CHÍnh phủ n ưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT



tải về 3.48 Mb.
trang7/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.48 Mb.
#18706
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quan điểm quy hoạch sử dụng đất


- Quy hoạch sử dụng đất nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, nhằm khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước trong tình hình mới; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, phù hợp với điều kiện của từng vùng.

- Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế và phân công lao động để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Quy hoạch sử dụng đất phải là công cụ quan trọng của Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai; tạo lập cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hỗ trợ điều tiết thị trường bất động sản.

- Việc tính toán, phân bổ nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, địa phương được định hướng từ trên xuống dưới, từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.

- Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích danh thắng nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước và phát triển bền vững.

- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có phân kỳ đầu tư ưu tiên những dự án quan trọng tạo đột phá phát triển và có tác động lan tỏa lớn.

- Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt đối với vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng Tây Nguyên, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm thu hút các nguồn lực để khai thác hiệu quả quỹ đất, giảm áp lực sử dụng đất canh tác tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển.

- Đảm bảo đủ quỹ đất để thiết lập, duy trì và quản lý hành lang bảo vệ các công trình thuộc hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lực, nguồn nước, di tích lịch sử - văn hóa,... theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Quy hoạch sử dụng đất dọc tuyến ven biển đảm bảo tính kết nối liên vùng, phát huy được thế mạnh của khu vực ven biển, khai thác hợp lý quỹ đất ven biển nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng không gian biển và bờ biển lâu dài cho cộng đồng và đảm bảo mục tiêu quốc phòng an ninh.

- Khai thác hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, lấn chiếm; phát triển quỹ đất theo hướng khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích đất ở những nơi có điều kiện; áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo, bồi bổ, bảo vệ, làm tăng độ phì của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tư trên đất.

2. Mục tiêu


- Đáp ứng yêu cầu về đất đai cho các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT


Đến năm 2020 dân số cả nước khoảng 100 triệu người (38 - 40% dân số sống ở đô thị), đến năm 2030 có khoảng 110 - 115 triệu người (52 - 55% dân số sống ở khu vực đô thị) và sẽ dần đi vào ổn định khoảng 120 triệu người, khi đó nước ta đã hoàn thành mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành một nước công nghiệp hiện đại, với một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Tiến tới một xã hội vững chắc bằng nguồn lực phát triển nội sinh, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; liên kết hoà nhập sâu về kinh tế và công nghệ; giao lưu rộng về văn hoá, thông tin với các nước trong khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu trên thì bức tranh toàn cảnh về sử dụng đất đến năm 2030 sẽ có khoảng 98% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích. Định hướng sử dụng một số loại đất chính như sau:

- Đất trồng lúa: Việt Nam là quốc gia có truyền thống trồng lúa nước, đất trồng lúa của nước ta được hình thành trải qua hàng nghìn năm với công sức của bao thế hệ người dân Việt Nam. Hầu hết đất trồng lúa của nước ta là đất phù sa thuộc 02 vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, là loại đất tốt của thế giới. Năm 2010, diện tích đất trồng lúa cả nước có khoảng 4,1 triệu ha và đến năm 2015 diện tích đất trồng lúa còn khoảng 4,0 triệu ha, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của 65 - 70% dân số cả nước. Thực tế trong 5 năm qua, đất trồng lúa chỉ tăng khoảng 45 nghìn ha và đã có khoảng 135 nghìn ha đất trồng lúa được chuyển cho các mục đích khác (đất chuyên trồng lúa nước khoảng 45 nghìn ha), trong đó nhiều diện tích đất lúa thuộc khu vực đồng bằng là dạng “bờ xôi ruộng mật” đã chuyển sang để phát triển đô thị, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp khác. Khi diện tích đất lúa đã chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp thì khả năng quay trở lại là rất khó, trong khi quỹ đất để khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa mất đi là rất hạn chế và tốn kém.

Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thì việc chuyển đất trồng lúa cho các mục đích phi nông nghiệp sẽ không tránh khỏi, theo tính toán đến năm 2020 sẽ có khoảng 200 - 250 nghìn ha đất trồng lúa sẽ chuyển sang các mục đích khác; sau năm 2020 và xa hơn, đất lúa sẽ tiếp tục bị giảm trước áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhiều nguyên nhân khác.

Mặt khác, theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến năm 2020 nước biển dâng lên khoảng 12 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng 6 nghìn ha (vùng Đồng bằng sông Cửu Long gần 4 nghìn ha); đến năm 2030, nước biển dâng 17 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng khoảng 20 nghìn ha (vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15 nghìn ha) và đến cuối thế kỷ, khi nước biển dâng 70 cm sẽ có xấp xỉ 16% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đồng thời có tới 15% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trên 5% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Dự báo đến năm 2030 dân số nước ta khoảng 110 - 115 triệu người và sẽ dần đi vào ổn định khoảng 120 triệu người, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (bao gồm ăn, dự trữ, chăn nuôi, giống, chế biến, hao hụt,...) trước mắt cũng như lâu dài, nước ta cần phải duy trì ổn định quỹ đất trồng lúa khoảng 3,76 triệu ha, diện tích lúa gieo trồng cần tối thiểu ổn định khoảng 7,0 triệu ha, với hệ số sử dụng đất 1,9 - 2 lần, năng suất lúa bình quân đạt 64 tạ/ha, tổng lương thực cho các nhu cầu cần khoảng 45 triệu tấn; đủ lương thực cho 120 triệu dân với mức bình quân khoảng 375 kg/người/năm.

- Đất lâm nghiệp: đẩy nhanh việc trồng và khoanh nuôi rừng, phủ xanh và sử dụng đất trống đồi núi trọc gắn liền với định canh định cư, ổn định đời sống của các dân tộc và quản lý, bảo vệ, khôi phục phát triển rừng ven biển chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Ổn định 3 loại rừng trên cơ sở định rõ mục đích sử dụng theo hai tính chất rừng bảo tồn và rừng kinh tế với biện pháp đầu tư và khai thác có hiệu quả. Theo điều kiện về đất đai, diện tích đất để phát triển lâm nghiệp ở nước ta khoảng trên 17 triệu ha góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái bền vững, phấn đấu đến năm 2030 độ che phủ rừng đạt khoảng 50%.

- Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: để đảm bảo mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển trên thế giới, diện tích đất giành cho sản xuất công nghiệp sẽ cơ bản ổn định ở mức khoảng 300 - 350 nghìn ha vào năm 2030. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế các ngành công nghiệp sử dụng nhiều đất và có ảnh hưởng xấu tới môi trường.

- Đất đô thị: để đảm bảo 52 - 55% dân số sống trong đô thị thì cả nước đến năm 2030 cần khoảng 2,0 - 2,2 triệu ha đất tự nhiên cho các đô thị, trong đó đất ở đô thị khoảng 10 - 12% và đất giao thông khoảng 20 - 25% .

- Đất phát triển hạ tầng: quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi một quỹ đất khoảng 1,5 - 2,0 triệu ha để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện năng; các công trình văn hoá, y tế, thể dục - thể thao, giáo dục - đào tạo,...

- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: trong giai đoạn 20 năm tới sẽ cơ bản khai thác tối đa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.



tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương