời gửi Bảng Tổng hợp sao kê các khoản đã giải ngân đến WB và Bộ Tài chính để làm thủ tục rút vốn từ WB bổ sung vào tài khoản đặc biệt của NHCSXH.

  • (4) Thu hồi nợ gốc cho vay khi đến hạn;

  • (5) NHCSXH nơi cho vay cân đối nguồn để tiếp tục cho vay quay vòng trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch dư nợ được giao.

  • (6) Khi được giao giảm chỉ tiêu kế hoạch dư nợ để thu hồi vốn trả Bộ Tài chính, NHCSXH nơi cho vay thu hồi nợ để thực hiện giảm dư nợ theo chỉ tiêu dư nợ được giao. Khi thu hồi nợ giảm chỉ tiêu kế hoạch, NHCSXH nơi cho vay được sử dụng vốn thu nợ để cân đối vốn hoạt động tại đơn vị, nếu vượt định mức Quỹ an toàn chi trả được giao thì điều chuyển vốn về NHCSXH cấp trên theo quy đinh.

  • (7) Hội sở chính NHCSXH cân đối nguồn vốn hoạt động để hoàn trả nợ vay Ngân hàng Thế giới cho Bộ Tài chính theo quy định trong Thỏa thuận vay vốn phụ.


Ngân hàng Thế giới



Bộ Tài chính


(3)

(7)


Hội sở chính NHCSXH



Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Phòng Giao dịch NHCSXH huyện

Khách hàng vay vốn

(6)

(1)

(2)




    1. Địa điểm giải ngân, thu nợ, thu lãi

Việc tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác theo nguyên tắc:

- Đối với hộ vay trực tiếp: việc giải ngân, thu nợ, thu lãi tại Ngân hàng nơi cho vay hoặc tại Điểm giao dịch theo Thông báo của NHCSXH nơi cho vay;

- Đối với hộ gia đình vay vốn thông qua Tổ TK&VV thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi tại Điểm giao dịch.

- Trường hợp người vay không trực tiếp nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền vay. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật (khi ủy quyền phải có xác nhận của UBND xã trên mẫu số 19/TD).




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương