Chuyển pháp luâN



tải về 1.75 Mb.
trang42/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Tâm vui mừng

Chúng ta hãy nói về vấn đề nầy. Cái tâm vui mừng (Hoan hỷ tâm) đó cũng là một sự ràng buộc. Có rất nhiều người đã tu luyện Khí công từ lâu, cũng có người chưa bao giờ tu luyện cả, nhưng suốt một cuộc đời thao thức đi tìm chơn lý và ý nghĩa thật của đời người. Khi họ vừa học Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta, họ bỗng hiểu được rất nhiều điều mà họ mãi hằng ước ao muốn được hiểu mà không sao hiểu được. Có thể vì tư tưởng của họ được thăng hoa, họ sẽ rất xúc động. Điều đó là chắc chắn. Tôi hiểu, một người chân tu là ý thức ngay được tầm quan trọng của nó và biết quí nó. Tuy nhiên, thường xảy ra một vấn đề: Sự vui mừng của họ có thể khiến sanh ra một cái tâm vui mừng thái quá, làm cho họ hành động một cách khác thường, không giữ được sự thông thường trong lúc giao tiếp giữa con người trong xã hội người thường và trong những hoàn cảnh nói chung của xã hội người thường. Tôi nói rằng như vậy thì không được.


Phần đông mọi người trong Pháp môn của chúng ta sẽ tu luyện giữa xã hội người thường. Quí vị không thể tự tách rời khỏi xã hội người thường và quí vị phải tu luyện với một tinh thần sáng suốt. Phải giữ một sự liên lạc bình thường với mọi người. Dĩ nhiên, Tâm tính phải rất cao, tâm thức phải rất chánh, Tâm tính tự mình càng nâng cao, cấp bực càng lên cao, không làm điều xấu chỉ làm điều tốt, đó là cách xử sự duy nhất. Có người hành động như khùng điên, hoặc như chán đời, họ nói những điều mà người khác không hiểu được. Người ta sẽ nói rằng : Người nầy tại sao trở thành như vậy sau khi học Pháp Luân Đại Pháp? Họ như bị bịnh thần kinh. Sự thật, không phải là như vậy. Đó là vì họ quá xúc động và có vẻ như vô lý đối với người thường. Xin quí vị hãy suy nghĩ lại. Quí vị làm như vậy là không đúng. Quí vị đã bị rơi vào cực đoan, đó cũng là một thứ tâm ràng buộc. Quí vị phải buông bỏ cái tâm đó, tu luyện và sống một đời sống bình thường như mọi người giữa những người thường. Trong khi quí vị sống giữa những người thường, nếu họ nghĩ rằng quí vị bị chạm giây thần kinh, họ sẽ không giao tiếp với quí vị nữa và lánh xa quí vị. Không ai sẽ cho quí vị cơ hội để nâng cao Tâm tính của quí vị lên và không ai sẽ xem quí vị là người bình thường. Tôi nói rằng như vậy là không được. Vì vậy mọi người phải đặc biệt chú ý về vấn đề nầy và nhất định phải biết tự chủ.
Pháp môn của chúng ta không giống như những pháp môn thường khác khiến cho con người trở thành lờ đờ, hoặc nửa tỉnh nửa mê, hoặc khùng điên. Pháp môn của chúng ta đòi hỏi quí vị phải tự tu luyện với một trí ý sáng suốt. Có người nói rằng : Thưa Thầy, tôi luôn như lờ lững bị hôn mê khi tôi nhắm mắt lại! Tôi nói rằng không nhất thiết là như vậy. Quí vị đã lấy cái thói quen là tự buông thả Chủ-nguyên-thần. Quí vị mỗi khi nhắm mắt lại tự thả lỏng Chủ-nguyên-thần, như vậy nó không còn ở đó. Quí vị đã lấy cái thói quen như vậy. Tại sao quí vị không lờ lững khi ngồi tại đây? Quí vị giữ trạng thái như khi đôi mắt mở, rồi từ từ nhắm chúng lại, quí vị có còn lờ lững không? Nhất định là không thể nào. Quí vị tưởng rằng cách tập luyện khí công là phải như vậy, quí vị đã có thành kiến như vậy. Quí vị tự biến mất một khi đôi mắt nhắm lại, quí vị không còn biết mình đang ở đâu. Chúng tôi đã nói rằng Chủ phần hồn của quí vị phải giữ sự ý thức, vì phương pháp nầy nhắm vào sự tu luyện cho chính quí vị. Quí vị phải thăng tiến với một ý thức sáng suốt. Chúng ta cũng có một pháp tập ngồi tĩnh lặng, làm sao chúng ta thực hiện nó? Chúng tôi đòi hỏi quí vị điều nầy : Cho dù quí vị nhập định thâm sâu đến đâu, quí vị cũng phải luôn ý thức rằng quí vị đang ngồi tập luyện và tuyệt đối không được phép đi vào trạng thái hôn mê. Thực tế trạng thái của chúng ta là như thế nào? Nó phải là, khi quí vị vừa ngồi lại, quí vị cảm giác thích thú và rất an lành, giống như đang ngồi trong một lòng trứng. Quí vị ý thức là đang ngồi tu luyện nhưng cảm giác toàn thân không thể cử động. Đó phải là như vậy trong pháp môn của chúng ta. Cũng có một trạng thái khác là, khi quí vị kéo dài thời gian ngồi định, quí vị cảm giác như đôi chân biến mất, không còn biết chúng ở đâu. Quí vị cũng cảm thấy cơ thể nầy, đôi tay và đôi bàn tay đã biến mất, chỉ còn lại cái đầu. Tiếp tục tập luyện nữa, quí vị cảm giác cả cái đầu của mình cũng biến mất, chỉ còn lại một sự ý thức và một tri giác nhẹ nhàng rằng mình đang ở tại đó tu luyện. Chỉ cần chúng ta đạt đến điểm nầy là đủ. Vì sao? Khi quí vị tu luyện trong trạng thái đó, cơ thể của quí vị sẽ trong trạng thái chuyển hóa tối đa, đó là trạng thái tốt nhất. Vì vậy chúng tôi đòi hỏi quí vị vào trạng thái đó trong lúc định. Tuy nhiên, quí vị không được ngủ hay hôn mê, vì có thể trong trường hợp đó, người khác sẽ đạt được những điều tốt lành của sự tu luyện.
Tất cả những người tu của chúng ta tuyệt đối phải cẩn thận không được tỏ ra bất thường giữa những người thường. Nếu quí vị không hành động tốt giữa những người thường, người khác sẽ nói rằng tại sao người ta trở thành như vậy sau khi học Pháp Luân Đại Pháp. Điều đó sẽ làm mất danh tiếng của Pháp Luân Đại Pháp. Quí vị nhất định phải lưu ý về điểm nầy. Cũng cần lưu ý những trạng thái khác của tâm vui mừng trong suốt cuộc hành trình tu luyện của quí vị, cái tâm đó có thể bị quỉ ma lợi dụng.

    1. Tịnh khẩu

Tịnh khẩu (nhịn nói), các tôn giáo cũng đòi hỏi điều đó trong quá khứ. Tuy nhiên, Tịnh khẩu mà các tôn giáo nói đó áp dụng nhất là cho những người tu chuyên - các sư tăng và các ông đạo. Họ phải giữ ngậm miệng và không nói. Vì họ là những người tu chuyên, họ có mục đích là buông bỏ tối đa những sự ràng buộc của con người. Họ tin rằng có một chút ý tưởng nảy sanh trong đầu, đó là nghiệp. Các tôn giáo chia thành nghiệp tốt và nghiệp xấu. Cho dù là nghiệp tốt hay xấu cũng đừng làm gì hết theo lý thuyết chữ Không của nhà Phật và chữ Vô của Đạo Lão. Vì vậy họ dạy không làm gì hết, vì người ta không thể thấy được quan hệ nhân-quả trong một vấn đề, nghĩa là người ta không biết đó là một điều tốt hay là một điều xấu và nó có cái quan hệ nhân-quả như thế nào. Những người tu thường khi chưa đạt được một cấp cao là có thể thấy được những điều đó, vì vậy họ sẽ luôn lo rằng một điều có thể xem bề mặt là tốt nhưng khi đã làm rồi thì ra lại là xấu. Vì vậy, họ sẽ thực hiện tối đa sự vô tác (không-làm). Người ta không làm gì hết, như vậy sẽ tránh sự tạo nghiệp. Vì một khi người ta đã tạo nên nghiệp, người ta phải tiêu trừ nó bằng cách chịu đau khổ. Ví dụ như đối với chúng ta là người tu, thời gian và cấp bực nào sẽ được khai Gong đã được ấn định, nếu quí vị thêm vào một cái gì ở giữa đường, điều nầy có thể tạo ra những sự rắc rối cho toàn thể con đường tu luyện của quí vị. Vì vậy, người ta nói đến cái vô tác.


Tịnh Khẩu, theo nhà Phật, có nghĩa là những lời nói của con người phát ra tự nơi trí ý của họ. Như vậy trí ý là có mục đích. Khi trí ý của một người muốn nghĩ, nói, làm một việc gì, hoặc điều khiển những giác quan và tay chân, nó sẽ có thể trở thành một thứ ràng buộc trong xã hội người thường. Ví dụ, có sự va chạm giữa hai người , quí vị tốt, người kia không tốt, quí vị tu luyện tốt, người kia tu luyện không tốt. Những điều nầy tự nó là va chạm. Chúng ta hãy nói đến những trường hợp tổng quát. Tôi muốn làm điều nầy hay điều nọ, hoặc chuyện nầy phải được làm ngay theo cách nầy hay cách kia. Điều như vậy sẽ có thể vô tình gây hại đến một người khác. Vì các va chạm giữa con người rất rắc rối, người ta có thể tạo nghiệp một cách vô tình. Vì lý do đó, một người tu nhất định phải đóng cửa miệng và giữ im lặng tuyệt đối. Trong quá khứ, các tôn giáo cho sự tịnh khẩu là điều rất quan trọng. Họ đòi hỏi như vậy.
Phần đông những người tu Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta tu luyện giữa người thường (trừ những đệ tử tu luyện chuyên môn), vậy họ không thể tránh có một đời sống bình thường giữa những người thường và có những liên hệ xã hội. Mỗi người đều có một công việc làm và còn phải làm cho tốt. Có người làm việc bằng lời nói. Nếu làm như vậy phải chăng là có vấn đề? Nó sẽ không có vấn đề gì. Tại sao không có vấn đề gì? Tịnh khẩu mà chúng ta nói đây là hoàn toàn khác với các tôn giáo. Vì Pháp môn khác thì những đòi hỏi trong sự tu luyện cũng khác. Khi chúng ta phải phát ngôn theo Tâm tính (Xinxing) của một người tu và không được tạo ra va chạm hoặc nói điều gì không đứng đắn. Là người tu, chúng ta phải tự đo lường theo tiêu chuẩn của Pháp để quyết định điều mà chúng ta sẽ nói. Nếu điều gì chúng ta cần phải nói là thuận theo tiêu chuẩn Tâm tính của một người tu theo Pháp, vậy thì không có vấn đề gì. Hơn nữa, chúng ta cần phải mở lời để nói Pháp và truyền bá Pháp, vậy chúng ta không thể im miệng. Cái tịnh khẩu mà chúng ta nói đây là áp dụng trên những lời nói về lợi và danh khó mà buông bỏ giữa người thường, điều nầy không áp dụng trên công việc làm trong xã hội của người tu ; hoặc những chuyện đàm phiếm giữa các đệ tử cùng Pháp môn ; hoặc những lời nói tự khoe khoang dưới sự thúc đẩy của cái tâm ràng buộc ; hoặc sự phổ biến những tin đồn mà người ta không biết được từ một nguồn gốc nào ; hoặc ý thích và ham hố kể những điều nầy điều nọ của xã hội. Tôi nghĩ rằng tất cả những điều đó chỉ là cái tâm ràng buộc của con người thường. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cẩn thận những gì mà chúng ta nói trên những địa hạt đó. Đó là điều mà chúng ta gọi là Tịnh khẩu. Trong quá khứ, những sư tăng trong chùa cho những điều đó là rất quan trọng. Họ nghĩ rằng người ta sẽ tạo nghiệp khi nảy sanh một ý tưởng. Vì vậy, một người tu phải tu Thân, khẩu và ý. Sự tu thân mà họ nói đó là đừng làm những điều xấu ; còn tu khẩu là đừng nói. Tu ý là cả nghĩ cũng không . Trước kia sự tu luyện trong chùa rất nghiêm ngặt trong những vấn đề nầy. Chúng ta, chúng ta đòi hỏi theo tiêu chuẩn Tâm tính của một người tu, chúng ta chỉ cần lưu ý điều gì cần nói và điều gì không cần.


  1. Каталог: book
    book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
    book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
    book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
    book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
    book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
    book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
    book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
    book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

    tải về 1.75 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương