CHÍnh phủ n ưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 3.48 Mb.
trang4/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.48 Mb.
#18706
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

2. Nhóm đất phi nông nghiệp


Có 4.049,11 nghìn ha (tăng 344,04 nghìn ha so với năm 2010), chiếm 12,12% diện tích tự nhiên, đạt 91,03% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (4.448,13 nghìn ha).

Nhóm đất phi nông nghiệp phân bố ở các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 672,72 nghìn ha, chiếm 16,61% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 58,83 nghìn ha so với năm 2010, đạt 92,74% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 653,36 nghìn ha, chiếm 16,14% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 54,42 nghìn ha so với năm 2010, đạt 90,35% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có 1.163,64 nghìn ha, chiếm 28,74% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 97,88 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 601,21 nghìn ha, chiếm 51,67% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của vùng, tăng 46,18 nghìn ha so với năm 2010, đạt 93,14% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 562,43 nghìn ha, chiếm 48,33% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của vùng, tăng 51,81 nghìn ha so với năm 2010, đạt 92,42% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 404,11 nghìn ha, chiếm 9,98% diện tích đất nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 53,34 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,58% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 491,17 nghìn ha, chiếm 12,13% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 37,70 nghìn ha so với năm 2010, đạt 85,32% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 664,11 nghìn ha, chiếm 16,40% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 41,87 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,16% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.





Biểu đồ 09: Xu hướng biến động nhóm đất phi nông nghiệp theo vùng
thời kỳ 2011 - 2015

2.1. Đất khu công nghiệp - khu chế xuất


Năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp có 103,32 nghìn ha, tăng 31,32 nghìn ha so với năm 2010, đạt 79,48% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (130 nghìn ha) bao gồm:

- Đất khu công nghiệp ngoài khu kinh tế có trên 295 khu với tổng diện tích tự nhiên của các khu là 91,33 nghìn ha, chiếm 88,40% diện tích đất khu công nghiệp;

- Đất khu công nghiệp trong khu kinh tế có 38 khu (trong đó có 28 khu công nghiệp trong khu kinh tế ven biển) với tổng diện tích tự nhiên của các khu là 11,36 nghìn ha, chiếm 10,99% diện tích đất khu công nghiệp;

- Đất khu chế xuất có 02 khu với tổng diện tích tự nhiên của các khu là 0,63 nghìn ha, chiếm 0,61% diện tích đất khu công nghiệp.

Đất khu công nghiệp chia theo các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 6,69 nghìn ha, chiếm 6,47% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 4,21 nghìn ha so với năm 2010, đạt 81,64% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 24,38 nghìn ha, chiếm 23,60% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 9,35 nghìn ha so với năm 2010, đạt 78,58% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 19,96 nghìn ha, chiếm 19,32% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 10,10 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 10,48 nghìn ha, chiếm 52,49% diện tích khu công nghiệp của vùng, tăng 6,03 nghìn ha so với năm 2010, đạt 92,07% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 9,48 nghìn ha, chiếm 47,51% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 4,07 nghìn ha so với năm 2010, đạt 55,71% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 1,98 nghìn ha, chiếm 1,92% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 0,72 nghìn ha so với năm 2010, đạt 69,28% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 36,41 nghìn ha, chiếm 35,24% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 2,22 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,10% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

-
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 13,90 nghìn ha, chiếm 13,45% diện tích khu công nghiệp của cả nước, tăng 4,72 nghìn ha so với năm 2010, đạt 71,09% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Biểu đồ 10: Xu hướng biến động đất khu công nghiệp theo vùng


thời kỳ 2011 - 2015

Tính đến hết năm 2014, các khu công nghiệp ngoài khu kinh tế có tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 48%. Đất khu công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 56 nghìn ha, chiếm 65,12%. Trong các khu công nghiệp được thành lập đã có 212 khu đi vào hoạt động với tổng diện tích tự nhiên khoảng 60 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 65%, diện tích đã cho thuê được 26 nghìn ha (47 khu đạt tỷ lệ 100%, 30 khu đạt tỷ lệ trên 90%, 26 khu đạt tỷ lệ trên 80%,...). Các khu công nghiệp còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các khu công nghiệp đã thu hút được 5.593 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký 86 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt khoảng 47 tỷ USD bằng 57% vốn đã đăng ký và 5.464 dự án trong nước với số vốn đăng ký 542 nghìn tỷ đồng (vốn thực hiện chiếm khoảng 50%). Tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp đạt 112 tỷ USD, tỷ suất đầu vốn tư bình quân đạt 4,3 triệu USD/1ha diện tích đất công nghiệp đã cho thuê cao hơn tỷ lệ tương tự vào năm 2010 là 3,2 triệu USD/1ha.

Các khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất trên 118 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 67,6 tỷ USD, giá trị xuất khẩu 73,4 tỷ USD và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước với 95,5 nghìn tỷ đồng (tăng 31% so với năm 2013).

Các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho gần 2,4 triệu lao động trực tiếp (bình quân trên 92 lao động/1 ha đất đã cho thuê), ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 1,5 - 1,8 triệu lao động gián tiếp (trong khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được 10 - 12 lao động).

Dự kiến trong năm 2015, các khu công nghiệp sẽ thu hút được thêm 9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 50 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng số vốn đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp đến cuối năm 2015 lên khoảng 95 tỷ USD và 592 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất kinh doanh ước đạt 120 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 80 tỷ USD, giá trị nhập khẩu 75 tỷ USD, nộp ngân sách khoảng 95 nghìn tỷ đồng và thu hút khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp.

Tính đến hết năm 2014, cả nước có 177 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động với tổng công suất là 727.567 m3 ngày đêm, 34 nhà máy xử lý nước thải tập trung đang trong quá trình xây dựng với công suất 115.500 m3 ngày đêm. Số lượng các khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường bằng 60% tổng số khu công nghiệp đã thành lập và bằng 84% số khu công nghiệp đang vận hành trên cả nước. Dự kiến đến hết năm 2015, có 82% các khu công nghiệp đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập:

- Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội; nhiều địa phương đã đề nghị quy hoạch nhiều khu công nghiệp không phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng và nhu cầu phát triển thực tế dẫn đến thực trạng phát triển công nghiệp quá nóng gây áp lực lên tài nguyên đất. Nhiều khu đã tiến hành thu hồi san lấp mặt bằng nhiều năm nhưng khả năng thu hút đầu tư kém nên tiến độ thực hiện còn chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp dẫn đến tình trạng đất đai bị bỏ hoang hoá, lãng phí nguồn tài nguyên.

- Việc bố trí đất đai cho các khu công nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý và tiết kiệm. Một số tỉnh có điều kiện thành lập và xây dựng các khu công nghiệp ở những khu vực đồi núi, đất nông nghiệp kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành quy hoạch và xin phép thành lập trên những vùng đất thuận tiện về vị trí, hạ tầng, địa hình bằng phẳng (chủ yếu là đất trồng lúa) để hạn chế phải đầu tư hạ tầng. Nhiều khu, cụm công nghiệp được xây dựng bám theo các trục giao thông lớn và nằm sát các khu dân cư, gây nên tình trạng ách tắc giao thông.

- Việc phát triển nhanh các khu công nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Mặc dù trong số 212 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mới chỉ có 177 khu có nhà máy xử lý nước thải tập trung, trong đó vẫn còn một số khu công nghiệp xả thẳng nước thải từ các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.


2.2. Đất phát triển hạ tầng


Đất sử dụng vào mục đích phát triển hạ tầng (gồm đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, bưu chính viễn thông, đất cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ về xã hội) có 1.338,32 nghìn ha, chiếm 33,05% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của cả nước, tăng 156,89 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng 31,38 nghìn ha/năm), đạt 93,58% chỉ tiêu Quốc hội duyệt (1.430,13 nghìn ha).

Đất sử dụng vào phát triển hạ tầng phân bố ở các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 209,56 nghìn ha, chiếm 15,66% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước, tăng 32,64 nghìn ha so với năm 2010, đạt 93,84% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 233,35 nghìn ha, chiếm 17,44% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước, tăng 21,74 nghìn ha so với năm 2010, đạt 92,99% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 367,18 nghìn ha, chiếm 27,44% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước, tăng 47,58 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 217,61 nghìn ha, chiếm 59,27% diện tích đất phát triển hạ tầng của vùng, tăng 20,69 nghìn ha so với năm 2010, đạt 94,98% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 149,56 nghìn ha, chiếm 40,73% diện tích đất phát triển hạ tầng của vùng, tăng 26,89 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,47% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 179,22 nghìn ha, chiếm 13,39% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước, tăng 23,73 nghìn ha so với năm 2010, đạt 98,15% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 127,90 nghìn ha, chiếm 9,56% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước, tăng 12,63 nghìn ha so với năm 2010, đạt 87,81% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

-
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 221,11 nghìn ha, chiếm 16,52% diện tích đất phát triển hạ tầng cả nước, tăng 18,57 nghìn ha so với năm 2010, đạt 94,10% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Biểu đồ 11: Xu hướng biến động đất phát triển hạ tầng theo vùng
thời kỳ 2011 - 2015


a) Đất giao thông

Có 691,18 nghìn ha, chiếm 51,65% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 91,65 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân khoảng 18,33 nghìn ha/năm), do xây dựng, nâng cấp, cải tạo trên 4,5 nghìn km quốc lộ, 70 nghìn km giao thông nông thôn, xây dựng nhiều công trình trọng điểm (đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á, QL1, QL10, QL3, QL N1, N2; đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây...) và nâng cấp, mở rộng các cảng biển, các cảng sông, các cảng hàng không góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến nay, hệ thống giao thông cả nước có 258.200 km đường bộ, trong đó: quốc lộ và cao tốc 18.744 km (chiếm 7,26%); đường tỉnh 23.520 km (chiếm 9,11%); đường huyện 49.823 km (chiếm 19,30%); đường xã 151.187 km (chiếm 58,55%); đường đô thị 8.492 km (chiếm 3,29%) và đường chuyên dùng 6.434 (chiếm 2,49%). Mật độ đường đạt 780 km/1.000 km2 và 3,0 km/1.000 dân;

Về đường sắt có 3.147 km, trong đó: 2.670 km đường chính và 477 km đường nhánh và đường vào ga. Trong đó khổ 1 m chiếm 83,65%, khổ 1,435 m chiếm 7,06%, khổ đường lồng (đi chung khổ đường 1,435 m và 1 m) chiếm 9,29%. Mật độ đạt 9,51 km/1.000 km2.

Về cảng biển có 166 cảng và bến cảng (trong đó có 17 cảng biển loại 1, 22 cảng biển loại 2, 13 cảng biển loại 3).

Về cảng hàng không có 22 cảng hàng không dân dụng, có 20 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó: cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay B747, B777: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ; cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay A321: Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuật, Liên Khương, Tuy Hòa, Phú Quốc; cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70: Điện Biên, Pleiku, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá, cảng hàng không Thọ Xuân.

Mật độ đường bộ đạt mức trung bình so với khu vực, mật độ quốc lộ chỉ đạt 0,0566 km/km2 (thấp hơn so với các nước như Trung Quốc 0,2 km/km2, Thái Lan 0,11 km/km2). Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp II) chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp IV chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ lệ là 14,77%. Hệ thống đường sắt chủ yếu là đường sắt đơn, khổ nhỏ (chiếm 83,65%) nên năng lực chuyên chở thấp. Hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên vẫn chưa có đường sắt. Hệ thống cảng biển, cảng hàng không còn bất cập về năng lực vận chuyển. Sự kết nối giữa các hệ thống giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy và cảng hàng không) chưa thật sự đồng bộ; tình trạng lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao thông vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.

Đối với giao thông đô thị: tiến độ triển khai xây dựng các công trình giao thông chậm, đặc biệt là xây dựng đường sắt đô thị - nội đô. Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đạt trên 10%. Ùn tắc giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xảy ra thường xuyên; kết cấu hạ tầng chật hẹp, phát triển thiếu quy hoạch trong khi vận tải bánh sắt khối lượng lớn triển khai chậm; vận tải công cộng chủ yếu bằng xe buýt không đáp ứng nhu cầu đi lại, phương tiện cá nhân phát triển tự do chưa kiểm soát được.

Đối với giao thông nông thôn: hầu hết tuyến đường giao thông nông thôn có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chất lượng mặt đường xấu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, mặt đường còn hẹp, chất lượng đường còn xấu chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mật độ đường giao thông nông thôn còn thấp (đạt 0,59 km/km2), trong đó mật độ đường huyện chỉ là 0,14 km/km2 và 0,55 km/1.000 dân; đường xã là 0,45 km/km2 và 1,72 km/1.000 dân. Tại khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng, mật độ này có cao hơn (khoảng 1,16 km/km2) song còn xa mới đạt được tỷ lệ hợp lý (trung bình ở các nước phát triển khoảng 8,86 km/km2). Hiện tại cả nước còn 149 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm, đây là xã nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình hiểm trở phức tạp, dân cư thưa thớt việc tiếp cận hệ thống giao thông là hết sức khó khăn. Đến năm 2014 cả nước mới có 23,30% số xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông và dự kiến đến hết năm 2015, tỷ lệ này đạt là 35,30%.

b) Đất thủy lợi

Có 391,46 nghìn ha, chiếm 29,25% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 18,58 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân 3,72 nghìn ha/năm). Đất thủy lợi tăng đã góp phần xây dựng và hoàn thiện trên 200 công trình thuỷ lợi lớn (xây dựng mới được khoảng 100 công trình), trên 1.000 km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới, tiêu; kiên cố hoá trên 15 nghìn km kênh mương...; trong đó có nhiều công trình quan trọng thuộc chương trình kiểm soát lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên (Ea Súp Thượng, EaKao, Đắk Yên,...), các hồ thủy lợi, thủy điện lớn (Na Hang, Sơn La, Cửa Đạt, Ba Hạ,...).

Đến nay, cả nước có trên 8 nghìn hệ thống công trình thuỷ lợi lớn nhỏ (có 904 hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên), trong đó có 6.648 hồ chứa các loại (khoảng 2.000 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2 triệu m3), trên 1 nghìn đập dâng, khoảng 5,5 nghìn cống tưới tiêu và khoảng 10 nghìn trạm bơm (có trên 2 nghìn trạm bơm lớn), trên 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại... đảm bảo tưới trực tiếp trên 7,3 triệu ha diện tích gieo trồng lúa (vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, Hè Thu 2,05 triệu ha, Mùa 2,02 triệu ha) và trên 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp; tạo nguồn tưới cho 1,13 triệu ha, tiêu cho trên 1,7 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tưới chủ động cho trên 50% diện tích đất canh tác, trong đó 85% cho đất trồng lúa, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ trên 6 tỷ m3/năm. Hệ thống công trình thủy lợi đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch và tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên còn hơn 1 triệu ha đất lúa ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc chưa đảm bảo tưới tiêu chủ động.

Hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, như: phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm nhập mặn. Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, v.v...) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông. Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn.

Các hệ thống công trình thủy lợi có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống; đảm bảo tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát điện; tiêu nước cho các khu dân cư đô thị và nông thôn; góp phần cải thiện môi trường sống và điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa kiệt, bảo vệ môi trường nước, phát triển dịch vụ, du lịch.

c) Đất công trình năng lượng

Có 146,07 nghìn ha, chiếm 10,91% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 23,78 nghìn ha so với năm 2010, đây chủ yếu là diện tích của các công trình đầu mối thuỷ điện, nhiệt điện, hệ thống đường dây, trạm biến áp,... như: công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Vẽ (Nghệ An), Hoà Bình (Hòa Bình), Trị An (Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa My (Bình Thuận), A Lưới (Thừa Thiên - Huế), A Vương, Sông Boung (Quảng Nam), Sê San 4A (Gia Lai), ĐăkTilt (Đăk Nông), Huội Quảng, Bản Chát, Thượng Kon Tum; các công trình nhiệt điện Cao Ngạn, Hải Phòng I,II, Sơn Động, Cẩm Phả, Mạo Khê, Vũng Áng, Quảng Ninh, Mông Dương, Vĩnh Tân, Duyên Hải; các công trình tua bin khí hỗn hợp Nhơn Trạch, Ô Môn,... và hệ thống đường dây, trạm biến áp 500 KV, 220 KV...

Đến nay, cả nước đã vận hành khai thác 268 dự án thủy điện (14.240 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án (6.198,8 MW); 28 nhà máy nhiệt điện và 01 nhà máy phong điện. Qua rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện trên địa bàn cả nước, đã loại khỏi quy hoạch 6 dự án thủy điện bậc thang và 418 dự án thủy điện nhỏ do hiệu quả thấp và có nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội; không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện; tạm dừng có thời hạn 136 dự án; tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án.

d) Đất cơ sở văn hoá

Năm 2015 có 19,62 nghìn ha, chiếm 1,47% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 4,25 nghìn ha so với năm 2010 và vượt 12,82% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (17,39 nghìn ha), trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 2,07 nghìn ha, tăng 0,35 nghìn ha so với năm 2010, vượt 3,97% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 4,23 nghìn ha, tăng 0,99 nghìn ha so với năm 2010, vượt 8,48% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: có 4,16 nghìn ha, tăng 0,95 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 2,35 nghìn ha, tăng 0,23 nghìn ha so với năm 2010, vượt 6,86% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 1,81 nghìn ha, tăng 0,71 nghìn ha so với năm 2010, vượt 39,96% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 1,52 nghìn ha, tăng 0,53 nghìn ha so với năm 2010, vượt 43,13% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 4,60 nghìn ha, tăng 0,52 nghìn ha so với năm 2010, vượt 5,19% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3,04 nghìn ha, tăng 0,91 nghìn ha so với năm 2010, vượt 18,00% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Hiện tại cả nước có 138 bảo tàng (trong đó có 4 bảo tàng cấp quốc gia; các bộ, ngành và bảo tàng chuyên ngành của các bộ, ngành 26 bảo tàng; cấp tỉnh 81 bảo tàng; ngoài công lập 17 bảo tàng); có 181 nhà văn hóa của các bộ, ngành; 57 nhà văn hóa cấp tỉnh; 587 nhà văn hóa cấp huyện; 4.816 nhà văn hóa cấp xã và tương đương; 49.381 nhà văn hóa thôn, ấp... Đất cơ sở văn hóa bình quân đạt 2,14 m2/người (định mức đất cơ sở văn hóa là 0,74 - 1,23 m2/người), trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 1,75 m2/người, Đồng bằng sông Hồng 2,03 m2/người, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 2,12 m2/người, Tây Nguyên đạt 2,71 m2/người, Đông Nam Bộ 2,86 m2/người, Đồng bằng sông Cửu Long 1,72 m2/người.

Đến nay, 100% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đã có hệ thống thư viện, nhà văn hóa; tuy nhiên một số địa phương chưa quan tâm dành quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa, nhất là các thiết chế văn hóa cấp cơ sở (hệ thống nhà văn hóa xã phường mới đạt 31%). Tại một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre,... hệ thống các công trình văn hóa vẫn còn thiếu; đối với một số thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...) bình quân đất cơ sở văn hóa trên đầu người thấp; nhiều công trình như quảng trường, tượng đài, công viên còn thiếu, khuôn viên hẹp, chưa tạo được cảnh quan và đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị.



đ) Đất cơ sở y tế

Có 8,20 nghìn ha, chiếm 0,61% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 2,42 nghìn ha so với năm 2010 và vượt 9,05% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (7,51 nghìn ha), trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 1,27 nghìn ha, tăng 0,35 nghìn ha so với năm 2010, vượt 2,43% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 1,80 nghìn ha, tăng 0,41 nghìn ha so với năm 2010, đạt 97,70% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 1,71 nghìn ha, tăng 0,24 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 0,97 nghìn ha, tăng 0,12 nghìn ha so với năm 2010, đạt 98,58% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 0,74 nghìn ha, tăng 0,12 nghìn ha so với năm 2010, đạt 95,80% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 0,60 nghìn ha, tăng 0,11 nghìn ha so với năm 2010, đạt 98,69% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 1,86 nghìn ha, tăng 1,10 nghìn ha so với năm 2010, vượt 73,64% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 0,96 nghìn ha, tăng 0,21 nghìn ha so với năm 2010, đạt 95,69% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Trong những năm gần đây, diện tích đất để nâng cấp, xây dựng các cơ sở y tế tăng lên đã góp phần cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Hiện tại cả nước có 13.611 cơ sở khám chữa bệnh (tăng 141 cơ sở khám chữa bệnh so với năm 2010) với khoảng 296 nghìn giường bệnh, đạt 26 giường bệnh/vạn dân; trong đó có 1.063 bệnh viện (43 bệnh viện tuyến Trung ương; 994 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; 26 bệnh viện bộ ngành; 34 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng); 11.110 trạm y tế tuyến xã và 710 trạm y tế cơ quan xí nghiệp. Hiện tại cả nước có 71,8 nghìn bác sỹ, 58,3 nghìn y sỹ và 102 nghìn điều dưỡng viên. Bình quân đạt 7,9 bác sỹ/1 vạn dân (năm 2010 đạt 7,1 bác sỹ/1 vạn dân).

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân được cải thiện, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế, nhiều địa phương có cơ sở y tế phục vụ tới thôn bản. Tuy nhiên, ở một số vùng đông dân cư, vùng sâu, vùng xa, cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn thiếu. Hiện còn 106 xã chưa có trạm y tế; các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh vẫn thường xảy ra tình trạng quá tải; trang thiết bị và trình độ chuyên môn của các y, bác sỹ tuyến dưới còn thiếu và yếu. Bình quân đất cơ sở y tế theo đầu người tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn thấp hơn so với định mức (0,78 - 1,34 m2/người).



e) Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Diện tích có 50,34 nghìn ha, chiếm 3,76% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 9,12 nghìn ha so với năm 2010 và đạt 77,33% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (65,10 nghìn ha), trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 8,10 nghìn ha, tăng 0,79 nghìn ha so với năm 2010, đạt 90,64% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 10,84 nghìn ha, tăng 1,90 nghìn ha so với năm 2010, đạt 71,19% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 12,81 nghìn ha, tăng 2,18 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 7,03 nghìn ha, tăng 0,75 nghìn ha so với năm 2010, đạt 86,33% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 5,79 nghìn ha, tăng 1,43 nghìn ha so với năm 2010, đạt 88,73% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 4,56 nghìn ha, tăng 0,71 nghìn ha so với năm 2010, đạt 92,32% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 6,53 nghìn ha, tăng 1,68 nghìn ha so với năm 2010, đạt 57,96% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 7,50 nghìn ha, tăng 1,86 nghìn ha so với năm 2010, đạt 74,48% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Hiện tại, cả nước có 436 trường đại học, cao đẳng (trong đó có 347 trường công lập và 89 trường ngoài công lập); 312 trường trung cấp chuyên nghiệp và 43.101 trường trung học phổ thông, mẫu giáo, mầm non (trong đó có 14.179 trường mẫu giáo, mầm non; 15.277 trường tiểu học; 10.293 trường trung học cơ sở; 2.386 trường trung học phổ thông; 585 trường phổ thông cơ sở (cấp I+cấpII); 381 trường trung học phổ thông (cấp II+cấp III)), trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.300 trung tâm tin học. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục chưa đồng bộ, liên thông, chưa cân đối giữa giáo dục nghề nghiệp với giáo dục trung học phổ thông và giáo dục đại học, chất lượng giáo dục thấp, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu và sự phát triển của xã hội. Chênh lệch về giáo dục giữa thành thị và nông thôn còn lớn, giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều yếu kém, giáo dục và đào tạo cho người nghèo còn nhiều hạn chế. Quỹ đất cho giáo dục ở nhiều nơi, nhất là khu vực đô thị còn hạn hẹp, khả năng mở rộng để đạt chuẩn còn rất khó khăn. Bình quân đất cơ sở giáo dục - đào tạo theo đầu người tại các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn thấp hơn so với định mức (5,22 - 7,64 m2/người).

g) Đất cơ sở thể dục - thể thao

Năm 2015 có 21,45 nghìn ha, chiếm 1,60% diện tích đất phát triển hạ tầng, tăng 5,17 nghìn ha so với năm 2010 và đạt 78,18% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (27,44 nghìn ha), trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 2,27 nghìn ha, tăng 0,52 nghìn ha so với năm 2010, đạt 64,00% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 5,12 nghìn ha, tăng 1,27 nghìn ha so với năm 2010, đạt 95,40% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 6,23 nghìn ha, tăng 1,13 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 3,71 nghìn ha, tăng 0,46 nghìn ha so với năm 2010, đạt 82,27% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 2,51 nghìn ha, tăng 0,67 nghìn ha so với năm 2010, đạt 63,06% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 2,31 nghìn ha, tăng 0,71 nghìn ha so với năm 2010, đạt 85,32% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 3,56 nghìn ha, tăng 0,63 nghìn ha so với năm 2010, đạt 81,25% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 1,96 nghìn ha, tăng 0,91 nghìn ha so với năm 2010, đạt 66,87% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Diện tích đất cơ sở thể dục thể thao tăng trong 5 năm qua để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây mới các cơ sở thể dục - thể thao. Đến nay cả nước có trên 37 nghìn cơ sở thể dục - thể thao (trên 10 nghìn sân bóng đá, gần 300 nhà thi đấu thể thao, 1,4 nghìn sân điền kinh, gần 2,4 nghìn sân quần vợt, trên 22 nghìn sân bóng chuyền...) đã tạo điều kiện quan trọng dành quỹ đất phục vụ việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng các công trình thể dục - thể thao, đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu của các vận động viên và rèn luyện sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, các công trình ở cơ sở còn nhỏ lẻ, không đủ tiêu chuẩn và chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số địa phương gặp khó khăn trong việc tìm quỹ đất để xây dựng các cơ sở thể dục - thể thao, quy hoạch diện tích cho các công trình không đủ theo định mức quy định dẫn đến bình quân đất cơ sở thể dục - thể thao hầu hết các vùng (trừ vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên) đều có mức bình quân sử dụng thấp hơn định mức (hiện nay đạt bình quân 2,40 m2/người).

Ngoài ra, hiện nay cả nước có 58 sân golf đang hoạt động trên địa bàn 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó: vùng Trung du và miền núi phía Bắc 04 sân, Đồng bằng sông Hồng 14 sân, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 20 sân, Tây Nguyên 04 sân, Đông Nam Bộ 15 sân và Đồng bằng sông Cửu Long 01 sân. Tổng diện tích dự án là 9,27 nghìn ha, trong đó có 6,34 nghìn ha làm sân Golf, chiếm 68% toàn bộ diện tích dự án, còn lại là diện tích khu thương mại, dịch vụ, nhà ở...


2.3. Đất có di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh


Diện tích có 26,53 nghìn ha, chiếm 0,66% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, tăng 9,21 nghìn ha so với năm 2010 và vượt 10,57% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (24,00 nghìn ha), trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 3,09 nghìn ha, tăng 0,82 nghìn ha so với năm 2010, đạt 86,98% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 9,85 nghìn ha, tăng 1,63 nghìn ha so với năm 2010, đạt 94,03% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 6,07 nghìn ha, tăng 3,11 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 2,58 nghìn ha, tăng 1,01 nghìn ha so với năm 2010, đạt 88,00% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 3,48 nghìn ha, tăng 2,49 nghìn ha so với năm 2010, vượt trên 100% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Tây Nguyên có 2,09 nghìn ha, tăng 0,41 nghìn ha so với năm 2010, vượt 13,27% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đông Nam Bộ có 2,27 nghìn ha, tăng 1,16 nghìn ha so với năm 2010, vượt 83,62% chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3,16 nghìn ha, tăng 2,08 nghìn ha so với năm 2010, vượt 41,24% chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Đất có di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (9,85 nghìn ha), Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung (6,07 nghìn ha), Đồng bằng sông Cửu Long (3,16 nghìn ha), Trung du và miền núi phía Bắc (3,03 nghìn ha). Hiện cả nước có các khu di tích, danh thắng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, khu quần thể di tích Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, quần thể danh thắng Tràng An... và khoảng 40.000 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể (trong đó gần 5.347 di tích cấp tỉnh, 3.018 di tích cấp quốc gia và 8 danh thắng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới).

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc quản lý sử dụng đất di tích danh thắng, hiện vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: cảnh quan của một số di sản bị ảnh hưởng bởi những công trình xây dựng xung quanh có quy mô quá lớn (về chiều cao và diện tích xây dựng); tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động dịch vụ vẫn còn xảy ra; một số di sản bị lấn chiếm hoặc sử dụng sai mục đích.

2.4. Đất bãi thải, xử lý chất thải


Diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải có 12,26 nghìn ha, chiếm 0,30% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, tăng 4,39 nghìn ha so với năm 2010 và đạt 76,73% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (16,00 nghìn ha).

Đất bãi thải, xử lý chất thải tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2,68 nghìn ha), Đồng bằng sông Hồng (2,15 nghìn ha), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (2,13 nghìn ha), Trung du và miền núi phía Bắc (2,08 nghìn ha), Đông Nam Bộ (2,01 nghìn ha).

Hàng năm, lượng rác thải của cả nước khoảng 15 triệu tấn (trong đó rác thải sinh hoạt gần 13 triệu tấn, chất thải rắn nguy hại 152 nghìn tấn) và năm sau cao hơn năm trước từ 10 - 15%, tập trung ở các vùng đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp. Hiện tại phần lớn rác thải chưa được tiêu hủy an toàn, đang là nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và môi trường; rác thải sinh hoạt chủ yếu xử lý bằng hình thức chôn lấp. Tại khu vực đô thị chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh; hầu hết các khu dân cư nông thôn đều chưa có quy hoạch bố trí khu vực thu gom chất thải.

Thực trạng việc bố trí đất bãi thải, xử lý chất thải còn thiếu so với nhu cầu, các địa phương còn gặp khó khăn trong việc xác định vị trí để xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung, đặc biệt là bố trí khu vực chôn lấp chất thải nguy hại từ các ngành công nghiệp, y tế,...


2.5. Các loại đất phi nông nghiệp còn lại


Cả nước còn 2.259,69 nghìn ha, chiếm 55,81% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, gồm các loại đất sau:

* Đất ở: có 749,14 nghìn ha, chiếm 33,15% diện tích các loại đất phi nông nghiệp còn lại, trong đó:

- Đất ở tại đô thị: có 173,80 nghìn ha;

- Đất ở tại nông thôn: có 575,34 nghìn ha.

* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 22,16 nghìn ha, chiếm 0,98% diện tích các loại đất phi nông nghiệp còn lại,

* Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác còn lại

Cả nước có 230,04 nghìn ha, chiếm 10,18% diện tích các loại đất phi nông nghiệp còn lại, tăng 42,68 nghìn ha so với năm 2010, trong đó:

+ Đất cụm công nghiệp: cả nước còn có 31,71 nghìn ha đất cụm công nghiệp với khoảng 928 cụm công nghiệp ở các địa phương đã có quyết định thành lập, chiếm 13,78% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác còn lại, tăng 3,71 nghìn ha so với năm 2010;

+ Đất thương mại, dịch vụ: có 110,99 nghìn ha, chiếm 48,25% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác còn lại, tăng 18,27 nghìn ha so với năm 2010;

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: 53,72 nghìn ha, chiếm 23,35% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác còn lại, tăng 17,30 nghìn ha so với năm 2010;

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: có 33,62 nghìn ha, chiếm 14,62% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khác còn lại, tăng 3,11 nghìn ha so với năm 2010.



* Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 16,20 nghìn ha, chiếm 0,72% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại, tăng 1,48 nghìn ha so với năm 2010.

* Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 106,44 nghìn ha, chiếm 4,71% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại, tăng 5,37 nghìn ha so với năm 2010.

* Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng 1.071,34 nghìn ha, chiếm 47,41% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại, giảm 6,18 nghìn ha so với năm 2010.

* Đất phi nông nghiệp khác 64,37 nghìn ha, chiếm 2,85% diện tích đất phi nông nghiệp còn lại, tăng 60,36 nghìn ha so với năm 2010.

3. Nhóm đất chưa sử dụng


Hiện tại, cả nước còn 2.288,00 nghìn ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên, giảm 876,26 nghìn ha so với năm 2010, đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (2.097,23 nghìn ha), trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 1.268,82 nghìn ha, chiếm 55,46% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 379,58 nghìn ha so với năm 2010;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng 79,61 nghìn ha, chiếm 3,48% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 22,88 nghìn ha so với năm 2010;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 711,65 nghìn ha, chiếm 31,10% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 381,82 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ 444,17 nghìn ha, chiếm 62,41% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của vùng, giảm 89,96 nghìn ha so với năm 2010;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung 267,48 nghìn ha, chiếm 37,59% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của vùng, giảm 291,87 nghìn ha so với năm 2010;

- Vùng Tây Nguyên 211,04 nghìn ha, chiếm 9,22% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 76,40 nghìn ha so với năm 2010;

- Vùng Đông Nam Bộ 2,87 nghìn ha, chiếm 0,13% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 1,43 nghìn ha so với năm 2010;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 14,01 nghìn ha, chiếm 0,61% diện tích nhóm đất chưa sử dụng, giảm 14,15 nghìn ha so với năm 2010.

Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm mạnh trong những năm qua (bình quân mỗi năm 175,25 nghìn ha), chủ yếu đưa vào mục đích lâm nghiệp cho khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng. Mặc dù, diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh, nhưng hiện cả nước vẫn còn 2.288,00 nghìn ha, trong đó: đất bằng chưa sử dụng còn 171,03 nghìn ha, phân bố rải rác ở các xã, nhất là khu vực ven sông, ven biển,...; đất đồi núi chưa sử dụng còn 1.872,45 nghìn ha, phần lớn là đất dốc đã qua sử dụng để canh tác nương rẫy, chất lượng đất bị suy giảm.


4. Đất khu công nghệ cao


Hiện nay cả nước có 3 khu công nghệ cao đã được xây dựng và đi vào hoạt động thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ với tổng diện tích 3,63 nghìn ha. Các khu công nghệ cao bao gồm:

- Khu công nghệ cao Hòa Lạc là 1.586 ha, đã cấp phép đầu tư vào khu công nghệ là 81 dự án (với diện tích là 404,35 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 25,7%), thu hút khoảng 7.000 người lao động và học tập. Trong đó có các dự án lớn như: dự án Trường Đại học FPT(diện tích 30ha, vốn đăng ký 2.700 tỷ đồng) và dự án Khu phần mềm (diện tích 6,4ha, vốn đăng ký 924 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ FPT, dự án Trung tâm CNC Viettel (diện tích 1,4ha, vốn đăng ký 495 tỷ đồng) và Tổ hợp nghiên cứu thiết kế chế tạo sản xuất thiết bị viễn thông (diện tích 9,1ha, vốn đăng ký 2.080 tỷ đồng) của Tập đoàn Viettel, dự án Trung tâm vũ trụ (diện tích 7,4ha, vốn đăng ký 12.3000 tỷ đồng) sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản,...

- Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh là 913 ha, đã cơ bản hoàn thành hạ tầng giai đoạn I (326 ha) và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn II (587 ha). Đến nay đã thu hồi được gần 98% diện tích và cấp phép cho 77 dự án sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ thuộc các lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đạt trên 2,5 tỷ USD, trong đó 74% là vốn đầu tư FDI và giải quyết việc làm cho trên 18.000 lao động trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất đạt gần 2,8 tỷ USD và chiếm trên 10% so với giá trị xuất khẩu của toàn thành phố, trong đó giá trị xuất khẩu đạt gần 7 tỷ USD, giá trị nhập khẩu gần 6,2 tỷ USD.

- Khu công nghệ cao Đà Nẵng là 1.130 ha, đang trong giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư các hạng mục và xúc tiến đầu tư. Đến nay đã có 2 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư gần 62 triệu USD/5 ha được cấp phép.

Các khu công nghệ cao trong những năm gần đây có những bước tiến đáng kẻ nhưng sức hấp dẫn từ những khu công nghệ cao chưa đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng trên thế giới. Một số hạn chế, vướng mắc như sau:

- Chính sách thu hút đầu tư từ đầu thiếu định hướng rõ ràng, ôm đồn nhiều thứ, quy mô khởi đầu quá lớn nên các khu công nghệ cao của ta cho đến nay chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi.

- Do tốc độ giải phóng mặt bằng và tái định cư chậm nên việc cung ứng hạ tầng, mặt bằng chậm và kéo dài, hạ tầng kỹ thuật chung còn sơ sài, chưa đồng bộ; dịch vụ tiện ích thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

- Quy hoạch các khu công nghệ cao còn bộc lộ nhiều điểm yếu, xa vị trí trung tâm.


5. Đất khu kinh tế


Đến nay cả nước có 42 khu kinh tế, với tổng diện tích là 1.582,97 nghìn ha (trong đó có 345,18 nghìn ha đất mặt nước), chiếm 4,78% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Có 16 khu kinh tế ven biển, gồm: KKT Vân Đồn (Quảng Ninh); Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); Nghi Sơn (Thanh Hóa); Đông Nam Nghệ An (Nghệ An); Vũng Áng (Hà Tĩnh); Hòn La (Quảng Bình); Đông Nam Quảng Trị (Quảng Trị); Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); Chu Lai (Quảng Nam); Dung Quất (Quảng Ngãi); Nhơn Hội (Bình Định); Nam Phú Yên (Phú Yên); Vân Phong (Khánh Hòa); Định An (Trà Vinh); Năm Căn (Cà Mau); Phú Quốc (Kiên Giang), với diện tích là 813,97 nghìn ha, chiếm 51,42% diện tích khu kinh tế, trong đó: 523,79 nghìn ha đất nội địa và 290,18 nghìn ha đất mặt nước.

- Có 26 khu kinh tế cửa khẩu (do điều chỉnh, sát nhập 03 khu kinh tế tại tỉnh Cao Bằng thành 1 khu), trong đó, giáp biên giới với Trung Quốc có 9 khu kinh tế cửa khẩu; giáp biên giới với Lào có 9 khu kinh tế cửa khẩu; giáp biên giới với Campuchia có 9 khu kinh tế cửa khẩu (do khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Kon Tum vừa giáp Lào vừa giáp Campuchia). Tổng diện tích tự nhiên các khu kinh tế cửa khẩu trên cả nước là 768,99 nghìn ha (trong đó có 55 nghìn ha mặt nước), chiếm 54,99% diện tích khu kinh tế như vậy trung bình mỗi khu kinh tế cửa khẩu rộng khoảng 30 nghìn ha. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y với diện tích gần 68,60 nghìn ha là khu kinh tế cửa khẩu lớn nhất hiện nay. Các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay chủ yếu dựa vào phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Đến nay, đã có trên 50 nghìn ha diện tích trong khu kinh tế đã được thu hồi, giải phóng mặt bằng, chiếm 4,04% diện tích đất khu kinh tế (không bao gồm phần mặt nước).

- Diện tích đã thu hồi, giải phóng mặt bằng trong các khu kinh tế ven biển là 38,56 nghìn ha, chiếm 77,12% diện tích đã thu hồi, giải phóng mặt bằng;

- Diện tích đã thu hồi, giải phóng mặt bằng trong các khu kinh tế cửa khẩu là 11,44 nghìn ha, chiếm 22,88% diện tích đã thu hồi, giải phóng mặt bằng

Diện tích đã cho thuê là 37,43 nghìn ha, chiếm 3,02% tổng diện tích khu kinh tế (không tính phần mặt nước), trong đó:

- Diện tích đã cho thuê trong các khu kinh tế ven biển là 30,29 nghìn ha, chiếm 80,97% diện tích đã cho thuê;

- Diện tích đã cho thuê trong các khu kinh tế cửa khẩu là 7,14 nghìn ha, chiếm 10,03% diện tích đã cho thuê.

Đến hết năm 2014, chỉ tính riêng các khu kinh tế ven biển đã thu hút được 1.024 dự án, trong đó: có 247 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 37 tỷ USD và 777 dự án trong nước với tổng số vốn là 541 nghìn tỷ đồng, giá trị doanh thu đạt khoảng 10 tỷ USD, xuất khẩu khoảng 2,5 tỷ USD, nộp ngân sách khoảng 1,9 tỷ USD và tạo việc làm cho 150 nghìn lao động.

Các khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư (kể cả đầu tư nước ngoài) và hàng nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu với số vốn lên đến nhiều tỷ đồng.

Nhìn chung, các khu kinh tế có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng, đã góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của cả nước và các địa phương; đồng thời góp phần tăng thu ngân sách; tạo kết cấu hạ tầng cho các khu kinh tế và các vùng liên quan, đặc biệt thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên và giao lưu kinh tế giữa nước ta và các nước láng giềng, làm sống động cuộc sống tại các khu vực cửa khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có cửa khẩu; tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống dân cư khu vực và tạo ra diện mạo mới cho các khu kinh tế, nhất là vùng biên cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trở thành vùng sôi động; thúc đẩy quá trình “đô thị hoá” ở các khu vực này.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mô hình tổ chức quản lý khu kinh tế bộc lộ một số bất cập, như chưa phân định rõ sự gắn kết trong quản lý trực tiếp theo địa giới hành chính với hệ thống chính quyền, sự đan xen về thẩm quyền và trách nhiệm trong quản lý đầu tư, xây dựng, đất đai... do vậy tỷ lệ thu hồi, giải phóng mặt bằng và khả năng thu hút đất tư trong các khu kinh tế còn rất thấp, đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu.

Các khu kinh tế thành lập với quy mô diện tích lớn nhưng tỷ lệ đất trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho khu kinh tế thấp (khoảng 10%). Đất hành chính, công cộng, phục vụ dân sinh và đất mặt nước, đồi núi chiếm phần diện tích chủ yếu.


6. Đất đô thị


Năm 2015, diện tích đất đô thị (theo địa giới hành chính phường, thị trấn) có 1.642,42 nghìn ha, chiếm 4,96% diện tích tự nhiên toàn quốc, tăng thêm 125,27 nghìn ha so với năm 2010 (do mở rộng, thành lập thêm đô thị mới), nâng tổng số đô thị của cả nước từ 726 đô thị năm 2010 lên 730 đô thị vào năm 2015, gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 66 thành phố trực thuộc tỉnh, 48 thị xã và 611 thị trấn. Quy mô dân số đô thị khoảng 31 triệu người (chiếm 33% dân số cả nước), mật độ dân số 1.887 người/km2.

Bình quân đất đô thị của cả nước là 530 m2/người, tuy nhiên giữa các vùng có sự chênh lệch lớn, cụ thể: Tây Nguyên 1.137 m2/người, Trung du và miền núi phía Bắc 1.136 m2/người, Đồng bằng sông Cửu Long 720 m2/người, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 689 m2/người, Đồng bằng sông Hồng 422 m2/người và Đông Nam Bộ 197 m2/người.


          1. Một số chỉ tiêu sử dụng đất trong đất đô thị năm 2015

TT

Loại đất

Đơn vị
tính

Cả nước

Trung du và miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(8)

(9)

(10)

(11)

 I

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị

Nghìn ha

605,87

57,09

138,80

147,78

48,18

121,97

92,05




Bình quân trên người dân đô thị

m2/người

195,44

264,06

211,52

265,96

280,28

118,35

196,07

1

Đất ở tại đô thị

Nghìn ha

173,80

15,12

36,39

39,62

14,60

41,98

26,09




Bình quân trên người dân đô thị

m2/người

56,06

69,92

55,46

71,30

84,94

40,73

55,57

2

Đất chuyên dùng

Nghìn ha

313,89

29,61

75,43

77,04

26,69

64,72

40,40




Bình quân trên người dân đô thị

m2/người

101,25

136,94

114,94

138,65

155,30

62,79

86,06

2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Nghìn ha

9,95

1,64

1,97

1,95

1,13

1,12

2,15

2.2

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Nghìn ha

80,33

6,33

25,26

14,51

3,19

25,65

5,39

2.3

Đất có mục đích công cộng

Nghìn ha

179,86

18,52

42,29

41,12

19,28

29,40

29,25




Bình quân trên người dân đô thị

m2/người

58,02

85,65

64,44

73,99

112,19

28,53

62,31

3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Nghìn ha

3,90

0,23

0,48

1,01

0,37

0,96

0,84

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Nghìn ha

14,01

2,34

1,69

6,23

0,89

1,46

1,40

5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Nghìn ha

98,55

9,65

24,41

23,45

5,33

12,63

23,08

6

Đất phi nông nghiệp khác

Nghìn ha

1,72

0,14

0,40

0,42

0,29

0,23

0,23

II

Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng

Nghìn ha

1.036,56

188,56

138,30

235,14

147,31

81,39

245,85

Về cơ cấu sử dụng đất trong đô thị:

- Nhóm đất phi nông nghiệp (đất xây dựng đô thị) có 605,87 nghìn ha, chiếm 36,89% đất đô thị (bình quân 195,44 m2/người), bao gồm:

+ Đất ở đô thị có 173,80 nghìn ha, chiếm 28,69% nhóm đất phi nông nghiệp và chiếm 23,20% diện tích đất ở (bình quân 56,46 m2/người dân đô thị) và chiếm 10,58% đất đô thị, tăng 40,05 nghìn ha so với năm 2010, đạt 97,09% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (179 nghìn ha).

+ Đất chuyên dùng 313,89 nghìn ha, chiếm 51,81% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp, bình quân 101,25 m2/người (trong đó đất có mục đích công cộng 179,86 nghìn ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 80,33 nghìn ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 9,95 nghìn ha,…).

+ Đất phi nông nghiệp còn lại (đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối mặt nước chuyên dùng) 118,18 nghìn ha, chiếm 19,51% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.

- Nhóm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có 1.036,56 nghìn ha, chiếm 63,11% đất đô thị.

Thời kỳ 2011 - 2015, đất đô thị tăng thêm 125,27 nghìn ha, bình quân tăng 25,05 nghìn ha/năm (riêng đất ở tại đô thị tăng bình quân trên 8,01 nghìn ha/năm). Quỹ đất đô thị tăng trong thời gian qua đã góp phần hình thành hệ thống mạng lưới đô thị phân bố tương đối hợp lý trên các vùng lãnh thổ cả nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhìn chung, diện tích đất xây dựng đô thị của cả nước tăng nhanh (gấp 1,25 lần so với năm 2010); bình quân đầu người 195 m2/người, cao hơn 1,05 lần so với chỉ tiêu cho năm 2010, cơ bản đạt được yêu cầu về mức bình quân diện tích đất đô thị trên người của một đô thị hiện đại. Tuy nhiên, đất đô thị tăng phần lớn do các Quyết định hành chính và nhanh hơn so với yêu cầu của phát triển kinh tế. Về mặt cơ cấu sử dụng trong đất xây dựng đô thị thì tỷ lệ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng còn thấp (chiếm khoảng 29,78%), đặc biệt tỷ lệ đất dành cho giao thông khoảng 16% đất xây dựng đô thị (yêu cầu phải đạt tỷ lệ cần thiết phải là 20 - 25%), giao thông tĩnh chỉ đạt <1% (yêu cầu phải đạt tối thiểu từ 3 - 3,5% diện tích đất xây dựng đô thị). Bên cạnh đó, diện tích đất dành cho xây dựng các công trình cấp, thoát nước, tỷ lệ đất cây xanh đạt thấp so với tiêu chuẩn quy định, diện tích mặt nước (ao, hồ) trong nhiều đô thị bị suy giảm do san lấp xây dựng nhà ở; diện tích đất sân chơi và các công trình công cộng khác còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dân sinh.

Bình quân đầu người đất ở trong đô thị có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng và các địa phương trong cả nước. Việc sử dụng đất ở còn chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả; nhà ở chủ yếu theo hình thức chia lô, liền kề, nhà ống; nhà chung cư cao tầng còn chiếm tỷ lệ thấp, diện tích nhà để xây dựng cho người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Diện tích đất dành cho việc thu gom và xử lý chất thải còn thiếu, chỉ có 13/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bãi chôn lấp rác được thiết kế, xây dựng hợp vệ sinh, còn lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong các đô thị vẫn còn đất nghĩa trang, nghĩa địa nằm xen kẽ trong các khu dân cư.




tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương