Chuyển pháp luâN



tải về 1.75 Mb.
trang45/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Tâm thanh tịnh

Có rất nhiều người không thể đạt được cái tâm thanh tịnh trong lúc ngồi định. Họ đi tìm thầy khắp nơi : Thưa thầy, tôi tu luyện tại sao vào tịnh không được? Một khi ngồi xuống, tôi nghĩ đủ thứ chuyện và mơ mộng viển vông. Thật là tràn giang đại hải, tất cả đều nhập vào trí làm cho quí vị hoàn toàn không tịnh được. Tại sao người ta không tịnh được? Có người không hiểu, tưởng rằng có những bí mật gì trong đó. Họ đi hỏi các thầy danh tiếng : Xin hãy dạy tôi vài phương chước cao siêu cho tâm tôi được thanh tịnh. Theo tôi thấy, đó là đi tìm cầu bên ngoài. Nếu quí vị muốn tự nâng cao trình độ lên, quí vị phải đi tìm ở bên trong và cố gắng sửa cái tâm của mình. Như vậy, quí vị sẽ có thể chân chánh đi lên và đạt được sự thanh tịnh trong lúc ngồi định. Khả năng đạt được sự thanh tịnh đó chính là Công lực. Định lực là biểu hiệu cái trình độ của một con người.


Một người thường làm sao theo ý muốn mà đạt tịnh được? Hoàn toàn không thể nào, trừ phi người đó có một căn cơ rất tốt. Nói một cách khác, lý do căn bản mà người ta không thể đạt được trạng thái thanh tịnh, đó không phải là một vấn đề phương pháp, mà là vì đầu óc và trái tim của quí vị thiếu sự trong sạch. Trong xã hội người thường, trước những va chạm giữa người và người, quí vị lo đấu tranh cho quyền lợi cá nhân, cho thất tình lục dục. Nếu quí vị không buông bỏ được những điều đó và xem nhẹ chúng, thì làm sao quí vị có thể dễ dàng vào tịnh được? Khi tập luyện Khí công, có người tuyên bố rằng : Tôi không tin như vậy, tôi phải tìm được thanh tịnh và ngừng nghĩ mọi việc. Họ vừa dứt câu, tất cả mọi thứ ý tưởng xuất hiện ngay trong đầu óc họ. Đó là vì trái tim của quí vị không trong sạch. Vì vậy quí vị không thể có được sự thanh tịnh.
Có người có lẽ không đồng ý với tôi : Phải chăng cũng có những thầy khí công dạy cho người ta nhiều phương pháp, như là tập trung vào một điểm, hoặc trí tưởng một điều gì, hoặc chỉ nghĩ đến Đơn điền thôi, hoặc nhìn Đơn điền ở trong thân, hoặc niệm hồng danh Phật v.v.? Chúng là những phương pháp, nhưng chúng không chỉ đơn thuần là phương pháp mà còn là trình độ công phu nữa. Theo như vậy, trình độ công phu đó là trực tiếp liên hệ với sự tu luyện Tâm tính (Xinxing) của chúng ta cũng như sự thăng cấp của chúng ta. Vả lại, người ta không thể đạt được sự thanh tịnh chỉ bằng cách sử dụng một phương pháp. Quí vị có thể thử nếu quí vị không tin. Với tất cả những ham muốn ràng buộc mạnh mẽ của quí vị, đồng thời với cái tâm vô phương buông bỏ một thứ gì của quí vị, quí vị sẽ xem có thể nào đi vào thanh tịnh được không? Có người nói rằng niệm danh Phật là rất hữu hiệu. Quí vị có thể đạt sự thanh tịnh bằng cách niệm không ngừng danh Phật được không? Có người nói rằng : Tu luyện theo Tịnh độ là dễ nhất, chỉ cần niệm hồng danh của Phật A-di-đà. Nhưng quí vị hãy thử niệm xem, tôi nói đó cũng là một trình độ công phu. Quí vị nói nó là dễ, tôi nói nó không dễ. Không có Pháp môn tu nào là dễ cả.
Mọi người đều biết rằng đức Thích Ca Mâu Ni dạy Định. Nhưng Ngài đã nói gì trước khi nói đến Định? Ngài đã nói đến Giới. Người ta phải giới cấm tất cả những ham muốn và yêu thích, cho đến khi không còn có một cái gì vướng mắc trong tâm, như vậy người ta mới có thể đạt đến trạng thái Định. Có cái nguyên lý như vậy phải không? Vả lại, Định được cũng là một công phu. Quí vị không thể đạt trọn Giới ngay tức khắc được. Với sự buông bỏ dần dần những điều xấu, khả năng Định của người ta sẽ được tăng trưởng từ cấp thấp đến cấp cao sâu. Khi người ta niệm danh Phật, người ta phải niệm nó với một cái tâm chuyên nhất không gì khác cho đến khi các phần khác của óc trở thành tê liệt và đến khi họ không biết gì nữa. Một ý thay vạn ý. Niệm cho đến khi mỗi chữ trong A di đà Phật hiện ra trước mắt của quí vị. Đó không phải là một công phu tu luyện sao? Người ta có thể nào đạt nó được ngay khi mới bắt đầu? Không thể được. Khi người ta không thể làm được, chắc chắn là họ không thể đạt được sự thanh tịnh. Nếu quí vị không tin, quí vị có thể thử. Khi niệm không ngừng danh Phật nơi miệng, quí vị vẫn nghĩ đến mọi thứ chuyện trong óc: Tại sao người giám đốc sở không thích tôi như vậy? Tháng nầy tiền thưởng của tôi ít oi như vậy. Quí vị càng nghĩ đến nó, quí vị càng nổi giận trong khi miệng của quí vị vẫn niệm danh Phật. Quí vị có nghĩ rằng đó là đang tu luyện chăng? Phải chăng đó là một vấn đề công phu? Phải chăng đó là vấn đề cái tâm của quí vị không được trong sạch? Có người Thiên nhãn được mở, họ có thể nhìn thấy bên trong Đơn điền. Vì Đơn được kết tụ nơi bụng dưới của thân người, chất năng lượng đó càng trong sạch, nó càng chói sáng, càng dơ bẩn, nó càng dầy đặc và tối đen. Có thể nào đi vào thanh tịnh bằng cách nhìn Đơn nơi đơn điền không? Không thể nào. Đó không phải là một vấn đề phương pháp. Cái then chốt chính là cái tâm ý của người ta không được trong sạch. Khi quí vị nhìn nơi đơn điền của quí vị, quí vị thấy cái Đơn thật là sáng chói và đẹp đẽ. Không bao lâu Đơn ấy bắt đầu thay đổi và trở thành một ngôi nhà. Căn phòng nầy sẽ để cho con trai tôi sau khi đám cưới, căn kia là cho con gái tôi, còn căn kia cho hai vợ chồng già tôi, phòng khách ở ngay chính giữa, thật là tuyệt hảo! Ngôi nhà đó, người ta sẽ cấp cho tôi không? Tôi phải nghĩ cách để cho có được nó. Phải làm sao bây giờ? Con người luôn bị ràng buộc vào những việc như vậy. Quí vị nghĩ xem, có thể nào đi vào thanh tịnh như vậy được không? Có người đã nói rằng : Tôi đến thế giới người thường nầy như đến ngụ tạm một đôi ngày trong một lữ quán, sau đó, tôi sẽ hấp tấp rời đi. Nhưng có người cứ ôm cứng nơi này và bỏ quên chính ngôi nhà thật của họ.
Chân chánh tu luyện là phải nhắm vào cái Tâm để tu luyện, nhắm vào bên trong tu luyện, đi tìm ở bên trong, không thể đi tìm bên ngoài. Có Pháp môn nói rằng : Phật là ở trong Tâm! Rất có lý. Có người hiểu sai lời nói nầy, họ cho rằng Phật trong tâm, vậy tự trong tâm họ đã có Phật hoặc tự chính họ đã là Phật. Họ lý luận như vậy, đó là không sai lắm sao ? Sao mà có thể lý luận như vậy được? Điều đó có nghĩa là quí vị phải hướng vào tâm mà tu, quí vị như vậy mới có thể tu thành, như vậy mới đúng lý đạo. Thân của quí vị làm sao đã là Phật? Quí vị phải tu mới có thể tu thành.
Lý do mà quí vị không thanh tịnh được là vì tư tưởng của quí vị không được trống rỗng và quí vị chưa đạt đủ trình độ. Nó đi từ cấp cạn đến cấp sâu và có sự hỗ tương với trình độ thăng tiến. Quí vị bỏ xuống được cái tâm ràng buộc, thì cấp quí vị càng được nâng lên cao và định lực của quí vị càng thâm sâu hơn. Nếu quí vị muốn đạt được sự thanh tịnh bằng một phương pháp nầy nọ, tôi nói rằng đó là tìm ở bên ngoài. Sự tu luyện sai và đi con đường tà, chính là những người đi tìm ở bên ngoài. Nhất là trong Phật giáo người ta nói, nếu quí vị đi tìm ở bên ngoài, đó là quí vị đi theo con đường quỉ ma. Chân chánh tu luyện phải là tu luyện cái Tâm nầy. Khi quí vị nâng Tâm tính (Xingxing) của quí vị lên cao, tâm của quí vị lúc bấy giờ có thể đạt được sự thanh tịnh, vô vi. Khi quí vị nâng Tâm tính (Xinxing) của quí vị lên cao, lúc bấy giờ nó có thể hòa nhập vào đặc tánh của vũ trụ của chúng ta. Quí vị buông bỏ tất cả những thứ dục vọng, những cái tâm ràng buộc, những thứ không tốt của con người thường, quí vị nếu có thể dứt bỏ hết những thứ không tốt của chính bản thân của mình, thì quí vị sẽ có thể vượt lên trên cao, quí vị sẽ không còn bị kềm chế bởi đặc tánh của vũ trụ nữa, Đức (De) của quí vị, cái thứ vật chất đó, có thể chuyển hóa thành Công lực. Đó không phải là sự hỗ tương hay sao? Cái lý đạo là như vậy.
Đó là cái lý do chủ quan, nếu người ta không đạt đủ tiêu chuẩn đòi hỏi của một người tu, người ta sẽ không thể đạt được sự thanh tịnh. Thời nay, có xuất hiện một tình trạng khách quan làm cản trở nghiêm trọng sự tu luyện lên cao tầng. Nó ảnh hưởng rất lớn trên người tu. Mọi người đều biết, với sự cải tổ khai quan, nền kinh tế uyển chuyển hơn, chánh sách cũng được dịu bớt. Nhiều kỹ thuật mới được nhập cảnh, mức sống con người được nâng lên cao, người thường ai cũng nghĩ cho đó là một điều tốt. Nhưng, nếu nhìn ở cả hai khía cạnh trái phải, phân tích phản đề, những điều không tốt cũng có du nhập vào nước, rất nhiều và đủ loại. Nếu một tác văn không được dặm thêm một chút tả cảnh bẩn thỉu thì hình như sách sẽ không bán chạy, vì người ta cần phải nghĩ đến vấn đề thương mại. Nếu phim ảnh và truyền hình mà không có những cảnh trên giường thì hình như không có người xem, vì người ta cần phải nghĩ đến vấn đề mức khán giả. Đi xem những tác phẩm mỹ thuật, không ai còn biết nếu nó có phải là mỹ thuật thật hay là một cái gì khác. Những thứ nầy không thấy có trong nền nghệ thuật cổ truyền Trung quốc của chúng ta. Cái truyền thống đó của dân tộc Trung hoa của chúng ta không phải đã do ai phát minh hoặc sáng tạo ra. Khi nói về văn hóa tiền sử, tôi đã có nói rằng mọi sự đều có căn cội của nó. Tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại đã bị làm méo mó thay đổi, tiêu chuẩn để đo lường cái tốt và cái xấu đã thay đổi, đó là việc của người thường . Tuy nhiên, cái tiêu chuẩn đặc tánh của vũ trụ Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường người tốt hay người xấu, điều đó là không thay đổi. Làm người tu, nếu quí vị muốn đi lên, quí vị phải dùng cái tiêu chuẩn nầy để đo lường, thay vì dùng cái tiêu chuẩn của người thường. Như vậy, chủ quan cũng có sự quấy nhiễu như vậy. Và không chỉ có như vậy, còn có đồng tính luyến ái, bình đẳng nam nữ, xì ke ma túy tùm lum, v.v. Tất cả đều xuất hiện.
Khi xã hội nhân loại ngày nay đã tiến đến mức độ như vậy, xin quí vị hãy suy nghĩ, nếu cứ tiếp tục như vậy mãi thì nó sẽ ra sao? Có thể nào nó được phép hiện hữu như vậy mãi hay sao? Người không trị, trời trị. Mỗi khi nhân loại bị đại nạn thiên tai, lúc nào cũng là dưới một tình trạng như vậy. Nhiều khóa học đã qua, tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề đại nạn của nhân loại. Các đạo giáo cũng đã nói đến, nhiều người cũng đã nói đến cái đề tài nóng bỏng nầy. Tôi xin nêu lên câu hỏi nầy cho quí vị. Xin quí vị hãy suy nghĩ, trong xã hội người thường của chúng ta, mức chuẩn đạo đức của con người đã thay đổi như vậy, sự giao tiếp giữa người và người căng thẳng đến như vậy, vậy quí vị hãy nghĩ xem, phải chăng xã hội của chúng ta đang tiến đến một mức độ vô cùng nguy hiểm? Như vậy, khung cảnh chủ quan ngày nay cũng quấy nhiễu khá nặng nề đến sự tu luyện của những người chúng ta mà muốn tu luyện lên cao tầng. Những hình ảnh trần truồng phô bày khắp nơi, treo đầy đường, chúng ta vừa ngước đầu lên là đã thấy.
Lão Tử đã có nói một câu nầy : Thượng sĩ nghe Đạo, chăm hành ngay. Khi một người cao thượng nghe được Đạo, họ nghĩ rằng cơ hội để học chánh Pháp không phải là dễ có, ngày nay không tu còn chờ đến bao giờ? Một khung cảnh phức tạp, tôi nghĩ, trái lại là một điều tốt. Nó càng phức tạp, càng làm cho người cao thượng được xuất ra. Nếu như vượt thoát được từ nơi nầy, sự tu luyện của họ là vững chắc nhất.
Đối với một người tu chân chánh cương quyết tu luyện, tôi nói, vậy đây là một điều tốt. Không có những va chạm, không có cơ hội để cho quí vị nâng cao Tâm tính (Xinxing) của mình lên, quí vị sẽ không có thể thăng tiến. Làm sao tu luyện được nếu quí vị và tôi chúng ta đều hòa hợp tốt đẹp? Đối với một người tu thường, là một trung sĩ nghe Đạo, tu hay không, đối với họ cũng tốt. Người như vậy có thể khó mà chịu đựng được. Có người ngồi nơi đây trong lúc khóa học cũng nhận thấy lời của Thầy nghe hữu lý, nhưng một khi trở lại với xã hội người thường, họ vẫn nghĩ những quyền lợi trước mắt của họ là thực tế rõ ràng hơn. Thực tế rõ ràng! không nói chi là quí vị, nhiều nhà đại phú Tây phương, tỷ tỷ phú cũng thấy rằng đến lúc trăm năm tất cả đều không. Của cải vật chất, khi sanh ra đời không mang đến và khi ra đi cũng không mang theo, hoàn toàn là không. Tại sao Công lực lại quí như vậy? Vì nó ghim trên thân của Chủ-Nguyên-thần của quí vị, quí vị mang nó đến khi sanh ra đời và mang nó đi theo khi rời cõi thế. Chúng tôi nói rằng Chủ-Nguyên-thần là bất diệt, đó không phải là điều mê tín. Sau khi cơ thể vật chất trút bỏ những tế bào của nó đi rồi, những phần tử vi tế của nó vẫn không bị tiêu hủy nơi những cõi không gian khác, đó chỉ là cởi bỏ một lớp vỏ.
Những gì tôi vừa nói đều thuộc về vấn đề Tâm tính (Xinxing) của một con người. Đức Thích Ca Mâu Ni xưa có nói lời nầy và tổ Bồ đề đạt ma cũng có nói : Đất phương Đông Trung quốc là nơi sẽ xuất hiện nhiều nhà đạo đức lớn! Lịch sử Trung quốc chúng ta có nhiều tăng, nhiều người Trung quốc rất tự hào về điều đó. Họ tưởng rằng có thể tu luyện được một cái Công lực cao và như vậy nhiều người rất sung sướng và tự hào: Cũng là chúng ta người Trung quốc a, đất nước Trung quốc sản sanh những nhà căn cơ lớn, đạo đức lớn. Sự thật, nhiều người không hiểu ý nghĩa thật của câu nói nầy. Trung quốc đất nầy tại sao có thể sanh ra nhiều người đạo đức cao, tại sao có thể sanh ra nhiều Công lực cao? Nhiều người không hiểu ý nghĩa thật những lời nói của các bậc ở cấp cao, cũng không hiểu các cấp cao, các đấng trong cõi giới cao, trạng thái tinh thần của họ. Dĩ nhiên, chúng tôi đã nói, ý nghĩa khác của nó là gì? Xin quí vị hãy suy nghĩ, chỉ là giữa những người dân phức tạp nhất, trong một khung cảnh phức tạp nhất, người ta mới có thể tu luyện được một cái Công lực cao siêu. Cái ý nghĩa là như vậy.


    1. Каталог: book
      book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
      book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
      book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
      book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
      book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
      book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
      book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
      book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

      tải về 1.75 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương