CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]


G. UỶ THÁC CHO VAY QUA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI



tải về 1.69 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

G. UỶ THÁC CHO VAY QUA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


Việc ủy thác cho vay của Dự án được thực hiện như ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện hành của NHCSXH.

H. CÁC BƯỚC CHO VAY


          1. Sơ đồ tóm tắt các bước cho vay:


Hộ vay vốn

trồng rừng

Tổ Tiết kiệm & vay vốn
(1a)






(2)


UBND




(1b)
(6) (5)


(3)


Ban Quản lý Dự án huyện




NHCSXH

nơi cho vay
(4)



    1. (1a) Người trồng rừng làm Hồ sơ đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV (trường hợp có tham gia Tổ); hoặc (1b) gửi UBND xã xác nhận (trường hợp không tham gia Tổ);

    2. (2) Tổ TK&VV tổ chức họp bình xét dưới sự tham gia, giám sát của tổ chức Hội và Trưởng thôn, lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (trường hợp có tham gia Tổ TK&VV), sau đó gửi Danh sách đề nghị vay vốn tới Ban giảm nghèo trình UBND xã xác nhận;

    3. (3) Tổ/Người vay gửi hồ sơ đề nghị vay vốn đến BQL Dự án huyện để xác nhận;

    4. (4) Tổ/Người vay gửi Danh sách kèm hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH huyện; NHCSXH huyện tiến hành kiểm tra hồ sơ, thẩm định, thông báo kết quả phê duyệt;

    5. (5) NHCSXH huyện giải ngân trực tiếp tới hộ trồng rừng được phê duyệt;

    6. (6) Người vay trả nợ cho NHCSXH huyện;

          1. Bắt đầu khoản vay

Các trường hợp xem xét để cho vay có thể gồm:

  1. Cho vay khách hàng mới;

  2. Cho vay bổ sung, món mới của khách hàng hiện tại;

Theo tính chất rừng trồng mới hoặc đã trồng, có thể có các trường hợp sau:

  1. Cho vay trồng mới rừng;

  2. Cho vay để tiếp tục trồng và chăm sóc rừng đã trồng;

  3. Cho vay vốn bổ sung đối với mô hình chuyển đổi.

          1. Các bước quá trình cho vay

  1. Đối với Tổ TK & VV lần đầu quan hệ với NHCSXH

Khi Tổ được UBND xã chấp thuận và cho phép hoạt động, Tổ TK&VV gửi NHCSXH nơi cho vay hồ sơ pháp lý của Tổ, gồm:

  • Danh sách các tổ viên của Tổ TK&VV và thành viên Ban quản lý Tổ;

  • Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV;

  1. Người trồng rừng lập hồ sơ đề nghị vay vốn

2.1. Người trồng rừng mới hoặc mua lại rừng đã trồng có nhu cầu vay vốn NHCSXH để thực hiện trồng rừng làm bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, gồm:

  • 01 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD);

  • 01 Phiếu báo giá hoặc Phiếu đặt mua hàng đối với cây giống của các đơn vị cung cấp cây giống hợp pháp được dự án chấp nhận.

2.2. Người trồng rừng có nhu cầu vay vốn bổ sung để chuyển đổi mô hình rừng trồng sản xuất gỗ ván dăm hiện tại (luân kỳ thông thường 7 năm), kéo dài thêm thời gian chăm sóc nuôi dưỡng bảo vệ để chuyển thành rừng trồng lấy gỗ xẻ (luân kỳ dài 15 năm) làm bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, gồm:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng trồng (mẫu 25/FSDP);

  • 01 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD);

  • Hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thẩm định, phê duyệt

  1. Người trồng rừng tham gia Tổ TK&VV

  • Gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho Tổ trưởng Tổ TK&VV.

  1. Bình xét của Tổ TK&VV

  • Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét các trường hợp có giấy đề nghị vay vốn.

  • Tổ TK&VV kiểm tra các yếu tố trong hồ sơ đề nghị vay vốn, đối chiếu với quy định cho vay theo dự án, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu;

  • Tổ TK&VV lập Danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (theo mẫu 03/TD) kèm theo các giấy tờ trong bộ hồ sơ đề nghị vay của từng hộ gửi NHCSXH nơi cho vay.

  1. Xác nhận của UBND xã

  • Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi Danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH kèm bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của các hộ là thành viên của Tổ TK&VV tới Ban giảm nghèo cấp xã để trình UBND xã để xác nhận

  • Người vay không tham gia Tổ TK&VV thì trực tiếp gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn tới UBND xã xin xác nhận;

  • UBND xã xác nhận vào Danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn (đối với hộ tham gia Tổ TK&VV); hoặc xác nhận vào Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (đối với hộ không tham gia Tổ TK&VV). Nội dung xác nhận gồm:

  • Đang cư trú hợp pháp tại xã;

  • Tham gia vào Dự án;

  • Chấp hành tốt các quy định của pháp luật tại địa phương, không mắc các tệ nạn xã hội.

  1. Xác nhận của Ban quản lý dự án huyện

  • Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay đến Ban quản lý dự án huyện để xác nhận.

  • Người đề nghị vay vốn (không tham gia Tổ TK&VV) gửi Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay đến Ban quản lý dự án huyện để xác nhận.

  • Ban quản lý dự án huyện xác nhận nội dung sau:

  • Phương án sử dụng vốn vay của từng hộ phù hợp với quy định và thiết kế kỹ thuật trồng rừng của Dự án (đối với vay vốn trồng rừng mới hoặc vay mua lại rừng đã trồng).

  • Hoặc phương án sử dụng vốn vay của từng hộ phù hợp với hồ sơ thiết kế kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt (đối với vay vốn bổ sung để chuyển đổi mô hình).

  1. Nộp hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH nơi cho vay

  • Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH nơi cho vay (đối với hộ tham gia Tổ TK&VV).

  • Người đề nghị vay (không tham gia Tổ TK&VV) gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn tới NHCSXH nơi cho vay.

  1. Thẩm định tín dụng

Trên cơ sở ý kiến bình xét của Tổ TK&VV, xác nhận của UBND xã, Ban quản lý dự án huyện, NHCSXH nơi cho vay thực hiện:

8.1. Đối với trường hợp người đề nghị vay vốn có tham gia Tổ TK&VV và có số tiền đề nghị vay lần này đến 30 triệu đồng hoặc có tổng dư nợ vay hiện tại + số tiền đề nghị vay lần này đến 30 triệu đồng:

Thực hiện kiểm soát trước từng trường hợp:


  • Kiểm tra, đối chiếu với từng điều kiện vay vốn Dự án;

  • Đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn với danh sách hộ khi tham gia Tổ TK&VV (trong bộ hồ sơ Tổ TK&VV lưu tại NHCSXH);

  • Đối tượng, mức vay, thời hạn có đúng quy định tín dụng của Dự án không?

  • Tính hợp lệ và hợp pháp của bộ hồ sơ.

  • Căn cứ phương án sử dụng vốn của từng hộ, xác định số kỳ giải ngân và số tiền giải ngân từng kỳ;

Có thể tiến hành kiểm tra lại một số thông tin, hoặc thẩm định các trường hợp xét thấy cần thiết (do Giám đốc NHCSXH nơi cho vay quyết định). Nếu tiến hành thẩm định thì kết quả thẩm định thể hiện tại Báo cáo thẩm định (mẫu 02/FSDP);

8.2. Đối với trường hợp người vay không tham gia Tổ TK&VV hoặc người vay có tham gia Tổ TK&VV nhưng có số tiền đề nghị vay lần này trên 30 triệu đồng hoặc có tổng dư nợ vay hiện tại + số tiền đề nghị vay lần này trên 30 triệu đồng, ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào hồ sơ do người vay gửi và Hồ sơ thiết kế trồng rừng hoặc hồ sơ thiết kế nuôi dưỡng rừng trồng đối với mô hình chuyển đổi của hộ để:



  • Thực hiện thẩm định từng trường hợp;

  • Kết quả thẩm định thể hiện tại Báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định (mẫu 02/FSDP).

  1. Phê duyệt

Trưởng bộ phận tín dụng ký trình Giám đốc phê duyệt.

Trong vòng 03 ngày làm việc theo lịch kể từ ngày NHCSXH nơi cho vay nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ từ Tổ TK&VV, từ người đề nghị vay không tham gia Tổ TK&VV, NHCSXH nơi cho vay phải có thông báo về kết quả xét duyệt (mẫu cho vay hộ nghèo số 04/TD):



  • Đối với hộ không tham gia Tổ TK&VV: thông báo trực tiếp hoặc thông qua UBND xã (điểm giao dịch tại xã);

  • Đối với hộ tham gia Tổ TK&VV: thông báo qua Tổ TK&VV.

  1. Lập hồ sơ

Nếu xét duyệt cho vay, NHCSXH nơi cho vay cùng với từng người vay vốn tiến hành các thủ tục cần thiết và lập hồ sơ vay vốn NHCSXH, gồm:

  • Khế ước nhận nợ (mẫu 05a/FSDP) hoặc Sổ vay vốn. Đối với trường hợp người vay tham gia Tổ TK&VV thì lập Sổ vay vốn, đối với trường hợp người vay không tham gia Tổ TK&VV thì lập Khế ước nhận nợ.

  • Cam kết dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay (mẫu số 05C/TD) áp dụng đối với trường hợp không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản hoặc chưa thế chấp rừng cây là tài sản hình thành trong tương lai trong hợp đồng bảo đảm;

  • Hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng hình thức thế chấp tài sản), công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, Biên bản giao nhận các giấy tờ về tài sản bảo đảm.

  • Biên bản giao nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (bản gốc) trong suốt thời gian hộ vay còn nợ vay NHCSXH (đối với hộ không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản);

  1. Chuyển vốn giải ngân

11.1 NHCSXH nơi cho vay:

Căn cứ kế hoạch dư nợ được giao trong năm, nhu cầu vốn giải ngân cụ thể từng đợt, đơn vị tự cân đối nguồn vốn để giải ngân. Trường hợp không đủ nguồn vốn để giải ngân, đơn vị lập Điện báo chuyển vốn (trước ít nhất 03 ngày làm việc) đề nghị ngân hàng cấp trên chuyển vốn theo quy định hiện hành;

11.2 Chi nhánh NHCSXH tỉnh:

Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được điện báo chuyển vốn do NHCSXH nơi cho vay gửi lên, chi nhánh NHCSXH tỉnh cân đối chuyển vốn cho ngân hàng nơi cho vay. Trường hợp không cân đối đủ nguồn, NHCSXH tỉnh tổng hợp, lập Điện báo chuyển vốn gửi Hội sở chính (Sở giao dịch) cân đối chuyển vốn theo quy định hiện hành;



  1. Giải ngân

12.1. Trước khi giải ngân:

NHCSXH nơi cho vay phải kiểm tra các điều kiện giải ngân, nếu đáp ứng đủ mới thực hiện giải ngân;

12.2. Khi giải ngân cho người vay tham gia Tổ TK&VV: phải có sự chứng kiến của Tổ trưởng và cán bộ đại diện có trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

12.3. Khi phát tiền vay:

Khi phát tiền vay, cán bộ NHCSXH nơi cho vay lập Phiếu chi tiền, người vay ký nhận tiền vào Phiếu chi và Phụ lục Khế ước nhận nợ hoặc sổ vay vốn.


  1. Sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn đã giải ngân

13.1. Đối với cho vay bằng nguồn vốn mới của dự án:

  • Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày giải ngân vốn vay cho khách hàng, NHCSXH nơi cho vay lập sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn đã giải ngân (mẫu số 23/FSDP) gửi Chi nhánh NHCSXH tỉnh tổng hợp.

  • Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo, Chi nhánh NHCSXH tỉnh phải thực hiện tổng hợp sao kê Khế ước nhận nợ, Sổ vay vốn đã giải ngân (mẫu số 24/FSDP) nhận từ các NHCSXH huyện để gửi Ban Quản lý Dự án.

13.2. Đối với trường hợp cho vay bằng nguồn vốn quay vòng:

Không phải thực hiện sao kê.




tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương