CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]


Phương án quản lý, khai thác rừng



tải về 1.69 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Phương án quản lý, khai thác rừng


Điều tra lập địa, quy hoạch sử dụng đất: Trước hết tiến hành điều tra theo lô (lô tối thiểu là 0,5 ha) và phân loại theo nhóm lập địa để làm cơ sở xác định loài cây trồng phù hợp. Kết quả điều tra lập địa sẽ được thảo luận với người dân thôn bản;

Giao đất: Công tác giao đất cho các hộ dân tham gia trồng rừng phải được tiến hành trước khi thiết lập rừng;

Lập kế hoạch hàng năm: Căn cứ để lập kế hoạch hàng năm chủ yếu dựa vào khối lượng công việc đã được xác định trong văn kiện dự án, vào khả năng thực hiện của các địa phương, vào khả năng cấp vốn thực tế;

Thiết kế trồng rừng: Thiết kế trồng rừng phải đảm bảo trồng rừng đạt yêu cầu quản lý rừng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và đa dạng sinh học. Cụ thể là:

          • Về kinh tế: bảo đảm cơ cấu cây trồng phù hợp với ý nguyện của người dân, rừng có năng suất, hiệu quả cao và sản phẩm có khả năng tiêu thụ;

          • Về xã hội: tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân, góp phần xoá đãi giảm nghèo

          • Về môi trường và đa dạng sinh học: không làm thoái hoá đất, nâng cao độ phì, sử dụng đất lâu bền. Tăng khả năng phòng hộ giữ đất, giữ nước, chống xói mòn. Bảo vệ những mảnh rừng tự nhiên mọc xen kẽ trong khu rừng trồng, đặc biệt ở đỉnh đồi trọc, dọc các khe suối, khe cạn.

        • Mục đích:

          • Giúp Ban Quản lý dự án các cấp chủ động trong việc lập hế hoạch,tổ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện kế hoạch trồng rừng đến từng hộ gia đình cũng như các chủ hộ trồng rừng khác.

          • Lập được bộ hồ sơ để làm cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá và thanh quyết toán.

        • Yêu cầu:

          • Bảo đảm độ chính xác về diện tích trong thiết kế.

          • Có sự tham gia của người dân trong việc phân chia đất đai, nhận biết ranh giới trên thực địa và lựa chọn loài cây trồng.

          • Nên thiết kế liền lô liền khoảnh để giảm chí phí trong các khâu mua nguyên vật liệu và nâng cấp các đường giao thông, một lô rừng cùa một hộ gia đình phải có diện tích tối thiểu là 0,5 ha.

          • Lựa chọn được loài cây trồng rừng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp.

          • Việc thiết kế trồng rừng phải hoàn thành trước thời điểm xây dựng kế hoạch trồng rừng cho năm sau.

        • Nội dung thiết kế trồng rừng bao gồm:

          • Xây dựng bản đồ lô trồng rừng 1/5000 hoặc 1/10000.

          • Xác định lô trồng rừng trên thực địa cho đến từng hộ gia đình.

          • Xác định lại điều kiện đất đai, đối chiếu với kết quả điều tra lập địa.

          • Xác định loài cây trồng cho từng lô.

          • Lựa chọn phương thức trồng, biện pháp kỹ thuật như sử lý thực bì,làm đất, tạo cây con, trồng, chăm sóc bảo vệ cho từng lô.

          • Tính toán dự toán cho từng công thức trồng rừng.

          • Tổng hợp diện tích trồng rừng theo loài cây theo từng công thức từ cấp thôn bản đến cấp xã, huyện và tỉnh.

          • Tính toán tổng dự toán trồng rừng theo các cấp nói trên.

          • Viết bản huyết minh thiết kế trồng rừng để biện giải cho các vấn đề nêu trên.

          • Lập các phụ biểu kèm theo.

Bản thiết kế trồng rừng phải được Sở NN&PTNT phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Chi cục Lâm nghiệp hay Ban quản lý dự án tỉnh phê duyệt.

Hỗ trợ dịch vụ khuyến lâm: Các dịch vụ khuyến lâm sẽ hỗ trợ, tư vấn cho hộ dân tham gia trong việc thiết lập và quản lý rừng bền vững vùng rừng sản xuất của mình. Dịch vụ khuyến lâm thuộc dự án bao gồm: triển khai hệ thống khuyến lâm theo địa bàn xã dự án; triển khai chương trình đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và vận hành dự án thuận lợi; trang bị các dụng cụ, giáo trình cần thiết; thiết lập các mô hình trình diễn.

Phương án vay vốn và quản lý nguồn vốn: Trong hoạt động thực hiện kế hoạch trồng rừng theo Dự án, hộ gia đình hay các lâm trường trực tiếp vay vốn qua Ngân hàng, không có bên trung gian. Họ vay vốn và thi công trồng rừng theo sự chỉ đạo kỹ thuật của các BQL dự án tỉnh, huyện. Quá trình kiểm tra nghiệm thu, Ban quản lý dự án có thể mời thêm các tư vấn chuyên ngành (như Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Đoàn điều tra qui hoạch nông lâm nghiệp).

Kiểm tra nghiệm thu trong quá trình trồng rừng

Sự cần thiết của công tác kiểm tra và nghiệm thu

Bài học kinh nghiệm trồng rừng ở Việt Nam cho thấy do ý thức tự nguyện của người dân chưa cao nên việc quản lý trồng rừng là hết sức cần thiết và quan trọng. Rừng trồng do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ, rừng trồng của một số công ty có tỷ lệ sống cao, chất lượng tốt, tỷ lệ thành rừng cao là do tăng cường khâu quản lý, kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ, bảo đảm quy trình quy phạm theo đúng thiết kế. Trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, kinh phí dành cho khâu quản lý thấp (chỉ chiếm 8% trong tổng kinh phí trồng rừng) nên chất lượng rừng trồng không cao. Vì vậy, đối với dự án này, cần tăng mức đầu tư cho khâu quản lý một cách phù hợp để thực hiện tốt các công việc sau:



        • Kiểm tra trong quá trình thực hiện

        • Nghiệm thu công đoạn (thíêt kế trồng rừng, sử lý thực bì, làm đất, tiêu chuẩn cây con,bón phân, trồng, chăm sóc).

        • Nghiệm thu hàng năm ở cấp cơ sở toàn bộ khối lượng công trình để quyết toán

        • Nghiệm thu hàng năm của Ban quản lý dự án trung ương 10% khối lượng công trình.

        • Nghiệm thu hoàn thành trồng rừng (sau khi hoàn thành chăm sóc)

        • Chuyển rừng sang giai đoạn nuôi dưỡng và bảo vệ.

Trong giai đoạn này chủ rừng cần thường xuyên báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên về tình tạng rừng trồng.

Nội dung cụ thể của kiểm tra và nghiệm thu

        • Kiểm tra loài cây trồng theo điều kiện lập địa quy định.

        • Đánh giá chất lượng cây con đem trồng theo quy trình quy phạm hay theo quy định của dự án.

        • Đánh giá diện tích trồng rừng so với thiết kế.

        • Kiểm tra kỹ thuật sử lý thực bì, đào hố, bón lót (chủng loại phân, liều lượng và kỹ thuật bón).

        • Đánh giá mật độ trồng rừng so với thiết kế.

+ Tỷ lệ cây sống tốt ≥85% so với mật độ thiết kế: nghiệm thu 100% theo thiết kế.

+ Tỷ lệ cây sống tốt từ 50% đến <85%: phải trồng dặm đủ mật độ quy định (≥85%) mới được nghiệm thu.

+ Tỷ lệ cây sống tốt <50% so với mật độ thiết kế: Không nghiệm thu; báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét.


        • Nghiệm thu kỹ thuật chăm sóc (phát dọn thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc).

        • Nghiệm thu bảo vệ phòng chống cháy rừng (chống người và gia súc phá hoại, xây dựng chòi canh lửa, đường băng cản lửa).

Khai thác, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm

Khai thác rừng:

        • Thời điểm khai thác do chủ rừng quyết định có sự tham gia tư vấn của các cơ quan lâm nghiệp để bảo đảm hiệu quả kinh tế cao nhất

        • Việc khai thác phải tuân thủ quy định, tránh gây những tác động xấu đến môi trường, gây xói mòn, thoái hoá đất. Tại những nơi có độ dốc cao, cần mở đường vận xuất nhỏ, vận xuất thủ công. Tiến hành khai thác xen kẽ các lô có diện tích nhỏ hơn 10 ha hoặc khai thác theo băng rộng 30 m.

        • Sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong thời vụ trồng kế tiếp (riêng với bạch đàn, áp dụng biện pháp tái sinh chồi). Sau khi trồng xong mới khai thác lô hoặc băng kế tiếp.

Vận chuyển sản phẩm:

Sản phẩm khai thác từ rừng trồng được tự do lưu thông và chủ rừng được tự chủ trong việc chọn phương tiện vận chuyển. Trong vùng dự án chủ yếu là vận chuyển bộ, những nơi có điều kiện có thể kết hợp với vận chuyển thuỷ.



Tiêu thụ sản phẩm:

Việc tiêu thụ sản phẩm do chủ rừng quyết định. Trong vùng dự án có thể tiêu thụ sản phẩm gỗ dưới một số hình thức sau:



        • Cung cấp cho các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu;

        • Cung cấp cho các nhà máy chế biến ván nhân tạo, chế biến bột giấy;

        • Cung cấp cho các xí nghiệp chế biến đồ mộc;

        • Xuất gỗ cây.

[VBSP-01/2013]

1




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương