CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]


J. CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN



tải về 1.69 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

J. CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN


  • Đến hạn trả nợ của từng phân kỳ hạn trả nợ hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, nếu người vay không trả được nợ và không được NHCSXH nơi cho vay thực hiện định lại kỳ hạn hoặc gia hạn nợ thì NHCSXH nơi cho vay chuyển số nợ chưa trả của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn;

  • Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và xử lý nợ bị rủi ro khác được thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.

K. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN


I. Tại Hội sở chính NHCSXH:

1- Khi nhận vốn rút từ Ngân hàng thế giới về tài khoản đặc biệt:

Căn cứ vào thông báo nhận vốn, Tổng giám đốc lệnh cho Sở giao dịch NHCSXH thực hiện hạch toán bổ sung số vốn rút từ Ngân hàng Thế giới về tài khoản đặc biệt – hợp phần tín dụng FSDP (Dự án phát triển ngành lâm nghiệp), hạch toán cân đối ngoại tệ như sau:

Nợ TK 132101 – Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (tiểu khoản Dự án FSDP)

Có TK 442111 – Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận



2- Rút vốn từ tài khoản đặc biệt:

Căn cứ tổng hợp sao kê giải ngân từ các tỉnh báo cáo về, Ban Quản lý Dự án lập hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng nơi mở tài khoản đặc biệt, Tổng giám đốc lệnh cho Sở Giao dịch hạch toán rút vốn từ tài khoản đặc biệt chuyển cho NHCSXH số tiền đã giải ngân cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp như sau:

2.1 Hạch toán cân đối ngoại tệ:

Nợ TK 442111 – Vốn uỷ thác đầu tư do Hội sở chính nhận

Có TK 132101 – Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (tiểu khoản Dự án FSDP)

2.2 Hạch toán cân đối nội tệ:




Nợ TK 131101 - Tiền gửi tại Ngân hàng.

Có TK 441205 - Vốn uỷ thác đầu tư­ do Hội sở chính nhận – Dự án FSDP

Có TK 631101 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (nếu tỷ giá bán ngoại tệ cao hơn tỷ giá nhận nợ với Bộ Tài chính).

Nợ TK 631101 – Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (nếu tỷ giá bán ngoại tệ thấp hơn tỷ giá nhận nợ với Bộ Tài chính)

3- Trả gốc, lãi cho Bộ Tài chính:

3.1- Trả lãi cho Bộ Tài chính:

- Việc trả lãi được thực hiện theo định kỳ 06 tháng 1 lần, vào các ngày 01/05 và 01/11 hàng năm.

- Lãi suất trả Bộ Tài chính theo Hiệp định vay phụ và các văn bản bổ sung về lãi suất cho vay lại giữa Bộ Tài chính và NHCSXH.

- Phương pháp tính lãi: Tính theo phương pháp tích số hàng tháng của tài khoản: Vốn uỷ thác đầu tư­ do Hội sở chính nhận – FSDP (dự án phát triển ngành Lâm nghiệp)

- Hạch toán trả lãi: Căn cứ kết quả tính được, Kế toán lập uỷ nhiệm chi trả lãi cho Bộ Tài chính, hạch toán:

Nợ TK 802004- Trả lãi tiền vay.

Có TK thích hợp (Tiền gửi tại Ngân hàng khác, thanh toán bù trừ...)

3.2- Trả tiền gốc cho Bộ Tài chính:

Kỳ hạn trả tiền gốc cho Bộ Tài chính được tính trên 2 khoản vay khác nhau:

a) Khoản tiền gốc vay từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 28/4/2005.

Tổng số khoảng 32,71 triệu USD (tương đương 22.600.000 SDR), thực hiện dự án tại 4 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế

Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính theo 25 kỳ bán niên bằng nhau (4% số gốc) vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2012 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2024.

b) Khoản tiền gốc vay bổ sung từ Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHCSXH ngày 26/11/2012.

Tổng số khoảng 11,22 triệu USD (tương đương 7.750.000 SDR), thực hiện dự án tại 6 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá và Nghệ An.

Tiền gốc NHCSXH hoàn trả cho Bộ Tài chính vào các ngày 15/5 và 15/11 hàng năm, kỳ trả gốc đầu tiên ngày 15/11/2017 và kỳ cuối cùng ngày 15/11/2036.

Khi chuyển trả vốn gốc cho Bộ tài chính, Kế toán Sở giao dịch hạch toán:

Nợ TK 441205 - Vốn uỷ thác đầu tư­ do Hội sở chính nhận – Dự án FSDP

Có TK thích hợp (Tiền gửi tại Ngân hàng khác, thanh toán bù trừ...)

4- Trích dự phòng rủi ro tín dụng:

- Định kỳ 6 tháng Sở giao dịch NHCSXH, Hội sở chính căn cứ dư­ nợ cho vay bình quân tháng của dự án để xác định số dự phòng rủi ro tín dụng phải trích theo công thức sau:



Dự phòng rủi ro TD = 0,05% x Dư ­ nợ cho vay bình quân tháng.

Dư nợ cho vay bình quân tháng =( Dư nợ đầu tháng + Dư nợ cuối tháng)/2

- Căn cứ số tiền dự phòng rủi ro tín dụng tính theo công thức trên, hạch toán:

Nợ TK 882203: Chi dự phòng rủi ro tín dụng dự án FSDP.

Có TK 259201: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng HSC nhận (dự án FSDP).



II. Tại NHCSXH tỉnh thực hiện dự án:

1. Thông báo chỉ tiêu cho vay đến các Phòng giao dịch:

Khi nhận được thông báo của Hội sở chính NHCSXH về chỉ tiêu cho vay dự án phát triển ngành Lâm nghiệp, NHCSXH tỉnh phân bổ và thông báo chỉ tiêu cho vay dự án đến từng Phòng giao dịch NHCSXH Huyện, thông báo lập thành 02 liên.

- 01 liên gửi Phòng giao dịch NHCSXH Huyện.

- 01 liên lư­u ở bộ phận theo dõi dự án.

2- Sao kê hồ sơ đã cho vay: trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được sao kê giải ngân do Phòng giao dịch NHCSXH huyện gửi lên, Chi nhánh NHCSXH tỉnh phải thực hiện tổng hợp sao kê Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn (Mẫu số 24/FSDP) gửi Ban Quản lý Dự án NHCSXH.

3- Sao kê nợ đến hạn phải thu: Chi nhánh NHCSXH tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp sao kê kế hoạch nợ gốc đến hạn phải thu từ các NHCSXH huyện nơi cho vay để gửi Ban Quản lý Dự án Hội sở chính trước ngày 30 tháng 7 hàng năm để làm căn cứ lập kế hoạch giảm chỉ tiêu dư nợ, thu nợ trả Bộ Tài chính (mẫu 22b/FSDP).

III. Tại phòng giao dịch trực tiếp cho vay:

1- Giải ngân

Căn cứ hồ sơ tín dụng đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế toán lập thủ tục phát tiền vay và hạch toán:

Nợ TK 252121: Nợ đủ tiêu chuẩn cho vay ngắn hạn dự án FSDP

Nợ TK 252122: Nợ đủ tiêu chuẩn cho vay trung hạn dự án FSDP

Nợ TK 252123: Nợ đủ tiêu chuẩn cho vay dài hạn dự án FSDP

Có TK: Thích hợp.



Lưu ý:

- Chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở chính thông báo là số dư nợ tối đa các địa phương được cho vay.

- Đối với hồ sơ thế chấp tài sản (với những hộ vay phải thế chấp tài sản), Kế toán lập phiếu nhập kho giấy tờ thế chấp của người vay và tổ chức hạch toán vào tài khoản ngoại bảng theo quy định của NHCSXH.

- Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp do NHCSXH giữ trong trường hợp người vay tham gia Tổ TK&VV và đề nghị vay đến 30 triệu đồng, Kế toán lập phiếu nhập kho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NHCSXH giữ của hộ vay vốn và hạch toán nhập ngoại bảng với giá trị hạch toán là 1 đồng/1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2- Sao kê hồ sơ đã cho vay: trong vòng 15 ngày kể từ ngày giải ngân, Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải thực hiện sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn (mẫu 23/FSDP) gửi NHCSXH tỉnh.

3- Sao kê nợ đến hạn phải thu:

Định kỳ sao kê: hàng năm vào ngày 30 tháng 6 Phòng giao dịch NHCSXH huyện nơi cho vay thực hiện sao kê kế hoạch khế ước đến hạn trả gốc (Mẫu số 22a/FSDP) gửi ngân hàng cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 7.

Thời điểm thực hiện sao kê: đối với NHCSXH huyện thực hiện Dự án theo Hiệp định số 3953-VN, bắt đầu từ năm 2012, đối với NHCSXH huyện thực hiện Dự án theo Hiệp định số 5070-VN, bắt đầu từ năm 2016.

4. Chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ hạn trả nợ, hộ vay không trả nợ và không được Ngân hàng cho gia hạn nợ, Kế toán thực hiện chuyển nợ quá hạn, hạch toán:

Nợ TK: Nợ thích hợp (Nợ cần chú ý, Nợ nghi ngờ…)

Có TK: Nợ đủ tiêu chuẩn

5- Hạch toán Thu nợ ( gốc, lãi):

5.1- Thu nợ:

Nợ TK: Tiền mặt, hoặc TK thích hợp khác

Có TK: Nợ thích hợp



5.2 Thu lãi

Nợ: Tiền mặt hoặc TK thích hợp khác

Có: TK thu lãi thích hợp

6 - Trả hoa hồng cho Tổ TK&VV và phí uỷ thác các tổ chức Hội, Đoàn thể


  • Trường hợp NHCSXH cho vay trực tiếp đến hộ vay nhưng có uỷ thác một số công việc cho 4 tổ chức chính trị xã hội và người vay vốn tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn thì thực hiện hạch toán và chi trả hoa hồng, phí uỷ thác như qui định đối với cho vay hộ nghèo.

  • Trường hợp NHCSXH cho vay trực tiếp đến hộ vay thì không phải trả tiền hoa hồng và phí uỷ thác.



tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương