Chuyển pháp luâN



tải về 1.75 Mb.
trang47/47
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2017
Kích1.75 Mb.
#33375
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Người đại căn cơ

Người đại căn cơ là gì ? Có một sự khác biệt giữa một người đại căn cơ và một người căn cơ tốt hoặc xấu. Rất khó mà tìm được một người đại căn cơ vì phải trải qua một thời gian lâu dài trong lịch sử mới thấy sanh ra được một con người như vậy. Dĩ nhiên, một người đại căn cơ đầu tiên là phải có một số lớn Đức (De), lớp chất trắng nầy phải rất rộng lớn. Chắc chắn là phải như vậy. Đồng thời, người nầy phải có thể chịu đựng được những điều khổ đau đặc biệt nhất. Họ cũng phải có một tinh thần đại Nhẫn và có thể chịu buông bỏ tất cả. Họ cũng phải là một người có thể giữ Đức với một khả năng giác ngộ tốt, v.v.


Khổ đau đặc biệt nhất nghĩa là gì? Trong Phật giáo, người ta tin rằng : Sống làm người là khổ ! Quí vị còn là người là quí vị phải chịu khổ. Người ta tin rằng sanh mệnh ở tất cả các cõi không gian khác không có cơ thể của người thường. Vì vậy họ không bị bệnh, không có vấn đề sanh, lão, bệnh và tử, cũng như những đau khổ như vậy. Họ có thể bay lên không trung một cách nhẹ nhàng, đó là một trạng thái vô cùng tuyệt diệu. Vì có cái cơ thể nầy mà một con người thường sẽ có vấn đề không chịu được lạnh, nóng, khát, đói và mệt. Lại còn có sự sanh, lão, bệnh và tử. Dù thế nào quí vị cũng không thể sống thỏa mái.
Tôi có đọc một bài phóng sự của một tờ báo nói rằng: Trong một trận động đất ở Tangshan, nhiều người bị chết, nhưng có một số người đã được cứu sống lại nhờ sự cấp cứu. Người ta mở một cuộc nghiên cứu xã hội đặc biệt về những người nầy. Người ta hỏi họ cảm giác như thế nào khi bị chết? Nhưng điều ngạc nhiên là tất cả những người ấy đều nhắc đến một đặc điểm mà họ đều đồng ý với nhau : Đó là, trong giây phút chết, người ta không có cảm giác sợ hãi, trái lại, thình lình một thứ cảm giác như được giải thoát đi đôi với một niềm thích thú tiềm ẩn. Có người cảm thấy được thoát ra khỏi sự vướng vít của cơ thể và bay trên không trung một cách nhẹ nhàng tuyệt diệu, họ còn nhìn lại thấy cả cái xác thân của họ. Có người thấy những sanh mệnh ở những cõi khác. Còn có người thấy đi đến một nơi khác. Mọi người đều nói ngay lúc bấy giờ người ta có cảm giác được giải thoát và thích thú, không một chút đau khổ. Điều nầy nói lên rằng sự kiện có cơ thể xác thịt con người là một sự đau khổ. Nhưng mọi người đều sanh từ bụng mẹ như nhau nên người ta không ý thức được sự đau khổ nầy.
Tôi nói rằng con người đó phải chịu đựng được những khổ đau đặc biệt nhất. Hôm trước tôi có nói rằng ý niệm về không gian-thời gian của con người nơi đây rất khác với nơi một cõi không gian-thời gian lớn rộng hơn. Một thời khắc bằng hai giờ của chúng ta nơi đây, nhưng đối với không gian đó, nó là một năm. Một người được xem là rất đáng kính trọng vì họ tu luyện được trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy. Người ta nói người đó có cái tâm vì Đạo và muốn tu luyện, và người như vậy quả thật là rất giỏi. Họ vẫn không bị mất chân tâm của họ trong những sự đau khổ như vậy và họ vẫn còn muốn trở về nguồn cội qua sự tu luyện. Tại sao những người tu có thể được giúp đỡ một cách vô điều kiện? Lý do là như vậy. Khi một người ngồi định trong một đêm nơi cõi không gian người thường nầy, người ta nhìn thấy nói rằng người đó quả thật là phi phàm vì họ đã ngồi nơi đó từ sáu năm qua. Đó là vì một thời khắc của chúng ta bằng một năm nơi đó. Cõi không gian nầy của con người là vô cùng đặc biệt.
Làm sao một người có thể chịu đựng được những đau khổ đặc biệt nhất? Ví dụ, một người một hôm đi đến sở làm. Sở làm của anh ta đang bị khó khăn và tình trạng không thể tiếp tục vì có những nhân viên dư thừa. Người ta phải cải tổ lại, làm việc theo lối hợp đồng và những nhân viên dư thừa phải bị sa thải. Anh ta thuộc thành phần phải bị sa thải và thình lình bị mất chén cơm. Tâm trạng của anh ta như thế nào? Không còn chỗ làm để kiếm đồng lương, làm sao sống? Anh ta lại không có khả năng nào khác. Buồn bã, anh ta đi trở về nhà. Anh ta vừa về đến nhà, cha/ mẹ của anh ta thình lình bị bệnh rất nặng. Hấp tấp, anh ta phải mang họ đến nhà thương cấp cứu, đồng thời khốn đốn đi mượn tiền để trả tiền nhà thương. Sau đó anh ta muốn đi về nhà để lấy một ít đồ đạc cho ông/ bà già. Anh ta vừa về đến nhà, hiệu trưởng của trường chạy đến cho anh ta hay: Con anh đả thương người ta, anh phải mau đến đó để giải quyết. Sau khi giải quyết xong vấn đề, anh ta trở về nhà. Anh ta vừa ngồi xuống ghế thì điện thoại reo vang, người ta nói : Vợ anh có bồ bịch. Dĩ nhiên, quí vị sẽ không gặp những chuyện như vậy. Một người thường sẽ không thể chịu đựng nổi những khổ đau như vậy. Anh ta nghĩ : Sống nữa để làm gì? Sao không tìm một sợi giây thắt cổ đi cho rồi và chấm dứt mọi chuyện ? Tôi chỉ muốn nói rằng, người đó phải chịu đựng được những đau khổ nhất trần đời. Dĩ nhiên, chúng có thể không đến dưới hình thức như vậy. Vậy thì những sự va chạm giữa người và người, sự đối đầu giữa Tâm tính (Xinxing) cũng như sự giành giựt trên những quyền lợi cá nhân, đó là những điều không phải dễ chịu đựng. Nhiều người chỉ sống cho một danh dự hão huyền, họ sẽ tự thắt cổ khi không còn chịu đựng được nữa. Vì vậy, chúng ta phải tu luyện trong một hoàn cảnh phức tạp như vậy và phải chịu đựng được những đau khổ nhất trong những đau khổ. Đồng thời, chúng ta phải có một cái tâm đại nhẫn nhục.
Một cái tâm đại nhẫn nhục là gì ? Là người tu, trước hết quí vị không đánh trả lại khi người ta đánh quí vị, hoặc không được nói lại khi người ta chửi mắng quí vị, quí vị phải nhẫn nhịn. Nếu không, làm sao quí vị xứng đáng là một người tu ? Có những người nói rằng : Chữ Ren (Nhẫn) nầy đối với tôi rất khó thực hành, tôi có tánh nóng. Nếu tánh quí vị không tốt, quí vị phải sửa đổi nó. Một người tu cần thiết phải có Nhẫn. Có người cũng nổi nóng trong khi dạy con, họ la lối trẻ con và mắng chửi thậm tệ. Quí vị không cần thiết làm như vậy để dạy con, và quí vị không thể thật sự nổi giận ở trong tâm. Quí vị phải dạy con bằng lý lẽ, như vậy chúng mới có thể thật sự được dạy dỗ tốt. Nếu quí vị không thể giữ được bình tĩnh trong những chuyện nhỏ và dễ dàng nổi nóng thì làm sao Công lực của quí vị có thể phát triển lên cao được? Có người nói : Nếu ở ngoài đường, tôi bị người đá tôi một cái, nếu không ai biết tôi thì tôi có thể Nhẫn được. Tôi nói rằng như vậy vẫn không đủ. Có thể trong tương lai, chính là trước mặt cái người mà quí vị sợ nhất bị mất mặt, người ta sẽ tát quí vị và làm cho quí vị bị nhục, quí vị sẽ giải quyết ra sao? Đó là để xem quí vị có thể chịu đựng với Ren (Nhẫn) không? Cũng là chưa đủ nếu quí vị có thể tự kềm chế nhưng trong thâm tâm của quí vị không quên được nó. Mọi người đều biết, khi đạt đến cấp A-la-hán, người ta không còn giữ điều gì ở trong tâm. Họ không còn có một điều gì thuộc về con người thường ở trong tâm họ và họ luôn vui. Không cần biết họ mất bao nhiêu, họ lúc nào cũng vui và không cần đến chúng. Nếu quí vị thật sự có thể làm như vậy, quí vị đã đạt đến cấp sơ đẳng của quả vị A-la-hán.
Có người nói : Nếu chữ Nhẫn là đi đến như vậy, người thường sẽ nói rằng là chúng ta quá nhát gan và quá dễ dàng bị hiếp đáp. Tôi không gọi đó là nhát gan. Xin quí vị hãy suy nghĩ. Cả trong giới người thường, những người lớn tuổi và những người có ăn học cũng đều nhấn mạnh điểm tự chủ và phong cách cao thượng. Hơn nữa chúng ta là người tu, làm sao điều ấy có thể là sự nhát gan được ? Tôi nói rằng đó là biểu hiệu một tinh thần đại Nhẫn, cũng như diễn đạt một ý chí can cường. Chỉ một người tu mới có thể có một cái tinh thần đại Nhẫn như vậy. Có một câu nói nầy : Trước một sự sỉ nhục, người thường nhân dựng đứng lên và tuốt kiếm ra. Điều đó rất thông thường đối với một người thường, ngươi mắng ta, ta cũng mắng lại; mi đánh ta, ta cũng đánh lại. Đó là một người thường, làm sao có thể xem họ như một người tu được? Là người tu, nếu quí vị không có một ý chí can cường và không tự chủ được, quí vị sẽ không thể đạt được điều đó.
Quí vị cũng biết có một nhân vật tên là Hàn Tín trong thời xưa rất có nhiều tài, y là thống đốc của Lưu Ban và là một cột trụ của quốc gia. Tại sao y có thể làm được những việc lớn như vậy? Người ta nói rằng ngay lúc nhỏ y đã khác người thường. Có một câu chuyện như thế nầy nói rằng Hàn Tín bị làm nhục chui dưới háng người ! Hàn Tín lúc nhỏ thích tập võ. Là võ sinh, y thường mang một thanh kiếm bên mình. Một hôm y đi trên đường, một tên vô loại chận đường với hai tay chống nạnh, nói với y rằng : Nhà ngươi mang thanh kiếm đó để làm gì? Nhà ngươi có dám giết người không? Nếu nhà ngươi dám, hãy chặt thử đầu ta xem! Nói vậy xong, hắn đưa cái đầu về phía Hàn Tín. Hàn Tín lúc bấy giờ tự nghĩ : Tại sao ta phải chặt đầu y? Vào thời bấy giờ, nếu giết người thì phải bị bắt và bị chết chém. Làm sao có thể giết người một cách bừa bãi được ? Thấy rằng Hàn Tín không dám giết y, tên vô loại liền nói : Nếu nhà ngươi không dám giết ta, vậy thì hãy bò ngang dưới chân ta! Và Hàn Tín quả thật đã chui ngang háng tên vô loại. Điều nầy cho thấy Hàn Tín có một tinh thần đại Nhẫn vô cùng. Vì y đã khác thường như vậy, y đã có thể làm những việc to lớn như vậy. Con người phải có danh dự ! Đó chỉ là những lời nói của người thường. Nếu người ta chỉ sống vì danh dự của mình thôi, xin hãy suy nghĩ, phải chăng đời sống như vậy quá nhàm chán? quá khổ đau? và cũng quá vô nghĩa? Nói tóm lại, Hàn Tín cũng chỉ là một người thường, nhưng chúng ta là những người tu , chúng ta hành động phải hơn y nhiều . Mục đích của chúng ta là vượt thoát người thường và đạt đến những cấp cao hơn. Chúng ta sẽ không gặp chuyện như vậy, nhưng sự nhục nhã mà một người tu phải gánh chịu giữa những người thường, cũng không dễ hơn như vậy. Tôi nói rằng những sự va chạm giữa con người trên Tâm tính cũng không kém phần nặng nề hơn như vậy, và nó còn có thể nặng nề hơn nữa. Chúng cũng rất nặng nề.
Đồng thời một người tu còn phải có thể buông bỏ, buông bỏ tất cả những sự ràng buộc và ham muốn của người thường. Người ta không thể đạt được ngay như vậy. Chúng ta có thể đạt được nó dần dần. Nếu hôm nay quí vị đạt được như vậy, hôm nay quí vị là một vị Phật. Sự tu luyện cần thời gian, nhưng quí vị không được buông lung. Quí vị nói : Thầy đã nói sự tu luyện cần thời gian, vậy thì tốt, chúng ta sẽ làm từ từ. Như vậy thì không được! Quí vị phải gắt gao với chính mình, quí vị phải cố gắng mạnh tiến trên con đường tu luyện Phật Pháp.
Quí vị cũng phải có thể giữ gìn Đức (De), giữ gìn Tâm tính (Xinxing) và không hành động cẩu thả. Quí vị không được hành động bừa bãi theo ý thích, và quí vị phải giữ gìn Tâm tính của quí vị. Quí vị thường nghe nói câu nầy nơi người thường : Làm thiện tích đức. Người tu không nói đến tích Đức, chúng ta nói đến giữ gìn Đức. Tại sao nói đến giữ gìn Đức ? Đó là vì chúng ta đã thấy điều như thế nầy : Người thường muốn tích tụ phước đức và làm điều thiện để có thể có một đời sống tốt đẹp vinh hoa phú quí trong kiếp sau. Nhưng đối với chúng ta không có cái vấn đề đó. Nếu quí vị tu luyện thành công, quí vị sẽ đạt Đạo và không còn có vấn đề kiếp sau. Khi nói đến giữ gìn Đức, nó còn có một ý khác. Đó là hai thứ chất liệu mà chúng ta mang trên mình đó không phải tích tụ trong một kiếp người. Chúng là di sản theo ta từ thời gian xa xưa. Cho dù quí vị đạp xe đi khắp phố phường, không chắc gì quí vị tìm được một chuyện gì tốt để làm. Cho dù quí vị đi như thế ngày này qua ngày khác, cũng không chắc quí vị tìm được những cơ hội như vậy.
Còn có một ý nghĩa khác khi kêu quí vị giữ gìn Đức . Có khi quí vị tưởng rằng việc đó là một việc làm tốt, nhưng khi quí vị làm rồi, quí vị có thể phát giác đó là một việc làm sai. Khi quí vị tưởng rằng đó là một việc làm sai, nó có thể lại là một việc làm tốt khi quí vị làm xong. Tại sao vậy? Đó là vì quí vị không thể nhìn thấy được những liên hệ nhân quả của nó. Luật pháp trên thế gian điều hành những chuyện của những người thường, đó là không có vấn đề gì. Là người tu, quí vị đã ra ngoài thế gian. Như vậy, một con người đã ra ngoài thế gian, quí vị phải đòi hỏi mình theo những nguyên lý siêu phàm, thay vì so đo theo những lý lẽ của người thường. Khi quí vị không biết những liên hệ nhân quả của một việc, quí vị có thể dễ dàng lầm lỗi. Vì vậy, chúng ta tin nơi sự không-ràng buộc. Quí vị không thể hành động một điều gì vì quí vị thích như vậy. Có người nói : Tôi muốn chận đứng hết những người làm xấu. Tôi nói rằng tốt hơn quí vị nên đi làm nghề cảnh sát. Tuy nói vậy, chúng tôi cũng không kêu quí vị khoanh tay đứng nhìn khi gặp phải một cảnh chém giết hoặc hỏa hoạn. Tôi xin nói với tất cả quí vị, khi có xảy ra những sự đối chọi giữa hai người, như một người nầy đánh đá một người kia, có thể đó là một món nợ đã vay trong tiền kiếp và hôm nay họ đã giải quyết xong. Nếu quí vị xen vào, họ không thể giải quyết được món nợ đó và phải dời lại một kỳ sau. Đó có nghĩa là, nếu quí vị không thể nhìn thấy cái quan hệ nhân quả, thì quí vị dễ phạm những sai lầm và kết quả là bị mất Đức.
Đối với một người thường thì không có vấn đề gì, nếu họ xen vào những chuyện của người thường, vì họ hiểu và áp dụng theo những nguyên lý của người thường. Nhưng quí vị phải dùng những nguyên lý vượt ngoài thế gian để xét lấy vấn đề. Nếu quí vị gặp phải một cuộc chém giết hoặc hỏa hoạn mà quí vị cứ bỏ mặc, đó sẽ thành là một vấn đề Tâm tánh (Xinxing) của quí vị. Làm sao quí vị có thể chứng tỏ quí vị là một người tốt ? Nếu quí vị khoanh tay trước những cuộc chém giết hay hỏa hoạn, vậy cái gì quí vị mới xen vào? Tuy nhiên, có một điểm nầy cần lưu ý quí vị, những chuyện như vậy thật không có liên hệ với người tu chúng ta. Có thể người ta không an bày cho quí vị gặp chuyện như vậy. Chúng tôi đã nói đến giữ gìn Đức, chính là để tránh cho quí vị làm những sự sai lầm. Có thể nếu quí vị làm một ít chuyện, quí vị sẽ làm một điều sai, vậy phải bị mất Đức. Một khi quí vị bị mất Đức, làm sao quí vị có thể được thăng tiến về bên trên? Làm sao quí vị đi đến mục đích cuối cùng của quí vị được? Chính là có vấn đề như vậy trong đó. Hơn nữa, một người cần phải có một sự thức giác tốt. Một căn cơ tốt sẽ có thể có một khả năng thức giác tốt. Sự ảnh hưởng của khung cảnh chung quanh cũng có một vai trò trong đó.
Chúng tôi cũng có nói đến điều nầy : Nếu mọi người đều lo tu bên trong và nhìn vào Tâm tánh (Xinxing) của mình, để tìm những lý do của những khiếm khuyết, hầu hành động tốt hơn lần sau, và luôn nghĩ đến người khác trước khi làm một điều gì, vậy thì xã hội nhân loại sẽ trở thành tốt đẹp hơn, đạo đức sẽ được tái lập, văn hóa đạo đức sẽ khá hơn và an ninh công cộng cũng vậy. Có lẽ sẽ không còn có cảnh sát nữa. Không ai cần sự kiểm soát vì mỗi người tự biết kiểm soát lấy mình và tìm vào bên trong lấy mình. Quí vị nghĩ xem, điều đó có phải đáng mong ước lắm không? Mọi người đều biết ngày nay luật pháp trở thành tân tiến hơn, hoàn hảo hơn, nhưng tại sao con người ta vẫn còn làm điều xấu ? Tại sao người ta không nghe theo luật pháp ? Đó là vì quí vị không thể kiểm soát được tinh thần của họ. Khi không ai nhìn thấy họ, họ sẽ vẫn còn làm điều xấu. Nếu mọi người đều tu lấy bản tâm, nhất quyết sẽ là khác hẳn. Lúc bấy giờ quí vị không cần phải tranh đấu cho công lý.
Pháp nầy chỉ có thể được nói ra đến mức độ nầy. Mọi sự còn tùy nơi sự tu luyện của quí vị để đạt được những gì ở cấp cao hơn. Những câu hỏi mà nhiều người đặt ra càng trở nên rõ rệt hơn. Nhưng nếu tôi giải đáp hết mọi câu hỏi trong đời của quí vị, thì còn đâu chỗ để cho quí vị tu luyện nữa. Quí vị phải tu luyện và tự mình giác ngộ. Nếu tôi nói ra tất cả, quí vị sẽ không còn gì để mà tu nữa. May thay, Đại Pháp đã được truyền ban trong nhân gian, quí vị có thể hành động thể theo Đại Pháp.

* * * *


Tôi nghĩ rằng thời gian truyền Pháp của tôi hôm nay đã đến cuối cùng. Vì vậy tôi muốn để lại cho quí vị một cái gì chân thật để cho quí vị có được cái Pháp hướng dẫn quí vị trên con đường tu luyện trong tương lai. Trong suốt cuộc truyền Pháp, tôi có cái nguyên tắc là lãnh lấy trách nhiệm đối với mọi người và đối với xã hội. Sự thật, chúng tôi đã thi hành theo nguyên tắc đó, còn về hiệu lực của nó, tôi không phải nói đến mà để dành lại cho công chúng kết luận. Ước muốn của tôi là truyền bá rộng rãi Đại Pháp nầy và làm cho nhiều người hơn được hưởng nó, đồng thời giúp cho những người chân chánh muốn tu luyện có thể tu luyện về bên trên bằng cách thực hành theo Pháp. Trong lúc truyền Pháp, chúng tôi cũng có nói đến những nguyên lý làm người và cũng mong rằng quí vị, ít ra cũng có thể trở thành một con người tốt sau khóa học nếu quí vị không thể theo Đại Pháp nầy để tu luyện . Như vậy, điều đó sẽ có lợi ích cho xã hội chúng ta. Sự thật, quí vị sẽ làm một con người tốt. Sau khóa học, quí vị cũng sẽ có thể trở nên một con người tốt.
Trong lúc tôi truyền Pháp, cũng có nhiều điều cản trở và phá rối khá trầm trọng đến từ mọi nơi. Nhờ vào sự giúp đỡ đặc biệt của các cơ quan tổ chức và các nhà chức trách trong mọi giới cũng như sự cố gắng của thành phần nhân viên, khóa học của chúng ta đã được thành công tốt đẹp.
Trong lúc thuyết giảng, tôi đã nói đến những điều tất cả đều nhằm hướng dẫn quí vị tu luyện để đi lên cao tầng. Trong quá khứ, không có ai nói đến những điều như vậy trong sự giảng dạy của họ. Những điều chúng tôi dạy là rất rõ ràng, được dẫn chứng với khoa học ngày nay cũng như khoa học hiện đại trên cơ thể con người . Hơn nữa, những điều giảng dạy là ở một cấp rất cao. Đầu tiên, đó là có mục đích giúp cho mọi người đạt được Pháp trong tương lai và tu luyện đi lên cấp trên. Đó là điểm khởi đầu của tôi. Trong lúc chúng tôi truyền Pháp và dạy phép Công, nhiều người cũng thấy rằng Pháp rất hay nhưng khó theo được. Sự thật, tôi nghĩ rằng, khó hay không là tùy người. Một người thường không muốn tu luyện, họ sẽ đơn giản cho rằng sự tu luyện là quá khó, không hiểu nổi và họ không thể thực hành được. Là một người thường, họ không muốn tu luyện, vậy họ thấy nó quá khó. Lão Tử có nói : Khi một người cao thượng nghe được Đạo, họ liền đem áp dụng ngay ; khi một người trung cấp nghe được Đạo, họ khi giữ khi buông ; khi một người hạ cấp nghe Đạo, họ phát cười lớn, Đạo mà họ không cười sẽ không đáng là Đạo. Đối với một người chân tu, tôi nói họ nhìn thấy là quá dễ, không phải điều gì vượt quá tầm tay họ. Sự thật, nhiều người đệ tử lâu của chúng tôi, có mặt cùng vắng mặt tại nơi đây, họ đã tu đến một cấp rất khá. Nếu tôi không nói với quí vị điều nầy là vì không muốn quí vị có một tinh thần ràng buộc hoặc tự cao, nó có thể ảnh hưởng sự thăng tiến Công lực của quí vị. Là một người tu chân chánh cương quyết, một người có thể nhẫn được, buông bỏ được mọi thứ ràng buộc trước những quyền lợi cá nhân và có thể quan trọng chúng ít thôi, khi một người có thể làm được như vậy, nó sẽ là không khó. Những ai cho nó là khó, đó là vì họ không thể buông bỏ được những điều như vậy. Sự tu luyện tự nó là không khó, cũng như sự thăng cấp tự nó cũng không khó. Đó là vì họ không thể buông bỏ cái tâm của người thường mà họ gọi nó là khó. Đó là vì rất khó mà buông bỏ những lợi lộc thực tế. Những lợi lộc đó, chúng nằm ngay trước mắt, làm sao có thể buông bỏ sự ràng buộc đó? Người ta sẽ cho nó là khó. Sự thật, chính nơi đó là sự khó. Nếu quí vị không thực hành được Nhẫn và tự xem mình là người tu trong một sự va chạm giữa người và người, tôi nói rằng điều đó không thể được phép như vậy. Trước kia, trong lúc tôi tu luyện , nhiều vị thầy cao cấp nói với tôi những lời nầy. Họ nói rằng : Hãy nhẫn được điều khó nhẫn, và hãy hành được điều khó hành! Sự thật là như vậy. Quí vị hãy thử làm xem sau khi trở về nhà. Khi gặp cảnh khó khăn hoặc khổ nạn, quí vị hãy thử làm xem. Khi thấy nó khó nhẫn được, quí vị hãy thử nhẫn nó xem. Khi nó có vẻ như không thể nào làm được, và người ta nói là không làm được, quí vị hãy thử làm nó xem cuối cùng nó có còn không thể nữa hay không. Nếu quí vị thật sự làm được như vậy, quí vị sẽ thấy : Qua khỏi một rặng tre sẽ có một ngôi làng khác và những bông hoa rực rỡ hiện ra trước mắt!
Tôi đã nói quá nhiều , và như vậy, rất khó mà quí vị ghi nhớ hết tất cả những lời tôi nói . Tóm lại , tôi chỉ xin quí vị một vài yêu cầu : Tôi hy vọng rằng mọi người trong tương lai sẽ có thể hành động như là những người tu và chân chánh tiếp tục sự tu luyện. Tôi hy vọng rằng những người học viên mới và cũ, tất cả sẽ có thể tu luyện trong Đại Pháp và tất cả sẽ được thành công. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ gắng lên và chân chánh tu luyện sau khi trở về nhà ./.





Каталог: book
book -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
book -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
book -> TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ
book -> Bài tập Kiểm toán căn bản  gv : ncs. ThS phan Thanh Hải LỜi ngõ
book -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
book -> Quản lý bộ nhớ trong dos
book -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
book -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC

tải về 1.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương