CẨm nang tín dụng credit Manual [Dùng cho vay hộ trồng rừng]



tải về 1.69 Mb.
trang11/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.69 Mb.
#31473
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18

o. BÁO CÁO


Nhằm phát huy thế mạnh của hệ thống thông tin đã trang bị cho các chi nhánh, qua đã tiết giảm các chi phí trong khâu lập báo cáo; đồng thời làm thuận tiện cho quá trình tổng hợp và quản lý ở các cấp, Tổng giám đốc NHCSXH quy định chế độ thống kê báo cáo và mẫu biểu báo cáo dự án.

I. Quy định chung


  • Thông tin báo cáo phải trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời và đầy đủ các chỉ tiêu như quy định. Giám đốc đơn vị báo cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin và báo cáo của đơn vị mình.

  • Một khách hàng vay vốn được thống kê là một lượt. Các trường hợp cho vay bổ sung, giải ngân từng lần theo lịch đã thỏa thuận của các Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn đã ký không được tính là một lượt khách hàng vay vốn.

  • Không tính vào doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với số tiền chuyển nợ quá hạn.

  • NHCSXH nơi cho vay lập báo cáo chi tiết đến cấp xã, Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh lập báo cáo chi tiết đến cấp huyện, Hội sở chính lập chi tiết đến cấp tỉnh;

  • Phương thức báo cáo: báo cáo được lập, gửi và nhận theo hai hình thức: báo cáo văn bản và báo cáo điện tử:

  • Báo cáo văn bản là báo cáo thể hiện dưới dạng mẫu biểu hoặc lời văn trên giấy, phải được trình bày theo đúng mẫu quy định, có đủ dấu, chữ ký của Giám đốc đơn vị báo cáo.

  • Báo cáo điện tử: là báo cáo thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu theo cấu trúc quy định và được truyền nhận qua hệ thống mạng máy tính hoặc vật mang tin (đĩa mềm,...).

  • Báo cáo bằng văn bản và báo cáo bằng file dữ liệu phải khớp đúng với nhau.

II. Các báo cáo cụ thể

  1. Các báo cáo định kỳ


1.1. Mẫu báo cáo 01a/FSDP:

  • Đây là mẫu dùng để phản ánh giải ngân từ nguồn vốn mới của Dự án do Hội sở chính rút từ Tài khoản Đặc biệt của Dự án theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao.

  • Về nguyên tắc: NHCSXH nơi cho vay cân đối nguồn vốn tại đơn vị để giải ngân cho vay bằng nguồn vốn mới của Dự án theo chỉ tiêu kế hoạc tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao, trường hợp không đủ vốn để giải ngân, đơn vị lập điện báo đề nghị ngân hàng cấp trên chuyển vốn để kịp thời giải ngân.

  • Báo cáo này được làm định kỳ hàng tháng trong giai đoạn rút vốn của dự án để cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ được Tổng giám đốc giao.

1.2. Mẫu báo cáo 01b/FSDP:

  • Đây là mẫu dùng để phản ánh giải ngân từ nguồn vốn quay vòng tại từng NHCSXH nơi cho vay và toàn tỉnh. Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.3. Mẫu báo cáo 02/FSDP:

  • Đây là mẫu dùng để phản ánh kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ từ nguồn vốn dự án. Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.4. Mẫu báo cáo 03/FSDP:

  • Đây là mẫu dùng để phản ánh cho vay, dư nợ của các Tổ TK&VV tại ngân hàng và dư nợ cho vay phân theo từng tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay theo Dự án khi thực hiện giải ngân cho hộ trồng rừng tham gia Tổ tiết kiệm & vay vốn.

  • Kỳ báo cáo hàng tháng.

    1. Mẫu báo cáo 04/FSDP:

  • Đây là mẫu dùng để báo cáo dư nợ quá hạn và phân tích nguyên nhân nợ quá hạn theo Dự án. Những ô gạch chéo (Cột 19 và 20): không phải báo cáo.

  • Kỳ báo cáo hàng tháng.

1.6. Mẫu báo cáo 05/FSDP:

  • Đây là mẫu báo cáo dùng để phản ánh tỷ lệ thu lãi cho vay theo dự án trong kỳ báo cáo.

  • Số lãi phải thu trong kỳ (tháng, quý, năm) là toàn bộ số lãi đến hạn phải trả của người vay theo lịch trả lãi đã ghi trong Khế ước nhận nợ, sổ vay vốn.

  • Công thức xác định số lãi phải thu trong kỳ:

= Dư nợ cho vay đến kỳ hạn trả lãi x Lãi suất cho vay x Thời gian tính lãi

Tỷ lệ thu lãi trong kỳ: là tỷ lệ giữa số lãi thực thu trong kỳ và số lãi phải thu trong kỳ.



Số lãi thực tế thu được trong kỳ: lấy từ TK 70xxx (tiểu khoản thu lãi cho vay Dự án).
  1. Báo cáo đột xuất


Trong quá trình thực hiện dự án, theo yêu cầu của công tác quản lý theo dõi (yêu cầu của NHCSXH, của đối tác,...), Tổng giám đốc NHCSXH sẽ có yêu cầu báo cáo bằng văn bản theo nội dung cụ thể yêu cầu các Chi nhánh thực hiện.
  1. Báo cáo tình hình thực hiện Dự án hàng năm


Ngoài báo cáo định kỳ theo biểu mẫu nêu trên, hàng năm Chi nhánh thực hiện dự án phải có báo cáo bằng văn bản đánh giá chung về thực hiện dự án trong năm trên địa bàn. Báo cáo này phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: các công việc đã thực hiện, các kết quả đạt được, tiến triển của dự án, các vấn đề phát sinh, những thuận lợi, khó khăn và tồn tại, những đề xuất kiến nghị. Báo cáo này yêu cầu báo cáo bằng văn bản.
  1. Cách thức lập báo cáo


  • Đối với các Phòng giao dịch huyện: việc lập các mẫu báo cáo định kỳ được thực hiện trên máy vi tính thông qua phần mềm hỗ trợ. Đối với các chỉ tiêu không thể lấy tự động thông qua phần mềm thì cán bộ làm công tác báo cáo sẽ nhập bằng tay trên giao diện của phần mềm.

  • Đối với cấp tỉnh và Hội sở chính: việc tổng hợp từ báo cáo do Chi nhánh cấp dưới gửi lên sẽ được thực hiện tự động trên cơ sở phần mềm hỗ trợ.
  1. Lập, tổng hợp và gửi báo cáo


    1. Tại Phòng giao dịch huyện:

Định kỳ báo cáo hàng tháng, Phòng giao dịch lập báo cáo theo quy định thông qua sử dụng phần mềm hỗ trợ. Báo cáo thực hiện bằng văn bản và truyền file thông qua mạng máy tính về Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố theo thời gian quy định.

    1. Tại chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố:

Phần mềm hỗ trợ sẽ tự động tổng hợp báo cáo trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp các dữ liệu từ báo cáo của các đơn vị cấp dưới gửi đến. Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo thực hiện tổng hợp và gửi báo cáo file và bằng văn bản đến đơn vị cấp trên.

    1. Tại Hội sở chính:

  • Tổng hợp số liệu báo cáo từ chi nhánh thực hiện dự án.

  • Ban quản lý Dự án của NHCSXH tại Hội sở chính sẽ lập báo cáo gửi cho Ban quản lý dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và báo cáo tiến độ gửi Ngân hàng Thế giới theo mẫu và kỳ báo cáo theo quy định.


  1. tải về 1.69 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương