CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]



tải về 1.69 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

R. TỔNG QUAN DỰ ÁN


Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp (Dự án) trong khuôn khổ Ch­­ương trình Phát triển Ngành Lâm nghiệp giữa Chính phủ và các đối tác, các nhà tài trợ. Dự án gồm có hai trọng tâm chính: (i) Phát triển trồng rừng sản xuất ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam; và (ii) Quỹ bảo tồn thiên nhiên. Trong giai đoạn đầu (từ 2005 đến 2011), Dự án dự kiến tài trợ trồng khoảng 66.000 ha rừng sản xuất chủ yếu là do các hộ gia đình quy mô vừa và nhỏ thực hiện tại 4 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Trong giai đoạn sau (từ 2012 đến 2015), Dự án dự kiến tài trợ trồng 25.000 ha rừng sản xuất tại sáu tỉnh (thêm Thanh Hóa và Nghệ An).

    1. Các mục tiêu của dự án

  • Đư­­a đất rừng sản xuất chư­­a được sử dụng hợp lý vào quản lý có hiệu quả hơn và làm tăng sản xuất gỗ bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình.

  • Thiết lập một khu vực trồng rừng tư­ nhân dựa vào các hộ t­ư nhân ở các tỉnh dự án.

  • Duy trì tính đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu

  • Cải thiện công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc tế.

    1. Các hợp phần của Dự án

Dự án sẽ đạt được các mục tiêu của mình bằng cách thực hiện 4 hợp phần sau:

  • Hợp phần 1: Phát triển thể chế;

  • Hợp phần 2: Trồng rừng của các hộ gia đình quy mô nhỏ;

  • Hợp phần 3: Rừng đặc dụng;

  • Hợp phần 4: Quản lý, kiểm tra và đánh giá dự án.

    1. Hợp phần tín dụng (thuộc Hợp phần 2)

  • Mục tiêu tổng quát của hợp phần 2 là xây dựng năng lực kỹ thuật và tài chính của chủ đất (đặc biệt là của các hộ nông dân nhỏ) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất kỹ thuật trồng rừng trong thực tế để tạo ra những cánh rừng trồng th­­ương mại có năng suất, hiệu quả.

  • Hợp phần tín dụng này về cơ bản là một kênh tín dụng cung cấp vốn vay ­­ưu đãi tới các hộ gia đình và các thành viên khác có đủ điều kiện tham gia vào dự án trồng rừng thương mại trong khuôn khổ kỹ thuật và khuôn khổ quy định về quyền sử dụng đất trong tài liệu dự án. Hợp phần tín dụng dự kiến được thực hiện vào giữa năm 2004. Tuy nhiên, để xác định được công việc của kế hoạch thực hiện thì đối tượng khách hàng, hộ gia đình phải được xác định cụ thể.

  • Việc tham gia vào các hoạt động trồng rừng trên cơ sở tự nguyện và dựa trên nhu cầu. Dự án sẽ tập trung vào các nỗ lực dựa theo nhu cầu bằng cách cung cấp cho các hộ gia đình những điều khoản ư­­u đãi: (i) thời hạn vay ­ưu đãi, (ii) các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng, (iii) trợ giúp trong việc cấp đất, (iv) cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư­­; (v) tạo ra nhiều mô hình trồng rừng khác nhau cho các hộ nông dân lựa chọn.

    1. Quản lý dự án ở cấp quốc gia

  • Ban chỉ đạo dự án Quốc gia (BCĐ DA QG) liên bộ, do Bộ NN&PTNT chủ trì nhằm chỉ đạo về mặt chính sách tổng thể và đánh giá định kỳ việc thực hiện dự án.

  • Ban Điều phối dự án cấp quốc gia (BĐP) được thành lập để phụ trách việc điều phối và quản lý Dự án chung ở cả cấp quốc gia và tỉnh, đấu thầu tập trung hóa, quản lý tài chính, theo dõi và báo cáo. BĐP cũng chịu trách nhiệm về việc phối hợp và liên hệ với Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp. BĐP còn có trách nhiệm về việc thực hiện các hoạt động dự án ở cấp quốc gia liên quan đến hợp phần làm rõ các chính sách, phát triển thể chế và thị trường và Quỹ bảo tồn thiên nhiên.

  • BĐP có trách nhiệm về việc thực hiện dự án, quản lý và theo dõi, theo đúng thỏa thuận giữa Chính phủ và Ngân hàng thế giới.

Quản lý dự án ở cấp tỉnh, huyện và xã

Phần lớn các hoạt động liên quan đến phát triển trồng rừng kinh doanh đều được tiến hành tại thực địa. Việc thực hiện trên thực địa thuộc trách nhiệm trực tiếp của các tỉnh, huyện và xã nằm trong dự án.



Ở mỗi tỉnh thành lập:

  • Ban quản lý dự án (BQLDA) cấp tỉnh đặt tại sở NN&PTNT;

  • Ban điều hành dự án cấp tỉnh (BĐHDAT) để chỉ đạo BQLDA Tỉnh.

Phương án tốt nhất nhằm tránh một cơ cấu trùng lắp và để tăng cường sự phối hợp giữa các dự án lâm nghiệp trong tỉnh là Ban điều hành dự án 5 triệu ha rừng cấp tỉnh cũng có thể đóng vai trò điều hành DAPTLN ở tỉnh.

BQLDA tỉnh sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện dự án, quản lý và Kiểm tra dự án trong phạm vi tỉnh, sự phối hợp hoạt động của dự án và cơ chế quản lý, bao gồm cả việc hỗ trợ thành lập Ban điều hành dự án tỉnh và Ban quản lý dự án huyện ở mỗi huyện thực hiện dự án.



Tại mỗi huyện tham gia dự án thành lập:

Ban quản lý dự án huyện trực thuộc BQLDA tỉnh. Các Ban quản lý dự án huyện sẽ được lồng ghép chặt chẽ vào hoạt động thường nhật của bộ máy quản lý hành chính cấp huyện.

Các Ban quản lý dự án huyện sẽ có trách nhiệm về việc thực hiện dự án, quản lý và Kiểm tra dự án trong phạm vi huyện; sự phối hợp hoạt động của dự án và cơ chế quản lý, bao gồm cả việc hỗ trợ thành lập và hoạt động của Nhóm công tác dự án cấp xã.



Ở cấp xã dự kiến có:

Các Tổ công tác dự án cấp xã. Vai trò của các Tổ công tác này sẽ ít mang tính chính thức hơn nhưng dự kiến họ sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND xã, là đầu mối liên lạc và là nơi thúc đẩy việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân cho dự án ở cấp xã.

    1. Cơ chế dự án

Ch­­ương trình sẽ được thực hiện dưới sự Kiểm tra của Ban điều hành dự án 5 triệu ha rừng. Đây cũng sẽ là Ban điều hành của Dự án PTNLN, vạch ra các định hướng, chính sách và là đầu mối sắp xếp các công việc của Dự án.

Bộ Tài chính sẽ cho NHCSXH vay lại khoản vốn tín dụng này theo Hiệp định vay phụ được ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH.

NHCSXH:

  • Ban Quản lý dự án PTNLN là đầu mối thực hiện hợp phần tín dụng này.

  • Để chỉ đạo và thực hiện các mảng nghiệp vụ liên quan, tại Hội sở chính có sự tham gia của các Ban và đơn vị nghiệp vụ khác như: Kế toán & Quản lý Tài chính, Tín dụng học sinh sinh viên và các đối tượng khác, Kế hoạch Nguồn vốn, Trung tâm CTTT và Sở giao dịch. Hoạt động chính gồm: (i) Quản lý chung hợp phần tín dụng (ii) Hoàn chỉnh cẩm nang tín dụng cho ch­­ương trình tín dụng, (iii) Quản lý tài khoản đặc biệt, (iv) Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thể chế cho các tỉnh và huyện tham gia dự án, đào tạo và hỗ trợ cho các chi nhánh huyện;

  • Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và huyện sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp phần tín dụng này tại địa phương: cho vay, thu nợ.

    1. Thời gian rút vốn dự án

  • Đối với phần vốn được phân bổ theo Hiệp định 3953-VN: hạn cuối là ngày 27/2/2013 dành cho 20 huyện, thị đã và đang thực hiện dự án thuộc 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo danh sách trong Phụ lục 1 dưới đây.

  • Đối với phần vốn được phân bổ theo Hiệp định 5070-VN: hạn cuối là ngày 31/3/2015 dành cho toàn bộ 34 huyện, thị đã, đang và sẽ thực hiện dự án thuộc 6 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa và Nghệ An theo danh sách trong Phụ lục 1 dưới đây.



Sơ đồ 1. Tóm tắt các hợp phần Dự án

Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

Phát triển thể chế

Trồng rừng

Quỹ bảo tồn

Quản lý, Giám sát, Đánh giá

Gắn việc thực hiện ở thực địa với Phát triển thể chế

Lập các Nhóm Lâm nghiệp Trang trại

Xúc tiến cấp Chứng chỉ trồng rừng

Gắn việc thực hiện ở thực địa với Phát triển thể chế

Giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất

Cung cấp dịch vụ khuyến lâm

Thiết kế

trồng rừng



Đầu tư

trồng rừng



Thành lập Quỹ bảo tồn và đưa vào hoạt động

Quản lý Dự án

Lập kế hoạch cho Rừng Đặc Rụng và thực hiện kế hoạch

Giám sát và đánh giá

Dự án


Kiểm tra,

đánh giá





Phụ lục 1
Danh sách các huyện thực hiện dự án

(Tính đến năm 2012)


TT

Tỉnh

Huyện thực hiện

Ghi chú

1

Thừa Thiên Huế: 5

Phú Lộc




2

Hương Trà




3

Phong Điền




4

Nam Đông




5

Hương Thủy




1

Quảng Nam: 4

Tiên Phước




2

Hiệp Đức




3

Quế Sơn




4

Bắc Trà My




1

Quảng Ngãi: 5

Ba Tơ




2

Sơn Tịnh




3

Mộ Đức




4

Trà Bồng




5

Bình Sơn

Thực hiện từ 2012

1

Bình Định: 8

An Nhơn




2

Vân Canh




3

Phù Cát




4

Phù Mỹ




5

Tuy Phước




6

Tây Sơn




7

TP Quy Nhơn

(Xã Phước Mỹ tách ra từ huyện Tuy Phước)

8

Hoài Ân

Thực hiện từ 2012

1

Thanh Hóa: 6

Hà Trung

Thực hiện từ 2012

2

Ngọc Lặc

3

Như Thanh

4

Thạch Thành

5

Triệu Sơn

6

Tĩnh Gia

1

Nghệ An: 6

Đô Lương

Thực hiện từ 2012

2

Diễn Châu

3

Nghi Lộc

4

Tân Kỳ

5

Thanh Chương

6

Yên Thành




Tổng các huyện, thị

34








tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương