CHÍnh phủ n ưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 3.48 Mb.
trang9/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.48 Mb.
#18706
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33

1.1. Đất trồng lúa


Giữ vững diện tích đất trồng lúa để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; đảm bảo đời sống, việc làm cho nông dân và tăng giá trị xuất khẩu gạo. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh sản xuất lúa, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Có chính sách bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa, địa phương trồng lúa và vùng trồng lúa.

Năm 2015, đất trồng lúa cả nước còn 4.030,75 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 3.275,38 nghìn ha). Trong giai đoạn 2016 - 2020, đất trồng lúa sẽ tiếp tục giảm 285,49 nghìn ha để đảm bảo nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, đô thị,... khoảng 170 nghìn ha và chuyển sang để trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất khoảng 115 nghìn ha; đồng thời cũng trong kỳ kế hoạch, đất trồng lúa tăng thêm 15,13 nghìn ha nhờ việc hoàn thiện hệ thống các công trình thủy lợi (như Ia Mơ, Krông Buk hạ ở tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk).

Trên cơ sở xem xét, cân đối kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu của các địa phương, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, đất trồng lúa cả nước còn 3.760,39 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 3.128,96 nghìn ha), điều chỉnh giảm 52,04 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội. Trong 3.760,39 nghìn ha đất trồng lúa được giữ lại, có khoảng 400 nghìn ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết vẫn quay lại trồng lúa được và diện tích này vẫn thống kê vào diện tích đất trồng lúa, nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa. Với diện tích gieo trồng lúa khoảng trên 7,0 triệu ha, năng suất bình quân dự kiến đạt trên 60 tạ/ha (năng suất lúa bình quân cả năm 2010 là 53,4 tạ/ha, năm 2012 là 56,4 tạ/ha, năm 2014 là 57,6 tạ/ha), sản lượng đạt khoảng trên 42 triệu tấn, bình quân đạt khoảng 420 kg/người/năm, về cơ bản vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ.

Đất trồng lúa phân bổ cho các vùng và các địa phương như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 499,09 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 256,10 nghìn ha), chiếm 13,27% diện tích đất trồng lúa của cả nước; giảm 30,20 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 6,24 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Giang (66,65 nghìn ha), Điện Biên (60,06 nghìn ha), Phú Thọ (41,50 nghìn ha), Thái Nguyên (39,00 nghìn ha),...

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 515,29 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 492,69 nghìn ha), chiếm 13,70% diện tích đất trồng lúa của cả nước; giảm 104,66 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm thêm 19,00 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội (95,77 nghìn ha), Thái Bình (75,11 nghìn ha), Nam Định (63,78 nghìn ha), Hải Dương (56,86 nghìn ha),...;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 629,44 nghìn ha, chiếm 16,74% diện tích đất trồng lúa của cả nước, giảm 66,39 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 369,96 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 327,88 nghìn ha), chiếm 58,78% diện tích đất trồng lúa của vùng; giảm 37,92 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 3,42 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hóa 135,00 nghìn ha, Nghệ An 94,00 nghìn ha, Hà Tĩnh 56,50 nghìn ha,...;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 259,48 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 221,85 nghìn ha), chiếm 41,22% diện tích đất trồng lúa của cả nước; giảm 28,47 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 1,75 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội (261,23 nghìn ha).

Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam (53,10 nghìn ha), Bình Định (51,00 nghìn ha), Bình Thuận (46,00 nghìn ha), Quảng Ngãi (39,80 nghìn ha),...;

- Vùng Tây Nguyên có 186,55 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 107,53 nghìn ha), chiếm 4,96% diện tích đất trồng lúa của cả nước; tăng 19,67 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 8,09 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Gia Lai (72,07 nghìn ha), Đắk Lắk (68,50 nghìn ha),...;

- Vùng Đông Nam Bộ có 120,35 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 79,54 nghìn ha), chiếm 3,20% diện tích đất trồng lúa của cả nước; giảm 60,87 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 22,46 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Ninh (70,68 nghìn ha), Đồng Nai (24,95 nghìn ha),...;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 1.809,67 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nước 1.643,37 nghìn ha), chiếm 48,12% diện tích đất trồng lúa của cả nước; giảm 117,35 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 7,26 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội (1.816,93 nghìn ha).



Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang (381,90 nghìn ha), An Giang (249,00 nghìn ha), Long An (248,06 nghìn ha), Đồng Tháp (218,43 nghìn ha), Sóc Trăng (138,00 nghìn ha),...
          1. Điều chỉnh quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

4.030,75

100,00

3.812,43

100,00

3.760,39

100,00

-52,04

1

Trung du miền núi phía Bắc

526,49

13,06

505,33

13,25

499,09

13,27

-6,24

2

Đồng bằng sông Hồng

586,50

14,55

534,29

14,01

515,29

13,70

-19,00

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

696,12

17,27

634,61

16,65

629,44

16,74

-5,17

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

407,61

10,11

373,38

9,79

369,96

9,84

-3,42

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

288,51

7,16

261,23

6,85

259,48

6,90

-1,75

4

Tây Nguyên

168,20

4,17

178,46

4,68

186,55

4,96

8,09

5

Đông Nam Bộ

145,69

3,61

142,81

3,75

120,35

3,20

-22,46

6

Đồng bằng sông Cửu Long

1.907,75

47,33

1.816,93

47,66

1.809,67

48,12

-7,26




Biểu đồ 14: Điều chỉnh QHSD đất trồng lúa đến năm 2020

1.2. Đất rừng phòng hộ


Phát triển rừng phòng hộ nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu về phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, lấn biển, chắn cát bay, phòng hộ bảo vệ môi trường,... và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.

- Với rừng phòng hộ đầu nguồn sẽ xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng; xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ vùng núi phía Bắc (lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Lô, sông Gâm,...), Vùng Bắc Trung Bộ (lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh,...), vùng Nam Trung Bộ (lưu vực sông Cái, sông Côn, sông Đà Rằng, sông Trà Khúc,...), vùng Tây Nguyên (lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai,...);

- Với rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, chắn gió, chắn cát bay cần tập trung xây dựng dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và củng cố, phát triển hệ thống rừng chống cát bay, chắn sóng ở các vùng ven biển miền Trung;

- Với rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, cần tập trung xây dựng ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ,... và các khu công nghiệp ở các tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương...;

- Xây dựng rừng phòng hộ biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Căn cứ chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 phê duyệt đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015); đề xuất nhu cầu của các địa phương, ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020 đất rừng phòng hộ của cả nước là 4.618,44 nghìn ha, chiếm 28,43% diện tích đất lâm nghiệp của cả nước, điều chỉnh giảm 1.223,25 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội, do chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất để phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo việc làm, nâng cao sinh kế cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế rừng; đồng thời một phần diện tích chuyển đổi sang rừng đặc dụng để thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan,... như khu bảo tồn thiên nhiên Mường La (Sơn La), Chí Sán (Hà Giang), khu rừng bảo vệ cảnh quan Kinh Môn (Hải Dương), khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình), khu bảo vệ cảnh quan Hương Sơn (Hà Nội), Văn hóa - lịch sử Nam Đàn (Nghệ An), khu bảo tồn loài Sao La, khu bảo tồn loài voi (Quảng Nam), vườn quốc gia Thất Sơn (An Giang),...

Trong diện tích rừng phòng hộ có khoảng 4.257 nghìn ha rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu; 180 nghìn ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; 150 nghìn ha rừng chắn gió, chắn cát bay và 31 nghìn ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và xây dựng các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo.

Diện tích đất rừng phòng hộ phân theo các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 1.926,64 nghìn ha, chiếm 42,72% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước, giảm 770,19 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 676,02 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở các tỉnh Sơn La 307,81 nghìn ha, Lai Châu 250,10 nghìn ha, Điện Biên 249,16 nghìn ha, Cao Bằng 192,16 nghìn ha, Hà Giang 190,78 nghìn ha, Lào Cai 132,43 nghìn ha,...;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 170,09 nghìn ha, chiếm 3,68% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước, tăng 0,96 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 7,28 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở tỉnh Quảng Ninh 130,25 nghìn ha, TP. Hải Phòng 11,24 nghìn ha, TP. Hà Nội 8,68 nghìn ha, Ninh Bình 8,50 nghìn ha...;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 1.792,54 nghìn ha, chiếm 38,81% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước, giảm 269,38 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 891,52 nghìn ha, chiếm 49,74% diện tích đất rừng phòng hộ của vùng, giảm 106,37 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 151,23 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội (1.042,75 nghìn ha).

Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở các tỉnh Nghệ An 294,90 nghìn ha, Quảng Bình 174,73 nghìn ha, Thanh Hóa 145,92 nghìn ha, Hà Tĩnh 93,64 nghìn ha,...;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 901,02 nghìn ha, chiếm 50,26% diện tích đất rừng phòng hộ của vùng, giảm 163,01 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 223,80 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội (1.124,82 nghìn ha).



Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Nam 264,87 nghìn ha, Bình Định 155,18 nghìn ha, Bình Thuận 109,72 nghìn ha, Quảng Ngãi 105,45 nghìn ha, Khánh Hòa 81,49 nghìn ha,...;
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

5.648,99

100,00

5.841,69

100,00

4.618,44

100,00

-1.223,25

1

Trung du miền núi phía Bắc

2.487,44

44,03

2.602,66

44,55

1.926,64

41,72

-676,02

2

Đồng bằng sông Hồng

173,46

3,07

177,37

3,04

170,09

3,68

-7,28

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

2.109,48

37,34

2.167,57

37,11

1.792,54

38,81

-375,03

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

995,56

17,62

1.042,75

17,85

891,52

19,30

-151,23

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1.113,93

19,72

1.124,82

19,25

901,02

19,51

-223,80

4

Tây Nguyên

634,31

11,23

643,40

11,01

529,90

11,47

-113,50

5

Đông Nam Bộ

158,95

2,81

155,41

2,66

121,05

2,62

-34,36

6

Đồng bằng sông Cửu Long

85,35

1,51

95,28

1,63

78,22

1,69

-17,06

- Vùng Tây Nguyên có 529,90 nghìn ha, chiếm 11,47% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước, giảm 96,11 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 113,50 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở các tỉnh Kon Tum 159,22 nghìn ha, Lâm Đồng 139,83 nghìn ha, Gia Lai 124,97 nghìn ha,...;

- Vùng Đông Nam Bộ có 121,05 nghìn ha, chiếm 2,62% diện tích đất rừng phòng hộ của cả nước, giảm 37,73 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 34,36 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

Diện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở các tỉnh Bình Phước 35,92 nghìn ha, TP. Hồ Chí Minh 35,23 nghìn ha, Đồng Nai 23,26 nghìn ha, Tây Ninh 15,66 nghìn ha,...;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 78,22 nghìn ha, chiếm 1,69% diện tích rừng phòng hộ của cả nước, giảm 4,58 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 17,06 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội.

D
iện tích đất rừng phòng hộ phân bố tập trung ở các tỉnh Kiên Giang 30,97 nghìn ha, Cà Mau 16,89 nghìn ha,...;

Biểu đồ 15: Điều chỉnh QHSD đất rừng phòng hộ đến năm 2020

1.3. Đất rừng đặc dụng


- Với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong hệ thống rừng đặc dụng.

- Đến năm 2020, đưa diện tích hệ thống rừng đặc dụng hiện có từ 2,2 triệu ha lên gần 2,4 triệu ha phù hợp với mục tiêu Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 tại Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ;

- Hoàn thành xác định ranh giới, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng nhằm phát triển hài hòa công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng đến năm 2020 gồm 176 khu (34 vườn quốc gia; 58 khu bảo tồn thiên nhiên; 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 61 khu bảo vệ cảnh quan và các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học) với tổng diện tích 2.462,31 nghìn ha. Theo kết quả khảo sát thực tế và làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với một số địa phương, trong tổng số 2.462,31 nghìn ha gồm có: 2.358,87 nghìn ha đất có rừng đặc dụng, điều chỉnh tăng 87,67 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội, chiếm 14,52% diện tích đất lâm nghiệp, do thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,... Ngoài ra còn có 67 nghìn ha tại các vùng bãi bồi và mặt nước ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu... và 36,44 nghìn ha diện tích đất khác ngoài lâm nghiệp nằm trong hệ thống rừng đặc dụng;

Diện tích đất rừng đặc dụng phân theo các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 565,97 nghìn ha, chiếm 23,99% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước, tăng 133,62 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 78,00 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội, do quy hoạch mới KBTTN Mường La (Sơn La) với diện tích khoảng 17 nghìn ha và 3 khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Sát (Lào Cai) 18,64 nghìn ha, Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) 6 nghìn ha, Chí Sán (Hà Giang) 4,52 nghìn ha; 02 khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mẫu Sơn 11,06 nghìn ha, Bắc Sơn 1,09 nghìn ha (tỉnh Lạng Sơn); 05 khu bảo vệ cảnh quan Mã Pì Lèng 0,30 nghìn ha (Hà Giang), Suối Mỡ 1,21 nghìn ha (Bắc Giang), Rừng văn hóa, lịch sử thành phố Hạ Long 0,37 nghìn ha, khu văn hóa lịch sử Đông Triều 0,51 nghìn (Quảng Ninh) và 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học cho Trung tâm khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ 1,05 nghìn ha (Phú Thọ, Yên Bái).... Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Sơn La 87,85 nghìn ha, Lào Cai 63,57 nghìn ha, Hà Giang 54,68 nghìn ha, Điện Biên 49,34 nghìn ha, Tuyên Quang 46,80 nghìn ha, Lai Châu 41,28 nghìn ha,...;



- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 85,26 nghìn ha (không bao gồm diện tích đất bãi bồi và mặt nước ven biển), chiếm 3,61% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước, tăng 6,40 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 1,22 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội, do thành lập mới khu rừng bảo vệ cảnh quan Kinh Môn (Hải Dương) với diện tích khoảng 323 ha; khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải (Thái Bình) 12.500 ha; khu bảo vệ cảnh quan Hương Sơn (Hà Nội) 3.760 ha... Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh 24,87 nghìn ha, Ninh Bình 16,28 nghìn ha, Hải Phòng 9,93 nghìn ha, Vĩnh Phúc 15,36 nghìn ha, Hà Nội 11,47 nghìn ha,...;
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất rừng đặc dụng đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

2.210,25

100,00

2.271,20

100,00

2.358,87

100,00

87,67

1

Trung du miền núi phía Bắc

465,65

21,07

487,97

21,49

565,97

23,99

78,00

2

Đồng bằng sông Hồng

79,11

3,58

86,48

3,81

85,26

3,61

-1,22

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

923,53

41,78

962,14

42,36

916,63

38,86

-45,51

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

605,41

27,39

649,90

28,61

609,73

25,85

-40,17

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

318,12

14,39

312,24

13,75

306,90

13,01

-5,34

4

Tây Nguyên

488,36

22,10

485,31

21,37

504,23

21,38

18,92

5

Đông Nam Bộ

180,64

8,17

172,79

7,61

190,98

8,10

18,19

6

Đồng bằng sông Cửu Long

72,96

3,30

76,51

3,37

95,80

4,06

19,29

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 916,63 nghìn ha, chiếm 38,86% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước, tăng 23,90 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 609,73 nghìn ha, chiếm 66,52% diện tích đất rừng đặc dụng của vùng, tăng 14,72 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 40,17 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội, trong đó: giảm 46,62 nghìn ha diện tích rừng đặc dụng của tỉnh Quảng Bình và đồng thời quy hoạch, thành lập mới 02 khu bảo tồn loài hạt trần Nam Động 647 ha và Sến Tam Quy 518 ha (Thanh Hóa); 08 khu bảo vệ cảnh quan, gồm: Đền Bà Triệu 434 ha, Lam Kinh 169 ha, Hàm Rồng 216 ha, Núi Trường Lệ 139 ha (Thanh Hóa); Săng Lẻ Tương Dương 242 ha, Văn hóa - lịch sử Nam Đàn 2.957 ha, Văn hóa - lịch sử Yên Thành 1.020 ha (Nghệ An) và Núi Thần Đinh 136 ha (Quảng Bình)... Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Nghệ An 172,46 nghìn ha, Quảng Bình 120,12 nghìn ha, Thừa Thiên Huế 90,86 nghìn ha, Thanh Hóa 84,25 nghìn ha,...;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 306,90 nghìn ha, chiếm 33,48% diện tích đất rừng đặc dụng của vùng, tăng 9,18 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 5,34 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội, trong đó: Đà Nẵng giảm 4,63 nghìn ha, Khánh Hòa 0,49 nghìn ha... Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Nam 133,61 nghìn ha, Ninh Thuận 42,33 nghìn ha, Đà Nẵng 32,84 nghìn ha, Bình Thuận 32,39 nghìn ha, Bình Định 27,60 nghìn ha,...;

- Vùng Tây Nguyên có 504,23 nghìn ha, chiếm 21,38% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước, tăng 17,26 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 18,92 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk 227,90 nghìn ha, Kon Tum 94,67 nghìn ha, Lâm Đồng 84,12 nghìn ha, Gia Lai 59,22 nghìn ha...;

- Vùng Đông Nam Bộ có 190,98 nghìn ha (không bao gồm 10,5 nghìn ha đất mặt nước thuộc vườn quốc gia Côn Đảo), chiếm 8,10% diện tích đất rừng đặc dụng của cả nước, tăng 10,69 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 18,19 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Đồng Nai 113,80 nghìn ha, Bình Phước 31,18 nghìn ha, Tây Ninh 28,84 nghìn ha, Bà Rịa - Vũng Tàu 16,90 nghìn ha;...

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 95,80 nghìn ha, chiếm 4,06% diện tích rừng đặc dụng của cả nước, tăng 27,80 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 19,29 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội, do thành lập mới Vườn quốc gia Thất Sơn (An Giang) với diện tích khoảng 14.000 ha (bao gồm cả vùng đệm) và 01 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học cho Viện khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ... Đất rừng đặc dụng phân bố tập trung ở các tỉnh Kiên Giang 38,14 nghìn ha, Cà Mau 32,37 nghìn ha, An Giang 9,76 nghìn ha (giảm 6,60 nghìn ha vùng đệm Vườn quốc gia Thất Sơn), Đồng Tháp 6,93 nghìn ha,...





Biểu đồ 16: Điều chỉnh QHSD đất rừng đặc dụng đến năm 2020

1.4. Đất rừng sản xuất


Rừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp với sản xuất nông - ngư nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác.

Đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển rừng tự nhiên thông qua các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giầu rừng bằng các loài cây đa tác dụng và lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của rừng và tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng. Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, tái sinh kém và rừng trồng chất lượng thấp được cải tạo để trồng rừng mới, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường, tập trung vào các vùng có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ổn định và hiệu quả kinh tế cao.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư phát triển rừng; ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; khuyến khích gây, trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ. Bố trí thâm canh khoảng 2,0 triệu ha rừng sản xuất (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng), đồng thời đầu tư khai thác khoảng 1,0 triệu ha đất trống đồi trọc để trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung.

Cải thiện nhanh năng suất, chất lượng rừng trồng thông qua áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng. Đẩy mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở vùng đồng bằng, ven biển. Đa dạng hoá các nguồn thu nhập trên cơ sở xã hội hóa phát triển lâm nghiệp, giảm dần và thay thế canh tác nương rẫy bằng sản xuất nông lâm kết hợp nhằm bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao mức sống cho cộng đồng.

Căn cứ chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015); đề xuất nhu cầu của các địa phương, , ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2020, diện tích đất rừng sản xuất là 9.267,94 nghìn ha, chiếm 57,05% diện tích đất lâm nghiệp, điều chỉnh tăng 1.135,83 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội, do khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới hệ thống rừng sản xuất tại các vùng trong cả nước. Đất rừng sản xuất phân bổ cho các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 3.688,72 nghìn ha, chiếm 39,80% diện tích rừng sản xuất của cả nước; tăng 1.155,45 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 707,02 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn 484,36 nghìn ha, Điện Biên 396,25 nghìn ha, Sơn La 359,44 nghìn ha, Hà Giang 321,10 nghìn ha, Cao Bằng 317,62 nghìn ha, Yên Bái 275,94 nghìn ha,...



- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 260,13 nghìn ha, chiếm 2,81% diện tích rừng sản xuất của cả nước; giảm 11,11 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 5,52 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh 233,17 nghìn ha, Vĩnh Phúc 9,73 nghìn ha, TP. Hà Nội 6,51 nghìn ha, Hải Dương 4,32 nghìn ha,....;
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất rừng sản xuất đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

7.840,91

100,00

8.132,11

100,00

9.267,94

100,00

1.135,83

1

Trung du miền núi phía Bắc

2.939,86

37,49

2.981,70

36,67

3.688,72

39,80

707,02

2

Đồng bằng sông Hồng

266,81

3,40

254,61

3,13

260,13

2,81

5,52

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

2.646,27

33,75

2.756,96

33,90

3.174,42

34,25

417,46

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

1.553,50

19,81

1.714,61

21,08

1.827,37

19,72

112,76

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1.092,77

13,94

1.042,35

12,82

1.347,05

14,53

304,70

4

Tây Nguyên

1.686,10

21,50

1.809,31

22,25

1.842,42

19,88

33,11

5

Đông Nam Bộ

174,29

2,22

170,87

2,10

184,88

1,99

14,01

6

Đồng bằng sông Cửu Long

127,58

1,63

158,67

1,95

117,37

1,27

-41,30

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 3.174,42 nghìn ha, chiếm 34,25% diện tích rừng sản xuất của cả nước, tăng 632,69 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 1.827,37 nghìn ha, chiếm 57,57% diện tích rừng sản xuất của vùng; tăng 255,86 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 112,76 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Nghệ An 619,87 nghìn ha, Thanh Hóa 395,80 nghìn ha, Quảng Bình 346,28 nghìn ha,...;

+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 1.347,05 nghìn ha, chiếm 42,43% diện tích rừng sản xuất của vùng; tăng 376,82 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 304,70 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Quảng Nam 376,44 nghìn ha, Bình Định 198,32 nghìn ha, Bình Thuận 191,48 nghìn ha, Quảng Ngãi 190,61 nghìn ha,...;

- Vùng Tây Nguyên có 1.842,42 nghìn ha, chiếm 19,88% diện tích rừng sản xuất của cả nước; tăng 90,36 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 33,11 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Gia Lai 562,20 nghìn ha, Kon Tum 410,34 nghìn ha, Lâm Đồng 367,52 nghìn ha...;

- Vùng Đông Nam Bộ có 184,88 nghìn ha, chiếm 1,99% diện tích rừng sản xuất của cả nước; tăng 11,21 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 14,01 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Bình Phước 111,98 nghìn ha, Đồng Nai 32,49 nghìn ha,...;

-
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 117,37 nghìn ha, chiếm 1,27% diện tích rừng sản xuất của cả nước; giảm 42,46 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 41,30 nghìn ha so chỉ tiêu Quốc hội. Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Cà Mau 61,19 nghìn ha, Long An 19,68 nghìn ha, Kiên Giang 10,97 nghìn ha...;

Biểu đồ 17: Điều chỉnh QHSD đất rừng sản xuất đến năm 2020

1.5. Đất nuôi trồng thủy sản

Phấn đấu đến năm 2020, ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiệu nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo.

Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác thủy sản trên biển. Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành chính sách quản lý phù hợp.

Rà soát lại quy hoạch các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ các cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu và cơ sở dịch vụ hậu cần (các cảng cá, bến cá). Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản. Tổ chức lại sản xuất, xây dựng mối quan hệ liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, nhà khoa học nhằm tạo môi trường thuận lợi nâng cao hiệu quả sản xuất. Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa tàu cá; sản xuất phụ trợ gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần đồng bộ trên biển, các vùng hải đảo, những vùng sản xuất tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với vùng nước ngọt: ổn định diện tích nuôi các loài cá truyền thống trên các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để tăng nguồn thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo. Không ngừng đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng các đối tượng nuôi, các giống thủy đặc sản và các giống thủy sản mới phục vụ xuất khẩu, du lịch và thị trường nội địa.

Đối với vùng nước lợ: tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái phục vụ xuất khẩu. Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo sản lượng hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ở các khu vực Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao. Duy trì, phát triển các hình thức nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải tiến ở các vùng bãi bồi, đầm phá, rừng ngập mặn để vừa tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Đối với nuôi nước mặn: phát triển nuôi biển thành một lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.



Căn cứ Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; kết quả thực hiện đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2011 -2015; đề xuất nhu cầu của các địa phương, đến năm 2020 đất nuôi trồng thủy sản là 767,96 nghìn ha, chiếm 2,84% diện tích nhóm đất nông nghiệp, điều chỉnh giảm 22,04 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội. Đất nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (520,63 nghìn ha).
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

749,11

100,00

790,00

100,00

767,96

100,00

-22,04

1

Trung du miền núi phía Bắc

35,69

4,76

32,82

4,15

33,60

4,38

0,78

2

Đồng bằng sông Hồng

107,45

14,34

109,19

13,82

107,07

13,94

-2,12

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

60,92

8,13

65,61

8,31

65,82

8,57

0,21

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

37,59

5,02

43,42

5,50

46,04

6,00

2,62

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

23,33

3,11

22,20

2,81

19,78

2,58

-2,42

4

Tây Nguyên

9,49

1,27

12,45

1,58

13,81

1,80

1,36

5

Đông Nam Bộ

26,98

3,60

27,16

3,44

27,03

3,52

-0,13

6

Đồng bằng sông Cửu Long

508,58

67,89

542,76

68,70

520,63

67,79

-22,13

B
iểu đồ 18 : Điều chỉnh QHSD đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

1.6. Đất làm muối


Phát triển sản xuất muối phải khai thác và phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước biển, khí hậu, thời tiết của từng vùng, gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với đổi mới công nghệ, đầu tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích.

Tập trung phát triển sản xuất muối ở những nơi có điều kiện và lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành tổ hợp công nghiệp muối - hóa chất, gắn sản xuất với chế biến và hóa chất sau muối; đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi diện tích muối không có hiệu quả, phân tán, thủ công sang phát triển sản xuất khác để có hiệu quả cao hơn.

Đảm bảo sản xuất muối có hiệu quả và bền vững; đáp ứng đủ nhu cầu muối tiêu dùng của nhân dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; giảm dần nhập khẩu muối công nghiệp và tăng dần xuất khẩu muối, các sản phẩm sau muối; giải quyết việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức sống cho diêm dân và những người lao động trong ngành muối.

Đối với sản xuất muối theo công nghệ phơi cát và phơi nước phân tán: Ở các tỉnh phía Bắc tiếp tục cải tiến công nghệ sản xuất, trang bị công cụ cải tiến, máy móc thích hợp để nâng cao năng suất, giảm cường độ lao động, đưa năng suất muối bình quân đạt 130 - 135 tấn/ha, sản lượng muối đạt khoảng 200.000 tấn/năm. Ở các tỉnh phía Nam cần ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng ô kết tinh để nâng cao chất lượng muối; sử dụng máy móc, cải tiến công nghệ, đưa năng suất muối bình quân đạt 80 - 100 tấn/ha, sản lượng muối đạt khoảng 400.000 - 450.000 tấn/năm.

Đối với sản xuất muối công nghiệp: tập trung sản xuất muối công nghiệp phục vụ cho công nghiệp hóa chất và xuất khẩu theo hướng mở rộng diện tích, đầu tư trang thiết bị, tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa.

Đầu tư chiều sâu, mở rộng, xây mới và hoàn thiện các đồng muối công nghiệp như Hòn Khói, Cam Ranh (Khánh Hòa); Tri Hải, Cà Ná, Quán Thẻ, Bắc Tri Hải (Ninh Thuận); Đầm Vua, Vĩnh Hảo, Thông Thuận (Bình Thuận);... với tổng diện tích khoảng 8,5 nghìn ha, sản lượng muối đạt 1.350,0 nghìn tấn.



Trên cơ sở kết quả thực hiện giai đoạn 2011 - 2015; đề xuất nhu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của các địa phương, đến năm 2020, diện tích đất làm muối là 14,50 nghìn ha, điều chỉnh giảm 0,28 nghìn ha so với Nghị quyết Quốc hội, trong đó muối công nghiệp 8,00 nghìn ha. Diện tích đất làm muối tập trung chủ yếu ở Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (7,24 nghìn ha), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (4,86 nghìn ha), vùng Đông Nam Bộ (1,80 nghìn ha).
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất làm muối đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

16,70

100,00

14,78

100,00

14,50

100,00

-0,28

1

Trung du miền núi phía Bắc

 

 

 

 

 

 

 

2

Đồng bằng sông Hồng

1,15

6,89

0,92

6,22

0,60

4,14

-0,32

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

7,73

46,29

7,45

50,41

7,24

49,93

-0,21

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

1,22

7,30

1,57

10,62

0,34

2,34

-1,23

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

6,51

38,97

5,88

39,78

5,90

40,69

0,02

4

Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

5

Đông Nam Bộ

1,92

11,50

1,80

12,18

1,80

12,41

 

6

Đồng bằng sông Cửu Long

5,90

35,33

4,61

31,19

4,86

33,52

0,25

1.7. Các loại đất nông nghiệp còn lại


Ngoài diện tích các loại đất nông nghiệp quy hoạch nêu trên, đến năm 2020 diện tích các loại đất nông nghiệp còn lại khoảng 6.249,99 nghìn ha, chiếm 23,12% diện tích nhóm đất nông nghiệp (gồm các loại đất: đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp khác). Các chỉ tiêu này sẽ được Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp xét duyệt trong quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng các loại đất nông nghiệp còn lại
            đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

6.294,87

100,00

5.869,55

100,00

6.249,99

100,00

380,44

1

Trung du miền núi phía Bắc

1.129,95

17,95

1.222,30

20,82

1.166,78

18,67

-55,52

2

Đồng bằng sông Hồng

166,09

2,64

101,43

1,73

147,06

2,35

45,63

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

1.287,79

20,46

1.206,03

20,55

1.311,69

20,99

105,66

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

497,23

7,90

457,11

7,79

511,78

8,19

54,67

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

790,57

12,56

748,92

12,76

800,91

12,81

51,99

4

Tây Nguyên

1.862,50

29,59

1.739,77

29,64

1.836,65

29,39

96,88

5

Đông Nam Bộ

1.176,57

18,69

1.040,99

17,74

1.139,54

18,23

98,55

6

Đồng bằng sông Cửu Long

671,97

10,67

559,03

9,52

648,27

10,37

89,24


tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương