CHÍnh phủ n ưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


IV. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2016 - 2020)



tải về 3.48 Mb.
trang8/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.48 Mb.
#18706
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33

IV. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2016 - 2020)


Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện 5 năm (2011 - 2015), tiềm năng đất đai, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến năm 2020 của cả nước; quy hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sử dụng đất của các Bộ, ngành và địa phương, cân đối và xác định các chỉ tiêu điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020, như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp 27.038,09 nghìn ha, chiếm 81,62% diện tích tự nhiên;

- Nhóm đất phi nông nghiệp 4.780,24 nghìn ha, chiếm 14,43% diện tích tự nhiên;

-
Nhóm đất chưa sử dụng 1.310,48 nghìn ha, chiếm 3,96% diện tích tự nhiên.

Biểu đồ 12: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 của cả nước

1. Nhóm đất nông nghiệp


Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Khuyến khích tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng; nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu. Kết hợp phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến, bảo quản.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú trọng cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tăng diện tích trồng rừng và độ che phủ rừng trên cơ sở khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; hình thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến lâm sản và phát triển các vùng rừng chuyên môn hoá bảo đảm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giấy.

Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh là chủ yếu đối với cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.



Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 - 4%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 4,3 - 4,7%/năm; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 3,5 lần so với hiện nay. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối. Phấn đấu đạt giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 70 triệu đồng.

Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phấn đấu đưa diện tích cây lâu năm đạt trên 4,0 triệu ha.

- Phát triển và sử dụng bền vững đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng độ che phủ của rừng lên 44 - 45% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (bao gồm cả công nghiệp chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường) từ 4 đến 5%/năm, phấn đấu đến năm 2020, GDP của ngành lâm nghiệp đạt khoảng 2 - 3% GDP quốc gia. Sản lượng gỗ khai thác trong nước 20 - 24 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), đáp ứng về cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu; khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 25 - 26 triệu m3/năm;

- Phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế thủy sản, nâng cao chất lượng tăng trưởng bền vững, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế thủy sản với đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 kinh tế thủy sản đóng góp từ 30 - 35% GDP ngành nông nghiệp.

Căn cứ Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020; đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020; quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông - lâm nghiệp cả nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; chiến lược phát triển cây cao su, cây cà phê, cây chè, cây điều, cây ăn quả,...; chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020; kết quả rà soát 3 loại rừng; chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020; căn cứ vào đề xuất nhu cầu sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai của từng vùng và cả nước; đồng thời trên cơ sở kết quả thực hiện sử dụng nhóm đất nông nghiệp 5 năm (2011 - 2015).

Đến năm 2020, nhóm đất nông nghiệp của cả nước là 27.038,09 nghìn ha, chiếm 81,62% diện tích tự nhiên của cả nước, tăng 811,70 nghìn ha so với năm 2010. So với chỉ tiêu Quốc hội duyệt điều chỉnh tăng thêm 306,33 nghìn ha, do điều chỉnh giảm một số chỉ tiêu nhóm đất phi nông nghiệp như đất khu công nghiệp, công trình năng lượng, quốc phòng, an ninh,... trong đó:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 7.880,80 nghìn ha, chiếm 29,15% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 616,66 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 48,02 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 1.285,50 nghìn ha, chiếm 4,75% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước; giảm 119,88 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 21,21 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 7.897,78 nghìn ha, chiếm 29,21% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước, tăng 473,22 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 4.256,74 nghìn ha, chiếm 53,90% diện tích nhóm đất nông nghiệp của vùng; tăng 199,79 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh giảm 26,00 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.



+ Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 3.641,04 nghìn ha, chiếm 46,10% diện tích nhóm đất nông nghiệp của vùng; tăng 273,43 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 123,41 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

26.791,58

100,00

26.731,76

100

27.038,09

100,00

306,33

1

Trung du miền núi phía Bắc

7.585,08

28,31

7.832,78

29,30

7.880,80

29,15

48,02

2

Đồng bằng sông Hồng

1.380,57

5,15

1.264,29

4,73

1.285,50

4,75

21,21

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

7.731,84

28,86

7.800,37

29,18

7.897,78

29,21

97,41

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

4.098,10

15,30

4.282,74

16,02

4.256,74

15,74

-26,00

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

3.633,74

13,56

3.517,63

13,16

3.641,04

13,47

123,41

4

Tây Nguyên

4.848,96

18,10

4.868,70

18,21

4.913,56

18,17

44,86

5

Đông Nam Bộ

1.865,04

6,96

1.711,83

6,40

1.785,63

6,60

73,80

6

Đồng bằng sông Cửu Long

3.380,09

12,62

3.253,79

12,17

3.274,82

12,11

21,03

- Vùng Tây Nguyên có 4.913,56 nghìn ha, chiếm 18,17% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước; tăng 87,67 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 44,86 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

- Vùng Đông Nam Bộ có 1.785,63 nghìn ha, chiếm 6,60% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước; giảm 116,39 so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 73,80 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;

-
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 3.274,82 nghìn ha, chiếm 12,11% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước; giảm 129,58 nghìn ha so với năm 2010 và điều chỉnh tăng 21,03 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.

Biểu đồ 13: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp


đến năm 2020



tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương