CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]


S. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT



tải về 1.69 Mb.
trang15/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

S. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT


Phần này mang tính tham khảo, phục vụ quá trình thẩm định và phê duyệt cho vay của NHCSXH nơi thực thi Dự án, được trích một phần từ Báo cáo khả thi Dự án.
  1. Các giải pháp kỹ thuật


    1. Chọn loại đất trồng rừng

Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng còn gọi là đất trống được chia thành 3 loại:

  • Loại IA: Đặc trưng bởi thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng

  • Loại IB: Đặc trưng bởi thực bì cây bụi, cũng có thể có một số ít cây gỗ, tre mọc rải rác

  • Loại IC: Đặc trưng bởi cây gỗ rải rác và các cây thân gỗ tái sinh.

Đối với rừng phòng hộ, việc trồng rừng chủ yếu được tiến hành trên đất Loại IA, phần lớn diện tích Loại IB và phần nhỏ Loại IC. Còn phần lớn diện tích Loại IC đưa vào khoanh nuôi. Đối với rừng sản xuất việc trồng rừng được tiến hành trên cả ba đối tượng trên.

Để có thể chọn loài cây trồng, phương thức trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp, đất còn được phân chia theo các dạng lập địa với các nhân tố chính sau:



Bảng 1: Cơ sở chọn đất trồng rừng


Hạng đất

Độ dày tầng đất

Độ dốc

Thành phần

cơ giới và đá mẹ

Thực bì chỉ thị

I

Rất thuận lợi



>50cm

<15o

- Thịt nhẹ, thịt trung bình

- Đá mẹ: Rhiolit, granit.



- Trảng cỏ cây bụi dày, sinh trưởng từ trung bình đến tốt.

- Cây bụi hoặc nứa tép sinh trưởng trung bình đế tốt.

- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao > 70 %


II

Thuận lơi



30-50 cm

15-25o

- Thịt nhẹ đến rất nhẹ.

- Thịt pha cát xốp ẩm hay sét pha cát hơi chặt

- Đá mẹ: Phấn sa.


- Cỏ may, sim mua sinh trưởng xấu đến trung bình

- Tế guột dày đặc, sinh trưởng trung bình

- Lau, chít, chè vè mọc xen cây bụi, nứa tép mọc thành bụi rải rác, sinh trưởng xấu đến trung bình.

- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao từ 50-70%



III

ít thuận lợi



<30 cm

26-35o

- Thịt nặng hơi chặt

- Sét pha thịt chặt khô

- Cát pha

- Đá mẹ: sa phiến thạch.



- Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột mọc rải rác sinh trưởng xấu

- Đất trống hoặc có rất ít thực vật sinh trưởng xấu

- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao từ 30-50 cm


IV

Không thuận lợi



Các độ dày khác nhau

>35o

- Sét nặng

- Sét pha sỏi đá chặt khô

- Cát di động

- Trơ sỏi đá.

- Đá mẹ: Phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết.


- Cỏ tranh lau lách dây gai mọc rải rác

- Có rất ít thực vật sinh trưởng xấu.

- Độ che phủ của cây bụi cỏ cao dưới 30cm

Đối với rừng sản xuất chỉ nên trồng trên đất Hạng I và Hạng II. Một vài dạng đất ở Hạng III hay IV khi có đủ điều kiện làm đất, cải thiện đất mới tiến hành trồng, nhưng sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao nên sẽ không được khuyến cáo.

Tuỳ từng loài cây sẽ chọn đất trồng phù hợp cũng như bố trí các công thức trồng cho hợp lý.


    1. Chọn loại cây trồng rừng sản xuất

Cơ sở và tiêu chí chọn loại cây trồng

Việc chọn loại cây trồng phải căn cứ vào các cơ sở sau:



  • Mục tiêu kinh tế

  • Đặc tính lâm sinh của từng loài cây

  • Điều kiện lập địa (khí hậu, đất đai, thực bì)

  • Nguyện vọng của người trồng rừng (người dân, doanh nghiệp).
Cụ thể theo các tiêu chí:

Tiêu chí chung:

Tiêu chí chung để chọn loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất là:

- Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp

- Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng gây trồng

- Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước.

- Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế

- Dễ gây trồng hoặc có hiểu biết kỹ thuật gây trồng

- Có khả năng chống chịu các nhân tố khí hậu có hại và không gây ảnh hưởng xấu đến môi rường .

- Chưa bị sâu bệnh.

Tiêu chí cụ thể:

Tiêu chí chính để chọn cây lấy gỗ là khối lượng gỗ và chất lượng gỗ có thể lấy ra trong thời gian xác định. Các nhóm cây lấy gỗ chính là: Gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc.

+ Gỗ nguyên liệu là nhóm có yêu cầu sinh trưởng nhanh, trong điều kiện thâm canh phải đạt lượng tăng trưởng hàng năm lớn hơn 15 m3/ha/năm. Gỗ nguyên liệu được chia thành các nhóm nhỏ là gỗ làm giấy, gỗ làm ván dăm và MDF.

- Gỗ làm giấy phải có tỷ trọng lớn hơn 0,40 (ở độ ẩm 12%), có hiệu suất bột giấy trên 47%.

- Gỗ làm ván dăm và MDF có tỷ trọng 0,40 - 0,45, dễ băm dăm.

- Gỗ làm ván mặt phải có thớ mịn, tỷ trọng 0,45-0,50; dễ bóc hoặc dễ lạng.

+ Gỗ đồ mộc và gỗ xây dựng (gỗ lớn) được cung cấp bởi nhóm các loài cây bản địa và nhập nội lá rộng có sinh trưởng tương đối nhanh so với các loài trong nhóm này. Cụ thể, phải đạt sinh trưởng về đường kính trên 0,8 cm/năm và sinh trưởng về chiều cao trên 0,8 m/năm. Gỗ lớn còn được cung cấp thông qua kết hợp kinh doanh từ rừng trồng gỗ nguyên liệu. Gỗ đồ mộc phải có vân, mầu sắc đẹp ít bị co rút; gỗ xây dựng phải có độ bền phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ngoài ra, các loại gỗ này đều cần có cây thân thẳng, tương đối tròn đều và có chiều dài đoạn thân dưới cành lớn (trên 4 m).

+ Các loài cây đặc sản cung cấp lâm sản ngoài gỗ như dầu, nhựa, hương liệu... có giá trị kinh tế cao được người dân ưa chuộng.

Chọn loại cây trồng rừng:

Với mục tiêu chính của vùng dự án là sản xuất gỗ nguyên liệu cho các nhà máy giấy, ván nhân tạo, dăm mảnh, đối chiếu với các tiêu chí nói trên, loài cây trồng rừng chính được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Các loài keo, đặc biệt là keo lá tràm (Acacia auriculiformis), thứ đến là keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lai của hai loài nói trên, ngoài ra ở một số nơi khô hạn có thể trồng keo lá liềm (Acacia crasicapa). Đây là các loài có biên độ sinh thái rộng, rất thích hợp với vùng dự án, nơi có tổng lượng nhiệt cao, tổng giờ chiếu sáng lớn, sẽ sinh trưởng nhanh, cho năng xuất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn, gỗ phù hợp cho làm giấy, dăm mảnh và ván nhân tạo, ngoài ra có thể kết hợp kinh doanh gỗ lớn, khả năng bồi hoàn và cải tạo đất tốt. Các loài keo sẽ chiếm khoảng 50% trong tổng diện tích trồng rừng.

- Các loài bạch đàn E. urophylla, E.camaldulensis và E.tereticornis cũng có những ưu điểm như các loài keo nhưng khả năng cải tạo đất kém hơn. Dự kiến chiếm khoảng 20% diện tích trồng rừng.

- Các loài thông:


  • Thông caribê (P. Caribaea) là loài cây nhập nội được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi và cho kết quả khả quan ở vùng dự án. Nó có khả năng cung cấp gỗ sợi dài cho công nghiêp giấy và cho gỗ lớn

  • Thông nhựa (P. Merkusii) được chọn để trồng ở Thừa-Thiên-Huế là loài cây bản địa của Việt Nam, có giá trị kinh tế cao, chủ yếu cung cấp nhựa, kết hợp cho gỗ, được người dân ưa chuộng. Đặc biệt thông nhựa chịu được đất nghèo xấu, khô cằn.

  • Các loài thông chiếm khoảng 10% trong diện tích trồng rừng.

- Các loài cây lâm sản khác:

  • Cây quế (Sinamomum cassia), được chọn để trồng ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao được nhân dân ưa chuộng nhưng đòi hỏi đất tốt.

  • Cây lát Mêhicô (Cedrela ordorata) là cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ lớn, đòi hỏi đất tương đối tốt,

  • Cây dầu rái (Dipterocarpus alatus) là cây sinh trưởng tương đối nhanh, cho gỗ lớn, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng nhưng đòi hỏi đất tương đối tốt.

  • Cây trầm hương (Aquilaria crassna) là loài cây cho hương liệu có giá trị khinh tế cao, được người dân ưa chuộng, dễ gây trồng, đòi hỏi đất tốt.

  • Các loài cây này chiếm khoảng 20% trong diện tích trồng và sẽ được bổ xung thêm trong quá trình thực thi dự án.

Giống cây con phục vụ trồng rừng:

Giống là khâu quan trọng nhất đảm bảo nâng cao năng suất, hiệu quả của trồng rừng. Vì vậy cần được quản lý chặt chẽ. Giống phải được cung cấp bởi đơn vị có đầy đủ chức năng kinh doanh giống, có nguồn gốc được công nhận và được quản lí chặt chuỗi hành trình từ khâu thu hái đến tạo cây con xuất vườn. Trong dự án này Sở NNPTNT sẽ cấp giấy chứng nhận cho các vườn ươm của các Lâm trường Quốc doanh và các hộ dân đủ điều kiện sản xuất cây giống chất lượng cao. Quá trình cấp chứng nhận sẽ công bằng và minh bạch. Chỉ có những nhà sản xuất đã được cấp chứng nhận mới được cung cấp giống cho dự án. Cụ thể:



  • Đối với keo và bạch đàn phải sử dụng các dòng đã được công nhận và tạo cây con bằng phương pháp vô tính (mô, hom). Giống gốc để tạo vườn cây mẹ cung cấp vật liệu giống phải lấy từ các trung tâm của các viện, trường đại học hay công ty giống Lâm nghiệp trung ương. Vườn cây mẹ không được sử dụng quá thời hạn 5 năm.

  • Đối với các loài cây khác, sử dụng hạt giống từ các nguồn giống đã được công nhận (rừng giống chuyển hoá, rừng giống, vườn giống).

  • Hạt giống phải được xác định rõ nguồn gốc, tiêu chuẩn sinh lý, có lý lịch nhãn mác rõ ràng.

  • Cây con phải được ươm trong các vườn ươm đạt tiêu chuẩn.

  • Cây con phải được gieo ương theo đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm đủ chất lượng và đạt tiêu chuẩn khi xuất vườn.

    1. Phương thức trồng

  • Tuỳ theo loài cây, điều kiện đất đai, nhu cầu của người trồng rừng mà lựa chọn phương thức trồng thích hợp.

  • Trồng thuần loại.

  • Trồng hỗn giao theo băng hay theo đám.

  • Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp.

    1. Phương pháp trồng

Trồng bằng cây con có bầu được tạo trong vườn ươm từ 2,5 - 18 tháng tuỳ theo loài cây. Cây con có chiều cao và đường kính cổ rễ đạt tiêu chuẩn theo quy định, không bị sâu bệnh, không bị cụt ngọn.

Xử lý thực bì, làm đất:

Tuỳ điều kiện thực bì, điều kiện địa hình, loài cây, công thức trồng mà lựa chọn các phương pháp khác nhau. Cụ thể là:



  • Xử lý thực bì toàn diện đối với nơi có độ xốp thấp, trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng các cây mọc nhanh;

  • Xử lý thực bì theo rạch, theo đường đồng mức ở nơi có độ dốc lớn, trồng cây bản địa, cây lá rộng gỗ lớn, sinh trưởng chậm;

  • Xử lý thực bì cục bộ quanh hố trồng ở nơi thực bì thấp, mọc thưa thớt, trồng cây bản địa, cây lá rộng sinh trưởng chậm;

  • Đào hố trồng kích thước 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm cho mọi loài cây, cho mọi phương thức trồng và ở mọi điều kiện địa hình;

  • Cày toàn diện rồi đào hỗ trồng đối với trồng rừng các loài cây mọc nhanh, trồng theo phương thức nông lâm kết hợp ở nơi độ dốc thấp < 20o;

  • Cày ngầm đối với đất chặt, đá ong hoá, đá lẫn nhiều ở nơi độ dốc thấp < 20o, trồng các loài cây mọc nhanh;

Việc xử lý thực bì và làm đất phải hoàn thành trước khi trồng rừng 1 tháng. Việc lấp hố dược thực hiện trước khi trồng rừng 1 tuần.

Chăm sóc:

Số lần chăm sóc: chăm sóc trong 3 năm đối với các loài cây mọc nhanh, 4 năm đối với các loài cây bản địa, cây lá rộng mọc chậm.

  • Năm thứ nhất (năm trồng): chăm sóc 1 lần

  • Năm thứ hai: chăm sóc 2-3 lần

  • Năm thứ ba: 2 lần

  • Năm thứ tư: chăm sóc 1 hoặc 2 lần đối với các loài cây bản địa, cây lá rộng mọc chậm.

Nội dung chăm sóc:

  • Làm cỏ toàn diện đối với cây mọc nhanh, nơi xử lý thực bì toàn diện;

  • Làm cỏ cục bộ xung quanh gốc cây đối với xử lý thực bì theo rạch hoặc theo hố, đối với các loài cây lá rộng cung cấp gỗ lớn, cây thông.

  • Xới đất và vun đất vào xung quanh gốc cây, đường kính 0,6m trong năm đầu, các năm sau tăng dần lên 0,8 m, rồi 1m.

  • Đối với mô hình nông lâm kết hợp, việc chăm sóc cây rừng được kết hợp với chăm sóc cây nông nghiệp;

  • Trồng dặm cây chết sau khi trồng 10-15 ngày.

    1. Bón phân

Chủng loại và chất lượng phân bón:

- Phân N:P:K = 5:10:3.



  • Hàm lượng NPK tối thiểu phải đạt 18%.

  • Ni tơ tổng số: 5%

  • Lân tổng số (P2O5): 10%

  • Kali ( K2O) tổng số: 3%

- Phân hữu cơ vi sinh: Có tác dụng bổ xung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật hữu ích cho đất và cây trồng nhăm tăng cừơng hiệu lực của phân NPK, đặc biệt trên những hiện trường thoái hoá, chua (loại đất III và IV).

Tiêu chuẩn chất lượng như sau:



  • Hàm lượng P2O5 tổng số không dưới 3,0%

  • Hàm lượng P2O5 dễ tiêu không dưới 1,5%

  • Hàm lượng chất hữu cơ tối thiểu 23,0%

  • Hàm lượng axit humic không dưới 1,5%

  • Độ ẩm không lớn hơn 30,0%

  • Mật độ vi sinh vật sống có ích có ít nhất 1 triệu vi sinh vật/1gr phân.

Kỹ thuật bón phân:

Bón lót:

  • Bón lót bằng phân vi sinh trước khi trồng 1 tuần, kết hợp với việc lấp hố bằng phân vi sinh.

  • Cách bón: trộn đều phân với lớp đất mặt đã được lấp vào đáy hố.

  • Lượng phân bón: 100gr phân vi sinh/hố.

  • Nếu không có điều kiện bón lót thì có thể bón bổ xung vào lần chăm sóc đầu tiên, thường tiến hành vào thời điểm sau khi trồng từ 1 tháng đến 1,5 tháng.

Bón thúc:

  • Bón thúc được thực hiện vào năm thứ 2 (lần 1), sau khi trồng rừng được 6-12 tháng, kết hợp với việc chăm sóc.

  • Loại phân và liều lượng bón: 50 gr NPK + 50 gr phân vi sinh/cây.

  • Nếu có điều kiện bón thúc cả vào năm thứ 3 (lần 2) với liều lượng và loại phân như sau: 100 gr NPK + 100 gr phân vi sinh/cây.

  • Cách bón: đào rãnh sâu khoảng 10 cm thành hình bán cung, cách gốc cây khoảng 30-40cm (đối với bón thúc lần 1) và khoảng 40-50cm (đối với bón thúc lần 2) ở phía trên dốc, sau đã rắc phân và lấp đất lại;

  • Bón phân vào những ngày trời râm mát, đất ẩm, khi có mưa nhỏ hay sau khi có mưa lớn, tránh bón vào những ngày nắng gắt.

    1. Bảo vệ, phòng trõ sâu bệnh và chống cháy rừng

Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trõ kịp thời. Trong vùng dự án thường xảy ra bệnh tua mực đối với quế. Đây là bệnh khó khắc phục.

Đối với thông thường bị sâu róm phá hoại. Trong trường hợp dịch phát triển mạnh cần báo cho Cục Kiểm lâm và Cục Bảo vệ thực vật để có biện pháp diệt trõ.



Về phòng chống cháy: Vùng dự án là vùng có mùa khô tương đối dài, nạn cháy rừng thường xuyên có thể xảy ra. Vì vậy, trong trồng rừng phải chú ý hết mức đến các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, tuân thủ các quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng. Cụ thể là:

  • Trong thiết kế phải chú ý đến bố trí hệ thống đường ranh cản lửa, chòi canh lửa và bảo đảm xây dựng hệ thống này khi trồng rừng;

  • Tổ chức đội canh phòng, tuần tra trong mùa khô hanh;

  • Thường xuyên theo dõi cấp dự báo cháy và thường trực 24/24 giờ, nghiêm cấm người mang lửa vào rừng trong những ngày có nguy cơ cháy rừng cao.

  • Tổ chức mạng lưới phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm bộ đội, công an, cơ quan, đoàn thể và hộ dân trong khu vực để kịp thời phát hiện cháy và huy động lực lượng chữa cháy kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

  • Trang bị vật tư kỹ thuật cần thiết phục vụ phòng chống cháy rừng.


  1. tải về 1.69 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương