Chuyển pháp luâN



tải về 1.75 Mb.
trang46/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Căn cơ

Căn cơ của một người được chỉ định bởi số lượng chất Đức (De) mà họ mang trên mình trong một cõi không gian khác. Có ít chất Đức (De) hoặc nhiều chất đen, người đó sẽ có một lớp nghiệp lực to lớn, đó là một người căn cơ kém. Có nhiều chất Đức (De), nhiều chất trắng, người đó sẽ có một lớp nghiệp lực ít, đó là một người có một căn cơ tốt. Chất trắng và chất đen có thể chuyển hóa chất nầy thành chất kia. Chúng chuyển hóa như thế nào? Làm điều tốt sẽ sanh ra chất trắng. Chất trắng đạt được vì chịu đựng những thử thách, đau khổ và thực hiện những điều tốt. Chất đen là sanh ra bởi những hành động xấu thiếu đạo đức và đó là nghiệp. Chất trắng và chất đen có một phương thức chuyển hóa như vậy. Đồng thời, cũng có một sự thừa truyền trong huyết thống. Vì Chủ-Nguyên-thần trực tiếp mang chúng trên mình, vậy đó không phải là kết tụ trong một kiếp người mà là từ thời xa xưa. Như vậy, nó có một sự vun bồi Đức hoặc Nghiệp. Hơn nữa, chúng còn có thể di truyền từ đời cha ông đến con cháu. Đôi lúc tôi nhớ đến những lời nói của những người xưa hoặc các ông bà già : Tổ tiên đã tích đức. Tích đức, thiếu đức! Thật là rất phải, rất đúng.


Căn cơ tốt hoặc kém của một người có thể quyết định khả năng giác ngộ của họ tốt hay kém. Một người căn cơ kém có thể làm kém đi khả năng giác ngộ của họ. Tại sao như vậy? Vì người có căn cơ tốt có nhiều chất trắng, chất trắng đó hòa nhập với vũ trụ của chúng ta, với đặc chất Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn), không có sự cách biệt. Đặc chất của vũ trụ có thể trực tiếp biểu hiện trên thân của quí vị và trực tiếp giao thông với quí vị. Trái lại, chất đen là tạo nên bởi những hành động xấu, nó đi ngược lại với đặc chất của vũ trụ chúng ta. Vì vậy có một sự ngăn cách giữa chất đen đó và đặc chất của vũ trụ. Khi cái chất đen đó được kết tụ đến một mức độ nhiều, nó sẽ làm thành một lớp chung quanh và bao trùm thân người vào giữa. Lớp nầy càng to lớn, nó càng trở thành dầy và đặc, làm cho khả năng giác ngộ của người đó càng bị kém đi. Đó là vì họ không có thể nhận được đặc chất Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) từ nơi vũ trụ và họ có những chất đen đó là bởi những hành động xấu của họ. Thông thường, loại người như vậy rất dễ không tin vào sự tu luyện. Khả năng giác ngộ càng kém, nghiệp lực càng chống cự lại họ, họ càng phải chịu nhiều khổ nạn thì họ lại càng ít tin hơn và họ càng khó tu luyện hơn.
Đối với người có nhiều chất trắng, sự tu luyện sẽ dễ dàng hơn. Vì trong lúc tu luyện, họ càng hòa nhập với đặc chất của vũ trụ và càng nâng cao Tâm tính (Xinxing) của họ lên, chất Đức (De) của họ sẽ trực tiếp chuyển hóa thành Công lực. Còn đối với người có nhiều chất đen, giống như một nhà máy sản xuất đồ vật, họ phải có thêm một công tác trong sự sản xuất. Nếu những người khác khởi đầu bằng những chất liệu đã được chế biến, họ thì phải khởi đầu bằng những nguyên liệu mới lấy từ đất ra, còn phải qua một cuộc lọc tẩy, còn phải qua một hành trình như vậy. Vì vậy trước hết họ cần phải chịu đựng những thử thách, tiêu trừ nghiệp lực và chuyển hóa nó thành chất trắng, thành Đức (De). Sau đó, họ có thể phát triển Công lực của họ. Nhưng, thông thường người như vậy không có một khả năng giác ngộ tốt. Họ càng chịu nhiều đau khổ, họ càng trở nên bất tín đối với sự tu luyện và họ càng khó tu luyện hơn. Vì vậy, người có nhiều chất đen rất khó mà chịu tu luyện. Trong quá khứ, Đạo Lão hoặc các trường Pháp chỉ nhận một đệ tử duy nhất, họ có nói đến câu Thầy đi tìm trò, chớ không phải trò đi tìm Thầy. Người ta chính là chọn lựa thể theo số lượng những chất đó trên mình người học trò.
Căn cơ quyết định khả năng ngộ của một con người, nhưng điều đó cũng không tuyệt đối. Có người không có một căn cơ tốt, nhưng có một khung cảnh gia đình rất tốt, nhiều ông bà cha mẹ tu. Có nhiều người tu tại gia, họ rất mộ đạo và rất tin nơi vấn đề tu luyện. Trong một khung cảnh như vậy, người đó có thể được thúc đẩy có đức tin và sự giác ngộ trở nên tốt hơn. Vì vậy, điều đó cũng không tuyệt đối. Cũng có người có một căn cơ rất tốt, nhưng vì sự giáo dục của họ bị hạn chế trong một ít hiểu biết thực tiễn của xã hội ngày nay, nhất là phương pháp giáo dục theo lý tưởng tuyệt đối đã được áp dụng từ vài năm nay, nó thường làm cho họ có một tinh thần eo hẹp, không tin nơi bất cứ điều gì vượt ngoài tầm hiểu biết của họ. Khả năng ngộ của họ vì vậy cũng có thể bị ảnh hưởng trầm trọng.
Ví dụ, trong một khóa học của tôi, khi tôi nói đến khai mở Thiên nhãn vào ngày thứ nhì, có một người có một căn cơ rất tốt. Thiên nhãn của anh ta được mở ngay đến một cấp rất cao. Anh ta được nhìn thấy nhiều cảnh tượng mà người khác không nhìn thấy. Anh ta nói với những người chung quanh : Ồ, Tôi đã nhìn thấy khắp giảng đường đầy những Pháp Luân (Falun) rơi xuống trên mình mọi người như những bông tuyết. Tôi thấy Chơn thân của Thầy Lý như thế nào, hào quang của Thầy Lý như thế nào, Pháp Luân như thế nào và bao nhiêu là những Pháp thân. Anh ta cũng thấy Thầy đang thuyết giảng ở nhiều cấp khác nhau và thấy các Pháp Luân đang điều hòa làm sao cơ thể của những người tu. Anh ta cũng nhìn thấy Công thân của Thầy đang thuyết Pháp ở nhiều cấp trong khi Thầy thuyết pháp, và cũng có thấy những Tiên cô rải hoa xuống v.v. Anh ta nhìn thấy những điều tuyệt diệu như vậy, điều đó chứng tỏ rằng căn cơ của anh ta rất tốt. Sau khi nói ra tất cả những điều đó xong, anh ta kết thúc bằng một câu : Tôi không tin tất cả những điều đó. Có nhiều điều đã được khoa học chứng minh, nhiều điều cũng có thể giải thích bằng khoa học ngày nay, và nhiều điều đã được chúng tôi phân tích. Đó là vì những điều mà Khí công nhìn nhận quả thật nó vượt quá sự hiểu biết của khoa học ngày nay, đó là một sự kiện chắc chắn. Như vậy, căn cơ không luôn luôn quyết định khả năng ngộ của một con người.

    1. Giác ngộ

Ngộ là gì? Ngộ là một danh từ xuất phát từ nơi tôn giáo. Theo Phật giáo, nó là nói về sự hiểu biết Phật Pháp của một người tu. Ý nghĩa của ngộ đầu tiên là hiểu biết và ngộ rốt cùng là huệ. Tuy nhiên, danh từ nầy được dùng ngày nay trong xã hội người thường, người ta nói Người nầy rất hiểu biết !, ý là nói người đó rất khôn lanh, có thể biết cấp trên nghĩ gì, muốn gì và làm cho họ hài lòng! Người ta nói người đó thật có khả năng hiểu biết. Người ta thường có chiều hướng hiểu nghĩa như vậy. Nhưng một khi vượt qua cấp của người thường, đứng ở một cấp hơi cao hơn một chút, quí vị sẽ thấy rằng những nguyên lý ở cấp nầy mà hiểu theo người thường thường là sai. Đó hoàn toàn không phải là sự ngộ mà chúng ta nói đây. Sự ngộ của một người khôn lanh hiểu biết trái lại là không tốt, vì một người quá khôn lanh chỉ làm công việc ngoài mặt để đạt sự yêu thích của giám đốc hay cấp trên. Vậy không phải là đùn cho những người khác phải làm hết công việc sao? Như vậy người khôn lanh sẽ bị mang nợ của người khác. Vì họ quá khôn lanh, họ biết làm vừa lòng cấp trên, họ sẽ có lợi hơn, vậy thì người khác phải chịu nhiều thất lợi hơn. Vì họ khôn lanh, họ sẽ không để mất điều gì hết và họ khó mà bị thiệt thòi. Vậy người khác phải chịu thiệt thòi cho họ. Càng ngày họ càng chú tâm đến chút ít lợi lộc thực tế đó, vậy tinh thần của họ càng trở thành eo hẹp hơn. Họ càng ngày càng dễ cho rằng những lợi lộc vật chất của người thường là điều mà họ không thể nào buông bỏ. Họ cũng tưởng rằng họ là một con người biết thực tế, họ không để bị lợi dụng.


Cũng có người rất ngưỡng mộ những người đó. Tôi xin nói với quí vị rằng : Chớ có ngưỡng mộ họ! Quí vị không biết cuộc đời họ chán chường như thế nào. Họ ăn không ngon, ngủ không yên, cả trong giấc ngủ họ cũng sợ bị mất quyền lợi. Đối với những lợi lộc cá nhân, họ thật là tỉ mỉ, không để lọt ra một chút nào. Quí vị không thấy một cuộc đời như vậy thật là đáng chán ngáy lắm sao? Họ chỉ sống cho điều đó suốt cả một cuộc đời. Chúng tôi nói rằng, trước những sự va chạm, nếu quí vị chịu lùi đi một bước, quí vị sẽ thấy rằng trời biển rộng mênh mông, và chắc chắn sẽ có một cảnh tượng khác hiện ra. Nhưng người như vậy không chịu lùi lại, họ sống một cuộc đời rất nhàm chán, quí vị tốt hơn không nên đi theo gương của họ. Trong giới tu luyện, người ta nói rằng người đó đã lún sâu trong ảo ảnh, họ hoàn toàn bị thất lạc giữa những người thường bởi vì quyền lợi vật chất. Và nếu quí vị muốn họ giữ lấy Đức (De), dễ nói đó thôi ! Nếu quí vị khuyên họ nên tu luyện, họ sẽ không tin : Tu luyện cái gì? Quí vị là người tu, khi người ta đánh quí vị, quí vị không được đánh trả lại, khi người ta mắng quí vị, quí vị không được mắng lại. Khi người ta hiếp đáp quí vị, quí vị cả trong tư tưởng cũng không được quyền đối tệ với họ, trái lại quí vị còn phải cám ơn họ. Tất cả quí vị đều là những người nhát gan, những người khùng điên! Không có cách gì để làm cho người như vậy hiểu được sự tu luyện. Họ nói rằng chính quí vị mới thật là ngu và khờ. Quí vị có nghĩ rằng họ là rất khó độ không?
Đó không phải là sự ngộ mà chúng tôi nói đây. Sự ngộ mà chúng tôi nói đây chính là cái mà họ gọi là khờ trước những quyền lợi cá nhân của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không phải thật sự là khờ, chúng ta chỉ quan tâm ít thôi những quyền lợi cá nhân, nhưng trong những địa hạt khác, chúng ta rất sáng suốt. Trước một dự án nghiên cứu khoa học, một công tác được cắt đặt cho chúng ta làm hoặc bất cứ một công việc gì, chúng ta đều có thể thi hành nó một cách tốt đẹp với một tinh thần sáng suốt. Chỉ là đối với những quyền lợi cá nhân, trong những sự ganh đua giữa người và người là chúng ta lờ đi. Ai có thể nói quí vị là một người khờ? Không ai có thể nói quí vị là một người khờ. Nhất định là như vậy.
Chúng ta hãy nói vài lời về vấn đề người khờ theo nghĩa thật của nó. Cái lý nầy hoàn toàn trái ngược ở cấp cao. Trong giới người thường, một người khờ không dễ gì mà phạm những hành động tội lỗi lớn lao và dấn thân vào những cuộc tranh đấu vì quyền lợi cá nhân của họ. Họ không tìm cầu danh vọng, như vậy họ không bị mất Đức (De). Trái lại, những người khác có thể cho Đức cho họ. Mỗi khi đánh hay mắng họ, người ta cho họ Đức, và chất nầy là vô cùng quí báu. Có cái nguyên lý nầy trong vũ trụ của chúng ta: Không mất, không được! Muốn được, người ta phải bị mất. Khi người ta nhìn thấy cái con người khờ khạo nầy, mọi người đều mắng chửi họ : Đồ thằng khờ! Một khi người ta mở miệng và phang đến họ những lời mắng chửi đó, một mảnh Đức đã bay đến nơi họ rồi. Quí vị đã được thắng lợi trên họ, quí vị là thành phần nhận được lợi, vậy quí vị phải bị mất một cái gì. Nếu người ta đá họ một cái : Nhà ngươi, đồ khờ! Vậy thì một khối Đức to lớn lại được phang đến cho họ. Khi có người làm nhục họ hoặc đánh đập họ, họ chỉ biết mở miệng cười một cách khờ khạo : Hãy làm gì thì làm, bằng cách nào quí vị cũng đang cho tôi Đức của quí vị, tôi không từ chối nó ! Vậy, theo nguyên lý của cấp cao, xin quí vị hãy suy nghĩ, ai là người khôn ? Phải chăng là họ? Họ là người khôn nhất. Họ không bị mất một chút Đức nào, quí vị liệng cho họ De của quí vị, họ không từ chối một mảnh nào và nhận tất cả với một nụ cười. Nếu họ là một người khờ trong kiếp nầy, họ sẽ không là như vậy ở trong kiếp tới, Chủ-Nguyên-thần của họ không có khờ. Trong tôn giáo người ta nói rằng : Khi một người có nhiều Đức, trong kiếp tới, họ sẽ làm quan to hay giàu lớn, vì tất cả những thứ đó được trao đổi bằng chất Đức của con người.
Chúng ta nói rằng Đức có thể trực tiếp chuyển hóa thành Gong(Công lực). Cấp bực tu luyện của quí vị cao đến đâu phải chăng là có được từ sự chuyển hóa của chất Đức đó? Nó có thể trực tiếp chuyển hóa thành Gong. Quyết định cấp bực cao thấp của một con người, cái Công lực cao hay thấp, không phải là do cái chất đó chuyển hóa thành sao? Quí vị nghĩ xem, nó không là quí báu lắm sao ? Nó có thể được mang theo trong mình khi sanh ra đời và khi rời cõi thế. Phật giáo có nói quí vị tu luyện được bao cao, đó là Quả vị của quí vị. Quí vị mất bao nhiêu, nhận được bấy nhiêu. Cái đạo lý là như vậy. Tôn giáo có nói: Có Đức, người ta kiếp sau làm quan hay nhà giàu. Đức ít, đi ăn xin cũng xin không được, vì không có Đức để trao đổi. Ai không mất sẽ không được! Nếu một chút Đức cũng không có thì thân thần sẽ bị tiêu diệt. Đó là cái chết thật.
Khi xưa, có một thầy Khí công cấp bực khá cao khi mới ra công chúng. Sau đó, ông ta bị danh lợi lôi cuốn, vị Thầy của ông ta lúc bấy giờ liền mang Phụ-Nguyên-thần của ông ta đi, - vì pháp môn tu luyện của ông ta thuộc về đường lối nhằm tu luyện Phụ-Nguyên-thần - . Khi ông ta còn có Phụ-Nguyên-thần, Phụ-Nguyên-thần điều khiển ông ta. Ví dụ như một ngày kia, sở làm của ông ta phát nhà cho nhân viên. Người giám đốc nói : Tất cả những ai cần nhà ở, hãy đến đây trình bày với tôi hoàn cảnh của họ và cho biết lý do cần nhà. Mọi người đều kể lể lý do nhu cầu của họ, người đó thì lại im lặng. Cuối cùng, người giám đốc thấy rằng người nầy cần nhà hơn mọi người khác nên phải cho ông ta một căn nhà. Một người khác kêu lên : Không được, căn nhà không thể cho ông ta, phải cho tôi, tôi cần nhà ở hơn. Ông ta liền nói : Vậy thì hãy lấy đi! Về phương diện một người thường, người nầy quả thật là khờ. Có người biết rằng ông ta là người tu, người ta hỏi ông ta : Là người tu, anh không muốn gì hết sao? vậy chớ anh muốn thứ gì? Ông ta trả lời : Tôi muốn cái mà người khác không muốn! Sự thật ông ta không khờ mà rất thông minh. Chính đối với những quyền lợi cá nhân mà ông ta hành động như vậy, ông ta để cho mọi sự việc tiến triển một cách tự nhiên. Người ta còn hỏi ông ta : Nhưng đối với người thường, cái gì mà họ không muốn? Ông ta đã trả lời : Sỏi đá dưới đất, đạp dưới chân người, không ai muốn, tôi muốn chúng. Người thường cho điều đó là không hiểu nổi, họ không thể hiểu một người tu. Họ không thể hiểu được ông ta vì cõi giới tâm linh của hai bên cách biệt rất xa. Có một khoảng cách rất xa giữa trình độ của đôi bên. Dĩ nhiên, ông ta sẽ không thật sự lượm sỏi đá trên đường, nhưng ông ta đã nói lên một nguyên lý mà người thường không hiểu nổi : Tôi không chạy theo bất cứ một thứ đồ gì của người thường! Chúng ta hãy lấy ví dụ của cục đá. Mọi người đều biết, có viết trong các kinh Phật rằng ở cõi Cực lạc, cây cũng bằng vàng, đất cũng bằng vàng, chim chóc cũng bằng vàng, bông hoa cũng bằng vàng, nhà cửa cũng bằng vàng, cả đến thân Phật cũng bằng vàng ròng chói sáng. Nơi đó, không ai có thể tìm được một cục đá, vậy đá là tiền bạc. Dĩ nhiên, không phải người tu sẽ mang cục đá đi đến nơi đó, nhưng họ đã nói lên một nguyên lý mà người thường không thể hiểu được. Sự thật, người tu sẽ nói rằng: Cái mà người thường muốn, chúng tôi không muốn; cái mà chúng tôi muốn, người thường dù muốn cũng có không được!
Sự thật, ngộ mà chúng tôi nói đó là cái ngộ trong hành trình tu luyện, nó chính là trái ngược lại với điều của người thường. Sự ngộ thật sự mà chúng tôi nói đây là xem một con người có thể tự xem mình là một người tu trong khi gặp phải những nghịch cảnh trong lúc tu luyện hay không, và xem họ có thể hiểu và chấp nhận Pháp do vị Thầy truyền dạy cho họ tu luyện hoặc Đạo do một vị Thầy của Đạo gia dạy hay không, đồng thời xem họ có thể theo Pháp mà tu luyện hay không? Có người, cho dù quí vị nói thế nào đi nữa, họ chỉ là không tin quí vị và nghĩ rằng làm người thường là thực tế hơn. Họ chấp chặt vào những thành kiến của họ, thay vì buông bỏ chúng, điều nầy khiến cho họ không có đức tin. Có người chỉ muốn được trị bệnh, khi tôi nói rằng Khí công không chỉ dành cho sự trị bệnh thì họ đã chán ngán, vì vậy sau đó những gì tôi nói họ đều không tin.
Có người có khả năng ngộ không thể tiến bộ. Có người tùy tiện gạch ngang dọc trong sách của tôi. Những người tu có Thiên nhãn mở đều thấy rằng quyển sách nầy màu sắc tuyệt đẹp và chói sáng như vàng ròng. Mỗi chữ mang hình ảnh Pháp thân của tôi. Nếu tôi nói một lời không đúng, điều nầy có nghĩa là tôi gạt mọi người. Những đường gạch của quí vị nhìn rất là đen tối. Quí vị sao tùy tiện dám làm như vậy? Chúng tôi đang làm gì đây? Phải chăng đang dìu dắt cho quí vị tu luyện để được về bên trên? Có những điều quí vị cũng cần nên suy nghĩ. Quyển sách nầy có thể hướng dẫn quí vị tu luyện, quí vị không thấy nó là quí báu lắm sao? Sự chắp tay cúi đầu của quí vị trước tượng Phật có thể nào đưa quí vị thật sự đi trên con đường tu luyện hay không? Quí vị rất thành tâm và không dám sờ trên tượng Phật mà quí vị mỗi ngày nhang đèn. Nhưng sao quí vị lại dám hủy hoại cái Đại Pháp nầy đang chân chánh hướng dẫn cho quí vị tu luyện?
Nói đến vấn đề khả năng ngộ của một người, đó là nói đến bề sâu các cấp bực mà quí vị có thể hiểu, hoặc về một điều gì, hoặc một thứ Pháp mà Thầy đã dạy trong lúc tu luyện. Nhưng đó cũng chưa phải là sự ngộ căn bản mà chúng tôi nói đây. Sự ngộ căn bản mà chúng tôi nói đây, đó là, trong suốt cuộc đời của một con người, ngay từ lúc khởi đầu tu luyện, họ không ngừng cố gắng để đi lên và buông bỏ những sự ràng buộc của con người cùng với mọi điều ham muốn. Công lực của họ không ngừng phát triển cho đến bước cuối cùng của sự tu luyện. Khi chất Đức (De) đã hoàn toàn chuyển hóa thành Gong(Công lực) và hành trình mà vị Thầy đã vạch ra cho họ đã hoàn tất, thì Pằng, trong một tíc tắc, mọi khóa đều mở tung. Thiên nhãn của họ sẽ đạt đến mức cao nhất của cấp của họ và họ có thể nhìn thấy, ở cấp của họ, sự thật của nhiều cõi không gian, hình dáng hiện hữu của các sanh mệnh nơi nhiều cõi không gian-thời gian, hình thức hiện hữu của vật chất nơi nhiều cõi không gian-thời gian, đồng thời sự thật của vũ trụ của chúng ta. Lúc bấy giờ các huyền năng siêu phàm của họ (Công năng) sẽ phát hiện và họ có thể tiếp xúc với những sanh mệnh khác. Lúc bấy giờ, phải chăng họ là một bực Đại giác? một con người thành đạo qua sự tu luyện? Khi được dịch ra tiếng Phạn, đó là một vị Phật.
Sự ngộ mà chúng tôi nói đây là sự ngộ căn bản nầy, nó thuộc về hình thức thình lình khai ngộ. Thình lình khai ngộ có nghĩa là một người đang tu luyện trong một trạng thái mà mọi huyền năng Công đều bị khóa chặt suốt cuộc đời, họ không biết trình độ Công của mình đạt đến đâu, cũng không biết dưới hình thức Công lực nào mà họ tu luyện được, họ không cảm giác điều gì cả, cả những tế bào của thân họ cũng bị khóa chặt, cái Công lực mà họ tu luyện được đều bị khóa cho đến bước cuối cùng. Lúc bấy giờ tất cả đều được mở khóa. Chỉ người đại căn cơ mới có thể đạt được như vậy. Sự tu luyện rất khó khăn, người ta phải bắt đầu bằng làm một người tốt, luôn nâng trình độ Tâm tính (Xinxing) của mình lên, luôn chịu đựng được những thử thách, luôn tu luyện về bên trên và luôn tự đòi hỏi mình nâng cao trình độ, nhưng họ vẫn không nhìn thấy được cái Công lực của mình. Người như vậy tu luyện là khó nhất, nhất định phải là một người đại căn cơ. Họ tu luyện trong biết bao nhiêu năm mà không thấy được gì cả.
Có một hình thức ngộ khác gọi là dần dần. Ngay lúc mới bắt đầu tu luyện, nhiều người đã cảm giác được sự xoay chuyển của Pháp Luân (Falun) và đồng thời tôi cũng khai mở Thiên nhãn cho họ. Vì nhiều lý do, có người không nhìn thấy được gì ngay bây giờ nhưng sẽ được thấy trong tương lai, từ mờ mờ đến sáng tỏ, từ không biết đến biết cách sử dụng nó. Cấp bực của họ được tăng lên không ngừng. Với sự thăng tiến Tâm tính (Xinxing) và sự buông bỏ các thứ tâm ràng buộc của quí vị, đủ loại huyền năng siêu phàm (Công năng) sẽ được xuất hiện. Sự chuyển hóa trong lúc tu luyện và sự chuyển hóa của cơ thể khiến quí vị có thể thấy hoặc cảm giác được. Nó sẽ như vậy cho đến bước cuối cùng khi quí vị được hiểu biết hoàn toàn sự thật của vũ trụ và khi quí vị đạt đến mức cao nhất của sự tu luyện của quí vị. Sự chuyển hóa của bản thể ( Benti, cơ thể nơi không gian nầy và các không gian khác) đồng thời với sự tăng cường của các Công năng, tất cả sẽ đạt đến một trình độ nào đó và sẽ dần dần tiến đến mức đó. Đó là sự ngộ dần dần. Đường lối tu luyện ngộ dần dần cũng không phải là dễ. Khi có những huyền năng Công, nhiều người không buông bỏ được tâm ràng buộc, họ rất dễ phô trương chúng và làm những điều xấu. Như vậy, Công lực của quí vị sẽ bị rớt xuống. Quí vị sẽ uổng công tu luyện vì cuối cùng quí vị bị mất hết. Có người có thể nhìn thấy và chứng kiến những cảnh sống của các sanh mệnh ở nhiều cấp bực. Có sanh mệnh có thể xúi dục quí vị làm điều nầy điều nọ, kêu quí vị tu luyện theo họ và nhận quí vị làm đệ tử. Nhưng họ không thể giúp quí vị đạt thành Chánh Quả, vì chính họ cũng chưa đạt được Chánh Quả.
Vả lại các sanh mệnh ở những cấp cao đều là Thần Tiên, họ có thể biến hóa thành vĩ đại và phô bày nhiều huyền năng siêu phàm. Nếu quí vị không giữ được cái tâm ngay chánh, có lẻ quí vị sẽ đi theo họ chăng? Nếu quí vị đi theo họ, tất cả sự tu luyện của quí vị là phí công thôi. Cho dù họ là một vị Phật thật hay một Chân Nhân thật, quí vị sẽ phải tu luyện lại từ khởi đầu. Phải chăng các sanh mệnh nơi các tầng trời vẫn còn là Thần Tiên cho dù họ ở từng trời nào? Chỉ khi một người tu luyện đến một cấp vô cùng cao và đã đạt đến đích, bấy giờ họ mới có thể vượt thoát hoàn toàn. Nhưng dưới mắt của một người thường, những vị Thần Tiên đó rất vĩ đại và có nhiều huyền năng siêu phàm, nhưng không nhất thiết là họ đã đạt Chánh Quả. Thấy được những cảnh vật siêu phàm như vậy và nhiều loại tin tức khác, liệu quí vị có thể không bị quấy nhiễu và vẫn giữ được cái tâm kiên trì không động không? Vì vậy, sự tu luyện với Thiên nhãn mở cũng là một điều rất khó và nó khiến người ta càng khó giữ Tâm tính (Xinxing) của mình được tốt. Tuy nhiên, cũng may cho một số người tu của chúng ta, các huyền năng Công của họ được khóa lại nơi giữa đường tu luyện để cho họ đi vào trạng thái ngộ dần dần. Thiên nhãn của mọi người sẽ được mở, nhưng quyền năng Công của nhiều người sẽ không được phép xuất hiện. Khi Tâm tính (Xinxing) của quí vị dần dần lên đến một mức nào đó, tâm tánh của quí vị đã được ổn định và quí vị đã tự chủ được, chúng sẽ được khai phóng tất cả cùng một lúc. Đến một trình độ nào đó, quí vị sẽ được phép bước vào trạng thái từ từ ngộ. Lúc bấy giờ quí vị dễ dàng tự chủ hơn. Các huyền năng Công của quí vị đều sẽ xuất hiện, quí vị sẽ tự mình tiếp tục tu luyện về bên trên cho đến khi tất cả đều sẽ được khai phóng. Quí vị ở giữa đường tu sẽ được phép có được chúng, và nhiều người tu trong chúng ta sẽ thuộc về nhóm nầy. Vì vậy quí vị không nên hấp tấp để được thấy.
Quí vị có lẽ đã nghe nói, trong Thiền Phật giáo, người ta cũng phân biệt giữa đốn ngộ(ngộ tức khắc) và ngộ tiệm tiến(ngộ từ từ). Ngài Huệ Năng, tổ thứ sáu của Thiền tông, tin nơi sự đốn ngộ, trong khi Thần Tú, sư của Bắc phận, nói đến ngộ tiệm tiến. Trong lịch sử, hai người nầy đã khơi lên một cuộc đối thoại lâu dài về Phật lý. Tôi nói đó là vô nghĩa. Vì sao? Vì đó chỉ là hai cách hiểu của một nguyên lý tu luyện. Nói về nguyên lý đó, có người có thể hiểu ngay tức khắc, có người hiểu và thâm nhập từ từ. Hiểu được bằng con đường nào đâu có gì quan trọng? Cũng tốt nếu có người hiểu nó ngay tức khắc, nhưng cũng hay nếu người khác hiểu nó dần dần, cuối cùng cả hai người đều là hiểu nó, phải vậy không? Cả hai cách đều đưa đến sự ngộ, vậy không có cách nào là sai.


    1. Каталог: book
      book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
      book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
      book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
      book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
      book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
      book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
      book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
      book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

      tải về 1.75 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương